Mọi người có khao khát được hướng dẫn. Giống như đứa trẻ
được cha mẹ dạy cho những giá trị của cuộc sống, nhân viên
muốn được dạy các giá trị ở nơi làm việc bởi những người cao
cấp hơn (chẳng hạn nhà quản lý, nhân viên lâu năm, những
người đã nghỉ hưu.).
Tư vấn là một dạng của lời khuyên. Những người huấn luyện giỏi
đưa ra lời khuyên trong một hệ thống giá trị. Ví dụ, người huấn
luyện có thể khuyên một nhân viên đi làm đúng giờ như là một
phương tiện để chứng tỏ sự cam kết với các nhân viên đồng
nghiệp. Giống như vậy, người huấn luyện có thể khuyên nhân
viên lắng nghe chăm chú hơn khi đồng nghiệp nói.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1818 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhà lãnh đạo trong vai trò huấn luyện viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà lãnh đạo trong vai trò
huấn luyện viên p1
Các vị lãnh đạo đồng thời là huấn luyện viên có thể làm giống
như vậy. Họ nên chịu trách nhiệm với nhân viên của họ trước ban
quản trị, và làm những điều có thể để mang lại cho nhân viên sự
hỗ trợ và nguồn lực họ cần để làm việc. Ủng hộ phía sau nhân
viên là cách đảm bảo để giành được sự tôn trọng. Nhưng một
người huấn luyện cũng phải khéo léo, ông ta không thể xa lánh
ban quản lý. Ông ta cũng cần duy trì sự tin cậy từ những ông chủ
của mình.
1. Nhà lãnh đạo cũng giống huấn luyện viên - phần II
Nhà lãnh đạo kiêm người huấn luyện sẽ là các giáo viên. Họ dạy
cả bằng lời cũng như bằng hành động. Một giáo viên tốt ngoài
vạch ra kỹ năng cho công việc, họ còn giúp nhân viên có được
những kiến thức và bài học về cuộc sống.
Mô hình huấn luyện chung mà đa số các nhà lãnh đạo sử dụng
gồm 8 điểm cơ bản.
1. Thiết lập sự tin cậy
Sự tin cậy tạo nên cốt lõi của mọi mối quan hệ huấn luyện. Để
xây dựng cảm giác tin cậy, một người huấn luyện phải thể hiện
sự yêu quý với nhân viên của mình.
Khi người huấn luyện và người tiếp nhận hiểu nhau, họ có thể tạo
ra một mối quan hệ cùng có lợi. Người huấn luyện giúp cá nhân
giành được mục tiêu cá nhân, và cá nhân giúp tổ chức đạt tới
mục tiêu của nó.
Ngoài sự sẵn sàng chấp nhận lời phê bình ở nơi công cộng, còn
nhiều cách khiến một người huấn luyện có được sự tin cậy.
Trong thể thao, các huấn luyện viên không bao giờ đổ lỗi thất bại
một cách công khai cho các cầu thủ hay người trợ lý. Họ chấp
nhận lời phê bình. Bên trong một gia đình "đóng cửa bảo nhau",
người huấn luyện viên sẽ nhắc nhở những cầu thủ cần nhắc nhở,
sẽ khen ngợi những người xứng đáng.
Các vị lãnh đạo đồng thời là huấn luyện viên có thể làm giống
như vậy. Họ nên chịu trách nhiệm với nhân viên của họ trước ban
quản trị, và làm những điều có thể để mang lại cho nhân viên sự
hỗ trợ và nguồn lực họ cần để làm việc. Ủng hộ phía sau nhân
viên là cách đảm bảo để giành được sự tôn trọng. Nhưng một
người huấn luyện cũng phải khéo léo, ông ta không thể xa lánh
ban quản lý. Ông ta cũng cần duy trì sự tin cậy từ những ông chủ
của mình.
2. Dạy dỗ
Dạy dỗ là nền tảng để huấn luyện, mang lại thông tin. Việc hướng
dẫn huấn luyện có thể có nhiều dạng. Nó có thể rõ ràng, chẳng
hạn một lời hướng dẫn chỉ ra cách điều hành một loại máy móc,
hoặc các thủ thuật để cấu trúc nên một bản báo cáo. Việc hướng
dẫn cũng có thể ngầm hiểu, chẳng hạn một câu chuyện liên hệ
của người huấn luyện.
Vì lí do này, những người hướng dẫn phải là những người lắng
nghe tích cực, chăm chú vào việc truyền đạt. Cái nhìn vô hồn
hoặc mệt mỏi có thể chỉ ra rằng bài học chẳng có ý nghĩa gì.
Ngược lại, sự gật đầu và các câu hỏi nghĩa là bài học có thể áp
dụng. Người huấn luyện phải làm việc để tìm ra phương pháp
gắn với sở thích của nhân viên và bám sát bài học.
Cũng khá trùng hợp là các huấn luyện viên thường là những
người biết kể hcuyện. Các câu chuyện đóng góp vào những bài
học cuộc đời phải được kể với một thái độ có thể dễ tiếp cận,
thậm chí dễ yêu thích, hơn là thuyết giáo và lên lớp. Vì lí do này,
các nhà huấn luyện giữ một bản tóm tắt các câu chuyện, với ý đồ
đánh thức cảm xúc trong những tình huống phù hợp - ngưỡng
mộ, truyền cảm hứng, khóc hoặc cười. Quan trọng là, tất cả các
câu chuyện bao gồm các thông điệp có ý nghĩa được được cất
giấu bên trong.
3. Tư vấn
Mọi người có khao khát được hướng dẫn. Giống như đứa trẻ
được cha mẹ dạy cho những giá trị của cuộc sống, nhân viên
muốn được dạy các giá trị ở nơi làm việc bởi những người cao
cấp hơn (chẳng hạn nhà quản lý, nhân viên lâu năm, những
người đã nghỉ hưu...).
Tư vấn là một dạng của lời khuyên. Những người huấn luyện giỏi
đưa ra lời khuyên trong một hệ thống giá trị. Ví dụ, người huấn
luyện có thể khuyên một nhân viên đi làm đúng giờ như là một
phương tiện để chứng tỏ sự cam kết với các nhân viên đồng
nghiệp. Giống như vậy, người huấn luyện có thể khuyên nhân
viên lắng nghe chăm chú hơn khi đồng nghiệp nói.
Việc những người huấn luyện đưa ra sự tư vấn thông qua các ví
dụ là rất quan trọng. Câu cổ ngữ: "Làm như tôi nói không phải
như tôi làm" không thể áp dụng với những người huấn luyện. Một
người huấn luyện khuyên nhân viên lắng nghe, nhưng luôn luôn
"chặn họng" người khác, thì cũng không chứng tỏ được lời
khuyên của mình. Nhà lãnh đạo kiêm người hướng dẫn không
nên giảm bớt sự nhiệt tình khi đưa ra lời khuyên.
4. Giải quyết vấn đề
Các huấn luyện viên phải có giác quan thứ sáu về cách làm việc
của cá nhân cũng như của nhóm. Trong môn bóng rổ, khi một
nhóm bắt đầu ghi điểm, huấn luyện viên của đối phương sẽ xin
hội ý. Ông sẽ kéo cả nhóm lại để tập trung năng lượng vào nhiệm
vụ ngay lập tức. Ông sẽ chỉ ra họ đang sai ở điểm nào cũng như
họ có khả năng làm gì. Các huấn luyện viên giỏi có thể thay đổi
hoạt động của nhóm chỉ trong vài phút.
Trong kinh doanh, các huấn luyện viên giỏi cũng có khả năng
tương tự. Họ có thể tập hợp một nhóm xung quanh một mục tiêu
và mang lại định hướng. Khi nhóm gặp chướng ngại vật, người
huấn luyện sẽ tìm đường để vượt qua, để tránh gặp phải rắc rối.
Đặc biệt, những huấn luyện viên giỏi gần gũi mỗi thành viên
nhóm và hỏi họ họ cần giúp đỡ những gì: thời gian, nguồn lực,
nhân lực...Các huấn luyện viên xác nhận giá trị của cá nhân với
dự án và mang lại sự khuyến khích.
Nếu có xung đột cá nhân, huấn luyện viên sẽ là người can thiệp.
Thường thì ông ta không thể áp đặt giải pháp nhưng ông có thể
cố gắng và tìm ra gốc rễ của vấn đề để phát hiện cách cho các cá
nhân bất hoà làm việc với nhau. Sẽ là lý tưởng nếu một giải pháp
đến từ cả hai phía, nhưng người huấn luyện là người mang họ lại
với nhau và làm cho họ nói chuyện với nhau.
Và nhớ rằng, người huấn luyện cũng không đợi đến khi vấn đề
diễn ra. Những nhà lãnh đạo minh hoạ bằng triết lý "quản lý bằng
việc đi xung quanh", họ có "an-ten" để thu "sóng" của nhóm. Họ
có trách nhiệm không chỉ đơn thuần duy trì tinh thần mà còn tiếp
thêm sinh lực cho nó.
Khi các nhà huấn luyện hiểu rằng có điều gì đó sai, họ tìm hiểu
nguyên nhân ngay lập tức. Giống như vậy, khi khủng hoảng diễn
ra, họ không ngần ngại can thiệp. Các huấn luyện viên giỏi tìm
cách giải quyết nó. Hành động nhanh sẽ có ba lợi thế. Một là, nó
có thể mang lại niềm tin ngay lập tức và cải thiện hoàn cảnh. Hai
là, nó có thể ngăn chặn một vấn đề nhỏ trở nên nghiêm trọng
hơn. Và ba là, nó chứng tỏ với tổ chức rằng người huấn luyện rất
yêu quý nhân viên của mình.
5. Động viên
Các huấn luyện viên giỏi được xem là người làm chủ động cơ, họ
thúc đẩy nhóm chiến thắng. Tất nhiên, động cơ không thể được
áp đặt lên một cá nhân; động cơ bắt nguồn từ sự thúc đẩy bên
trong của một người.
Điều các nhà huấn luyện có thể làm là thiết lập một môi trường
mà các cá nhân có thể cố gắng. Họ có thể mang lại sự gắn kết
giữa giá trị của của các nhân và giá trị của tổ chức. Cùng lúc,
những người động viên cần phải biết điều gì thúc đẩy và điều gì
giữ người khác lại. Một số cá nhân lúc nào cũng cần có người
thúc đẩy, có người lại thích chỉ nhắc nhở một lần. Những cá nhân
này cần biết mục tiêu của nhóm là gì, để họ có thể vạch ra cách
để đạt được chúng. Trong cả hai trường hợp, người huấn luyện
thiết kế một hệ thống, hoặc một cách tiếp cận mà đáp ứng nhu
cầu biến những điều tốt nhất trong mỗi cá nhân thành điều tốt cho
tất cả mọi người.
6. Giữ nguyên tắc
Không phải ai cũng đáp lại với mọi lời khuyên. Nguyên tắc bao
hàm sự kết hợp với luật lệ, chúng kiểm soát chất lượng hoặc luật
lệ làm việc. Có nguyên tắc là một dạng khác của việc duy trì các
tiêu chuẩn cũng như đảm bảo kết quả. Chúng ta thấy điều này
trong thể thao. Một huấn luyện viên sẽ loại một cầu thủ xuất sắc
bởi vì cầu thủ không luyện tập đầy đủ, hoặc vì anh ta không
chứng tỏ sự gắn kết với nhóm.
Ở nơi làm việc, nhà lãnh đạo kiêm huấn luyện viên có thể gặp
riêng một nhân viên mà không tích cực, chẳng hạn không chia sẻ
thông tin với nhân viên, đi họp muộn, thường xuyên bỏ về
sớm...Người huấn luyện có thể cảnh báo nhân viên rằng, nếu
hành vi đó không được cải thiện, nhân viên sẽ phải chịu hậu quả,
chẳng hạn trừ tiền thưởng, mất cơ hội thăng tiến...
Tuy nhiên, nguyên tắc sẽ chỉ hiệu quả nếu nó được thiết lập bởi
sự tin cậy. Người huấn luyện phải truyền đạt hình thức phạt nếu
có sai sót trong hành vi, chứ không phải ở phẩm chất cá nhân.
Mọi nhà huấn luyện phải tập trung vào hành vi sai trái mà người
đó thực hiện, chứ không phải bản chất người đó là người như thế
nào.
Nguyên tắc không nhất thiết lúc nào cũng bao hàm cả sự trừng
phạt. Nguyên tắc có thể có gắn chặt với hệ thống giá trị. Những
người huấn luyện dạy nguyên tắc không phải bằng lời quá nhiều,
mà bằng minh chứng. Khi nhân viên thấy một vị huấn luyện đưa
ra một quyết định khó khăn, đặc biệt nếu điều đó gây cho họ
những bất lợi cá nhân, họ sẽ thêm tôn trọng người đó. Các
nguyên tắc hiệu quả rốt cuộc sẽ dẫn đến nguyên tắc bản thân,
nhân viên nhận trách nhiệm cho bản thân và hành động của
mình. Khi làm được điều này, người huấn luyện đã hoàn thành
công việc của mình.
7. Khen thưởng thành tích
Mặt kia của nguyên tắc là khen thưởng. Các cá nhân làm tốt công
việc cần được thừa nhận. Sự thừa nhận sẽ thực hiện một số
điều. Một là, nó khiến cho người đó biết rằng họ đang làm việc rất
tốt, hai là, nó giúp nâng sự tự tin và khuyến khích họ tiếp tục
giành được, và ba là, nó để cho những người khác biết về người
đang làm tốt và được đánh giá cao.
Sự khen thưởng có thể đơn giản, chẳng hạn, một cái vỗ vào
lưng, một kỳ nghỉ với gia đình... Điều quan trọng nhất là thừa
nhận thành tích. (Tất nhiên, sự khen thưởng không phải lúc nào
cũng ngang bằng nhau. Trong một số trường hợp, một số phần
thưởng sẽ dành cho những nỗ lực và thành tích sẽ được xem
như một sự nhạo báng. Các huấn luyện viên, do đó, phải tìm
cách tạo ra hệ thống khen thưởng thích ứng với cách làm việc và
gắn với giá trị tổ chức).
8. Trở thành người cố vấn
Người cố vấn là gì? Một người bạn, một đồng nghiệp, một người
đưa ra lời khuyên tất cả thành một. Một người cố vấn là một
người bạn nghĩa là người đó thực sự yêu quý bạn mình. Một
người cố vấn là một đồng nghiệp là người không sợ, cũng không
e ngại đưa ra lời nhắc nhở mà người đó có thể không muốn
nghe, nhưng cần phải nghe. Một người cố vấn là người nhìn về
tương lai, hướng đến tương lai. Người cố vấn có thể vừa là
người bạn tốt, vừa là một trợ lý.
Bằng cách này, việc huấn luyện có thể là một sự cam kết nhất
thời hoặc lâu dài. Nhiều người đến với những người cố vấn của
mình vào những thời điểm khác nhau trong cuộc sống để có lời
khuyên. Những người khác tìm kiếm một người huấn luyện cho
công việc... Việc huấn luyện đang chiếm ưu thế trong các tổ
chức, là vì nhân viên cần sự hướng dẫn và những người hướng
dẫn cần kinh nghiệm trong việc đưa lời khuyên như một dạng dạy
dỗ. Bằng cách này, họ học được tiềm năng cho vị trí lãnh đạo.
Việc cố vấn có lợi ích hai chiều.
Huấn luyện và lãnh đạo
Việc huấn luyện và lãnh đạo luôn đi đôi với nhau. Từ việc tạo ra
sự tin cậy thông qua nguyên tắc, khen thưởng và cố vấn, huấn
luyện hành vi ... thực tế, đó là các hành vi lãnh đạo. Tất cả các
hành vi huấn luyện tập trung quanh các giá trị và làm việc để duy
trì mối quan hệ cá nhân và người huấn luyện. Làm vậy, họ sẽ tạo
ra một tình huống mà cá nhân cũng như nhóm có thể cố gắng.
Người huấn luyện, giống như nhà lãnh đạo, là các giáo viên. Họ
dạy cả bằng lời cũng như bằng hành động. Một giáo viên tốt, như
John Wooden, vạch ra những bài học cuộc sống từ nhiệm vụ
trước mắt. Bằng cách này, các cá nhân đòi hỏi kỹ năng công
việc, nhưng quan trọng hơn, họ có được kiến thức về cuộc sống.
Đó là bài học cuộc đời quan trọng cho sự phát triển của mỗi cá
nhân. Đó là sự đầu tư vào tương lai mà các nhà lãnh đạo - người
huấn luyện phải tiếp tục cố gắng để đóng góp.
2. Nhà lãnh đạo cũng giống huấn luyện viên - phần I
Ngày luyện tập đầu tiên, chàng trai trẻ tỏ ra háo hức. Từ khi mới
là học sinh lớp 6, anh đã mơ ước một ngày được chơi bóng cho
vị huấn luyện viên huyền thoại này. Lúc người đàn ông vĩ đại đó
bước vào phòng tập, ông tập hợp các cầu thủ xung quanh mình.
Anh tự hỏi vị huấn luyện sẽ đưa ra lời khuyên gì trong buổi gặp
gỡ đầu tiên. Ông ta sẽ nói về những lần ông ta đã giành được
chức vô địch?. Hay ông sẽ nói về cầu thủ tốt nhất ông ta từng
huấn luyện?. Hoặc biết đâu, ông sẽ truyền đạt một số bí quyết
nào đó...
John Wooden - vị huấn luyện viên bóng rổ huyền thoại
Nhưng không phải. Ông đã kiên nhẫn hướng dẫn cho các chàng
trai trẻ một cách cẩn thận và chậm chạp về cách đeo tất để không
tạo ra các nếp gấp dẫn tới bị rộp da. Sau đó ông đã hướng dẫn
họ cách để buộc đôi giày của họ, buộc chặt và thắt hai nút để
chúng không bị rơi ra và làm cho cầu thủ bị vấp.
Người thanh niên đó là Bill Walton. Huấn luyện viên của anh là
John Wooden - người được đánh giá là vị huấn luyện viên bóng
rổ vĩ đại nhất trong lịch sử. Walton nhớ lại, vị huấn luyện viên
huyền thoại của mình cũng luôn dành thời gian để chắc chắn
rằng trang phục của các cầu thủ luôn được sơ vin và tóc tai luôn
ngắn gọn.
Liệu có phải Wooden là loại người độc tài chỉ thích kiểm soát toàn
bộ người khác một cách chặt chẽ? Không hẳn. Một bộ trang phục
không được sơ vin sẽ làm cho đối thủ dễ dàng chộp được. Tóc
ngắn không khiến họ có nhiều mồ hôi, mà có thể ảnh hưởng đến
tầm nhìn. Hơn nữa, tóc ngắn sẽ khô nhanh hơn, một sự quan
tâm đến các cầu thủ khi họ mạo hiểm ra bên ngoài sau khi luyện
tập trong thời tiết mùa đông.
Triết lý của Wooden luôn là, nếu một cầu thủ được chuẩn bị
những điều nhỏ nhặt này, người đó sẽ được chuẩn bị để xử lý
các thử thách chủ yếu mà anh ta có thể gặp khi chơi trong một
trận đấu khó khăn, nơi một quyết định, hoặc một sự dịch chuyển
cũng có thể ảnh hưởng đến chức vô địch. Quan trọng hơn, giống
như tất cả các huấn luyện viên, Wooden là một thày giáo, và ông
đang chuẩn bị cho các cầu thủ của mình trong các phạm vi rộng
lớn hơn - ở cuộc sống sau trường đại học, sau các môn thể thao,
trong thế giới thực.
Chuẩn bị là một trong những bài học lớn nhất mà bất kỳ vị huấn
luyện viên nào có thể dạy cho các học trò của mình. Chuẩn bị là
một từ khác của từ "đầu tư" và đó là nội dung chủ yếu của công
việc huấn luyện hay dạy dỗ. Đó là sự đầu tư thời gian và quan
tâm vào cuộc sống của các cá nhân khác và chuẩn bị cho họ
trước những thử thách phía trước. Thử thách có thể là một dự án
cần hoàn thành, một công việc cần xử lý, hoặc một lựa chọn con
đường sự nghiệp mới. Huấn luyện là đầu tư vào nguồn nhân lực
mà mở ra cánh cửa cho sự phát triển của các nhân và tổ chức.
Huấn luyện cũng là một hành vi lãnh đạo. Rốt cuộc, lãnh đạo hiệu
quả là sự đầu tư vào những thế mạnh của những người khác cho
toàn bộ tổ chức. Các nhà lãnh đạo thành công là những người
kết hợp hoạt động của những người khác thành chương trình
hành động của mình.
Chẳng hạn, George Washington muốn trở lại thành phố Mount
Vernon sau Chiến tranh Cách mạng, nhưng đất nước non trẻ của
ông cần sự lãnh đạo của ông và vì thế, ông đồng ý phục vụ như
vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Tướng George C. Marshall sẽ
thích thử thách của việc điều khiển quân đội trong suốt Chiến
dịch Overlord, ngày đổ bộ D-Day tại Normandy. Nhưng thay vì
thế, ông ở lại Lầu Năm Góc nơi vị Tổng tư lệnh của ông lúc đó -
Tổng thống Roosevelt cần ông. Các câu chuyện đã cho chúng ta
nhiều minh chứng về việc lãnh đạo không vì bản thân, giống như
việc huấn luyện, là sự đầu tư thời gian và công sức vào cuộc
sống của những người khác.
Các nhà lãnh đạo là những người cần thiết trong sự vững mạnh
của mọi tổ chức. Các nhà lãnh đạo giỏi là những huấn luyện viên.
Một số nhà lãnh đạo doanh nghiệp phục vụ như những người cổ
vũ cho thành tích của nhóm, họ muốn nhóm chiến thắng và thành
công. Các nhà lãnh đạo khác làm việc một với một, và đứng sau
hậu trường, để phát triển nhân viên của họ để đảm bảo các trách
nhiệm lãnh đạo lớn lao hơn.
Giống như việc truyền thông, việc huấn luyện là một con đường
hai chiều. Để thành công, việc huấn luyện đòi hỏi sự cam kết của
cá nhân cầu thủ hoặc nhân viên. Việc huấn luyện khuyến khích
cá nhân hoàn thiện tiềm năng, trở thành người họ có thể trở
thành cho chính bản thân, cho nhóm, cho tổ chức. Các tổ chức
thành công còn vì những người điều hành chúng. Tổ chức càng
thu hút, nó càng đòi hỏi nhiều sự gắn kết.
Một trong những châm ngôn của việc huấn luyện là chuyển mọi
người từ sự phục tùng, cuốn theo dòng chảy và không tạo sóng,
tới sự gắn kết, ví dụ tạo ra một sự khác biệt và tạo ra các con
sóng nếu cần thiết. Sự gắn kết có thể diễn ra, tuy nhiên, nếu mục
tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức hoà đồng. Nếu hoà
hợp, những điều tốt đẹp sẽ diễn ra, còn nếu không, nó phụ thuộc
vào việc người huấn luyện giúp họ gắn kết với nhau như thế nào.
Huấn luyện viên có thể thuyết phục cá nhân rằng tổ chức cần và
muốn người đó, và do đó, các nhân nên gắn kết với tổ chức. Ví
dụ, nếu một kỹ sư trong một công ty kỹ thuật yêu thích công việc
của mình, nhưng không chứng tỏ mức độ quan tâm và nguyên
tắc trong công việc, người lãnh đạo nhóm cần chỉ ra sự lơ là,
thiếu sót và chỉ ra cho người kỹ sư đó đúng cách.
Hơn nữa, người lãnh đạo nên vẽ ra mối liên hệ giữa sự trì trệ, uể
oải trong công việc và điểm yếu của việc đầu tư quay vòng. Bằng
cách này, người kỹ sư có thể bắt đầu thấy rằng sự lơ là của mình
không chỉ làm ảnh hưởng đến chính mình, mà còn làm ảnh
hưởng đến toàn bộ công ty. Nếu nhận thức đó có được sự cộng
hưởng, anh ta sẽ đáp lại và sẽ có cách làm việc phù hợp. Và việc
huấn luyện sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện cách
làm việc tiếp theo.
Tuy nhiên, sự gắn kết có giá trị không phải lúc nào cũng có thể
có. Nếu cá nhân và tổ chức có các giá trị nền tảng khác nhau,
người huấn luyện nên tư vấn các cá nhân xem xét công việc ở vị
trí khác. Ví dụ, nếu một cá nhân có xu hướng trở nên cô độc và
không phải là người hoà nhập, người quản lý của anh ta (có thể
xem chính là người huấn luyện) tìm cho anh ta một vị trí nơi ông
có thể sử dụng tài năng cá nhân.
Việc huấn luyện có thể là một phương tiện hiệu quả của việc gắn
các khao khát và giá trị cá nhân với mục tiêu và giá trị của tổ
chức. Hệ thống giá trị duy trì những điều cốt lõi và tất cả hành vi
của việc huấn luyện tập trung xung quanh những giá trị này. Việc
huấn luyện chia sẻ hệ thống giá trị và làm việc để giành được sự
gắn kết và cam kết của các cá nhân trong tổ chức. Các nhà huấn
luyện có phong cách và phương pháp riêng để làm việc với
những người khác. Tất nhiên, họ vẫn có một số phương pháp
chung.
3. 8 cách để trở thành một "huấn luyện viên" giỏi
Giờ đây, khi ngày càng nhiều nhân viên muốn sếp mình có phong
cách làm việc như một huấn luyện viên thì một vài biện pháp nho
nhỏ dưới đây sẽ rất có ích trong việc giúp cho đội bóng của bạn
luôn tỏa sáng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nha_lanh_dao_trong_vai_tro_huan_luyen_vien_p1_3423.pdf
- nha_lanh_dao_trong_vai_tro_huan_luyen_vien_p2_244.pdf