Uy tín là sức mạnh tinh thần mà cá nhân, tổ chức có được nhờ sự tin cậy, tín nhiệm
của mọi người. Đó phải là uy tín thật sự được tạo ra từ bản thân người lãnh đạo –
quản lý bằng nhân phẩm, tài năng, đức độ; chớ không phải thứ uy tín giả tạo có
được do sợ hãi (dùng quyền lực được giao gây áp lực, khống chế, đe dọa ), do gia
trưởng (coi thường mọi người, các biểu hiện thái độ lộng quyền ), do khoảng
cách (tự tạo khoảng cách với mọi người, tạo vẻ bí ẩn, sợ người khác gần gũi sẽ
phát hiện nhược điểm), do dân chủ giả hiệu (luôn hứa hẹn những điều có lợi cho
người thừa hành, lâu ngày tạo ra sự “móc ngoặc” giữa người lãnh đạo – quản lý
và thuộc cấp), do công thần (luôn lấy thành tích cũ để phô trương, tự ca ngợi
mình, bảo thủ, hoài cổ, không chịu đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới nhưng lấy thành tích cũ để che đậy nhược điểm), do
lý luận khó hiểu (còn gọi là kiểu “dạy khôn”, luôn tỏ ra am hiểu nhất, thông minh
nhất, “dạy khôn” người khác bằng hàng loạt lý luận dài dòng, vô nghĩa hoặc
không ai hiểu nổi, gây ra sự ngộ nhận ở người nghe), do ô dù (mượn lời cấp trên,
mượn lời người có uy tín khác để trấn áp cấp dưới hoặc chứng tỏ cho người khác
thấy mình có “quan hệ mật thiết” với cấp trên, đây còn gọi là kiểu “cáo mượn oai
hùm”), v.v
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7489 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhân cách người lãnh đạo quản lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO
QUẢN LÝ
Từ lý luận
Các Mác cho rằng con người tồn tại như một thực thể tự nhiên – xã hội, sống hiện
thực và có tư duy, ngôn ngữ, có mối quan hệ biện chứng với các sự vật, hiện
tượng; là hoạt động sống có ý thức, là mức độ cao nhất của giống loài, là một tồn
tại lịch sử và sáng tạo ra lịch sử; đặc biệt, con người là một tồn tại tích cực, tác
động vào thế giới, cải tạo và sáng tạo thế giới…
Nhân cách là con người có ý thức, là một chỉnh thể và được hình thành thông qua
hoạt động tích cực của bản thân con người trong quá trình sáng tạo xã hội. Nói
cách khác, nhân cách là toàn bộ những đặc điểm, những phẩm chất tâm lý, nó quy
định hành vi xã hội và giá trị xã hội của một cá nhân; là hệ thống những phẩm chất
và những giá trị xã hội của cá nhân có được bởi sự đánh giá của xã hội (gọi là
phẩm giá) thông qua hệ thống hành vi xã hội của cá nhân.
Lãnh đạo là đề ra đường lối, chủ trương và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương
đó trong từng giai đoạn cụ thể. Quản lý là tổ chức, thực hiện đường lối, chủ trương
đó.
Lãnh đạo quản lý là quá trình chỉ huy và điều khiển trong một hệ thống xã hội nhất
định. Chỉ huy là xác định mục tiêu và truyền đạt mục tiêu, tìm ra biện pháp thực
hiện mục tiêu, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu. Mục tiêu đó chính là xây dựng
một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”,
lúc nào đặt quyền lợi của nhân dân lên hàng đầu. Đó chính là cái “TÂM” của
người lãnh đạo quản lý.
Vì vậy, lãnh đạo mà không quản lý thì không đi đến mục tiêu, quản lý mà không
có lãnh đạo thì không đi đến một mục tiêu nào hết.
Hoạt động lãnh đạo quản lý vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật, cần học
tập kinh nghiệm người đi trước nhưng phải có tính sáng tạo, không rập khuôn, máy
móc, không có công thức chung cho hoạt động lãnh đạo quản lý.
Nhân cách người lãnh đạo – quản lý là bộ mặt xã hội đặc thù của những cá nhân
đóng vai trò chỉ huy, điều khiển trong hệ thống xã hội nhất định.
Năng lực điều hành, quản lý xã hội phát triển, thực hiện mục tiêu đề ra là cái
“TÀI” của nhà lãnh đạo quản lý.
Thế giới quan của người lãnh đạo quản lý là hệ thống các khái niệm của con người
về tự nhiên, về xã hội và tư duy được hình thành ở mỗi người và xác định phương
châm hành động cho người đó. Thế giới quan quyết định thái độ của con người đối
với hiện thực xung quanh. Hoạt động lãnh đạo quản lý nhất định phải tuân theo
nguyên tắc khách quan, khoa học, không bị ảnh hưởng bởi một hệ tư tưởng nào
kìm hãm sự phát triển. Vì hệ tư tưởng là ý thức chủ quan, còn xã hội thì luôn tuân
theo quy luật vận động khách quan (quan hệ biện chứng).
Đây cũng chính là TẦM nhìn xa của người lãnh đạo – quản lý. Căn cứ vào các quy
luật vận động khách quan mà thấy trước được hướng phát triển của xã hội ít nhất
10 năm, 20 năm, 30 năm. Tầm nhìn của người lãnh đạo quản lý càng xa thì việc
hoạnh định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội càng có tính thống nhất, chuẩn, chặt
chẽ mà không lạc hậu với tình hình xã hội trong nước và thế giới, đáp ứng được sự
phát triển tự nhiên của đời sống xã hội, đỡ gây lãng phí tiền của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, người lãnh đạo quản lý phải có tầm nhìn xa, trông rộng,
có quan điểm đúng đắn hướng tới sự sáng tạo, năng động, chất lượng, hiệu quả,
xây dựng cuộc sống và môi trường xã hội trong sáng, lành mạnh trên nền tảng thế
giới quan khoa học. Loại trừ tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái, thực dụng, hẹp
hòi, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, đặc quyền, đặc lợi…
Uy tín là sức mạnh tinh thần mà cá nhân, tổ chức có được nhờ sự tin cậy, tín nhiệm
của mọi người. Đó phải là uy tín thật sự được tạo ra từ bản thân người lãnh đạo –
quản lý bằng nhân phẩm, tài năng, đức độ; chớ không phải thứ uy tín giả tạo có
được do sợ hãi (dùng quyền lực được giao gây áp lực, khống chế, đe dọa…), do gia
trưởng (coi thường mọi người, các biểu hiện thái độ lộng quyền…), do khoảng
cách (tự tạo khoảng cách với mọi người, tạo vẻ bí ẩn, sợ người khác gần gũi sẽ
phát hiện nhược điểm), do dân chủ giả hiệu (luôn hứa hẹn những điều có lợi cho
người thừa hành, lâu ngày tạo ra sự “móc ngoặc” giữa người lãnh đạo – quản lý
và thuộc cấp), do công thần (luôn lấy thành tích cũ để phô trương, tự ca ngợi
mình, bảo thủ, hoài cổ, không chịu đổi mới nên không đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới nhưng lấy thành tích cũ để che đậy nhược điểm), do
lý luận khó hiểu (còn gọi là kiểu “dạy khôn”, luôn tỏ ra am hiểu nhất, thông minh
nhất, “dạy khôn” người khác bằng hàng loạt lý luận dài dòng, vô nghĩa hoặc
không ai hiểu nổi, gây ra sự ngộ nhận ở người nghe), do ô dù (mượn lời cấp trên,
mượn lời người có uy tín khác để trấn áp cấp dưới hoặc chứng tỏ cho người khác
thấy mình có “quan hệ mật thiết” với cấp trên, đây còn gọi là kiểu “cáo mượn oai
hùm”), v.v…
Con đường hiệu quả nhất nhất giúp người lãnh đạo quản lý hoàn thiện nhân cách là
tự mình nhận thức và tự bồi dưỡng, trang bị cho mình những tri thức khoa học, kỹ
năng lãnh đạo quản lý và tự rèn luyện những phẩm chất nhân cách của mình.
Xin đừng hiểu lầm “tự học”, “tự nhận thức” là không cần đến trường, học ở trường
qua loa cho có hình thức, kiếm mảnh bằng bằng cách “chạy trường, mua điểm”, cứ
cố gắng dùng mọi biện pháp “leo cao, chui sâu” để có vị trí lãnh đạo – quản lý
trước đã, rồi từ từ “tự nhận thức” sau, là kiểu “nhận thức” hoàn toàn sai lạc. Tri
thức khoa học được ghi chép lại thành công trình khoa học, tài liệu, sách vở… chỉ
đúng ở thời diểm nhà khoa học viết ra công trình khoa học, tài liệu, sách vở ấy, có
thể chưa lạc hậu vào thời điểm nó được đem ra giảng dạy cho người khác nhưng có
thể đã lạc hậu vào thời diểm đem ra áp dụng vào thực tiễn. Quy luật xã hội là vận
động và phát triển, khi một cá nhân từ giai đoạn mới rời ghế nhà trường đến giai
đoạn trở thành người lãnh đạo – quản lý là một khoảng thời gian dài, để bù đắp
kiến thức cho khoảng thời gian này cá nhân lãnh đạo – quản lý cần phải tiếp tục tự
học thêm những kiến thức mới, vận dụng kiến thức cũ trên nguyên tắc khách quan,
khoa học. Còn chỉ biết ứng dụng kiến thức cũ một cách máy móc, cứng nhắc thì
cũng có nghĩa là cá nhân đó tự đặt mình đứng bên lề vòng quay bánh xe tiến hóa
xã hội. Nếu cá nhân này lại dùng quyền lực áp đặt kiến thức cũ của mình, cố gắng
điều khiển xã hội một cách duy ý chí theo ý muốn chủ quan của mình, khăng
khăng cho rằng kiến thức cũ của mình là luôn luôn đúng, bất di bất dịch… thì cá
nhân lãnh đạo – quản lý đó đã gây nên tác hại là kềm hãm sự phát triển của xã hội.
Tóm lại, người lãnh đạo – quản lý phải đạt ba điều kiện, đó là: có tâm, có tài và có
tầm thì mới có đủ uy tín để thuyết phục quần chúng nhân dân tự giác tuân theo sự
lãnh đạo – quản lý của mình.
…đến thực tiễn là một khoảng cách xa
Chỉ riêng trong năm 2007 đã có nhiều quyết định, quy định ảnh hưởng đến đời
sống bình thường của toàn xã hội mà không được nghiên cứu kỹ trước khi ban
hành lệnh, khi đưa vào thực hiện đã bộc lộ rõ tính bất cập của nó, một lần nữa cho
thấy sự thiếu tầm nhìn của người lãnh đạo – quản lý.
Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nêu hai ví dụ điển hình nhất có ảnh hưởng sâu
rộng đến đời sống người dân cả nước, đó là quy định bắt buộc dội mũ bảo hiểm và
cấm xe ba gác.
Ai cũng biết bắt đầu từ 6g30 ngày 15/12/2007 sẽ tiến hành xử phạt theo qui định
(bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy lưu thông) trong phạm vi toàn
quốc, không kể là lưu thông trên tuyến đường nào, nội thành hay ngoại ô, quốc lộ,
bất kể tuổi tác. Người dân phải bóp bụng, thắt hầu bao ùn ùn đi mua mũ hảo hiểm,
nhà có mấy người là phải mua từng ấy chiếc mũ, hao phí rất nhiều tiền bạc.
Để rồi một tuần sau, người tiêu dùng mới té ngữa trước một sự thật kinh hoàng là “
cần mua bảo hiểm cho… mũ bảo hiểm ”, các nhà chuyên môn “la làng” rằng “trẻ
em đội mũ, khi xảy ra tai nạn rất dễ dẫn đến chấn thương đốt sống cổ, gây tê liệt tứ
chi”, cơ quan pháp luật mới lên tiếng trẻ dưới 14 tuổi không bắt buộc đội mũ bảo
hiểm thì… sự đã rồi, mũ đã mua cho trẻ coi như vất. Người dân bị thiệt hại kinh tế,
người hưởng lợi là doanh nghiệp bán mũ bảo hiểm, chỉ cần một tuần cũng đủ thanh
toán hết hàng tồn đọng.
Mặt khác, mũ bảo hiểm chỉ góp thêm phần nóng bức cho người sử dụng chớ chẳng
ích lợi gì khi lưu thông trong điều kiện tốc độ không quá 40km/h và luôn luôn bị
kẹt xe ở nội ô các thành phố lớn.
Tại Hà Nội, “số ca chấn thương sọ não vào bệnh viện trong mấy ngày Tết Mậu Tý
rất cao, tăng hơn nhiều so với Tết Đinh Hợi 2007” ( Tuổi Trẻ ngày 11/2/2008 ) cho
thấy nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông không phải do thiếu thứ đội trên đầu
(mũ bảo hiểm), mà là thiếu thứ chứa trong đầu (ý thức tuân thủ nghiêm Luật giao
thông).
Một vấn đề khác liên quan đến đời sống người lao động nghèo và bức xúc không
kém là quyết định cấm xe ba gác. Theo Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ban hành ngày
29-6-2007 của Chính phủ, từ ngày 1-1-2008 sẽ “khai tử” xe ba gác . Tuy nhiên,
“theo thống kê chưa đầy đủ, tại TP.HCM hiện có khoảng 60.000 xe ba gác. Gắn
với số xe ấy là 60.000 người lao động và sau họ là 60.000 gia đình…”, chưa kể số
lượng gia đình sống nhờ xe ba gác ở 63 tỉnh thành còn lại. Một “lao động ba gác”
mỗi ngày kiếm bình quân từ 150 – 300 ngàn đồng chi cho các khoản ăn uống, sinh
hoạt, tiền học phí…. thì số tiền hỗ trợ học nghề 2 triệu đồng/hộ chẳng thấm vào
đâu và không thể giúp “lao động ba gác” đổi nghề. Những “lao động ba gác” này
sẽ học nghề gì, sống bằng gì, lo cho gia đình bằng gì trong thời gian học nghề mới
nếu bỏ nghề ba gác… là những vấn đề bức xúc chưa được các nhà quản lý nghĩ
đến, chưa giải được bài toán này thì đến việc dư luận nghi ngờ cho rằng có “liên
minh ma quỷ” khi “ xe ba gác thua đậm trên sân nhà ” khi xe ba gác Trung Quốc
tràn vào chiếm lĩnh thị trường một số tỉnh thành. Từ thực tế đó, một số địa phương
đã kiến nghị lùi thời hạn thực hiện lệnh cấm này.
Rõ ràng, khi đề xuất các quy định, chính sách lên Chính phủ, người ta đã thiếu
kiến thức, thiếu tầm nhìn về quản lý đô thị hay thiếu cái tâm khi vô cảm trước
thiệt hại, lo lắng của người dân?
.
Trong quản lý kinh tế cũng cần có dân chủ
Thông thường, nói đến khái niệm dân chủ, người ta hay nghĩ đến yếu tố chính trị, ít
ai hiểu rõ rằng khái niệm chính trị đơn giản là các chính sách, đường lối, chiến
lược quản lý, điều hành xã hội mà thôi. Ngày xưa, khái niệm chính trị được nhà
Nho, các Sử gia gọi là “thuật trị nước”, “thuật an dân”.
Vì vậy, yếu tố chính trị có mặt ở toàn bộ các hoạt động đời sống xã hội. Đưa ra
một quyết sách, quy định về quản lý kinh tế, đó cũng là chính trị; đòi hỏi được bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đó cũng là chính trị; thực hiện
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đó là toàn dân làm chính
trị.
Giá như quy định về mũ bảo hiểm và cấm xe ba gác kia được đưa ra hỏi ý kiến
người dân, đặc biệt là những người bị chính quy định đó điều chỉnh trực tiếp (“lao
động ba gác”) thì việc thực hiện đã theo một tiến trình hoàn chỉnh hơn, người dân
có mũ bảo hiểm chất lượng hơn để dùng, ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn,
ít lãng phí hơn, “lao động ba gác” ổn định cuộc sống và an tâm trước khi chuyển
nghề… thì việc thực hiện quy định sẽ nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Do đó, trong quản lý kinh tế cũng đòi hỏi phải có yếu tố dân chủ. Khi xây dựng và
phát triển nền kinh tế tri thức, yếu tố dân chủ lại càng cần thiết hơn bao giờ hết mà
làn sóng “từ quan” ở Thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình. Theo Đại biểu
Quốc Hội – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đào: “ nhiều người tài đang khởi xướng xu
hướng từ bỏ công sở ” vì “Nhiều người không phải vì tiền lương mà ghét lề lối làm
việc của cơ quan nhà nước. Đó là lề lối làm việc thiếu trách nhiệm, không chuẩn
về mặt công vụ, đố kỵ, chạy chức, chạy quyền. Có người rất tài, nhưng không đủ
can đảm đánh mất phẩm giá khi phải “xin” chức vụ. Họ bị xúc phạm khi thấy
chính quyền đưa người không đủ tài vào điều hành họ”.
Dân chủ trong kinh tế là mảnh đất màu mỡ để phát huy sáng tạo, sáng kiến, vì khi
đó mọi người từ anh công nhân, bác nông dân, chị tiểu thương cho đến nhà quản lý
đều có quyền phát biểu, đề xuất ý kiến của mình đối với hoạt động sản xuất, điều
hành, quản lý… và luôn được các cấp lãnh đạo chú ý lắng nghe một cách tôn trọng.
Ngược lại, nơi nào môi trường làm việc thiếu dân chủ thì “chảy máu chất xám”
sang nơi khác là điều khó tránh khỏi.
Muốn làm điều này, đòi hỏi phải có người lãnh đạo – quản lý có tâm, có tầm và có
tài, dám làm và dám chịu trách nhiệm; đòi hỏi người lãnh đạo – quản lý phải thực
hiện nguyên tắc dân chủ, công khai.
Vì vậy, “dân chủ, công khai là một biện pháp quan trọng để củng cố và nâng cao
uy tín của người lãnh đạo – quản lý. Dân chủ, công khai trong đề bạt, khen thưởng
và kỷ luật, có ý kiến độc lập trong quyết định của cá nhân và dám chịu trách
nhiệm, không né tránh hoặc đổ trách nhiệm cho người khác khi phạm sai lầm, thất
bại. Thực hiện dân chủ, công khai cũng nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể; góp
phần xây dựng tập thể vững mạnh; ngăn chặn những hiệnt ượng tiêu cực có thể xảy
ra và tạo điều kiện cho cấp dưới, quần chúng tham gia giám sát người lãnh đạo –
quản lý”.
Một khi người lãnh đạo – quản lý có nhân cách đáp ứng mong mõi của quần chúng
thì đương nhiên sẽ được quần chúng ủng hộ. “Dễ trăm lần không dân cũng chịu.
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, việc xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh
hùng cường, đáp ứng được mục tiêu “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là điều
không khó.
Tạ Phong Tần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhan_cach_nguoi_lanh_dao_quan_3169.pdf