II.- Những vấn đề đặt ra
- Thực trạng đáng suy nghĩ này rõ ràng chỉ là hậu quả khó tránh của việc những tác giả đi sau chỉ “cải biến” chút đỉnh quan niệm của nhà học giả Dương Quảng Hàm. Như tất cả chúng ta đều biết, chức năng chính của “cụm từ” là định danh; còn chức năng chính của câu là thông báo. Và khi hình dung ThN là “cụm từ” và TN là câu, chắc ai trong số các tác giả vừa nhắc cũng đều ngầm hiểu phận sự của các đơn vị đó y hệt như Cù Đình Tú. Và sở dĩ họ không nói thẳng ra điều đó chung qui chỉ vì họ tự thấy không nhất thiết phải nhắc lại những tri thức cơ bản mà ai cũng đã biết rõ mười mươi. Nói khác đi, việc chúng ta chưa thể phân biệt được thật rạch ròi TN với ThN chẳng qua chỉ vì chúng ta chưa có được trong tay một dấu hiệu hình thức giúp nhận biết dễ dàng và mau lẹ đơn vị nào là câu, đơn vị nào không phải là câu, chứ không phải vì chúng ta lúng túng với việc định rõ chức năng của hai thứ đơn vị đang bàn.
- Lẫn trong TN, ThN hiện còn các khái niệm “Phương ngữ”, “Quán ngữ”; “Tiêu ngữ’ Rồi thì gốc của TN, ThN được sử dụng trong ca dao hay TN, ThN lầy gốc từ ca dao ?
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện tục ngữ và thành ngữ trong tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận diện tục ngữ và thành ngữ trong tiếng Việt
* Giới thiệu:
Hầu hết các từ điển tục ngữ (TN) hiện có ở ta đều gộp chung TN với thành ngữ (ThN) vào làm một.. Bởi lẽ “ranh giới” giữa hai thứ đơn vị từ ngữ đó khá “mong manh” Để trả lời thoả đáng câu hỏi “ Làm thế nào phân biệt TN với ThN?” cần điểm lại những cố gắng nhằm phân biệt TN với ThN từng được đưa ra từ trước tới nay.
Tiếp theo 2 bài liệt kê và giới thiệu về “Thành ngữ trong tiếng Việt” , NST gửi bài viết sâu hơn về thành ngữ (Trich) của tác giả NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG ( NST đã biên soạn, chỉnh lý và đặt tiêu đề lại để dễ theo dõi)I.- Những khái niệm / Định nghĩa đã có1/. Người đầu tiên có phân biệt TN với ThN là nhà học giả Dương Quảng Hàm. Trong Việt Nam văn học sử yếu, ông cho rằng: “Một câu TN tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì; còn ThN chỉ là những lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè” (Dương Quảng Hàm 1943). Ra đời vào những năm ngành ngữ học nước nhà chưa mấy phát triển, cách nhận diện TN và ThN của nhà học giả khả kính này chưa có chỗ chưa thật rõ ràng.
- Chính vì vậy mà Vũ Ngọc Phan đã không lấy gì là tâm đắc lắm với giải pháp đó và đã định nghĩa lại như sau trong bộ Tục ngữ – ca dao – dân ca của ông: “TN là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn ThN chỉ là một phần câu sẵn có, một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn” (Vũ Ngọc Phan 1971). Tuy nhiên, cả định nghĩa này nữa vẫn chưa hé mở cho chúng ta một viễn cảnh nào sáng sủa cả, nhất là khi đem vận dụng vào thực tiễn (như tuyển chọn TN cho các bộ sưu tập, chẳng hạn). Bởi vậy, ngay sau ngày tạp chí Ngôn ngữ ra đời (từ 1969), nhiều chuyên gia về tiếng Việt đã phải lần lượt lên tiếng với hi vọng đưa ra một giải pháp hữu hiệu hơn. .-Theo nhà giáo Nguyễn Văn Mệnh “về hình thức ngữ pháp, mỗi ThN chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu […]. TN thì khác hẳn. Mỗi TN tối thiểu phải là một câu” (Nguyễn Văn Mệnh 1972: 13). - Giải pháp này bị Cù Đình Tú, một chuyên gia về phong cách học, bài bác, cho là “chưa thật xác đáng”, vì chỉ “dựa vào nội dung lô gích” [!?] để chỉ ra và giải thích sự khác nhau giữa hai thứ đơn vị đó; trong khi “sự khác nhau cơ bản giữa ThN và TN là sự khác nhau về chức năng”. “ThN là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh”; còn “TN […] có chức năng khác hẳn”, đảm nhiệm phận sự “thông báo: […] thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi TN đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng […]” (Cù Đình Tú 1973). Đáng buồn là cả giải pháp này nữa cũng chưa giúp ích được bao nhiêu cho việc sàng lọc các đơn vị cụ thể. Có lẽ chính vì thế mà chất lượng các bộ sưu tập TN ra đời sau Tục ngữ Phong dao (1928) của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc đến gần nửa thế kỉ, như Tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên – Lương Văn Đang – Phương Tri (1975) chẳng hạn, vẫn chưa được người đọc đánh giá cao.
II.- Những vấn đề đặt ra - Thực trạng đáng suy nghĩ này rõ ràng chỉ là hậu quả khó tránh của việc những tác giả đi sau chỉ “cải biến” chút đỉnh quan niệm của nhà học giả Dương Quảng Hàm. Như tất cả chúng ta đều biết, chức năng chính của “cụm từ” là định danh; còn chức năng chính của câu là thông báo. Và khi hình dung ThN là “cụm từ” và TN là câu, chắc ai trong số các tác giả vừa nhắc cũng đều ngầm hiểu phận sự của các đơn vị đó y hệt như Cù Đình Tú. Và sở dĩ họ không nói thẳng ra điều đó chung qui chỉ vì họ tự thấy không nhất thiết phải nhắc lại những tri thức cơ bản mà ai cũng đã biết rõ mười mươi. Nói khác đi, việc chúng ta chưa thể phân biệt được thật rạch ròi TN với ThN chẳng qua chỉ vì chúng ta chưa có được trong tay một dấu hiệu hình thức giúp nhận biết dễ dàng và mau lẹ đơn vị nào là câu, đơn vị nào không phải là câu, chứ không phải vì chúng ta lúng túng với việc định rõ chức năng của hai thứ đơn vị đang bàn.
- Lẫn trong TN, ThN hiện còn các khái niệm “Phương ngữ”, “Quán ngữ”; “Tiêu ngữ’…Rồi thì gốc của TN, ThN được sử dụng trong ca dao hay TN, ThN lầy gốc từ ca dao ?
III.- Kết luận: Tóm lại, biện pháp tiện dụng và hữu hiệu hơn cả để nhận diện TN chính là phải xác định xem đơn vị ngôn ngữ cần nhận diện ấy có phải là câu hay không.
Bởi lẽ phàm đã là TN thì đơn vị nào cũng phải được lập thức dưới dạng câu, như Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) từng nêu rõ: Tục ngữ là những câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết những tri thức, những kinh nghiệm sống và đạo đức mà nhân dân đã chắt lọc được từ thực tiễn. Cuối cùng việc làm sáng tỏ vấn đề đơn vị nào là câu (hay đơn vị nào không phải là câu) Và vấn đề liên quan TN,ThN với ca dao xin một bài viết khác.
Nguồn NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG – TC Ngôn ngữ
Sưu tầm & giới thiệu Phạm Huy Hoạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhận diện tục ngữ và thành ngữ trong tiếng Việt.doc