MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM NHẬP KHẨU 3
1. Khái niệm và vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu: 3
1.1. Khái niệm: 3
1.2. Lợi ích thu được từ hoạt động kinh doanh Nhập khẩu: 4
1.3. Sự cần thiết khách quan tiến hành hoạt động kinh doanh Nhập khẩu: 6
1.3.1. Nguồn lực sản xuất khan hiếm không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước: 6
1.3.2. Khoa học công nghệ phát triển là tiền đề đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 6
1.3.3 Thị trường nhập khẩu cạnh tranh ngày càng gay gắt: 7
1.4 Các hình thức nhập khẩu chủ yếu: 7
1.4.1 Nhập khẩu trực tiếp: 7
1.4.1.1 Khái niệm: 7
1.4.1.2 Đặc điểm: 7
1.4.2 Nhập khẩu liên doanh: 8
1.4.2.1 Khái niệm: 8
1.4.2.2 Đặc điểm: 8
1.4.3 Nhập khẩu ủy thác: 9
1.4.3.1 Khái niệm: 9
1.4.3.2 Đặc điểm: 9
1.4.4 Hình thức nhập khẩu hàng đổi hàng: 10
1.4.4.1 Khái niệm: 10
1.4.4.2 Đặc điểm: 10
1.4.5 Nhập khẩu theo đơn đặt hàng: 11
1.4.5.1 Khái niệm: 11
1.4.5.2 Đặc điểm: 11
1.4.6 Nhập khẩu tái xuất: 12
1.4.6.1 Khái niệm: 12
1.4.6.2 Đặc điểm: 12
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp: 12
1.5.1. Chế độ chính sách chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế: 12
1.5.2. Những yếu tố cạnh tranh: 13
1.5.3 Những biến động trong tỷ giá hối đoái: 14
1.5.4 Hệ thống giao thông vận tải phát triển: 14
1.5.5 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp: 15
2. Phân phối và xúc tiến bán sản phẩm: 15
2.1 Phân phối sản phẩm: 15
2.1.1 Bản chất và tầm quan trọng của kênh phân phối: 15
2.1.1.1 Khái niệm kênh phân phối: 15
2.1.1.2 Vai trò của kênh phân phối: 16
2.1.1.3 Chức năng của các thành viên trong kênh phân phối: 16
2.1.2 Cấu trúc và tổ chức kênh phân phối: 17
2.1.3 Các căn cứ lựa chọn kênh phân phối: 18
2.2. Xúc tiến bán hàng: 21
2.2.1 Bản chất của xúc tiến hỗn hợp: 21
2.2.2 Các công cụ của xúc tiến bán: 22
2.2.2.1 Quảng cáo: 22
2.2.2.2 Xúc tiến bán: 22
2.2.2.3 Quan hệ công chúng: 23
2.2.2.4 Bán hàng cá nhân: 23
2.2.2.5 Marketing trực tiếp: 23
2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phối hợp xúc tiến: 24
2.2.3.1 Kiểu loại hàng hóa, thị trường: 24
2.2.3.2 Chiến lược kéo hay đẩy: 24
2.2.3.3 Các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm: 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY TOCONTAP HANOI 27
1. Tổng quan về công ty CP XNK TP TOCONTAP HANOI: 27
1.1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty CPXNK TP TOCONTAP: 27
1.1.1 Quá trình hình thành của công ty CPXNK TP Tocontap: 27
1.1.2. Quá Trình phát triển công ty: 29
1.2. Cơ cấu bộ máy quản trị của TOCONTAP HANOI: 33
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty: 33
1.2.1.1 Chức năng hoạt động của công ty: 33
1.2.1.2. Nhiệm vụ của công ty: 33
1.2.2 Cơ cấu tổ chức: 34
1.2.2.1 Ban Giám đốc: 34
1.2.2.2 Phòng quản lý : 35
1.3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của Công Ty Cổ phần XNK Tạp Phẩm TOCONTAP- HANOI: 41
1.3.1.về lĩnh vực hoạt động: 41
1.3.1.1 Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty: 42
1.3.1.2 Những mặt hàng nhập khẩu: 43
1.3.2 Về Vốn và Lao động: 44
1.3.3 Về Doanh thu và lợi nhuận: 44
2. Kết quả đạt được sau 50 năm xây dựng và phát triển của công ty: 46
2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu: 46
2.2 Về doanh thu: 48
2.3 Lợi nhuận và nộp ngân sách: 49
2.4 Nguồn vốn kinh doanh và thu nhập bình quân của người lao động: 50
2.5. Về thị trường xuất khẩu: 50
3. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty: 51
3.1 Vài nát khái quát về rượu vang: 51
3.1.1 Lịch sử rượu vang: 51
3.1.2 Phân loại rượu vang: 52
3.1.3 Sự khác biệt trong Văn hóa uống rượu vang của người phương Đông và Phương Tây: 54
3.2 Kinh doanh rượu vang Nhập khẩu ở Việt Nam: 57
3.2.1 Đặc điểm thị trường rượu vang ở Việt Nam: 57
3.2.2 Chính sách quản lý nhập khẩu rượu vang của Việt Nam và tác động của những chính sách này: 58
3.2.2.1 Quản lý của Nhà nước đối với việc nhập khẩu và kinh doanh rượu vang: 58
3.2.2.2 Những quy định về thuế nhập khẩu: 59
3.2.2.3 Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: 60
3.3 Kim ngạch nhập khẩu rượu vang của công ty: 61
3.4 Thị trường cung cấp rượu vang nhập khẩu của công ty: 63
4. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang: 64
4.1 Hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của TOCONTAP: 64
4.2 Lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu rượu vang: 65
4.3 Hoạt động phân phối và xúc tiến bán của công ty: 66
4.4 Những khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình kinh doanh NK: 68
4.4.1 Thiếu vốn trong kinh doanh: 68
4.4.2 Khả năng thu thập thông tin về khách hàng trong nước còn hạn chế: 68
4.4.3 Thiếu nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn cao: 68
4.5 Nguyên nhân: 69
4.5.1 Nguyên nhân chủ quan: 69
4.5.1.1 Khả năng nắm bắt, tìm hiểu nhu cầu thị trường trong nước còn hạn chế: 69
4.5.1.2 Việc phát triển tìm nguồn cung cấp rượu mới chưa được chú trọng: 69
4.5.1.3 nguồn nhân lực tham gia nhập khẩu rượu vang còn thiếu: 69
4.5.2 Nguyên nhân khách quan: 70
4.5.2.1 Thiếu vốn trong quá trình kinh doanh: 70
4.5.2.2. Cạnh tranh ngày một gay gắt: 71
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 72
1 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển của công ty trong thời gian tới: 72
1.1 Về thị trường: 72
1.2. Về quản lý: 73
2. Đánh giá về thị trường tiềm năng cung cấp rượu vang của công ty: 74
2.1 Thị trường ChiLê: 74
2.2 Thị trường Úc: 75
3. Triển vọng thị trường rượu vang Việt Nam: 75
4. Một số giải pháp: 76
4.1.Tăng cường nghiên cứu, xây dựng chiến lược thị trường toàn diện: 76
4.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, tăng cường công tác quản lý, đào tạo cán bộ nhân viên: 78
4.3 Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật: 80
4.4 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ: 81
4.5 Giải quyết các vấn đề về vốn: 82
5. Một số kiến nghị: 83
5.1 Thông thoáng hơn trong chính sách nhập khẩu và kinh doanh rượu vang: 83
5.2 Cải tiến chính sách thuế: 84
5.3 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại: 85
5.4 Xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng: 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhập khẩu và phân phối rượu vang của công ty cổ phần xuất nhập khẩu TP Tocontap Hanoi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Khi phương án được phê duyệt và hợp đồng được uỷ quyền ký thì Phòng Tổng hợp vào sổ theo dõi của công ty.
+ Phòng tổ chức lao động:
Phòng tổ chức lao động có chức năng tổ chức lao động trong công ty theo yêu cầu của Tổng giám đốc nhằm phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty. Lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động, bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, đề xuất việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong công ty theo quy chế tuyển dụng đề xuất của các phòng ban và yêu cầu của Tổng giám đốc. Ngoài ra, Phòng tổ chức lao động có nhiệm vụ tiếp nhận để giải quyết hoặc đề xuất giải quyết lên Tổng giám đốc các khiếu nại, tố tụng của người lao động, cán bộ quản lý về quyền lợi của họ trong công ty. Giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động trên cơ sở tuân thủ Bộ luật Lao động, thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.
+ Phòng kế toán tài chính:
Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận kinh doanh lập sổ sách theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán nội bộ theo đúng quy định của công ty, chế độ chính sách của Nhà nước. Kiểm tra các hoá đơn đầu vào để đảm bảo các chứng từ đầu vào hợp pháp, hợp lý, đúng nội dung công việc, đúng mục đích. Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do phòng Tổng hợp chuyển tới. Phòng tài chính kế toán kiểm tra điều khoản thanh toán của hợp đồng có phù hợp không. Lập sổ theo dõi, kiểm tra, kiểm soát, các phương án kinh doanh đã được phê duyệt, đối chiếu số liệu, chứng từ với các bộ phận kinh doanh để đảm bảo các bộ phận kinh doanh thu chi, hạch toán đúng, đủ theo phương án đã được phê duyệt. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ đối chiếu chứng từ để giúp cho đơn vị hạch toán chính xác, góp ý và chịu trách nhiệm với từng phương án kinh doanh cụ thể, xác định hiệu quả từng phương án của từng bộ phận kinh doanh và của cả bộ phận kinh doanh làm cơ sở cho việc trả lương theo quy chế khoán. Giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và hoàn trả vốn vay của các bộ phận kinh doanh. Làm thủ tục bảo lãnh, vay vốn Ngân hàng hoặc các hình thức huy động vốn khác khi Công ty cần vay vốn kinh doanh. Thường xuyên cập nhật và báo cáo Tổng giám đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty. Lập báo cáo tài chính hàng năm và hàng quý theo quy định của Nhà nước và các báo cáo nhanh khi cần thiết.
+ Phòng hành chính quản trị:
Phòng quản trị có chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu, hồ sơ chung. Quản lý và sử dụng các con dấu của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. Điều động xe theo yêu cầu của các bộ phận trong công ty và theo quy định về quản lý và sử dụng xe trong công ty. Điều động các phương tiện, thiết bị đã mua sắm để phục vụ cho hoạt động của Công ty một cách tiết kiệm, có hiệu quả, gìn giữ những tài sản hiện có, không để mất mát. Đề xuất việc mua sắm phương tiện làm việc, các nhu cầu sinh hoạt của Công ty. Phòng có nhiệm vụ đảm bảo điều kiện làm việc, có biện pháp bảo vệ môi trường của công ty luôn sạch đẹp và văn minh.
+ Các phòng kinh doanh:
Trước đây TOCONTAP HANOI có 6 phòng nghiệp vụ gồm 3 phòng chuyên xuất và 3 phòng chuyên nhập. Nhưng do tình hình thực tế có nhiều thay đổi nên công ty chuyển chức năng phòng nghiệp vụ thành phòng xuất nhập khẩu tổng hợp nhằm tận dụng mọi khả năng quan hệ giao dịch của các thành viên trong toàn công ty.
Hiện nay công ty có 7 phòng XNK tổng hợp:
Các ngành hàng được phân chia theo các phòng như sau:
Phòng XNK 1: Chuyên kinh doanh XNK các loại giấy và bột giấy như giấy báo, giấy viết, giấy ảnh và các loại sản phẩm điện tử (máy tính, máy in các loại...) và phụ tùng.
Phòng XNK 2: Chuyên kinh doanh XNK các loại văn phòng phẩm, các hoá mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, xe gắn máy...hàng thủy tinh pha lê, các loại nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, đay và các sản phẩm từ đay, chế phẩm hoá học, cao su và các sản phẩm từ cao su như săm lốp các loại.
Phòng XNK 3: Chuyên kinh doanh XNK các loại sản phẩm may mặc, hàng dệt kim, hàng len dạ... và các loại nguyên liệu dùng cho ngành dệt như bông thiên nhiên, bông tổng hợp, tơ lụa tự nhiên, tơ len nhân tạo... các loại quần áo bảo hộ lao động và hàng thêu ren.
Phòng XNK 4: Chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng điện tử gia dụng như vô tuyến, điều hoà không khí, máy hút bụi... các dụng cụ văn phòng, rượu, các loại sơn và các vật liệu sơn.
Phòng XNK 5: Chuyên kinh doanh XNK các thiết bị máy móc điện, dụng cụ cầm tay, dây điện và cáp điện, bóng đèn, thiết bị văn phòng, gia đình và các sản phẩm văn hóa như máy quay phim, máy ảnh, các loại băng hình, băng ghi âm, phim kỹ thuật, các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Phòng XNK 6: Chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản, các loại rau quả, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, các thiết bị y tế, các máy móc công nghiệp, các loại giày dép da và giả da, xe ôtô các loại.
Phòng XNK 7: Chuyên kinh doanh XNK các sản phẩm mây tre đan, gốm sứ, sơn mài, các loại túi xách, thảm len và đay, các vật trang trí, các loại bột ngũ cốc và thực phẩm (bơ, sữa, đồ hộp... ), các thiết bị cho giáo dục và các thiết bị dụng cụ xây dựng...
Các phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các phương án kinh doanh, ký kết hợp đồng, hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch được giao.
Lãnh đạo mỗi phòng là một trưởng phòng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng mình trước tổng giám đốc công ty.
Trưởng phòng là người đại diện cao nhất cho Phòng kinh doanh, có quyền hạn và trách nhiệm sau:
Được chủ động giao dịch với các khách hàng trong và ngoài nước trong giới hạn ngành nghề kinh doanh công ty được cấp phép với mục đích tiến tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả cho công ty.
Được Tổng Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng mua bán, xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác, giao nhận vận chuyển, đại lý, dịch vụ trên cơ sở phương án kinh doanh và nội dung hợp đồng đã được phê duyệt.
Được sử dụng vốn kinh doanh của công ty theo phương án kinh doanh đã được phê duyệt và theo khế ước vay vốn ký với công ty. Chịu trách nhiệm trước công ty về việc bảo toàn vốn vay để sử dụng kinh doanh.
Được quản lý, sử dụng lao động hiện có để thực hiện hoạt động kinh doanh của phòng mình. Phân công công việc cho cán bộ trong phòng một cách hợp lý, khoa học, để phát huy hết tiềm năng nhân lực phục vụ kinh doanh.
Ngoài ra công ty còn có nhiều văn phòng đại diện ở trong nước cũng như ở nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, buôn bán và thăm dò thị trường. Công ty có các chi nhánh sau:
- Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hải Phòng.
- Một số văn phòng đại diện ở nước ngoài như CHLB Đức, CHLB Nga, Hungary, Séc
- Xí nghiệp liên doanh sản xuất chổi quét sơn và con lăn tường giữa TOCONTAP và Canada gọi tắt là TOCAN.
1.3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của Công Ty Cổ phần XNK Tạp Phẩm TOCONTAP- HANOI:
1.3.1.về lĩnh vực hoạt động:
Phạm vi kinh doanh của công ty là xuất nhập khẩu tổng hợp tất cả các hàng hóa không thuộc danh mục cấm của Nhà nước Việt Nam. Hiện tại, công ty giao dịch buôn bán các nhóm hàng chính sau:
a). Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tạp phẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm dệt may, da giầy (trừ loại lâm sản Nhà nước cấm ).
b). Kinh doanh vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất (trừ loại Nhà nước cấm), kim khí điện máy, phương tiện vận tải.
c). Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa ( không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng karaoke, vũ trường ).
d). tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.
e). Kinh doanh đồ uống, rượu bia, nước giải khát
f). Kinh doanh phân bón, máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp
g). Mua bán sắt thép phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu để tiêu thụ trong nước.
h). Kinh doanh máy móc, vật tư, trang thiết bị y tế, máy móc, thiết bị ngành in.
i). Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị và máy móc trong ngành dịch vụ
j). Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
k). Kinh doanh gỗ ép định hình.
l). các lĩnh vực khác khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
1.3.1.1 Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty:
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty khá đa dạng, trong đó các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng nông sản thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn. Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là những mặt hàng mà nước ta có lợi thế so sánh và rất được nhà nước khuyến khích. Vì vậy tính cạnh tranh trong việc xuất khẩu các mặt hàng này rất cao, công ty phải cạnh tranh với những công ty chuyên môn hoá xuất khẩu các mặt hàng này. Đây là thách thức rất lớn nhưng công ty vẫn đứng vững và không ngừng nâng cao kim ngạch, mở rộng thị trường.
Bảng 1: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty
Mặt hàng
Thị trường
Chổi sơn
Canada, úc, Anh, Ai Cập
Quần áo
Canada, Pháp, Slôvakia, Đức, Đài Loan, Tiệp, Angôla
Hàng thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
Tây Ban Nha, úc, Chilê, Mỹ, Anh, Brazil
- Mây tre đan
Nhật, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Achentina,Chilê, Hungarie, Italy, Đức, Hàn
- Thảm bẹ ngô
Tiệp
- Thảm cói
Hungarie
Mũ cát
Pháp
Cao su
Đức, Achentina, Bungarie
Thiết bị sản xuất đũa tre
Lào
(Theo nguồn tài liệu của phòng tổng hợp)
1.3.1.2 Những mặt hàng nhập khẩu:
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng mà trong nước không sản xuất được hoặc những mặt hàng phục vụ cho sản xuất trong nước từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Điều đó cho thấy những mặt hàng nhập khẩu của công ty gắn rất sát với nhu cầu thị trường.
Bảng 2: Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty
Mặt hàng
Thị trường
Giấy các loại
Hàn Quốc, Inđônêsia, Nga, Anh, Nhật, Thụy Điển, Hà Lan
Rượu vang
Pháp, Anh, Nga,
Hạt nhựa
Đài Loan, ấn Độ, Malaisia, Hồng Kông, Singapo, Nhật, Hàn Quốc
Học cụ
Inđônêsia, Đức, Hồng Kông
Thép
Nhật, Thái, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Singapo
Dây điện từ
Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan
Bình nước nóng
Trung Quốc, Italia
Tấm PVC
Đài Loan, Trung Quốc
Sợi Acnylic
Trung Quốc, hàn Quốc
Dụng cụ thể thao
Tây Ban Nha, Hồng Kông, Trung Quốc, Phần Lan, Đài Loan
(Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
Nhu cầu về các sản phẩm nhập khẩu trong nước ngày càng đa dạng với khối lượng lớn nhưng công ty chỉ nhập khẩu các sản phẩm với tính chất mùa vụ, manh mún, chưa có kế hoạch nhập khẩu cụ thể do đó mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thị trường hiện tại và trong tương lai.
1.3.2 Về Vốn và Lao động:
Ngày đầu thành lập, Tocontap là công ty kinh doanh XNK trực thuộc Bộ Thương mại với số vốn Nhà nước cấp là 200 triệu đồng. Qua nhiều thế hệ chắt chiu đóng góp, cho đến nay nguồn vốn Nhà nước tại công ty đã lên tới gần 50 tỷ đồng. Trong đó vốn Nhà nước cấp gần 20 tỷ đồng, còn lại là vốn tự bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, với bộ máy quản lý cồng kềnh, phức tạp như đang tồn tại của công ty gây nên tình trạng lãng phí, không hiệu quả. Theo chủ trương của Nhà nước, công ty tiến hành tinh giảm bộ máy quản lý, tiến hành nghỉ chế độ cho một số nhân viên đã đến tuổi về hưu, giảm dần lao động quản lý, tăng cường lao động tạo ra nhiều giá trị giúp củng cố công ty. Hiện nay, tổng số nhân viên là: 390 nhân viên trong đó có 26 nhân viên quản lý (2005); năm 2004 tổng số nhân viên là: 410 nhân viên trong đó có 27 nhân viên quản lý.
1.3.3 Về Doanh thu và lợi nhuận:
Doanh thu của Công ty tăng trưởng liên tục theo các thời kỳ.Thời kỳ 1956-1980, kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu của toàn miền Bắc. Những năm 1976-1977 kim ngạch XNK bình quân mỗi năm đạt 217 triệu rup. Kim ngạch XK của công ty bình quân chiếm 27,8% tổng kim ngạch XK cả nước. Doanh thu tăng trưởng bình quân 10%-15%Đây là thời kỳ đỉnh cao về kim ngạch và doanh thu của TOCONTAP.
Thời kỳ 1980-1995: Bắt đầu thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển hướng sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN dưới sự lãnh đạo của Nhà nước. Công ty tiến hành bàn giao một số mặt hàng chủ lực cho các bộ ngành chuyên môn. Công ty tiến hành bàn giao mặt hàng dệt và may mặc cho Bộ công nghiệp nhẹ, tách bộ phận xuất khẩu kim khí thành lập công ty kim khí trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng, tách bộ phận kinh doanh da giầy, giấy và bột giấy thành lập các công ty trực thuộc các Bộ chuyên ngành. Như vậy là hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đem lại kim ngạch cao đều đã tách khỏi công, nhiều công ty cùng kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề nên kim ngạch của TOCONTAP bị thu hẹp lại. Kim ngạch xuất nhập khẩu mỗi năm đạt 16,7 triệu USD, trong đó XK bằng 11,1 triệu USD, doanh thu cũng không đạt mức độ tăng trưởng cao như trước, mức độ tăng trưởng chỉ còn trên dưới 5%.
Biểu đồ 1: Doanh thu của Công ty giai đoạn 2001 - 2005
(đơn vị: tỷ đồng)
(nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
Trong giai đoạn 1996-2000, công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đặc biệt là giai đoạn 2001-2005 các chỉ tiêu về kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh thu, nộp lãi, nộp ngân sách đều tăng mạnh, đạt trên dưới 200% so với các năm cuối thế kỷ 20. Giai đoạn này kim ngạch XNK liên tục tăng trưởng, bình quân mỗi năm đạt 34,10 triệu USD, trong đó XK đạt trung bình 9,16 triệu USD/năm và NK đạt 24,94 triệu USD/năm. Doanh thu qua các năm cũng tăng liên tục, đặc biệt là trong năm 2004, doanh thu năm 2005 có giảm đôi chút do công ty chủ động giảm bớt kinh doanh trong một số lĩnh vực để tập trung cho công tác cổ phần hóa nhưng các chỉ tiêu đạt được vẫn ở mức cao.
2. Kết quả đạt được sau 50 năm xây dựng và phát triển của công ty:
Bảng 3. Kết quả kinh doanh của công ty năm 2001-2005.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
1.Kim ngạch XNK
1000$
31.051
24882
25.893
46.769
41.877
2.Tổng doanh thu
Tr đồng
286.380
287.680
327.468
678.444
580.052
3.Tổng LN trước thuế
“
2.100
2.163
3.100
4.782
3.442
4.Các khoản nộp NS
“
33.338
40000
417006
61.655
69.445
5. Tổng vốn KD
“
44.845
44876
44.992
44.982
48.010
6.Tổng số lao động
Người
425
421
417
410
390
(Theo nguồn số liệu từ phòng tổng hợp)
2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty
Đơn vị: 1000USD
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Kim ngạch XNK
31.051
24.882
25.892
46.768
41.877
Kim ngạch XK
11.778
5.853
6.752
17.228
19.250
Kim ngạch NK
19.266
19.028
19.141
29.540
22.627
Tỷ trọng XK/XNK
37,9
38,46
35,3
58,3
45,96
(Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
Trong vòng 5 năm gần đây thị trường có nhiều biến động, nhất là những quy định mới về chủ thể xuất khẩu đã làm cho không ít công ty lâm vào hoàn cảnh khó khăn do không đủ sức cạnh tranh và thích ứng chậm. TOCONTAP cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 5 năm từ năm 2001-2005 của công ty ngày càng tăng với tốc độ cao. Đây là thời kỳ thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 5 năm đầu thế kỷ 21,thời kỳ của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động kinh doanh của công ty trong cơ chế thị trường đã được hình thành, cơ chế khoán kinh doanh bắt đầu áp dụng từ năm 1998 đã phát huy tác dụng tốt, tình trạng làm ăn theo cơ chế bao cấp đã dần chấm dứt, cán bộ công ty tự giác làm việc, lăn lộn trên thương trường, luôn lấy hiệu quả và chữ tín của công ty làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Trong giai đoạn này kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng, bình quân mỗi năm đạt 34,10 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt bình quân 9,16 triệu USD/năm và nhập khẩu đạt 24,94 triệu USD/năm. Năm 2004 kim ngạch XNK đạt 46.769.000 USD bằng 167,47% kế hoạch được giao, doanh số đạt 678.444.000.000 đồng bằng 165,47% kế hoạch được giao, nộp ngân sách đạt 61.655.000.000 đồng bằng 125,38% kế hoạch được giao, lợi nhuận đạt 2.890.000.000 đồng bằng 120,42% kế hoạch được giao. Năm 2005, mặc dù công ty chủ động giảm bớt kinh doanh trong một số lĩnh vực để tập trung cho công tác cổ phần hóa, nhưng các chỉ tiêu đạt được vẫn ở mức cao. Cụ thể, kim ngạch đạt 41.877.000 USD bằng 136,30% kế hoạch được giao.
2.2 Về doanh thu:
Bảng 5: Doanh thu của công ty từ 2001-2005.
Năm
Doanh thu (triệu đồng)
Kế hoạch
Thực hiện
%TH/KH
Tăng giảm %
2001
170.000
286.380
123
23
2002
200.000
287.389
139
39
2003
280.000
327.468
117
17
2004
410.000
678.444
165.5
65,5
2005
450.000
580.052
134,88
34,88
(Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
Doanh thu của công ty phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và từ dịch vụ nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. Năm 2001 doanh thu của công ty tăng đáng kể, hoàn thành vượt mức kế hoạch tương ứng 96,380 tỷ. Năm 2002 doanh thu đạt mức cao, đạt 287,389 tỷ đồng, tăng 87,389 tỷ đồng so với kế hoạch. Tới năm 2003, 2004 doanh thu của công ty tiếp tục tăng, điều này cho thấy công ty tiếp tục làm ăn có lãi ổn định. Đặc biệt trong năm 2004, doanh thu công ty đạt mức cao nhất trong vòng năm năm trở lại đây: 678,444 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch 65,5%, doanh thu năm 2005 đạt 580.052.000.000 đồng bằng 138,88% kế hoạch được giao. Mức tăng rất cao và rất đáng mừng. Điều này sẽ khẳng định khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường, trước các đối thủ cạnh tranh, phản ánh khả năng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường của công ty, đồng thời đây là bước khởi đầu cho dấu hiệu đi lên vững chắc của công ty trong thời gian tới.
2.3 Lợi nhuận và nộp ngân sách:
Bảng 6: Lợi nhuận của công ty từ năm 2001-2005
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1. Tổng lợi nhuận trước thuế
2.100
2.163
2.100
2.890
3.442
2. Nộp ngân sách
33.338
40.000
45.563
61.655
69.445
(Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
Năm 2001 lợi nhuận đạt 2.100 triệu VND bằng 100% kế hoạch. Năm 2002 là một năm thắng lợi của công ty. Tổng lợi nhuận là 2.163 triệu VND, đạt 110% so với kế hoạch của Bộ giao cho (kế hoạch là 1965 triệu), tăng 63 triệu so với năm 2001. Mức tăng cao nhất là trong năm 2005 vừa qua, lợi nhuận đạt 3.442 triệu đồng, tăng so với năm 2004 là 552 triệu đồng, tăng so với kế hoạch là 137,86%. Mục tiêu cuối cùng của công ty trong hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận tăng lên chứng tỏ TOCONTAP làm ăn ngày càng có hiệu quả, hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Khoản nộp ngân sách cho Nhà nước phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như kết quả cạnh tranh của công ty. Khoản nộp ngân sách cho Nhà nước tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh. Ở đây tổng số tiền nộp cho ngân sách Nhà nước của TOCONTAP tăng lên qua các năm, vượt cả chỉ tiêu Bộ Thương Mại giao cho. Vậy có thể nói công ty làm ăn có hiệu quả, khẳng định được chỗ đứng của mình trước Nhà nước nói chung và trước các đối thủ cạnh tranh.
2.4 Nguồn vốn kinh doanh và thu nhập bình quân của người lao động:
Bảng 7. nguồn vốn kinh doanh và thu nhập bình quân 2001-2005
Các chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
1.Tổng vốn KD
Tr đồng
44.546
45.693
46.719
47.209
48.010
- Vốn Nhà nước cấp
"
17.822
17.822
17.822
17.822
17.822
- Vốn tự bổ sung
"
26.724
27.871
28.357
29.387
30.188
2.TN bình quân
1000 đồng
1.573
1.820
2.100
2.450
2.750
(Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng không ngừng, chủ yếu tăng là do nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn Nhà nước cấp vẫn là: 17.822 triệu đồng. Như vậy xét về khả năng tài chính, TOCONTAP là một trong những doanh nghiệp có tiềm lực tương đối lớn và ổn định.
Thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng, phù hợp với mức đóng góp của người lao động. Mức lương phù hợp kích thích người lao động hăng say làm việc đóng góp cho công ty.
2.5. Về thị trường xuất khẩu:
Trước năm 1986 thị trường xuất khẩu chủ yếu của TOCONTAP là các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa và tự do thương mại, thị trường xuất khẩu đã mở rộng rất nhiều, ngoài những thị trường truyền thống, những bạn hàng có quan hệ lâu dài với công ty còn có các đối tác mới và đã tạo được uy tín với họ, những khách hàng đã đến với công ty thì thường dần trở thành khách hàng thường xuyên. Đó là điều mà không phải công ty nào cũng làm được. Một trong những thị trường xuất khẩu mới mà công ty có quan hệ buôn bán là thị trường Mỹ. Kể từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam công ty đã nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với họ và bước đầu thâm nhập vào thị trường này.
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính của công ty
đơn vị: USD
Thị trường
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Canada
2.468.377
2.171.295
2.399.272
2.485.774
3.556.112
Đài Loan
37.205
82.382
7.560
10.236
15.362
Pháp
1.200
4.427
17.337
18.264
14.236
Úc
9.666
582.153
616.961
751.491
800.623
Đức
418.415
82.595
40.297
72.121
110.365
Chilê
22.123
22.512
24.638
20.5623
22.365
Lào
134.940
253.744
177.493
150.365
210.244
Hungary
5.695
11.305
11.220
12.312
17.312
Mỹ
34.800
8.324
8.134
9.364
12.231
Anh
75.362
95.029
149.022
120.314
164.231
(Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp)
3. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty:
3.1 Vài nát khái quát về rượu vang:
3.1.1 Lịch sử rượu vang:
Có lẽ một trong những thức uống phổ biến và được con người biết đến sớm nhất phải kể tới rượu vang. Rượu vang không phải là sản phẩm sáng tạo của con người, nó ra đời tình cờ khi lưu trữ nho sau khi thu hoạch trong thùng để hứng dịch quả chảy ra, sau một thời gian người ta thu được một dung dịch có cồn, khi uống có vị ngọt cay tạo cảm giác hưng phấn.
Cho đến tận bây giờ người ta vẫn chưa xác định được sản phẩm có cồn đầu tiên được sản xuất bởi con người là bia hay rượu vang nho. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, người ta đã chứng minh được việc trồng nho ở diện rộng đã có mặt trên trái đất cách đây khoảng 7000-5000 năm trước công nguyên. Như vậy, rượu nho cũng có thể ra đời trong khoảng thời gian đó.
Nguồn gốc của từ “vang” ( VIN): thực ra từ “vang” (VIN) là đi từ từ “ Vigne” (tức là nho). Vì thế, trước đây khi nói đến vang, tức là chỉ các sản phẩm lên men, không qua chưng cất, đi từ dịch quả nho nguyên chất ( tức là không bổ sung thêm bất kỳ chất gì kể cả đường và axit). Việc tuân theo chính xác định nghĩa này giúp cho việc phân loại rượu vang và đánh giá chất lượng rượu dễ dàng, Nhưng dần dần hiện nay trên thế giới, người ta đã chấp nhận dùng từ “vang” cho tất cả các sản phẩm lên men không qua chưng cất từ dịch quả (nói chung). Nghĩa là có thể sản xuất vang từ bất kỳ loại quả gì có khả năng cho dịch ( táo, dau...) và cũng có thể là dịch quả pha loãng hay ngâm đường. Còn về tên gọi, như thế sẽ phải bổ sung thêm tên loại quả vào sau chữ vang, còn khi chỉ dùng từ vang, ta có thể hiểu đó chỉ là vang nho.
3.1.2 Phân loại rượu vang:
Có nhiều cách phân loại rượu vang, có thể theo vùng địa lý, sau đó là theo đặc tính vùng trồng nho, loại nho, người sản xuất và cũng có thể theo phân biệt theo đặc tính của sản phẩm (màu sắc, độ cồn, độ đường, độ axit...). hoặc theo một tiêu chí chung dựa theo các tiêu chuẩn đưa ra bởi một hội đồng thẩm định, được thống nhất trên một vùng rộng lớn.
Theo như luật định của Châu Âu, người ta phân rượu vang thành hai loại chính, đó là: vang bàn ăn và vang có chất lượng phân theo vùng xác định.
Vang bàn ăn (Vin de table): là loại vang có thể uống được nhiều do độ cồn không cao, giá không đắt. Loại này không có tiêu chuẩn nhất định trong quá trình trồng nho và sản xuất vang. Vì thế chất lượng thuộc loại trung bình.
Vang có chất lượng phân theo vùng xác định là loại vang được đánh giá chất lượng tùy theo đặc tính của vùng sản xuất. Loại này là loại rượu nổi tiếng, thường được thẩm định theo những tiêu chuẩn nhất định. Loại này còn có thể chia tiếp theo thành:
+ vang chất lượng cao có tên gọi theo vùng (AOVDQS)
+ vang chất lượng cao có nguồn gốc được kiểm soát (AOC)
Những loại vang có tiếng thường là thuộc loại vang có chất lượng theo vùng, bởi vì trong suốt quá trình sản xuất luôn có một hội đồng đến kiểm tra và đánh giá các yếu tố như: chất lượng đất của vùng trồng nho, điều kiện thời tiết trong suốt quá trình trồng nho, hàm lượng các chất trong nho tại thời điểm thu hoạch (độ đường, kích thước, màu quả, tình trạng quả...), quá trình lên men chính, quá trình tích trữ, điều kiện chiết chai.... Từ đó mới quyết định cấp công nhận cho loại rượu đem bán ra thuộc loại gì. Chỉ cần một yếu tố nhỏ trong cả quá trình cũng có thể làm cho loại vang năm đó bị xuống cấp.
Hoặc rượu vang cũng có thể được phân loại theo các giống nho như Cabernet, Sauvignon, Chardonnay, Gammay, hay Chiraz...nơi trồng và nhà sản xuất.Cứ suy từ nhãn, càng nhiều chi tiết ở trên thì rượu càng ngon, thí dụ một chai rượu Château Saint pierre (nhà sản xuất), 1986(năm thu hoạch nho ), Saint Julien (vùng sản xuất ) sẽ xịn hơn một chai rượu chỉ có tên vùng hay tên của giống nho.
Ngoài ra còn có thể phân loại rượu vang theo:
Độ cồn, độ đường và độ chua: vang ngọt (độ đường cao, độ cồn thấp 8-9 độ); vang khô (gần như không còn đường, độ cồn cao khoảng trên 16 độ); vang nửa khô (độ cồn khoảng 12-14 độ).
Màu sắc có: vang trắng, vang đỏ, vang hồng.
Theo cách thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5267.doc