Lời nói đầu 1
Chương 1: Những vấn đề về lí luận cơ bản về lao động, việc làm và kế hoạch giải quyết việc làm Khái niệm cơ bản về lao động và việc làm. 2
1.1 Khái niệm: 2
1.1.1 Nguồn nhân lực: 2
1.1.2 Nguồn lao động: 2
1.1.3 Kế hoạch nguồn lao động: 2
1.1.4 Lực lượng lao động : 2
1.1.5 Việc làm : 3
1.1.6 Thất nghiệp : 5
1.2 Vai trò của lao động và giải quyết việc làm. 7
1.3 Kế hoạch giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 8
1.3.1 Nội dung của kế hoạch giải quyết việc làm 8
1.3.2 Các giải pháp, chính sách nhằm khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả lao động. 11
Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện việc làm giai đoạn kế hoạch 5 năm (96-2000). 13
1 Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm 96-2000 13
1.1 Mục tiêu 13
1.1.1 Mục tiêu cơ bản 13
1.1.2 Với mục tiêu cụ thể 13
1.2 Phương hướng: 13
1.2.1 Đối với khu vực thành thị: 14
1.2.2 Đối với khu vực nông thôn: 15
1.3 Thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm trong kế hoạch (1996-2000) 16
1.3.1 Quy mô lực lượng lao động. 16
1.3.2 Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động : 17
1.3.3 Cơ cấu lực lượng lao động. 18
36 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hạch 5 năm (2001 - 2005 ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng 1 cách hợp lí.
Trong cơ chế tập trung, việc lưu chuyển sức lao động giữa các ngàng các địa phương được thực hiện theo sự khống chế trực tiếp của cấp trên bằng các chỉ tiêu cụ thể. Phương pháp này có những hạn chế: Đối với những người có sức lao động cũng rơi vào tình trạng không được lựa chọn nơi làm việc dẫn đến vị trí công việc không phù hợp làm giảm động lực của người lao động.
Đối với đơn vị có nhu cầu lao động không được lựa chọn chủ động tuyển dụng lao động dẫn đến việc sử dụng lao động kém hiệu quả.
Cung lao động lớn hơn cầu lao động làm cho động lực cạnh tranh bị giảm đi và tạo nên các hiện tượng giả tạo vừa thiêú hụt lại vừa ngưng đọng sức lao động.
Như vậy phương pháp kế hoạch hoá tập trung sức lao động đã gây ra sự mất cân đối trong bố trí, mất hiệu quả trong sử dụng. Cần thiết phải cải cách để xây dựng cơ chế mới lựu chuyển sức lao động.
Trong cơ ché mới, với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng lực lượng lao độngxã hội , mở rộng cơ chế tt trong lĩnh vực lao động và có sự tác độngmang tính điều tiết vĩ mô trong vấn đề khai thác và sử dụng nguồn lực.
Với những mục tiêu đó đòi hỏi chúng ta phải thực hiện các nd:
Thực hiện triệt để cơ chế ttld đó là các đơn vị kinh tế và người lao động thông qua ttld để thực hiện---của mình
Chính phủ thông qua các cơ quan quản lý điều tiết vĩ mô khai thác huy động sử dụng người lao động, phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện lập kế hoạch người lao động, sử dụng các chính sách vĩ mô như chính sách tiền lao động, đầu tư, chính sách đào tạo để khai thác và huy động 1 cách hợp lí. Trực tiếp quản lí và phân bổ 1 == lao động kế hoạchan hiếm gắn họ với 1 chế độ thù lao thích đáng.
2.Mỗi quan hệ kế hoạchh người lao động với hệ thống kế hoạch
kế hoạchhnld là một bộ phận trong hệ thống kế hoạchh phát triển kinh tế xã hội nó xác định quy mô cơ cấu chất lượng của bộ phận dân số cần có trong kinh tếkế hoạch, xây dựng 1 số chỉ tiêu xã hội của lao động như nhu cầu việc làm mới nvụ giải quyết việc làm, mức tăng thất nghiệp bình quân của người lao động đồng thời đưa ra các chính sách cần thiết nhằm khai thác, huy động và sử dụng 1 cách có hiệu quả nhất lực lượng lao động. Nếu đứng trên góc độ lao động là một yếu tố nguồn lực thì kế hoạch là kế hoạch biện pháp, là 1 yếu tố để thể hiện tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 1 căn cứ để lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Nếu đứng trên góc độ lao động là một yếu tố hiệu quả lợi ích thì kế hoạch nguồn lao động là kế hoạch mang tính mục tiêu, mang tính tính chủ động đặt các mục tiêu xã hội của lao động và yêu cầu kế hoạch tăng tổng kinh tế và kế hoạch khác giải quyết.
Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện việc làm giai đoạn kế hoạch 5 năm (96-2000).
Mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm 96-2000
Mục tiêu
Mục tiêu cơ bản
Mục tiêu cơ bản của chương trình việc làm đến năm 2000 là nhằm tạo việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người có khả năng lao động có yêu cầu việc làm, thực hiện các biện pháp trợ giúp người lao động nhanh chóng có được việc làm đầy đủ, có việc làm có hiệu quả hơn. Thông qua đó giải quyết hợp mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội .
Với mục tiêu cụ thể
Mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu người có chỗ làm việc, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000. Trong 4 năm, nền kinh tế phải tập trung phát triển để tạo mở 5 triệu chỗ việc làm mới, đào tạo và đào tạo lại nghề cho 4,5 triệu người, nâng tỉ lệ lao động qua đaơ tạo trong lực lượng lao động lên 2,2-2,5 triệu người vào năm 2000. Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người, cho vay vốn để giải quyết việc làm cho 925000 người.
Phương hướng:
Phương hướng cơ bản có tính chất chiến lược để thực hiện mục tiêu trên hướng tới việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta là thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổ chức lại toàn bộ lao động xã hội để phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế; kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ là chính phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các vùng kinh tế xã hội dân cư mới để gắn lao động với đất đai và tài nguyên của đất nước, đồng thời mở rộng sự nghiệp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phát triển việc làm ngoài nước. Tổ chức đào tạo đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có và phổ cập nghề nghiệp cho lao động xã hội, trước hết là cho thanh niên, nhằm hình thành đội ngũ lao động có cơ cấu, số lượng và chất lượng phù hợp với cấu trúc của hệ thống kinh tế mới và yêu cầu của thị trường lao động. Đa dạng hoá việc làm, trên cơ sơ đó mà đa dạng hoá thu nhập, phát triển các hình thức tố chức sản xuất kinh doanh phong phú và đa dạng trong mối quan hệ đan xen giưã các thành phần kinh tế (kinh tế quốc doanh,kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, hộ gia đình và kinh tế tư bản tư nhân); coi trọng khuyến khích các hình thức thu được nhiều lao động và phù hợp với quy luật phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Đối với khu vực thành thị:
Phương hướng rất quan trọng là phải gắn với chương trình phát triển các doanh nghiệp quy mô lớn, nhất là ở các địa bàn có điều kiện lập các kế khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh của nhà nước ở các vùng hoặc trên phạm vi cả nước, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tạo việc làm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với tính chất công việc thành thị. Theo hướng này, phải đặc biệt quan tâm đến đào tạo và hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thành thị ở trình độ cao, thông qua việc phát triển các trung tâm huấn luyện cao cấp ở một số địa bàn trọng điểm. Một hướng quan trọng khác là phải phát triền các lĩnh vực ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động và phù hợp với đặc điểm của lao động ở thành thị. Trong đó phát triển khu vực phi kết cấu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ là hướng cần được đặc biệt quan tâm. Đồng thời phải coi gia công xuất khẩu là một quốc sách; lợi dụng tối đa ưu thế của nước ta là lao động rẻ, dễ tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới lại có nguồn nguyên liệu trong nước, tại chỗ dồi dào. Vì vậy hướng phát triển gia công xuất khẩu là phải đa dạng hóa mặt hàng có công nghệ sử dụng được nhiều lao động như may mặc, da dày, gốm sứ và mở rộng thị trường nhất là thị trường ở các nước phát triển, trong đó coi trọng thị trường khu vực Châu á Thái Bình Dương. Phát triển các cơ sở dịch vụ công cộng và sự nghiệp nhà ở trong các thành phố, thị xã tạo ra nhiều việc làm cho thanh niên thành thị. Đặc biệt ở một số thành phố lớn (như Hà Nội, HCM) các khu công nghiệp tập trung (kể cả khu chế xuất). Khai thác tiềm năng kinh tế vùng ven thành phố thị xã, trong mối quan hệ và liên kết kinh tế giữa nội ngoại thành là hướng quan trọng tạo việc làm ho lao động ở thành thị, theo hướng này cần hình thành các vành đai cung cấp và tiêu thụ sản phẩm giừa thành thị và nông thôn, đồng thời chuyển những cơ sở sản xuất công nghiệp thích hợp từ nội thành ra ngoại thành, tạo ra những cụm kinh tế vệ tinh của các thành phố, thị xã. Mặt khác, hình thành hệ thống dịch vụ con thoi giữa nội, ngoại thành để giải quyết việc làm cho lao động thành thị.
Đối với khu vực nông thôn:
Để giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, từ nay đến năm 2000 phải làm thay đổi và chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm dần số hộ thuần nông, giải phóng đất đai, khắc phục tình trạng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người quá thấp như hiện nay. Đa dạng hoá ngành nghề, thực hiện người nào giỏi việc gì làm việc ấy, trên cơ sơ giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, đồng thời bằng cơ chế chính sách và luật pháp tập trung dần ruộng đất, tạo điều kiện cho các hộ gia đình có khả năng sản xuất kinh doanh nông sản hàng hoá. Đa dạng hoá việc làm và đa dạng hoá thu nhập phải trở thành hình thức phổ biến trong nông thôn, đặc biệt là phát triển mạnh mẽ chiến lược phi nông nghiệp, xí nghiệp nhỏ ở nông thôn.
Khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác tự nguyện ở quy mô trên hộ gia đình (Hợp tác liên gia đình...) đồng thời có chính sách và cơ chế khuyến khích những người có vốn kĩ thuật mở rộng hình thức sản xuất kinh doanh theo kiểu nông trại (với quy mô từ 10 đến 50 và hàng trăm hecta) ở các tỉnh miền trung, miền núi tây nguyên và Đông Nam bộ là hình thức tổ chức lao động, giải quyết việc làm có hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn nhưng cần ít vốn và hướng vào xuất khẩu, như xí nghiệp nhỏ ở nông thôn và công nghiệp gia đình, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao các làng nghề gắn liền với việc đô thị hoá nông thôn, hình thành các thị trấn thị tứ (đặc biệt là trên các trục giao thông ). Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn phải hướng vào những có khả năng thu hút được nhiều lao động. Từ nay đến năm 2000, phải khai thác thêm và sử dụng có hiệu quả 3 triệu hecta đất trống, đồi trọc, diện tích hoang hoá, thông qua các chương trình dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, khai thác các vùng Đông Nan Bộ, Tây Nguyên các dự án lấn biển, khai thác kinh tế biển và các đảo. Các hướng trên phải kết hợp với các dự án di dân, xây dựng các vùng kinh tế xã hội dân cư mới để phân bố lại lao động giữa các vùng và làm giảm sức ép về việc làm.
Thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm trong kế hoạch (1996-2000)
Từ kết quả suy rộng điều tra mẫu quốc gia từ lao động-việc làm hàng năm có thể khái quát môt số vấn đề cơ bản về thực trạng và xu hướng biến động lực lượng lao động cả nước giai đoạn 1996-2000 trên các đặc trưng chủ yếu sau:
Quy mô lực lượng lao động.
Tính đến ngày 01/7/2000 tổng lực lượng lao động cả nước có 38.643.089 người, so với kết quả điều tra tại thời điểm 1/7/1996 tăng bình quân hàng năm là 975.645 người, với tốc độ tăng 2.7%/năm,trong khi tốc độ tăng dân số hàng năm thời kì là 1.5%/năm. Năm 1996 tỉ lệ lao động chiếm trong tổng dân số nói chung là 48% đến năm 2000 là 50% bình quân mỗi năm tỉ lệ này gia tăng 0.4%.
Dưới đây là biểu về quy mô lượng lao đông cả nước năm 1996-2000
Chỉ tiêu
1996
(Người)
2000
(Người)
Tăng, giảm bình quân hàng năm 1996-2000
Tuyệt đối (Người)
Tương đối (%)
1. Tổng lực lưọng lao động
34.740.509
38.643.089
975.645
2.7
2. LLLĐ chia theo khu vực
- Thành thị
6.621.541
8.725.998
526.121
7.14
- Nông thôn
28.118.968
29.917.091
449.524
1.56
3. LLLĐ trong độ tuổi lao động
33.116.761
36.725.271
889.628
2.58
4. LLLĐ chia theo 3 nhóm
- LLLĐ trẻ (15-34 tuổi)
19.349.169
19.339.302
-13.717
-0.07
- LLLĐ trung niên (35-54 tuổi)
12.365.505
16.719.276
1.088.433
7.38
- LLLĐ cao tuổi (55 tuổi trở lên)
2.980.835
2.584.511
-99.081
-3.50
5. LLLĐ chia theo trình độ học vấn
- Chưa biết chữ
1.999.114
1.547.901
-112.810
-8.19
- Chưa tốt nghiệp cấp I
7.268.634
6.367.490
-225.221
-3.25
- Đã tốt nghiệp cấp I
9.652.627
11.317.132
416.125
4.06
- Đã tốt nghiệp cấp II
11.138.942
12.748.073
402.283
3.43
- Đã tốt nghiệp cấp III
4.681.462
6.662.193
495.258
9.22
6. LLLĐ chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
- Không có chuyên môn kỹ thuật
30.563.419
32.650.666
503.562
1.60
- Đã qua đào tạo (từ sơ cấp/học nghề trở lên0
4.104.090
5.992.423
472.033
9.92
+ Sơ cấp/học nghề/CNKT
1.955.404
2.019.746
165.835
7.59
+ Trung học chuyên nghiệp
1.342.515
1.870.136
131.905
8.64
+ Cao đẳng đại học trở lên
808.171
1.503.541
174.343
16.86
7. Cấu trúc đào tạo của LLLĐ đã qua đào tạo
+ Cao đẳng đại học trở lên
1
1
-
-
+ Trung học chuyên nghiệp
1.7
1.2
-
-
+ Sơ cấp/học nghề/CNKT
2.4
1.7
-
-
Bảng 1 Quy mô lực lượng lao động cả nước năm 1996-2000
Trình độ chuyên môn kĩ thuật của lực lượng lao động :
Năm 1996 lực lượng lao động khuvực thành thị chỉ chiếm 19.06% tổng lượng lao động cả nước,năm 2000 đã tăng lên 22.56%; trong khi tỉ lệ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm được từ 80.94% xuống còn 77.44%.
Những chuyển biến tích cực về trình độ học vấn của lực lượng lao động ở cả hai khuvực thành thị và nông thôn trong những năm qua đã, đang và sẽ tạo thêm thuận lợi mang tính nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo dậy nghề cũng như chuyển giao kĩ thuật, nâng cao trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm làm ăn tạo mở việc làm.
Lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp-học nghề trở nên tăng lên đáng kể cả về số lượng và tỉ lệ trong tổng lực lượng lao động. Năm 1996,tỉ lệ này là 11.81% đến năm 2000 tăng lên 15.51%. Bình quân hàng năm tăng thêm 472.083 người với tốc độ tăng 9.92%/năm. Trong đó tăng nhiều nhất và nhanh nhất là lao động được đào tạo ở trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên (174.343 người với tốc độ tăng 16.86%/năm),tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề/trên công nhân kĩ thuật (131.905 người với tốc độ tăng 7.58%; thấp nhất là tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp cũng tăng lên được hàng năm 131.905 người với tốc độ tăng 8.64%. ở các vùng lãnh thổ; khuvực thành thị, nông thôn, các tỉnh trọng điểm và nhiều tỉnh trong cả nước cũng diễn ra xu hướng tương tự.
Cơ cấu lực lượng lao động.
Chia theo nhóm ngành năm 2000 có sự chuyển dịch rõ rệt, so với năm 1996 theo hướng: giảm cả về số lượng và tỉ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp, tăng cả về số lượng và tỉ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 1996 có 23.601.918 người làm việc trong các ngành nông lâm, ngư (chiếm 69,80% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế), đến năm 2000 giảm xuống còn 22.669.907 người (chiếm 62.565); trong khi đó, lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 3.566.513 ngưòi (năm 1996) lên 4.743.705 người (năm2000) với tỉ lệ tăng từ 10.55% lên 13.15%; lao động làm viêc trong các ngành dịch vụ cũng tăng nhanh cả về số lượng và tỉ lệ (từ 6.643.564 người lên 8.791.950 người và từ 19.65% lên 24,29%).
Mặc dù qui mô và cơ cấu lực lượng lao động hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu phát triển khi chuyển sang giai đoạn mới nhưng qua kết quả điều tra đã khẳng định thực tế là giai đoạn năm 1996-2000 đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong việc kiềm chế tốc độ gia tăng, nâng cao chất lượng, chuyển dịch cơ cấu của lực lượng lao động, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó cũng chính là động lực để thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển việc làm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, xã hội giai đoạn 2001-2005.
Hiện trạng cầu việc làm ở việt nam.
Nước ta là một nước nông nghiệp nghèo,có dân số đông với tốc tăng còn cao, nguồn lao động dồi dào, năng suất lao động thấp, cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động bởi vậy trong nền kinh tế luôn duy trì lực lượng lao động dư thừa dưới nhiều hình thức, tình trạng thiếu việc làm là phổ biến.
Năm 2000 tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6.42%, còn ở nông thôn tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động chỉ là 76.58%. Đây là vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn có nguy cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội về lâu dài, vậy cần phải có giải pháp như thế nào để tăng cầu lao động ở nước ta. Trước hết chúng ta xem xét hiện trạng và xu hướng thay đổi việc làm trong những năm gần đây.
Biểu về số người đủ 15 tuổi trở lên có viêc làm thường xuyên
trong thời kì 1996-2001
Các tiêu chí
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng số
33978
34352
34801
35679
36205
37677
Trong đó
1. Theo nhóm ngành
1.1 Nông, lâm, ngư nghiệp
23431
22589
23018
22861
22670
22813
1.2 Xây dựng, công nghiệp
3698
4170
4049
4435
4744
5428
1.3 Dịch vụ
6849
7593
77344
8382
8791
8426
2. Theo thành phần kinh tế
2.1 Nhà nước
2973
3094
3533
3606
3644
3769
2.2 Ngoài nhà nước
31005
31128
31083
31884
32343
33651
2.3 Có vốn đầu tư nước ngoài
-
130
184
190
218
354
Theo các số liệu trong biểu trên chúng ta thấy rằng số người có việc làm thường xuyên tăng lên liên tục trong thời kì 1996-2001, mỗi năm trung bình tăng gần 740.000. Trong đó năm tăng nhièu nhất là năm 2001 so với 2000 với số tuyệt đối là 1.472.000, và năm tăng ít nhất là 1998 so với 1997 với số người là 449.000.
Xu hướng thay đổi như trên phần nào được phản ánh qua sự thay đổi cơ cấu việc làm theo hai nhóm tiêu chí phân loại của biểu trên. Trước hết số việc làm trong nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi 618.000 (trong khi dân số, nguồn lao động ở khu vực nông thôn trong thời kì này không hề giảm đi về số tuyệt đối). Đối với nhóm ngành xây dựng và công nghiệp xu hướng thay đổi là tích cực, số việc làm đã tăng liên tục trung bình mỗi năm tăng 346.000 viẹc làm. Đối với nhóm ngành dịch vụ xu hướng thay đổi cũng tích cực tương tự như trong xây dựng và công nghiêp, số tuyệt đối việc làm tăng trung bình mỗi năm kế hoạchoảng 320.000 người. Xét về tổng thể cơ cấu việc làm trong thời kì này năm 1996 tổng số việc làm là 100% thì các nhóm ngành sẽ là: nông, lâm, ngư nghiệp là 69%, xây dựng và công nghiệp là 10.9% còn dịch vụ là 20.1%. Năm 2000 số % tương ứng là 60.5%, 14.4%và 25,1%. Như vậy tỉ trọng việc làm trong nông, lâm ngư nghiệp đã giảm đi 8,5%, tương ứng với số việc làm tăng lên trong xây dựng và dịch vụ trong thời kì 5 năm 1996-2001.
Đối với cơ cấu việc làm theo thành phần kinh tế chúng ta they xu hướng tăng trong cả ba nhóm: nhà nước, ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Trung bình mỗi năm tăng thêm 159.000, ngoài nhà nước tăng 510.000 và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 56.000 việc làm.
Nếu so sánh về tốc độ tăng việc làm trung bình năm, thì thứ tự là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhanh nhất (43%) sau đó đến nhà nước (5.35%) và ngoài nhà nước (1,64%)
Những hạn chế.
Thứ nhất: Dân số trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ là bất lợi về kinh tế, do bình quân số người phải nuôi dưỡng (trẻ em) trên một lao động cao hơn các nước khác, gây trở ngại trong việc giải quyết việc làm và làm quá tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng như các dịch vụ xã hội khác.
Thứ hai: Số dân trong độ tuổi lao động ở Việt Nam vẫn đang có xu hướng tăng. Theo dự báo, năm 2000 chiếm khoảng 55% đến năm 2005 chiếm khoảng 50.1% và năm 2010 chiếm khoảng 60,7% dân số, làm cho sức ép về việc làm càng trở nên gay gắt.
Thứ ba: Tỉ lệ lao động qua đào tạo rất thấp năm 1998 tỉ lệ này là 17,8%, phần lớn làm việc ở cơ quan trung ương (94.4%): trongcác doanh nghiệp số lao động có trình độ cao đẳng trở nên chỉ chiếm 32% (con số này ở Hàn Quốc 48%, Nhật bản là 64.4%, Thái lan là 58.2%). ở nông thôn, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 10%, trong đó đào tạo nghề chiếm 0.44%. Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kĩ thuật rất bất hợp lí. Hiện nay là 1-1,6-3,6 (trong khi đó ở các nước khác tỉ lệ này thường là 1-4-10). Còn theo đánh giá của tổ chức BARI về sức mạnh cạnh tranh của lao động theo thang điểm 100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lí, 20 điểm về năng suât lao động, 40 điểm về thái độ lao động, 16 điểm về kĩ năng lao động và 32 điểm về chất lượng lao động. So với 59 nước thì Việt Nam đứng thứ 48.
Thứ tư: Tuy lao động cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật và công nghệ, có khả năng sáng tạo, song tính kỉ luật còn yếu tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp (40 điểm/100 điểm như đã thể hiện).
Thứ năm: Tuy nhiên so với yêu cầu của đội ngũ đã qua đào tạo nói chung lực lượng lao động hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, trong đó đáng chú ý nhất là :
Sự phân bố lực lượng đã qua đào tạo từ sơ cấp/học nghề trở lên cũng như từ công nhân kĩ thuật có bằng trở lên chủ yếu tập trung ở khu thành thị, đặc biệt là các khu đô thị trọng điểm. Lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 77.44% nhưng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp dạy nghề trở lên chỉ chiếm 46.26% trong tổng số lao động đã qua đào tạo của cả nước; với lao động có trình độ từ công nhân kĩ thuật có bằng trở lên tỷ lệ chỉ có 40.96%. Hiện nay, trong số lực lượng lao động ở nông thôn cứ 100 người thì có 9 người có trình độ từ sơ cấp/ học nghề trở lên; trong đó có khoảng 6 người có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở nên; ở thành thị thì tương quan này là 37 người và 31 người gấp từ 4-5 lần so với nông thôn.
Nguyên nhân của hạn chế.
Những nguyên nhân hạn chế của cầu lao động.
Những hạn chế đối với cầu lao động ở Việt Nam có thể do những nguyên nhân sau
Thứ nhất: Phần lớn nguồn lao động nằm ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên do diện tích của đất canh tác bình quân đầu người thấp, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp chậm. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, mức đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế cho nên tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, biểu hiện cụ thể là tỷ lệ thời gian lao động đuợc sử dụng của lực lượng lao động không cao năm 2000 chỉ đạt 74.19%.
Thứ hai: Khuvực ngoài quốc doanh, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình và cá doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi có nhiều khả năng tạo việc làm vì những ưư thế về quy mô và chi phí thấp để tạo ra một chỗ việc làm, tính năng động và lợi ích trực tiếp của lao động phù hợp với chất lượng lực lượng lao động và trình độ quản lí. Tuy nhiên khu vực này cũng đang đối đầu với các khó khăn trong điều kiện mở cửa và hội nhập, sản phẩm kém tính cạnh tranh do chất lượng không cao, ngoài ra môi trường kinh doanh chưa ổn định, còn nhiều rủi ro, thiếu thông tin thiếu sự hỗ trợ, hạn chế về vốn.
Thứ ba: Khu vực nhà nước cũng đang gặp thách thức không nhỏ. Nhiệm vụ và yêu cầu cải cách bộ máy quản lí và thủ tục hành chính đòi hỏi phải tinh giảm biên chế. Sắp xếp lại số biên chế hiện có, hạn chế nhận thêm lao động mới. Các doanh nghiệp Nhà nước mặc dù có nhiều khoản đầu tư và chính sách hỗ trợ cũng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trước yêu cầu nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh, chống độc quyền, do đó cơ hội tạo thêm việc làm là rất hạn hẹp. Hơn thế nữa tình trạng dư thừa lao động tại các doanh nghiệp nhà nước cũng đang là vấn đề đáng quan tâm với tỉ lệ lao động dôi dư năm 1999 lên tới 9%.
Thứ tư: Khuvực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khá cao, khoảng 17%, tuy nhiên tỷ trọng trong GDP còn thấp, hơn nữa phần lớn tập trung vào những ngành công nghiệp nặng, dầu khí, bất động sản, đó là những ngành cần nhiều vốn, có hệ số bảo hộ cao, bởi vậy khả năng thu hút lao động không nhiều. Sau nữa phải kể đến chất lượng lao động của nước ta còn yếu kém, trình độ tay nghề thấp không phù hợp với yêu cầu. Tỷ lệ lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn cao, chiếm khoảng 90% lực lượng lao động, đặc biệt là nông thôn, vùng sâu vùng xa.
Chương3: Những giải pháp cơ bản giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 ở việt nam.
Hiện trạng kinh tế, xã hội ở nước ta cùng bối cảnh quốc tế tạo nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi đan xen vói những thách thức và khó khăn cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có những mục tiêu và phương hướng phát triển trong thời gian tới, trước mắt là thời kì 2001-2005.
Mục tiêu và phương hướng của kế hoạch giải quyết việc làm thời kì 20002-2005.
Mục tiêu.
Mỗi năm tạo thêm 1.3-1.4 triệu việc làm mới, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005.
Để đạt được mục tiêu trên, trong 5 năm cần phấn đấu đạt được các chỉ tiêu sau:
Tập trung phát triển kinh tế xã hội duy trì tỉ lệ tăng GDP hàng năm không dưới 7% để tạo ra 5.0-5.5 triệu chỗ làm việc mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp xuống 55% công nghiệp và xây dựng 21%, dịch vụ 27% vào năm 2005.
Đào tạo và đào tạo lại nghề cho 5-5.5 triệu người nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 30% vào năm 2005.
Trong đó các hoạt động hỗ trợ trực tiếp của chương trình việc làm sẽ tổ chức dạy nghề và bổ túc nghề gắn với việc làm cho 1.5-1.6 triệu người ; Đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cao năng lực và hiện đại hoá các trung tâm dịch vụ việc làm ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và hệ thống cơ sở vệ tinh để cung cấp các dịch tư vấn, giới thiệu và chắp nối việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm, ngưòi muốn chuyển việc đã đăng ký tại trung tâm với người sử dụng lao động.
Phương hướng.
Thực hiện sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tích cực với những nét đặc trưng chủ yếu sau:
-Tăng nhanh tỷ trọng của các khu công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp nhằm tạo cơ cấu của một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới và thu hút ngày càng nhiêu lực lượng lao động.
-Thúc đẩy quá trình đô thị quá trình đô thị hoá nông thôn làm cơ sở cho việc đẩy nhanh hiệu quả quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động ở nông thôn. Nhà nước kích thích quá trình này bằng cách hỗ trợ xây dựng các công trình cấu trúc hạ tầng như cấp điện, giao thông, thông tin liên lạc, các trung tâm thương mại dịch vụKhuyến khích dân cư n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV424.doc