MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lí do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
3. Mục đích nghiên cứu . 3
3.1. Mục đích nghiên cứu . 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu . 3
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . 3
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu . 4
5. Phương pháp nghiên cứu . 4
6. Đóng góp của luận văn . 4
7. Cấu trúc luận văn . 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN . 5
1.1. Nguyễn Tuân và thể ký . 5
1.2. Giới thiệu một số thuật ngữ có liên quan trực tiếp tới đề tài . 10
1.2.1. Ký . 10
1.2.2. Nhịp điệu . 16
1.2.2.1. Nhịp điệu là gì? . 16
1.2.2.2. Nhịp văn xuôi và nhịp trong văn xuôi Việt Nam . 18
1.2.2.3. Nhịp điệu với nhạc tính và hình tượng trong văn xuôi . 26
1.2.3. Một số phương thức chính thường gặp trong văn xuôi có nhịp . 30
1.2.3.1. Lặp Ngữ âm. 31
1.2.3.2. Lặp Từ vựng . 32
1.2.3.3. Lặp Cú pháp . 34
1.2.3.4. Phép Đối . 38
1.2.3.5. Cấu trúc Sóng đôi . 39
1.2.3.6. Câu đơn Đặc biệt . 40
1.2.3.7. Trường cú . 42
Chương 2. NGUYỄN TUÂN TẠO NHỊP CHO KÝ . 45
2.1. Nhận xét chung . 45
2.2. Ví dụ minh họa . 48
2.2.1. Lặp Ngữ âm . 48
2.2.2. Lặp Từ vựng . 49
2.2.3. Lặp Cú pháp . 49
2.2.4. Phép đối . 50
2.2.5. Cấu trúc sóng đôi . 50
2.2.6. Câu đơn Đặc biệt . 51
2.2.7. Trường cú . 51
2.3. Nhận xét bước đầu về cách tạo nhịp của Nguyễn Tuân trong ký . 52
2.4. Tiểu kết . 57
Chương 3. TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NHỊP ĐIỆU TRONG KÝ
NGUYỄN TUÂN . 58
3.1. Tăng cường tiết nhịp nhằm gây ấn tượng nhạc điệu . 58
3.2. Tăng cường tiết nhịp nhằm liên kết chặt văn bản . 63
3.3. Tăng cường tiết nhịp nhằm nhấn mạnh chủ đề . 71
3.4. Tiểu kết . 77
KẾT LUẬN . 78
DANH MỤC TÁC GIẢ, TÁC PHẨM . 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 81
PHỤ LỤC. 84
148 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2668 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng sẵn bên đường như một buổi liên hoan đón khách quý vào thăm khu
tự trị. Không phải là cưỡi ngựa xem hoa mà là ngồi com măng ca mà xem
hoa, ngồi bên cái máy nổ vận tải mà xuyên qua dặm hoa ban, cái xe hiện tại
đi qua cả một thiên tình sử cũ của người Thái vẫn còn lưu lại một chút hương
mát mát xa xa".
(Nhật ký lên Mèo)
Ba đoạn văn trên với độ dài khác nhau nhưng đều có sự liên kết với
nhau là bởi chúng cũng viết về hoa ban - một loài hoa đặc trưng của Tây Bắc.
Sở dĩ, chúng ta có thể nhận diện được điều đó chính là nhờ phép lặp Từ vựng
được Nguyễn Tuân sử dụng ở cả ba đoạn trên. Như vậy rõ ràng nhịp điệu văn
xuôi có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra sự liên kết chủ đề giữa các đoạn
trong một bài ký.
Hay trong bài Cây tre bạn đƣờng, nhờ có phép lặp từ "tre " mà các
đoạn văn Nguyễn Tuân viết đều có được sự gắn bó mật thiết với nhau là cùng
nói về những chiến công mà cây tre có được trong trường kỳ dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta:
"Truyền thuyết về Thánh Gióng đời Hùng Vương đánh giặc Ân xâm
phạm vào đất Văn Lang cũ, nói đến những võ khí bằng sắt của Thánh Gióng.
Ngựa sắt còn là một vật rất hiếm trong đời sống dân tộc. Thánh Gióng xông
vào trại giặc nhưng cái roi sắt đã gãy. Thánh Gióng phi ngựa tìm võ khí thuận
tay quờ luôn những bụi tre sẵn có trên chiến trường. Trong tay người tướng
giỏi, những bụi tre đã trở nên những võ khí rất lợi hại quật tan quân giặc.
Những chỗ tre nhổ bật cả bụi ấy sau này mọc lên một giống tre quý mình vàng
chỉ xanh thẳng gọn như kẻ, thường gọi là tre Ngà. Cây tre Việt Nam chứng tỏ
khả năng chống địch từ đó, cây tre có truyền thống chiến đấu của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Vua Quang Trung đánh tan giặc xâm lăng nhà Thanh, lúc tiến quân
qua đèo Ba Dội, cây tre đã có mặt trong cuộc hành quân, đã biến mình
thành ra một cây đàn,thành ra những sợi dây trống quân, đã biến mình vào
âm thanh, nhịp điệu dây thừng tre đã thúc đẩy ba quân ào ào như nước
chảy ra Bắc Hà.
Cho đến lúc tây sang chiếm nước ta, muốn bình định xứ này, trong
phong trào Văn thân ái quốc chống Pháp, cây tre đã dự phần vào những trận
oanh liệt như trận Ba Đình. Tường thành đắp bằng bùn nhão chế ngự đạn sắt
đạn đồng của xâm lăng. Nhưng phải có những sọt tre đan đựng đất phải có
cọc tre làm nòng cốt cho tường thành Ba Đình.
Những Mũi tên tre tẩm thuốc độc của anh chị em Ba Na, Gia Lai bắn
vào bộ máy đô hộ của Pháp càng làm cho chúng ta nhớ lại các tiếng tre trầm
hùng của cây đàn tre ống của các dân tộc Tây Nguyên anh dũng bất khuất ".
Bốn đoạn văn có dung lượng khác nhau nhưng cùng hướng về một chủ
đề là tác dụng của cây tre. Như vậy chính nhờ phép lặp, từ vựng mà các đoạn
văn đã có sự gắn bó, liên kết mật thiết với nhau.
Nếu phép lặp là phương thức liên kết góp phần tạo ra sự liên kết giữa
các đoạn văn thì phép đối là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng
trong kết ngôn một ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) có ý nghĩa đối lập với một ngữ
đoạn nào đó có ở chủ ngôn. Có nghĩa là phép đối được dùng với mục đích
liên kết các câu văn trong một đoạn văn. Đây cũng là một biện pháp được
Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều trong các bài ký của mình. Như trong bài ký
Giữa hai xuân có đoạn sau:
"Chân đèo Cả. Hai ngôi quán đối diện. Một quán lấy tên là Hồng
Quân. Ngoài ý định của chủ quán, xế cửa, quán đối diện tự nhiên thành ngay
cái tên là Quán Phát Xít. Đồ ăn quán ấy trở lên rất thơm ngon. Anh em cán
bộ lui tới quán Hồng Quân. Một bên đông khách. Một bên vắng khách. Đáng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
chú ý là hai chủ quán gặp nhau là cười và vui vẻ nhất là những khi Hồng
quân đông khách thì người bên hàng vắng lại chạy sang giúp".
Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phép đối, đó là cặp đối:
Quán Hồng quân >< Quán Phát xít
Một bên đông khách >< Một bên vắng khách
Rõ ràng chúng ta có thể nhận thấy độ liên kết của kiểu đối này rất
mạnh: Không chỉ khi đọc đến đối tố người đọc mới nhớ đến chủ tố mà ngay
cả khi mới chỉ đọc đến chủ tố người đọc cũng đã có thể nghĩ đến đối tố rồi.
Các câu văn trong đoạn văn trên có được sự gắn bó liên hệ chặt chẽ với nhau
cũng chính là nhờ sử dụng phép đối mà cụ thể ở đây là đối trái nghĩa.
Theo số liệu thống kê của Nguyễn Khắc Hùng trong luận văn tốt
nghiệp khoa Ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1981, tìm hiểu phép đối
trong văn bản tiếng Việt, thì đối trái nghĩa là kiểu đối được sử dụng nhiều
nhất chiếm 37% và văn bản ký là loại văn bản sử dụng phép đối nhiều nhất
với 32%. Qua đó, chúng ta có thể nhận thấy phép đối là phương thức liên kết
thích hợp cho những loại văn bản có phong cách gọt giữa, đòi hỏi sự truyền
cảm hoặc sức thuyết phục đối với người đọc. Chính vì vậy mà nó xuất hiện
trong ký và chính luận nhiều hơn.
Trong mười ba tác phẩm ký của Nguyễn Tuân mà chúng tôi tiến hành
khảo sát thì ở bài ký nào, ông cũng đều sử dụng phép đối nhằm tạo ra sự liên
kết của các câu trong một đoạn văn.
Ví dụ trong Suối quặng có đoạn sau:
"Nhưng ngày nay thì suối mơ của người địa chất thường có những
phút những quãng thật là suối nhộn. Một nhóm năm ba người vừa lội, vừa
khảo đá, vừa ghi sổ, vừa đánh dấu các mẫu quặng. Bỗng lòng suối vắng bật
lên tiếng người reo to. Rồi í ới gọi nhau. Ấy là một ngày vui trên suối phát
hiện được quặng quý trong lòng con suối và quên hẳn đi cái chuyện nước đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
ăn chân mình từ lâu rồi. Nhưng cũng có những đêm dòng suối lặng đen lại vô
hồi đồng vọng lại những tiếng hú của tổ viên địa chất lạc đội lạc đường đang
giơ cao tàn đuốc tìm nhau".
Đoạn văn trên, Nguyễn Tuân đã sử dụng cặp đối:
Suối nhộn >< dòng suối lặng đen lại
Tiếng người reo to >< tiếng hú của tổ viên địa chất lạc đội lạc đường.
Như vậy câu cuối của đoạn văn trên chính là sự đối lập với năm câu
trước đó. Chính nhờ sự đối lập này mà đoạn có thêm sự chặt chẽ, tăng tính
thuyết phục cho người đọc. Đồng thời nó diễn tả được một cách đầy đủ nhất
những khó khăn, vất vả mà người địa chất phải trải qua. Công việc tìm quặng
không hề đơn giản chút nào và không phải lúc nào cũng gặp may mắn. Đoạn
văn cũng diễn tả niềm hân hoan, hạnh phúc của những người địa chất trong
"một ngày vui trên suối".
Chúng ta có thể nhận thấy chính nhờ có các phương thức tạo nhịp mà
nhịp điệu văn xuôi đã tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn
văn. Qua đó, nó chuyển tải được nội dung mà tác giả gửi gắm.
Ngoài ra trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân còn sử dụng biện
pháp tu từ cú pháp Cấu trúc Sóng đôi. Cấu trúc Sóng đôi được sử dụng rộng
rãi trong văn bản nghệ thuật, đặc biệt là trong văn bản ký với mục đích tạo ra
sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong một câu văn, một đoạn văn.
Chẳng hạn trong Tình chiến dịch có đoạn:
"Lần này có bố trí ở đây một là vì có đoàn xe công - voa sắp đi. Hai là
vì nó cũng định rình mình nữa. Nguyên tắc của đơn vị sang đóng bên này là
lại sắp sang đường về là phải tuyệt đối giữ bí mật thành ra anh em trinh sát
cứ phải bám xiết nó. Nó rút là mình lại vượt ngay cùng giả lắm thì mới đánh".
Chúng ta nhận thấy, Cấu trúc Sóng đôi đã góp phần gắn bó các câu
trong đoạn văn trên thành một khối chặt chẽ. Các bộ phận được lặp lại thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
chứa đựng chủ đề chính mà tác giả muốn thu hút sự chú ý của người đọc, góp
phần phản ánh sự phong phú bề bộn trong suy nghĩ và tình cảm của người
viết. Sự bố trí giống nhau của các yếu tố không chỉ góp phần tạo dựng một
tiết tấu nhất định mà còn lập nên những mối tương liên ngữ nghĩa giữa các
yếu tố trong một đoạn văn là các yếu tố một đứng ở ngoài ngữ cảnh đó thì
không thể có nhưng mối liên hệ ngữ nghĩa.
Ở một bài ký khác Nguyễn Tuân viết:
"Trong cái man mát lạnh buổi mai huyền ảo, đi lại nhưng cái bóng cô
Thái dong dỏng, áo chẹt hông, xiêm chấm gót và mét xiêm sóng lên cái đường
viền đủ màu sắc cầu vồng. Bốc lên một mùi ngát đượm nước hoa Liên Xô vừa
mua ở cửa hàng mậu dịch. Hàng cây buồn ngủ vẫn còn ngái ngủ, lá vẫn cụp
lại, mặc dầu chợ và phố đã tấp lập. Người ta nhắc lại những cái ồn ào vỡ chợ
của hồi chưa giải phóng".
(Phố núi).
Đoạn văn trên Nguyễn sử dụng phương thức Cấu trúc Sóng đôi bộ phận
tức là sự lặp lại một bộ phận trong câu nhằm tạo ra sự liên kết, gắn bó giữa
các bộ phận trong câu đồng thời diễn tả cuộc sống của những con người Điện
Biên qua hình ảnh của những cô gái Thái với vẻ đẹp tràn đầy sức sống.
Không chỉ tạo ra sự liên kết giữa các bộ phận trong một câu, giữa các
câu trong một đoạn văn, giữa các đoạn văn với nhau mà nhịp điệu còn tạo ra
sự liên kết trong toàn bài văn. Đó là sự liên kết về chủ đề và hình tượng trong
mỗi bài ký.
Ví dụ trong Nhật ký lên Mèo, hình ảnh của những người Mèo được lặp
lại ở giữa và cuối tác phẩm đã khắc họa nổi bật cuộc sống và con người nơi
đây. Mở đầu bài ký Nguyễn Tuân viết:
"Cuộc sống Tây Bắc ở một nơi địa đầu, ở xã vùng cao tại một khu vực
biên giới, khó mà thuần nhất được. Nhất là ở chỗ biên giới Lào đó. Vùng này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
toàn người Mèo. Mèo Việt Nam, Mèo Ai Lao. Lúc họ đi, lúc họ về. Một đôi
khi, lại kèm một vài người lạ mặt. Có khi chỉ ngồi chờ ngoài bãi cỏ gianh.
Hôm nay người ấy đi rồi mai rồi mốt người ấy lại về. Và ngược lại. Cuộc
sống là một cái gì phức tạp, chỗ biên giới lại càng ít sự giản đơn. Chân người
đó ở đất Việt Nam, lòng họ cũng ở Việt Nam, những nương ngô của họ những
cái lều canh nương ngô lại ở cái núi bên kia".
Ở đoạn mở đầu này, tác giả đã giới thiệu chủ đề của bài ký là về cuộc
sống của người Mèo ở Tây Bắc và về con người nơi đây. Hình tượng nhân vật
nổi bật trong đoạn văn trên chính là người Mèo. Họ sống cuộc sống nay đây
mai đó. Ở đây Mèo Việt Nam và Mèo Ai Lao cùng chung sống. Chính vì vậy
cuộc sống ấy không hề đơn giản chút nào. Thế nhưng những người Mèo ở đây
họ sống rất tình cảm thông qua hình ảnh gia đình bà cụ Mèo Cho Thóc Giống.
Họ rất hiếu khách và tốt bụng.
Nhịp hình tượng về những người Mèo ấy lại được lặp lại ở giữa bài ký
qua câu chuyện của đồng chí N...- cán bộ của tỉnh ủy bí mật.
"Hồi địch hậu gian khổ, người Mèo cơ sở vùng này rất thương cán bộ
chỉ thấp thỏm nó tập trung nhân dân không ai đi liên lạc với cán bộ, cán bộ sẽ
đói mất. Họ bèn tự phát góp ngô, mỗi gia đình một ít, góp lại được ba tạ ngô
và tìm hang bí mật cho cán bộ đem cất đi, đề phòng những chuyển biến khó
khăn của tình hình. Cẩn thận hơn nữa người Mèo lại đốt lứa rang sẵn ngô.
Ngô rang rồi, cất hang bem, không còn sợ mọt không sợ hơi ẩm mọc mầm".
Như vậy nhịp điệu có vai trò vô cùng quan trọng, nó là sợi dây liên kết
chủ đề, hình tượng của tác phẩm. Hình tượng người Mèo chân chất, thật thà,
hiền lành và rất tốt là hình tượng được Nguyễn Tuân khắc họa rõ rệt qua Nhật
ký lên Mèo. Chính bởi vậy, người Mèo đã để lại ấn tượng sâu đậm với những
ai đã từng đến nơi đây nói chung và với Nguyễn Tuân nói riêng. Để rồi cuối
tác phẩm, hình ảnh đôi mắt thăm thẳm xanh lắm của cô gái Mèo Mùơ vẫn ám
ảnh "tôi" về tận thủ đô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
"Tôi trở về thủ đô đường bằng mà càng thấy nhớ mây Mèo. Giữa Hà
Nội, thật khó tìm ra cái cảnh mây chiều mây sớm xô cửa mà vào giữa nhà
mình. Thấy nhớ nhớ cái đôi mắt cô bé Muờ hút heo cái dốc núi hôm nào,
đôi mắt thăm thẳm xanh lắc như cái lối nhìn của người lính thủy bói sóng
chân trời. Hà Nội quay tít cù đèn hàng vạn hàng vạn xe đạp booc tê nhau.
Sau lưng người trai đạp nhanh, cánh tay đàn bà mặc áo ve sầu đang đan
len ngay sau yên xe".
Chúng ta thường nghĩ rằng cơ sở của nhịp điệu vốn đặt trên cơ sở của
lời tức ngôn từ. Nhưng chúng ta cũng thường nói, nhịp điệu của văn bản nghệ
thuật là nhịp điệu của tâm hồn. Vậy nếu chỉ chú ý tới sự luân phiên đều đặn
của các yếu tố ngôn từ thì ta chưa thể bao quát được hết bản chất của nhịp
điệu. Vì thế nhịp điệu còn được thể hiện ở cấp độ lớn hơn đó là cấp độ hình
tượng. Điều này Nguyễn Tuân đã thực hiện rất thành công trong các tác phẩm
của mình. Chính nhịp điệu văn xuôi đã tạo ra sự liên kết hình tượng. Qua đó,
bài ký luôn có được sự thống nhất về nội dung, sự hoàn chỉnh về hình thức.
Đã là nhịp thì phải có sự luân phiên đều đặn các yếu tố cùng loại để vừa phân
chia, vừa tổng hợp hiệu quả thẩm mỹ. Không chỉ tạo ra sự liên kết về hình
tượng mà nhịp điệu văn xuôi còn tạo ra sự liên kết về chủ đề. Trong mười tác
phẩm ký mà chúng tôi tìm hiểu, thì có bốn tác phẩm viết về Tây Bắc, bốn tác
phẩm viết về chiến tranh và hòa bình, hai tác phẩm viết về thiên nhiên, sự vật.
Như vậy, nhịp văn xuôi không chỉ tạo ra sự liên kết về chủ đề trong mỗi tác
phẩm mà nó còn tạo ra sự liên kết giữa chủ đề, đề tài trong các tác phẩm.
Trong mỗi tác phẩm đều chứa đựng một đề tài và trong một đề tài ấy nó lại có
nhiều chủ đề khác nhau. Ví dụ viết về đề tài Tây Bắc, Đƣờng lên Tây Bắc,
Nguyễn Tuân không chỉ nói riêng về chủ đề Tây Bắc với các địa danh được
nhắc đến trong bài ký mà bên cạnh ấy còn là cuộc sống giữa quá khứ và hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
tại của con người nơi đây, sự vươn dậy của mảnh đất Tây Bắc sau những tàn
phá ác liệt của bom đạn, của chiến tranh.
Vậy là, các chủ đề ấy được liên kết gắn bó với nhau trong một đề tài
lớn chính là nhờ nhịp điệu văn xuôi.
3.3. Tăng cƣờng tiết nhịp nhằm nhấn mạnh chủ đề
Mỗi tác phẩm văn học đều có những chủ đề khác nhau. Nhịp điệu văn
xuôi ngoài tác dụng liên kết chủ đề, nó còn nhấn mạnh chủ đề thông qua việc
sử dụng phép lặp từ vựng, lặp cú pháp và lặp ngữ âm. Lặp từ vựng chính là
điệp từ, điệp ngữ. Tác dụng của chúng là nhấn mạnh vấn đề nói đến trong tất
cả các loại văn bản. Văn bản ký cũng vậy. Trong các bài ký của Nguyễn
Tuân, phép lặp nói chung và lặp từ vựng nói riêng là biện pháp ông sử dụng
rất nhiều, hầu như trong mỗi trang văn đều chứa đựng yếu tố lặp. Nhịp điệu là
sự lặp lại có quy luật những thành tố, đơn vị đồng nhất và tương tự nhau sau
những khoảng đều nhau trong không gian hoặc trong thời gian. Vậy điệp từ,
điệp ngữ do phép lặp tạo ra chính là nhịp điệu văn xuôi.
Ví dụ khi viết về cây tre, Nguyễn Tuân muốn nhấn mạnh sự gần gũi
của cây tre với mọi người ông đã viết:
"Trong sự phát triển của dân tộc qua các thời đại, dân tộc ta đặt bước
đến đâu thì ở đấy có bóng dáng anh bạn. Chỗ nào có bóng cây tre, chỗ nào
có bóng người nông dân và có trai, có làng, có xóm Việt Nam. Từ Nam Quan
đến Cà Mau, từ rừng sâu, qua đồng ruộng bát ngát mênh mông, cho ra đến
biển cả, bất cứ chỗ nào cũng có cây tre rườm rà bóng".
(Cây tre bạn đƣờng)
Cây tre có thể xuất hiện ở mọi nơi, chỗ nào có bóng dáng của con
người thì ở đấy có cây tre. Vì vậy, nó đã trở thành người bạn thân thiết gần
gũi với mọi người dân Việt Nam. Và nó được Nguyễn Tuân gọi bằng cái tên
trìu mến "anh bạn chí thân".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Trong đoạn văn trên, với ba câu văn nhưng từ "có" xuất hiện đến bẩy
lần riêng câu thứ hai với 22 âm tiết nhưng có sáu từ "có". Điều đó khẳng
định sự có mặt của cây tre ở khắp mọi nẻo đường quê trên đất nước Việt
Nam. Cây trở thành người bạn thân thiết, gần gũi với con người, dù đó là
miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì cây tre vẫn là chiếc gậy tầm vông
trong những ngày kháng chiến ác liệt, vẫn chịu đựng cái khí hậu vừa nóng
vừa ẩm, cũng chịu cái nắng cái mưa của thời tiết và càng thâm nhập vào đời
sống của con người.
Như vậy, nhịp điệu góp phần đắc lực và tích cực vào việc phấn mạnh
chủ đề của tác phẩm. Trần Ngọc Thêm khẳng định: "Ở bất kỳ chuỗi câu nào,
nếu hai câu có chứa từ được lặp lại thì chắc hẳn là chúng bàn về cùng một
chủ đề" [29,tr.88].
Qua đó chúng ta có thể nhận thấy lặp từ vựng là một dạng thức liên kết
dùng để nhấn mạnh chủ đề của văn bản. Còn trong Đƣờng vui hình ảnh con
đường là chủ đề mà Nguyễn Tuân muốn nhấn mạnh. Ông viết:
"Sau toàn quốc kháng chiến, trong vô số hình ảnh quanh ta thì hình
ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta trí ta nhiều nhất.
Cong đường đã là một sự. Con đường quốc lộ chiến sự, con đường tản cư của
dân chúng tìm an toàn khu và những con đường mặt lộ giao thông với các
nước láng giềng".
Hình ảnh con đường là hình ảnh trung tâm và xuyên suốt trong bài ký
của ông. Điệp từ "con đường" là sự nhấn mạnh vào chủ đề mà tác giả muốn
nói đến. Và con đường mà nhà văn miêu tả trong bài ký của mình là con
đường vui, con đường của sự đổi thay sau những năm tháng ác liệt của chiến
tranh. Đọc đoạn văn trên, chúng ta nhận thấy rằng chủ đề mà Nguyễn Tuân
nhấn mạnh chính là con đường. Con đường ấy là chứng nhận của lịch sử. Nó
đã chứng kiến những trận chiến ác liệt và giờ đây nó đã và đang chứng kiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
sự thay da đổi thịt của con người và mảnh đất nơi đây. Người có tài chính là
người không chỉ tạo ra được chủ đề, liên kết chủ đề mà còn tạo ra được điểm
nhấn của chủ đề. Và Nguyễn Tuân là người đã làm được điều đó.
Lặp Cú pháp không chỉ góp phần tạo nhịp điệu để từ đó tạo tính nhạc
và liên kết linh động trong các văn bản nghệ thuật mà nó còn nhấn mạnh chủ
đề ở các tác phẩm. Trong mười ba bài ký của Nguyễn Tuân mà chúng tôi tiến
hành khảo sát thì ở bài ký nào cũng có yếu tố Lặp Cú pháp. Ví dụ ở Đƣờng
lên Tây Bắc có đoạn:
"Suối Rút thời pháp thuộc, là cái chặng nghỉ của những người bị đày
lên đường ngược có lính khố xanh giải đi. Suối Rút cũng là nơi những người
tù cộng sản vượt ngục Sơn La chia tay với người Thái giác ngộ cách mạng.
Suối Rút còn ghi nhiều sự việc của dân công khu Ba khu Bốn tiếp tuyến cho
tuyến lửa Điện Biên. Suối Rút cuối 1953 là một cái kho khổng lồ phân tàn
trong lòng rừng. Suối Rút cuối 1953 đầu 1954 là một kho hàng quân lương,
quân giới nhưng còn là cả một tấm lòng vô giá của hậu phương gắn bó keo
sơn với tiến phương Điện Biên".
Suối Rút chính là một chủ đề trong Đƣờng lên Tây Bắc. Trên con
đường đi Tây Bắc, nhân vật tôi phải đi qua sông Đà. Và nơi đây đã gợi nhớ lại
những kỷ niệm xây dựng cơ sở buổi đầu của khu Mai Đà trực thuộc Trung
ương những năm đầu kháng chiến. Những kỷ niệm ấy gắn liền với địa danh
Suối Rút. Phép lặp cú pháp đã được Nguyễn Tuân sử dụng thành công trong
đoạn văn trên. Bởi nó không gây ra sự nhàm chán cho người đọc với cấu trúc
cú pháp không đổi mà ngược lại phép lặp cú pháp còn nhấn mạnh được chủ
đề của tác phẩm Suối Rút là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm với tất cả những ai đã
từng chiến đấu ở mảnh đất Tây Bắc này. Suối Rút luôn là hình ảnh trở lại
trong mỗi giấc mơ của những người lính xưa. Chính nhờ nhịp điệu văn xuôi
mà Nguyễn Tuân đã nhấn mạnh được một trong những chủ đề của bài ký
trong đề tài chung về hồi ức chiến tranh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Kết hợp với Lặp Cú pháp thường gặp trong ký của Nguyễn Tuân là
biện pháp Lặp Ngữ âm. Chính sự kết hợp này đã góp phần làm cho chủ đề của
tác phẩm càng được nhấn mạnh. Ví dụ ở tác phẩm Nhật ký lên Mèo ông viết:
"Tối hôm ấy tôi nghe sáo Mèo, thứ sáo hình như chỉ có hai nốt: í lên
rất cao, rồi ộ xuống rất thấp như một cái gì bừng lên rồi sa làn xuống mà
hẫng đi. Nghe hai nốt sáo, tôi cứ thấy nhạc Mèo lên dốc xuống dốc một thứ
nhạc khỏe nhưng cũng dễ mỏi chân người quen đi núi nay phải đi bước bằng
vài cái nong, tôi xem múa Mèo, gọi là nhảy Mèo thì đúng hơn".
Đến với Tây Bắc, ấn tượng để lại trong nhân vật tôi không phải chỉ có
sự hiếu khách và gần gũi của con người ở nơi địa đầu của Tổ quốc mà những
nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Mèo cũng để lại những tình cảm
khá lạ trong lòng nhân vật tôi.
Như vậy nhờ sử dụng các phương thức lặp mà người viết đã nêu bật
được chủ đề của tác phẩm. Đó là cuộc sống luôn tràn đầy niềm vui với những
phong tục đẹp của người Mèo trong Nhật ký lên Mèo.
Bên cạnh phép lặp thì phép Đối cùng biện pháp tu từ, Cấu trúc Sóng
đôi cũng được Nguyễn Tuân sử dụng với mục đích không chỉ tạo sự liên kết
chủ đề mà có tác dụng nhấn mạnh chủ đề của tác phẩm. Trong Tình chiến
dịch có đoạn:
"Tôi lại nhảy sang cả nhận xét về phi cơ địch và nên tránh nó như thế
nào. Các ông ké, bà ké gật, các chị phụ nữ vui cười. Tôi nhìn thấy hồ thì ra
tôi đã nói luôn hai tiếng. Thật là ngộ nghĩnh. Tôi có cái cảm tưởng là mình
được Ban Chính trị phân công cho việc này và mình đã chính thức triệu tập
dân chúng để giải thích".
Rõ ràng là nhờ sử dụng Cấu trúc Sóng đôi trong đoạn văn trên mà tác
giả đã nhấn mạnh được vấn đề mà nhân vật tôi thuyết trình là một vấn đề thu
hút được đông đảo mọi người cùng tham gia, có bà già ông già, có phụ nữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Hơn thế nữa, họ còn tiếp nhận những điều tôi nói với một tinh thần thoải mái,
hưởng ứng nhiệt tình. Chính từ đó mà mối quan hệ giữa đồng bào và bộ đội
càng ngày càng trở nên gắn bó thân thiết.
Có thể nói, Nguyễn Tuân đã phát huy tất cả những thế mạnh mà nhịp
điệu văn xuôi mang lại. Cùng với một phong cách viết ký độc đáo nhà văn đã
mang đến cho độc giả những cảm nhận khác lạ về vùng đất Tây Bắc qua từng
trang viết của mình.
Khi nghiên cứu nhịp điệu thơ ca, người ta chú ý nhiều đến các yếu tố
trọng âm, các yếu tố tương đương, biến đổi và hoán vị các lớp tương đương,
biến đổi số lượng âm trong không gian, đường viền giai điệu, vần, phép lặp
chuỗi âm tiết, hiệu ứng âm thanh, sự lệch pha của âm tiết, hiệu ứng âm thanh,
sự lệch pha của âm tiết trong khuôn hình luật thơ...Còn trong văn xuôi người
ta chú ý đến các đơn vị nhấn, câu tuần hoàn, câu rẽ nhánh...Trong đó, đơn vị
nhấn là một yếu tố quan trọng trong nhịp điệu văn xuôi góp phần nhấn mạnh
chủ đề của văn bản nghệ thuật.
Trong mỗi tác phẩm của mình Nguyễn Tuân đều có sự chọn lọc kỹ
lưỡng từ ngữ. Chính vì vậy, người đọc có thể tìm thấy trong mỗi trang văn
của ông những từ dùng đắt, dùng hay tạo điểm nhấn. Tất cả những từ ngữ đó
đều tạo ra nhịp điệu văn xuôi và góp phần rất lớn vào việc nhấn mạnh chủ đề
tác phẩm.
Ở bài ký "Đƣờng lên Tây Bắc "có đoạn văn trong đó Nguyễn Tuân đã
sử dụng rất nhiều từ hay, từ đắt để vẽ lên một Tây Bắc mở rộng huyền ảo.
"Tây Bắc đấy của chìm của nổi, với những con người bao lâu đời chịu
đựng thiệt thòi bất công, với những phong cảnh bao la một miền lãng mạn xã
hội chủ nghĩa, Tây Bắc xứng đáng inh hình tem lên nhiều lá thư gửi tới với
triệu cánh tay miền ngược miền xuôi đang hào hứng lên đường xây dựng.
Trong lòng tấm áp phích sẽ thu bé lại để in tem tôi muốn vẽ một con đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
hồng hào vắt vẻo trên một cái nền màu lam, một màu lam sâu sắc và thủy
chung nó diễn tả đúng cái chất của triền núi Tây Bắc, trên chóp núi hiện lên
một cái mũ trắng bông kết bằng cái áng mây yêu đời của thơ ca Thái, phần
dưới hình tem là khuôn mặt có hạnh phúc nhỡn tiền của người đàn bà Tây
Bắc cổ điển".
Với những ngôn từ giàu hình ảnh, Nguyễn Tuân đã vẽ lên một bức
tranh Tây Bắc sinh động có cảnh vật và con người hòa quyện. Tây Bắc hiện
lên qua ngòi bút của Nguyễn Tuân là một Tây Bắc đẹp mộng mơ làm đắm say
lòng người. Có lẽ chỉ ở Nguyễn Tuân chúng ta mới gặp "một màu lam sâu sắc
và thủy chung", mới gặp cái "áng mây yêu đời của thơ ca Thái". Đó chính là
điểm nhấn trong trang văn của thi sĩ. Nhờ có những từ ngữ ấy mà chủ đề của
tác phẩm không những trở nên nổi bật hơn mà còn được nhấn mạnh hơn.
Hay trong Giữa hai xuân có những đoạn văn tác giả đã sử dụng những
từ ngữ rất mới mẻ và độc đáo.
"Buổi chiều ập xuống, phớt cả hoàng hôn. Buổi tối lại đến nhanh hơn
buổi chiều. Mưa núi đêm dài đánh giọt giờ trên mái tranh. Sàn ây tươi rung
lên vì cơn sốt của một số đội viên. Ánh sáng mai mái đẩy lần cây cỏ lại phía
ổ. Bình minh rụt rè về. Tia sáng sun lẩy bẩy như cũng vừa tỉnh một trận sốt
cách nhật".
Cảnh vật ở Núi Buôn Ma Thiêng vào năm 1946 trước ngày toàn quốc
kháng chiến một tháng đã hiện lên thật sinh động. Chỉ trong những trang văn
của Nguyễn Tuân, tôi mới bắt gặp những hình ảnh "bình minh rụt rè", "tia
sáng run lẩy bẩy". Đó những sáng tạo, những cách tân độc đáo của Nguyễn
Tuân. Chính những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện cuộc sống nguy hiểm nơi
đây- một cuộc sống nhuốm đầy sắc màu của tử khí. Dường như tất cả đang úa
tàn, thiên nhiên phải chăng cũng đang phải đấu tranh để giành sự sống trong
những gian khổ, ác liệt nhất của chiến tranh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Nhịp điệu là yếu tố rất quan trọng trong một tác phẩm văn học. Bởi nó
sẽ góp phần giúp cho tác phẩm có được sức sống lâu bền trong lòng độc giả
hay không. Nhịp điệu thơ ca là vấn đề đã được rất nhiều người quan tâm và
tìm hiểu. Tuy nhiên nhịp điệu văn xuôi còn là vấn đề mới mẻ, chưa được tìm
hiểu một cách sâu sắc và có hệ thống. Theo chúng tôi, thơ ca cũng như văn
xuôi đều có nhịp điệu m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhịp văn xuôi trong ký Nguyễn Tuân.pdf