Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Chương I Lý luận chung về nợ quá hạn 3

I- Một số lý luận chung về nợ quá hạn 3

II- Khái niệm nợ quá hạn 4

III- Phân loại nợ quá hạn 5

Chương II Thực trạng và nguyên nhân nợ quá hạn hiện nay trong hệ thống NHTM VN 8

I- Thực trạng nợ quá hạn 8

II- Nguyên nhân nợ quá hạn trong hệ thống NHTM VN hiện nay 11

1- Nhóm nguyên nhân khách quan 11

2- Nhóm nguyên nhân chủ quan 17

Chương III Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống NHTM VN hiện nay. 21

I- Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ tồn đọng trong hệ thống NHTM VN hiện nay. 21

1- Thực trạng giải quyết và xử lý nợ tồn đọng trong HTNHTM VN hiện nay. 20

2- Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ tồn đọng hiện nay 22

Chương IV Giải pháp xử lý và hạn chế nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay 36

I- Giải pháp xử lý, giải quyết nợ quá hạn trong hệ thống NHTM hiện nay 36

II- Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng làm giảm thấp nợ quá hạn 43

Chương V Kết luận 45

 Tài liệu tham khảo 47

 

doc46 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o việc gây hại cho ngân hàng. 2- Nhóm nguyên nhân chủ quan: - Do bản thân ngân hàng: Kinh nghiệm và trình độ cán bộ tín dụng còn bị hạn chế và bất cập, do đó không có khả năng phân tích thẩm định dự án, nên nhiều khi cho vay mà không đánh giá được tính khả thi của dự án, hoặc do không phân tích được các báo cáo tài chính một cách chính xác hay không phân tích đầy đủ khả năng kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp, không biết năng lực thực sự của khách hàng do đó khi họ kinh doanh thua lỗ không thể trả nợ được khách hàng là một tất yếu. Do lực lượng lao động trong hệ thống ngân hàng hầu hết chuyển tiếp từ hệ thống ngân hàng thời bao cấp, số mới tuyển dụng lại chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, kiến thức về ngân hàng trong cơ chế thị trường. Do đó đôi khi cán bộ ngân hàng không bắt kịp mạch phát triển của nền kinh tế, bỏ lỡ những cơ hội đầu tư hoặc không đủ sức thẩm định những dự án lớn phức tạp trong đầu tư, do đó dễ dẫn đến rủi ro. Kiến thức về thị trường, xã hội của cán bộ tín dụng bị hạn chế cũng gây cho món vay bị rủi ro vì trong nhiều trường hợp khách hàng đã không nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, không phân tích được cung cầu của thị trường dẫn đến mặt hàng kinh doanh đó bị ứ đọng, nếu cán bộ tín dụng là người có kiến thức, có trình độ và kinh nghiệm, biết phân tích tình hình thị trường giá cả, cung cầu sẽ tư vấn cho khách hàng, sẽ giúp cho khách hàng tránh được thiệt hại trong kinh doanh và khi đó tiền vay của ngân hàng sẽ không bị rủi ro. Việc chấp hành thể lệ, quy định tín dụng chưa nghiêm túc. Còn một thực tế nữa là việc đầu tư của một số ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn có nơi, có lúc vẫn còn mang tính chủ quan, thiếu sự quan tâm khai thác và cung cấp kịp thời các thông tin về doanh nghiệp với trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước để hạn chế rủi ro, nhiều nơi chưa xem xét kỹ hồ sơ, không điều tra kỹ khách hàng trong quá trình xét duyệt cho vay. Thí dụ như khách hàng đã vay nhiều ở ngân hàng, có dư nợ quá hạn, nợ khoanh đang bị kẹt mà vẫn được vay ở ngân hàng mới khác và rõ ràng như vậy món vay đó khó mà tránh được rủi ro. Bên cạnh đó đánh giá tài sản tín chấp lại không chính xác, hồ sơ tài sản thế chấp không được lập và bảo quản đúng quy định, như vậy khi khách hàng không trả được nợ thì tài sản thế chấp có phát mại cũng không thể hoàn trả đủ vốn cho ngân hàng hoặc tài sản thế chấp không đủ cơ sở pháp lý để phát mại. Bên cạnh đó còn có trường hợp cho vay để trả lãi tiền vay hoặc cho vay đảo nợ như cho vay và thu nợ một khách hàng cùng số tiền trong một ngày hay cho vay để trả nợ ngân hàng, hoặc chuyển nợ quá hạn không kịp thời ở một số món vay làm cho khách hàng không thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với món vay là phải tìm mọi cách để hoàn trả nợ cho ngân hàng. Hạ thấp các tiêu chuẩn cho vay: Mặc dù biết rằng nếu cho vay thì sẽ có nhiều rủi ro, nhiều điều khoản bất lợi và có sự vi phạm các nguyên tắc tín dụng lành mạnh nhưng do yếu thế khi giao dịch với các đối tượng có nhiều quyền thế, chịu ảnh hưởng thân quen hoặc tránh va chạm đến lợi ích cá nhân nên một số lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng của ngân hàng vẫn giải quyết cho vay. Chủ quan trong cho vay: Cho rằng đó là những khách hàng quen thuộc nên không cần giám sát chặt chẽ, giải quyết cho vay chỉ dựa vao các thông tin cung cấp qua trình bày thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy. Yên tâm với tài sản thế chấp và thiếu sự giám sát chặt chẽ với những khoản vay, trong khi tài sản thế chấp có thể bị đánh giá sai lệch về giá trị. Cho vay ưu đãi trong nội bộ là quá nhiều, người được vay là các thành viên trong ban quản trị, ban điều hành… và thường là những khoản tiền lớn không lành mạnh, thiếu công bằng. Các ngân hàng thương mại còn thiếu thông tin về tình hình tài chính, mức độ rủi ro của khách hàng vay vốn, về năng lực quản lý đồng vốn vay của họ như thế nào, dẫn đến tình trạng không kiểm soát được chặt chẽ đồng vốn cho vay, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không trả được nợ đúng hạn. Cho vay hoặc bảo lãnh với giá trị quá lớn đối với một số doanh nghiệp mà vốn tự có của họ lại rất ít, trong những trường hợp này rất dễ xảy ra rủi ro lớn, vì một khi doanh nghiệp đó bị thua lỗ thì rất khó thu hồi lại vốn cho ngân hàng. Kiểm tra sau khi cho vay chưa chặt chẽ. Thực tế thời gian qua có những trường hợp vay vốn ngắn hạn nhưng lại sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản, thậm chí còn dùng tiền vay đó để mua đất đai, nhà cửa, trong những trường hợp này khi đến hạn những món vay đó sẽ không thu hồi được, do đó sẽ xảy ra tình trạng nợ quá hạn dây dưa kéo dài. Bên cạnh đó còn để khách hàng dùng tiền vay sai mục đích, buôn bán lòng vòng, làm ăn kiểu chiếm đoạt, lừa đảo chiếm dụng vốn của nhau… dẫn đến gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn ở một số ngân hàng thương mại hiện nay. Kiểm tra, kiểm soát khách hàng chưa thường xuyên, kịp thời. Bên cạnh công tác tôn trọng các quy trình tín dụng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát mới đảm bảo an toàn tín dụng. Tuy nhiên thời gian qua việc làm này còn chưa chủ động vì thường chỉ khi nào có phát sinh vụ việc thì lúc đó mới cử đoàn kiểm tra xuống. Do vậy chức năng ngăn ngừa là không thực hiện được, mà kết quả của cuộc kiểm tra đó chỉ là để rút kinh nghiệm hoặc là sửa chữa qua loa vì nó đã qua. Việc thanh tra kiểm tra nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của đơn vị nhằm hạn chế thiệt hại trong công tác tín dụng là cần thiết, nhưng cũng cần tránh phiền hà vì có khi hết đoàn nọ đến đoàn kia nối tiếp xuống đơn vị sẽ tạo ra sự căng thẳng và mệt mỏi cho đơn vị... Ngay trong bản thân các ngân hàng thương mại thiếu sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chỗ đối với cán bộ thừa hành và cán bộ quản lý điều hành nghiệp vụ tín dụng. Nhiều ngân hàng chưa quan tâm đến hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng, chỉ đạo thực hiện quy trình chưa nghiêm, kém hiệu lực và còn nhiều sơ hở, thậm chí có những sai phạm. Nói tóm lại, trình độ nhận thức và năng lực quản lý tín dụng của cán bộ ngân hàng còn có những biểu hiện của sự yếu kém do đó đã dẫn đến rủi ro tín dụng, nợ quá hạn ngày càng tăng. ChươnG III : Những bất cập và khó khăn trong việc giảI quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống NHTM I- Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ tồn đọng trong hệ thống NHTM hiện nay: 1- Thực trạng giải quyết và xử lý nợ tồn đọng trong các NHTM VN hiện nay: Trong thời gian gần đây, khi đánh giá về tình hình kinh tế và đề ra định hướng phát triển đối với lĩnh vực ngân hàng, Đảng và chính phủ thường nêu lên thực trạng nợ quá hạn của các tổ chức tín dụng và định hướng khẩn trương để có biện pháp xử lý thực trạng này. Trong chương trình củng cố hệ thống ngân hàng VN ký giữa IMF, WB với chính phủ VN cũng có nội dung về giải quyết nợ quá hạn của các ngân hàng. Ngay từ năm 1998, thủ tướng chính phủ đã có những quyết định số 243/ QĐ-TTg về chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW 6 (lần 1) và nghị quyết số 06 của Bộ Chính Trị, trong đó có nội dung riêng về việc áp dụng các biện pháp làm giảm tỷ lệ nợ khê đọng của các ngân hàng, thực hiện các biện pháp xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp các đơn vị vay mất khả năng trả nợ. Hơn nữa NHNN VN cũng đã rất nỗ lực, không ít lần dự thảo thông tin liên tịch với các bộ, các ngành có liên quan về việc xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ và mới đây là dự án thành lập tổ chức mua bán nợ tồn đọng của các ngân hàng VN. Mặc dù vậy trong năm 1999 tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng giảm không đáng kể, và vẫn chưa có gì để đảm bảo rằng tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng giảm xuống trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn bất cập so với thực tế và chưa đồng bộ, nhất quán. Cho nên trong quá trình xử lý nợ quá hạn, các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc và thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của các bộ, các nghành có liên quan. Cụ thể có các nguyên nhân chính sau: 2- Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ tồn đọng hiện nay: + Công tác thi hành án còn chậm. Sự ách tắc về xử lý nợ tồn đọng của các NHTM được thể hiện rõ qua từng vụ việc cụ thể mà điển hình là vụ việc xử lý tài sản để thu nợ trong vụ án Epco – Minh Phụng. Theo bản án quyết định có hiệu lực của toà án thì phần lớn số tiền, tài sản phải thu để trả nợ ngân hàng là khoảng 3.696.500 triệu đồng; 47,470.057 USD và 445,5 lượng vàng SJC. Song đến nay số tiền thu được chi trả cho các ngân hàng thông qua việc thi hành án là khoảng 77.597 triệu VNĐ và 42,6 lượng vàng. Số tài sản thế chấp phải giao cho các ngân hàng quản lý, khai thác, phát mại để thu hồi trong đó có 254 hạng mục tài sản gồm nhà xưởng, kho tàng, văn phòng, nhà ở. Trên cơ sở tính toán số tiền trên mà các tổ chức, cá nhân phải trả cho ngân hàng theo bản án, quyết định có hiệu lực nói trên của toà án, các chuyên gia kinh tế cho rằng các ngân hàng không có khả năng thu đủ số tiền 3.696 tỷ VNĐ sau khi đã khấu trừ tài sản thế chấp (là khoản hải thu sau khi đã giao toàn bộ danh mục 254 đơn vị tài sản thế chấp). Chỉ tính số tiền mà 5 bị cáo Tăng Minh Phụng, Liên Khui Thìn, Nguyễn Tấn Phúc, Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Nhật Hồng phải thi hành án đã lên tới 3.357 tỷ đồng chưa kể các án phí và các tài sản khác, trong khi các bị cáo này đã phải chịu hình phạt tử hình hoặc trung thân và toàn bộ tài sản đã được tính vào các khoản nợ ngân hàng. Do vậy số tiền phải thu còn lại trên 3618 tỷ VNĐ rất khó có khả năng thi hành. Thực tế mặc dù bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng (người được thi hành án), nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa tổ chức thi hành với lý do bản án, quyết định của toà án chưa rõ ràng hoặc những lý do khác. Do đó ngân hàng phải chờ cơ quan thi hành qua đề nghị toà án giải thích rõ bản án, quyết định có hiệu lực để dễ tổ chức thi hành. Thời gian chờ đợi này phải kéo dài đến hàng tháng thậm chí phải chờ đợi đến nửa năm ngân hàng mới nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án. Vì vậy việc ngân hàng thu hồi nợ thông qua công tác thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của toà án là rất chậm. Mặt khác nhiều trường hợp cơ quan thi hành án đã tổ chức thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của toà án và giao tài sản cho ngân hàng tự xử lý để thu hồi nợ, nhưng các ngân hàng không thể tự xử lý được những tài sản đó vì hồ sơ pháp lý của tài sản đó chưa đầy đủ. Để hoàn thiện được hồ sơ pháp lý của tài sản, thì ngân hàng không chỉ mất nhiều công sức và tiền bạc mà còn gặp không ít những rắc rối và phiền toái. Chẳng hạn như theo ông Trần Kim Hoà, trưởng phòng ban quản lý và khai thác tài sản của ICB, thì có những giấy tờ về tài sản đã được cơ quan công chứng nhà nước tại TP. Vũng Tàu chứng nhận, nhưng cơ quan công chứng nhà nướcTP. Hồ Chí Minh lại không công nhận mà yêu cầu ICB đề nghị NHNN phối hợp với bộ tư pháp cùng giải quyết. Theo các chuyên gia ngân hàng thì sở dĩ nhiều tài sản đảm bảo nợ vay được giao từ các vụ án chưa hoàn thiện các hồ sơ pháp lý là do trong khoảng thời gian dài, nước ta buông lỏng việc quản lý đất đai và công tác xây dựng. Cho nên hầu hết nhà ở và quyền sử dụng đất thế chấp của khách hàng vay đều chưa có đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp. Thực tế cho đến nay số người được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất còn rất ít chiếm khoảng 15% trên dân số cả nước. Do đó khi được giao những tài sản này, ngân hàng không thể xử lý để thu hồi vốn theo quy định của pháp luật được. Vì vậy việc sử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng cần có sự quan tâm thích đáng của chính phủ và sự hỗ trợ giúp đỡ của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các ngành có liên quan. + Quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro còn nhiều bất cập. Hiện nay nhiều doanh nghiệp vay đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn hoạt động kinh doanh nữa, nhưng ngân hàng vẫn không được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp đó. Bởi theo quy định của quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của thống đốc NHNN thì một trong những điều kiện để tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng sử lý rủi ro là khi khách hàng vay bị giải thể hoặc phá sản. Mặt khác nếu căn cứ vào quy định của luật phá sản hiện hành thì các doanh nghiệp nói trên đã đủ điều kiện để toàn án ra quyết định tuyên bố phá sản. Nhưng thực tế thì thi hành luật phá sản doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc nên cho đến nay, ít doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Theo số liệu không chính thức của ngành toà án thì kể từ khi luật phá sản có hiệu lực cho đến nay (gần 8 năm), toà án tại thành phố Hà Nội và TP. HCM – Nơi có số doanh nghiệp lớn nhất trong cả nước mới chỉ tuyên bố phá sản dưới 20 doanh nghiệp. Chính vì vậy một số chuyên gia pháp luật cho rằng thực tế nhiều doanh nghiệp “chết” mà không được “chôn”. Sự tồn tại trên giấy tờ của các doanh nghiệp này đã buộc các ngân hàng phải tính lãi, không được khoanh nợ, xoá nợ và không được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro. Hậu quả là nợ quá hạn của các ngân hàng ngày càng cao. Trong khi thực tế doanh nghiệp vay đã “chết” và không bao giờ có khả năng trả được nợ cho ngân hàng nữa. + Hoạt động tín dụng còn nhiều sơ hở dẫn đến khả năng rủi ro tín dụng khá lớn. Đây là điểm yếu cơ bản nhất hiện nay của các NHTM nói chung và của NHTM cổ phần nói riêng. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của NHTM cổ phần, NH cần phải làm ra được nhiều lợi nhuận cho các cổ đông, chính vì vậy nhiều tổ chức tín dụng cổ phần đôi khi làm sai cả luật pháp, đạo đức kinh doanh ngân hàng, vi phạm pháp lệnh ngân hàng. Hơn nữa NHTM cổ phần là mô hình mới trong hệ thống NHTM VN. Hiện nay hệ thống này vừa vận hành vừa rút kinh nghiệm để định hình. Do vậy có những sai lệch là điều tất nhiên, nhưng việc phát hiện những sai lệch còn rất chậm, đồng thời việc ban hành các quy định nhằm kịp thời chỉnh sửa những sai lệch đó còn rất chậm chạp. Bản thân ban kiểm sát của các NHTM cổ phần còn yếu kém, thậm chí ban kiểm soát ở một số ngân hàng gần như không có tác dụng. Nếu như tất cả ban kiểm soát của các NHTM cổ phần hoạt động tốt thì không thể có chuyện về vốn cổ phần, chất lượng tín dụng cũng không thể có nhiều tồn tại như vừa qua. Điểm yếu của các NHTM cổ phần là vi phạm các quy định của pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính về mức tối đa cho một khách hàng vay hay 10 khách hàng vay cao nhất. Tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng thiếu đầy đủ các yếu tố pháp lý, định giá không đúng giá thực tế trên thị trường, khó xử lý khi xảy ra rủi ro hoặc các vấn đề tranh chấp trong khi xử lý thu hồi nợ vay khi các ngân hàng cùng đều tiến hành cho vay. Do đó nợ thu được bằng tài sản xiết nợ đang là gánh nặng không chỉ đối với NHTM quốc doanh mà ngay cả với NHTM cổ phần. Chính vì vậy, Trong tình hình nợ quá hạn, nợ khó thu hồi của các NHTM đang chiếm một tỷ lệ lớn trên báo cáo cân đối, nợ quá hạn chiếm khoảng 15% trong đó NHTM cổ phần chiếm tới 60%, còn NHTM quốc doanh chỉ chiếm 40%. Trước tình hình này thì tính cộng đồng của các tổ chức tín dụng lại thể hiện một sự yếu kém, chế độ thông tin không được cung cấp và thông báo một cách kịp thời và trung thực nên dẫn đến một số trường hợp cho vay trùng lặp, hoặc có nhiều trường hợp nhân viên tín dụng không nắm đầy đủ được thực trạng tài chính của khách hàng vay vốn nên khả năng thu hồi vốn là rất thấp là điều tất nhiên. Ngay cả chế độ thông tin tín dụng được đăng ký tại CIC chỉ chiếm khoảng 70% tổng dư nợ thực sự của các tổ chức tín dụng. Phải công bằng mà nhìn nhận rằng, trong thời gian qua, các NHTM đang trong quá trình chấn chỉnh hoạt động mà trọng tâm là hoạt động tín dụng, nên có nhiều cố gắng nhằm hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh và có nhiều biện pháp để thu hồi, xử lý nợ quá hạn cũ.Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2001 vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá,đây là tiền đề quan trọng để cho các ngân hàng có tiền đề để xử lý nợ tồn đọng, cơ cấu lại tài chính. Hơn nữa cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản đã được nhà nước từng bước tháo gỡ, các ngành các cấp bước đầu tạo điều kiện để ngân hàng xử lý thu hồi nợ, thị trường bất động sản chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi đã tạo điều kiện cho công tác khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay tồn đọng của ngân hàng được đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao, vào những tháng cuối năm 2001 nợ quá hạn của toàn hệ thống NHTM đang ở mức trên dưới 10% tổng dư nợ, đó là không kể những khoản nợ đã được xử lý, tức là đã khoanh và xoá vì lý do bất khả kháng. Hơn nữa trên thực tế số nợ quá hạn của các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần lại còn lớn hơn rất nhiều, bên cạnh đó thì công tác xử lý các khoản tồn đọng cũ còn gặp rất nhiều khó khăn và bế tắc, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho việc huy động và cho vay của hệ thống NHTM bị hạn chế. Ông Lê Đức Thuý- Thống đốc NHNN đã tuyên bố: “ Từ nay đến năm 2001, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng là tăng cường huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng của nền kinh tế”. Mà để đạt được mục tiêu huy động và cho vay đối với nền kinh tế, nhiều chuyên gia NH phân tích rằng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn ngành ngân hàng là phải xử lý dứt điểm nợ tồn đọng, lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng. Để làm được điều này thì ngành ngân hàng buộc phải triển khai kiên quyết và khẩn trương đề án cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của hệ thống NHTM nhà nước, đề án về chấn chỉnh và sắp xếp NHTM cổ phần, đề án chấn chỉnh và củng cố, phát triển quỹ tín dụng nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM. Có thể nói rằng, việc xử lý thu hồi nợ quá hạn đang vướng mắc ngay từ hệ thống văn bản luật, pháp lệnh... đến các văn bản khác thấp hơn, vướng ngay từ cách thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan pháp lý. Bên cạnh các khoản nợ khó thu hồi và phải trông chờ vào các cơ chế pháp lý thì vốn tồn đọng của các ngân hàng còn nằm trong các tài sản mà ngân hàng đã nhận để gán nợ, trừ nợ. Có những tài sản đã thuộc sở hữu của ngân hàng, có tài sản ngân hàng chỉ quản lý để chờ phát mại. Có những tài sản có thể khai thác được và có những tài sản không thể khai thác được, mà ngày càng giảm giá và xuống cấp, các tài sản này chủ yếu là bất động sản. Các tài sản này nếu không được chuyển hoá thành tiền thì các ngân hàng sẽ không có vốn kinh doanh, chi phí tăng, lợi nhuận sẽ giảm. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến khó tiêu thụ, chuyển hoá các tài sản này thành tiền có thể khái quát như sau: Các tài sản ngân hàng nhận gán nợ, xiết nợ có giá quá cao, cao hơn giá thị trường. Việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua rất khó khăn và phức tạp. Tâm lý từ phía xã hội e ngại, không thích tài sản bị xiết nợ, bắt nợ. Nhiều tài sản không có giấy tờ sở hữu hợp pháp. Có nhiều tài sản bị tranh chấp vì người vay thế chấp cho nhiều chủ nợ. Có những tài sản bán được nhưng không đủ tiền thu gốc, lãi. Người vay xin trả gốc trước còn lãi treo lại hoặc xin miễn lãi. Nhiều nơi chi phí cho việc phát mại tài sản khá nhiều không biết hạch toán như thế nào… Nói tóm lại, đối với các tài sản tồn đọng ngân hàng đang nắm giữ thì bản thân thị trường hiện nay đang rất khó hấp thụ. Tổ chức mua bán nợ tồn đọng của NHNN có mục tiêu là giải phóng vốn tồn đọng nằm trong các khoản nợ khó đòi (Có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo) và các tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản gán xiết nợ mà các ngân hàng đang nắm giữ. Nếu chỉ dừng lại ở mức chuyển các khoản nợ khó đòi, các tài sản tồn đọng từ ngân hàng sang tổ chức này thì không giải quyết được gì nhiều, mới chỉ giúp cho các ngân hàng dành công sức cho các hoạt động kinh doanh mới. Nếu không có giải pháp để tổ chức này thu hồi được nợ thì thực chất chỉ là chuyển nợ từ chỗ này sang chỗ khác, chuyển tiền từ túi này sang túi kia. Mà thu hồi được nợ thì một nghị định thành lập tổ chức này không giải quyết được các vướng mắc đã trình bày ở trên. Như vậy, xuất phát điểm của xử lý nợ tồn đọng là phải xây dựng được một cơ chế pháp lý để bảo vệ được quyền của ngân hàng trong hợp đồng tín dụng một cách có hiệu quả. Đồng thời bên cạnh đó phải có các biện pháp kích thích thị trường bất động sản, có các giải pháp khuyến khích việc mua các tài sản tồn đọng của ngân hàng như: Đơn giản về thủ tục, giấy tờ, ưu đãi về thuế, lệ phí.... + Lãi xuất nợ quá hạn không phù hợp với xu hướng tự do hoá và không có căn cứ khoa học. Một xu hướng được đánh giá cao trong chính sách lãi suất của NHNN qua 7 năm tiến hành đổi mới là tự do hoá lãi suất. Cùng với quá trình tự do hoá lãi suất, các NHTM được mở rộng quyền tự định đoạt các mức lãi suất của mình. Diễn biến của quá trình tự do hoá lãi suất ở nước ta như sau: Trước 1992: NHNN quy định các mức lãi suất cho vay và các mức lãi xuất tiền gửi cụ thể cho từng đối tượng. 1992-1995: NHNN quy định mức lãi xuất cho vay tối đa và các mức lãi xuất tiền gửi. Trong giới hạn đó NHTM được quyền quyết định biểu lãi suất cho vay cụ thể, mềm dẻo, linh hoạt theo nhu cầu của thị trường. Từ 1/1/96: NHNN chỉ còn quy định lãi xuất cho vay tối đa và mức chênh lệch tối đa giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất tiền gửi cụ thể do các NHTM quyết định căn cứ vào cung và cầu về vốn trên thị trường. Rất đáng tiếc rằng quy định về lãi xuất nợ quá hạn lại không tuân theo xu hướng tự do hoá mà ngược lại, từ tháng 10/1996, nó trở thành quy định cứng nhắc, lãi suất nợ quá hạn là những con số cụ thể. Như vậy có nghĩa là từ chỗ trước kia các NHTM ở chừng mực nào đó có quyền định đoạt mức lãi suất nợ quá hạn tuỳ từng trường hợp, từng đối tượng khách hàng thì nay các ngân hàng TM phải áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn thống nhất đối với tất cả các khách hàng có nợ quá hạn. Điều này thể hiện sự thu hẹp quyền tự quyết của các NHTM, tình hình này là đi ngược với xu hướng tự do hoá lãi suất. + Quy định lãi suất nợ quá hạn hiện hành là thiếu căn cứ khoa học. Liệu có cơ sở gì để giải thích được vì sao lãi suất nợ quá hạn lại được xây dựng trên cơ sở 150% lãi suất bình thường cùng loại hay 150% mức trần lãi suất cho vay cùng loại? Tại sao lại không phải ở mức 130% hay 160%? Phải chăng đây là con số mà ở thời điểm lịch sử nào đó nó được đưa ra một cách ngẫu nhiên và rồi theo kinh nghiệm, nó được lưu lại ở hết quyết định này rồi đến các quyết định khác. Một chỉ tiêu trong văn bản pháp quy, như mức lãi suất nợ quá hạn trong quyết định về lãi suất của NHNN, mang tính pháp luật và có vai trò điều chỉnh hoạt động kinh tế trong một phạm vi nhất định. Vì vậy không thể để nó tồn tại một cách tình cờ. Đã đến lúc cần phải xây dựng chỉ tiêu này mà xuất phát từ nội dung kinh tế của nó. Những quy định, chính sách về lãi xuất nợ quá hạn hiện hành để lại những vướng mắc trong thực tiễn: Với quy định hiện hành thì định kỳ các NHTM phải tính toán lãi không thu được của tất cả các khoản nợ quá hạn và hạch toán ngoại bảng. Hiện nay nợ quá hạn trong hệ thống NHTM là vấn đề lớn và phức tạp, ở các NHTM quốc doanh hiện nay còn tồn tại rất nhiều khoản cho vay theo chỉ đạo của chính phủ không thu hồi được từ thời bao cấp. Tổng các khoản nợ quá hạn loại này ở riêng ngân hàng ngoại thương bằng với số vốn được cấp, vốn bổ sung và các quỹ của ngân hàng ngoại thương. Ngoài ra do từ trước tới nay chưa có cơ chế trích lập quỹ từ chi phí để bù đắp rủi ro tín dụng nên ở các NHTM xảy ra tình trạng lãi thu được thì vẫn thực hiện nộp vào ngân sách, trích lập các quỹ, chia lợi nhuận cổ phần... Song lại tồn tại những khoản tín dụng rủi ro quá hạn. Thực chất những khoản cho vay nêu trên là những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi và chưa có biện pháp tháo gỡ. Bản thân sự tồn tại trong thời gian dài những khoản nợ này hết sức phi lý, vì vậy việc kiên trì áp dụng mức lãi xuất quy định để tính lãi những khoản nợ không có khả năng thu hồi lại càng phi lý hơn. Hiện nay việc các NHTM định kỳ buộc phải tính lãi không thu được của những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi theo quy định lãi suất nợ quá hạn hiện hành là hoàn toàn hình thức và vô nghĩa. + Pháp luật không phù hợp: Như chúng ta đã biết, quan hệ tín dụng của NH với khách hàng là quan hệ hợp đồng, khi khách hàng vay vốn không trả nợ đúng hạn tức là hợp đồng bị vi phạm, việc giải quyết thu hồi nợ lúc này mang tính chất xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Khi người vay không tự nguyện trả nợ thì buộc ngân hàng phải sử dụng công cụ pháp luật để giải quyết. Theo quy định của pháp luật thì chỉ có một số cách thức, thủ tục nhất định. Các thủ tục đựơc xác định theo các mối quan hệ của ngân hàng và khách hàng: + Nếu quan hệ của ngân hàng và khách hàng là quan hệ hợp đồng kinh tế thì việc giải quyết theo pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. +Nếu quan hệ tín dụng là hợp đồng dân sự thì việc giải quyết theo quy định của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. + Nếu quan hệ tín dụng liên quan đến tội phạm thì việc giải quyết theo quy định của bộ luật tố tục hình sự. +Nếu khách hàng vay lâm vào tình trạng phá sản thì quan hệ tín dụng được giải quyết theo quy định của luật phá sản. Cả 4 trường hợp này cơ quan có thẩm quyền phán quyết đều là toàn án, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, thì việc thi hành án do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0625.doc
Tài liệu liên quan