Những biện pháp giảm chi phí lưu thông

A. Lời mở đầu . 2

B. Nội dung . 2

 I. Khái niệm chi phí lưu thông 2

 II. Nhựng nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lưu thông . 2

 1. Nhân tố bên ngoài 2

 2. Nhân tố bên trong 3

 III. Những biện pháp giảm chi phí lưu thông . 5

 1. Tầm quan trọng của giảm chi phí lưu thông . 5

 2. Những iện pháp giảm chi phí lưu thông . 6

 C. Kết luận . 7

 

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 5335 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những biện pháp giảm chi phí lưu thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Với chính sách của Đảng và nhà nước, nền kinh tề nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường bao gồm 4 khâu cơ bản của quá trình kinh doanh, đó là: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trong 4 khâu đó đối với doanh nghiệp thương mại thì lưu thông hàng hóa là khâu vận động tất yếu khách quan của quá trình tái sản xuất. Bởi chi phí lưu thông hàng hóa gắn liền với quá trình mua bán và vận động của hàng hóa từ nơi mua hàng (nguồn hàng, nơi nhận) đến nơi bán hàng. Không có chi phí lưu thông hàng hóa sẽ không thể thực hiện được việc lưu thông hàng hóa. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lưu thông hàng hóa giữa các khu vực ngày càng thuận tiện. Vì vậy, tuy lưu thông hàng hóa là khách quan nhưng nó gắn chặt với các hoạt động chủ quan của các doanh nghiệp thương mại. Đồng thời, nó là chỉ tiêu chất lượng quan trọng phản ánh tương đối đầy đủ chất lượng hoạt động kinh doanh và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp thương mại. Nên muốn giảm được chi phí lưu thông tới mức tối đa, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bản chất và những vấn đề liên quan tới chi phí lưu thông để đưa ra những biện pháp giảm chi phí lưu thông tối ưu nhất. Nội dung tiểu luận bao gồm: Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lưu thông: Những biện pháp giảm chi phí lưu thông: Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phan Đức Thắng đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm đề cương và thực hiện tiểu luận. Tuy nhiên, những hiểu biết của em về môn thương mại còn hạn hẹp và nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo góp ý và giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận. Em xin chân thành cảm ơn. Nội dung Chi phí lưu thông có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (DNTM). vậy chi phí lưu thông là gì? I. Khái niệm chi phí lưu thông : Chi phí lưu thông là thể hiện bằng tiền lượng lao động xã hội cần thiết hao phí trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng và làm thay đổi hình thái giá trị của hàng hóa. Chi phí lưu thông được thể hiện bằng hai chỉ tiêu đó là: Tổng mức chi phí: là tổng số tiền của chi phí lưu thông trong một thời kỳ nhất định Tỷ suất chi phí : Là tỷ lệ phần trăm giữa tổng mức chi phí và tổng doanh thu. II. Những nhân tố ảnh hưởng đến phí lưu thông: Chi phí lưu thông chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, vì vậy, các DNTM muốn giảm chi phí một cách hiệu quả thì doanh nghiệp đó cần xác định và vận dụng các nhân tố đó một cách khoa học. Dưới đây là các nhân tố chủ yếu tác động đến chi phí lưu thông. 1. Nhân tố bên ngoài: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi DNTM thì nhân tố bên ngoài luôn tác động gián tiếp cũng như trực tiếp đến việc giảm chi phí. Đó là sự quản lý kinh tế của Nhà nước như các văn bản, chính sách quy phạm pháp luật, các quy chế, các chế tài do Nhà nước ban hành như: chính sách thuế, chính sách giá cả, quy định về giao thông vận tải, dịch vụ vận tải, bốc dỡ, điều kiện nguồn hàng, nguồn hàng sản xuất trong nước hay nhập khẩu, tập trung hay phân tán. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng: Hệ thống đường xá giao thông, phương tiện chuyên chở, bến cảng, kho bãi. Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật – công nghệ mới và điều kiện tự nhiên, địa hình, không gian, thời gian, thời tiết, khí hậu vùng. Lấy ví dụ: nếu giá cả các loại dịch vụ có liên quan đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp (giá dịch vụ vận tải bốc xếp, điện, nước, dịch vụ thuê nhà, thuê kho bãi) cao sẽ dẫn đến phí lưu thông tăng lên và ngược lại. Các nguồn hàng trong nước và nước ngoài từ đầu mối nhập khẩu, điều kiện về nguồn hàng có tác động rất quan trọng tới phí lưu thông. Cụ thể, nguồn hàng ở xa không tập trung hay nguồn hàng khan hiếm thì các loại chi phí cho việc vận chuyển từ nguồn tới nơi tiêu thụ sẽ tăng lên và ngược lại. Điều kiện về đơn vị tiêu dùng: Đơn vị tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới phí lưu thông. Sự phát triển của ngành vận tải và những hình thức tiến bộ được áp dụng cho ngành vận tải thông qua sự phát triển của khoa học – kỹ thuật – công nghệ mới. Mà trong đó chi phí vận tải là một khoản chi phí chiếm 80% trong chi phí lưu thông phụ thuộc nhiều vào phí vận tải, giá cước vận tải, tốc độ phương tiện vận tải liên tục và tính linh hoạt của phương tiện vận tải. Sự phát triển của tiến bộ khoa hoc – kỹ thuật – công nghệ mới trong việc bảo quản, cân đo hàng. Nhân tố này ảnh hưởng tới sự tăng giảm các khoản phí như phí qua cầu, bảo quản, đóng gói. Cần cân đo hàng chính xác, nhanh gọn sẽ làm giảm các khoản phí có liên quan. 2. Nhân tố bên trong: Chi phí lưu thông cao hay thấp còn chịu sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, cho nên có rất nhiều nhân tố tác động đến chi phí lưu thông bao gồm: a. Mức lưu chuyển hàng hóa và cơ cấu mức lưu chuyển hàng hóa: Khi mức lưu chuyển hàng hóa tăng lên thì doanh nghiệp có thể hạ tương đối mức chi phí lưu thông. Bởi vì, khi mức lưu chuyển hàng hóa tăng lên thì số tiền tuyệt đối của chi phí lưu thông có thể tăng lên nhưng mức tăng nhỏ hơn so với mức tăng lưu chuyển hàng hóa. Điều đó làm cho tỷ suất phí lưu thông giảm xuống. Bên cạnh đó, cơ cấu của mức lưu chuyển của hàng hóa cũng ảnh hưởng tới phí lưu thông. Nếu cơ cấu của mức lưu chuyển hàng hóa gồm những loại hàng hợp với nhu cầu thì sẽ bán nhanh giảm được phần nào chi phí bảo quản, hao hụt, lãi suất vốn vay. Do vậy, mức tương đối phí lưu thông hạ thấp, ngược lại mức phí lưu thông tăng lên. b. Nhân tố sản xuất: Khi sản xuất hàng hóa phát triển thì kinh doanh hàng hóa cũng phát triển theo các mặt hàng tăng lên, chất lượng được nâng cao từ đó sẽ mở rộng mức lưu chuyển hàng hóa, do vậy tỷ suất phí lưu thông được hạ thấp. Mặt khác nếu tổ chức sản xuất hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức lưu chuển hàng hóa được hợp lý hơn. Điều này cũng có thể giúp cho việc tiết kiệm được phí lưu thông. c. Tổ chức vận chuyển hàng hoá: Khi sử dụng hợp lý phương tiện vận chuyển, kết hợp một cách khoa học các nguồn hàng, mạng lưới bán hàng, kho hàng sao cho chọn được quãng đường vận chuyển tối ưu nhất cùng với việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, xếp dỡ sẽ giảm được chi phí vận chuyển hao hụt, tăng tốc độ lưu chuyển từ mức phí được hạ thấp. d. Nhân tố về năng suất lao động: Khi năng suất lao động trong lĩnh vực lưu thông tăng thì tiết kiệm được lao động sử dụng, tiết kiệm được chi phí lưu thông. Tăng năng suất lao động sẽ tăng được tiền lương bình quân cho công nhân, tổng tiền lương cũng có thể tăng. Tuy nhiên khi tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân thì tỷ suất phí lưu thông sẽ được hạ thấp. g. Giá cả: Nếu giá cả của các vật liệu được mua sắm nhằm phục vụ kinh doanh, cước phí vận chuyển xếp dỡ mà cao sẽ làm cho phí lưu thông tăng lên. Do đó khi tính toán vận dụng các mức giá của các vật liệu, dịch vụ có liên quan mà hợp lý sẽ tiết kiệm được phí lưu thông mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ. f. Nhân tố tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất của doanh nghiệp: Trình độ tổ chức mạng lưới của doanh nghiệp và trình độ tiên tiến của cơ sở vật chất kỹ thuật mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng cũng ảng hưởng lớn tới phí lưu thông của doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy và mạng lưới kinh doanh hợp lý sẽ giảm được những khâu trung gian không cần thiết, loại trừ được những khoản chi phí bất hợp lý. Thêm vào đó, cơ sở vật chất kỹ thuật đạt trình độ tiên tiến bao nhiêu sẽ làm tăng năng suất lao động mở rộng lưu chuyển hàng hoá, từ đó góp phần giảm được chi phí lưu thông. g. Khối lượng cơ cấu hàng hóa dự trữ của doanh nghiệp trong từng giai đoạn: Vì dự trữ là cần thiết nhưng phải tính toán lượng dự trữ và cơ cấu dự trữ cho phù hợp, vì dự trữ càng nhiều thì chi phí bảo quản hàng hoá, hao hụt càng cao. h. Việc tổ chức thanh toán vay trả giữa doanh nghiệp và khách hàng, doanh nghiệp với ngân hàng, với các tổ chức tín dụng và người góp vốn: Như vậy nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài đều có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí lưu thông. Muốn giảm chi phí lưu thông thì doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp giảm chi phí vào hoạt động kinh doanh của mình một cách khoa học. III. Những biện pháp giảm chi phí lưu thông: Tầm quan trọng của giảm chi phí lưu thông: Trong cơ chế thị trường hiện nay các DNTM muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải biết cạnh tranh. Tuy nhiên, chỉ biết cạnh tranh thôi chưa đủ mà doanh nghiệp cần thực hiện hạch toán kinh doanh đầy đủ, chính xác và khách quan. Nên phí lưu thông là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh được đánh giá bằng chỉ tiêu lợi nhuận, mà lợi nhuận là phần giá trị dôi ra của doanh thu so với chi phí, vì vậy giảm chi phí là một biện pháp quan trọng để làm tăng lợi nhuận tức là làm tăng kết qủa kinh doanh. Trong kinh doanh thương mại, phí lưu thông là khoản chi phí chủ yếu sau chi phí mua hàng, do đó đánh giá hiệu quả kinh doanh, người ta dùng chỉ tiêu phí lưu thông. Phí lưu thông còn là chỉ tiêu để đánh giá trình độ quản lý kinh doanh, tình hình sử dụng lao động vật tư, tiền vốn. Đối với các DNTM, phí lưu thông là loại phí chiếm tỷ trọng chủ yếu, vì vậy tiết kiệm phí lưu thông trong các DNTM là vô cùng quan trọng. Nó có ý nghĩa rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nhất là đối với DNTM. Mặt khác, tiết kiệm phí lưu thông sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đảm bảo tăng quỹ vốn cho tái sản xuất, tạo điều kiện khuyến khích người sản xuất, người quản lý, nâng cao năng suất lao động để giảm chi phí, tự giác thực hiện tốt các biện pháp tiết kiệm chi phí, quản lý sử dụng chi phí có hiệu quả. Tuy nhiên trong việc cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, cần lưu ý tiết kiệm một cách hợp lý, tránh khuynh hướng giảm chi phí một cách máy móc, một cách thiếu khoa học. Vì phí lưu thông thực chất là những khoản chi phí rất linh hoạt, phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người kinh doanh, bởi vậy nếu biết sử dụng hợp lý, tiết kiệm một cách khoa học phí lưu thông thì người kinh doanh sẽ đạt được mục đích kinh doanh của mình là lợi nhuận. Trong cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp vật tư cũng có kế hoạch chi phí lưu thông. Kế hoạch phí lưu thông được xây dựng vào kế hoạch lưu chuyển vật tư hàng hóa. Mức lưu chuyển hàng hoá là do cấp trên quy định theo kế hoạch. Do vậy việc tiết kiệm này nhiều khi không thực tế, không đem lại hiệu quả, nhiều khoản cần chi phí thì tiết kiệm ngược lại nhiều khoản có thể tiết kiệm lại không tiết kiệm. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải hoạch toán kinh doanh. Do đó, kế hoạch phí lưu thông chỉ mang tính định hướng. Để tăng lợi nhuận, mục tiêu số một của các doanh nghiệp thương mại, phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông.Vì thế chi phí lưu thông trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 80% trong tổng chi phí. Thực chất của việc tiết kiệm phí lưu thông trong cơ chế thị trường khác với tiết kiệm phí lưu thông trong cơ chế bao cấp. Trong cơ chế thị trường tiết kiệm phí lưu thông có nghĩa là cứ giảm được tối đa các khoản chi phí là tiết kiệm chi phí lưu thông mà tiết kiệm chi phí lưu thông ở đây có nghĩa biết tiết kiệm phí lưu thông một cách tiết kiệm và khoa học nhất. Khi tốc độ giảm chi phí lưu thông đạt được nhỏ hơn hoặc bằng tăng lợi nhuận khi đó việc tiết kiệm là hiệu quả. Như vậy,việc tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào muốn đem lại hiệu quả kinh doanh tốt cho mình thì doanh nhiệp đó phải tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông tới mức tối đa. Những biện pháp giảm chi phí lưu thông: a. Các biện pháp giảm chi phí vận tải, bốc xếp: Giảm chi phí lưu thông không có nghĩa là tổng chi phí lưu thông giảm xuống càng ít càng tốt, mà phải tính đến hiệu quả của đồng vốn mình đã bỏ ra kinh doanh hay nói cách khác là việc chi phí đó phải phù hợp, có khoa học đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Có những khoản chi phí vẫn phải chi nhưng có những khoản không cần thiết thì phải phấn đấu giảm xuống tới mức có thể. Trong chi phí lưu thông chi phí vận tải là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn do đó việc tiết kiệm chi phí vận tải là rất cần thiết: Phải luôn tính toán, phân tích lựa chọn các phương án vận chuyển tối ưu. Lên kế hoạch mua bán, chuyên chở phải hợp lý về thời gian, khối lượng, phương tiện chuyên chở. Nên thực hiện kế hoạch mua bán, chuyên chở tới từng địa bàn,từng địa phương. Giảm tới mức thấp nhất lượng hàng hoá qua kho và chi phí vận chuyển trong việc lựa chọn phương án vận chuyển cần phải chú ý tới phương tiện, con đường vận chuyển để lựa chọn có hiệu quả. b. Các biện pháp giảm chi phí bảo quản , thu mua, tiêu thụ: Cần theo dõi sát sao hàng nhập, xuất, tồn mỗi trạm, cửa hàng trong từng doanh nghiệp bằng những báo cáo từng kỳ. Cân đối giữa nhập và xuất để giảm bớt tồn kho không cần thiết . Cần kiểm tra chất lượng hàng mua vào đồng thời cần phải tổ chức mạng lưới thu mua hợp lý để có thể thu mua được đầy đủ, kịp thời, đúng số lượng, chất lượng, thời gian. Thường xuyên kiểm tra hàng hóa trong kho. Quản lý chặt chẽ hơn trong công tác bảo quản, nhập, xuất. Luôn quy hoạch lại kho bãi vừa đảm bảo chất lượng, chống hao hụt, tăng nhanh hệ số qua kho của hàng hóa, giảm bớt hàng hóa ứ đọng lâu ngày chậm tiêu thụ, kém phẩm chất. Các kho bãi không sử dụng đến doanh nghiệp nên mở dịch vụ cho thuê văn phòng hoặc cho các đơn vị khác sử dụng với mục đích riêng của mình nhằm giảm bớt các khoản khấu hao, chuyên tu sửa chữa hàng năm. Chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đặc biệt là thanh toán công nợ trong quá trình mua bán. Chú trọng chi phí xúc tiến bán hàng để khai thác nguồn hàng và mở rộng phạm vi kinh doanh. c.Các biện pháp giảm chi phí hao hụt: Muốn giảm được tỷ lệ hao hụt thì doanh nghiệp nên: Củng cố kho hàng, bến bãi về các vật liệu che đậy, cải tiến kỹ thuật thiết bị bảo quản. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật bảo quản kho bãi cho các chủ kho, nhân viên bảo quản. Kiểm tra số lượng, chất lượng, vật tư từ khi nhập kho tới khi bốc xếp lên phương tiện. Có kế hoạch phòng chống bão lụt, thiên tai. d. Các biện pháp giảm chi phí quản lý hành chính: Tinh giảm bộ máy quản lý hành chính và cải tiến bộ máy phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Giảm các thủ tục hành chính không cần thiết. Giảm tối đa các khoản chi phí trong các cuộc họp, hội nghị. Giảm biên chế những nhân viên không có năng lực và lựa chọn các cán bộ có năng lực trình độ thường xuyên nâng cao bồi dưỡng quản lý, chuyên môn cho các cán bộ bằng cách thanh lý kịp thời các tài sản khấu hao. áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào việc quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Đây chính là bốn biện pháp giảm chi phi lưu thông quan trọng nhất mà mỗi doanh nghiệp cần phải áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp nào áp dụng những biện pháp giảm chi phí lưu thông một cách khoa học thì lợi nhuận mà doanh nghiệp đó thu được sẽ là tối đa. C. Kết luận Quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh doanh nói riêng trong nền kinh tế thị trường với sự tồn tại và điều tiết của những quy luật kinh tế khách quan, bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào, thuộc mọi thành phần kinh tế muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần phải tìm hiểu rõ các nhân tố ảnh hưỏng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đồng thời các doanh nghiệp đó luôn phải áp dụng các biện pháp giảm chi phí lưu thông một cách khoa học. Có như vậy doanh nghiệp đó mới thu được lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Một doanh nghiệp chỉ kinh doanh có hiểu quả khi doanh nghiệp đó biết tiết kiệm và áp dụng các biện pháp giảm chi phí lưu thông. Như vậy, giảm chi phí lưu thông đóng vai trò quyêt định trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục lục Lời mở đầu............................................................................. 2 Nội dung. 2 I. Khái niệm chi phí lưu thông 2 II. Nhựng nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lưu thông. 2 1. Nhân tố bên ngoài 2 2. Nhân tố bên trong 3 III. Những biện pháp giảm chi phí lưu thông .. 5 1. Tầm quan trọng của giảm chi phí lưu thông. 5 2. Những iện pháp giảm chi phí lưu thông. 6 C. Kết luận.. 7 Danh mục tài liệu tham khảo: -Bài giảng của thầy giáo Phan Đức Thắng -Giáo trình “Thương mại” của trường ĐH Quản lý và Kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0694.doc
Tài liệu liên quan