“Trời đất, vì sao mọi người lại .”
Thường khi phát ngôn ra câu nói này bạn đang ở một tâm trạng vừa bất ngờ
vừa khó chịu. Có thể nhân viên hoặc đồng nghiệp đã làm một việc gì đó trái với
quy định của công ty và bây giờ bạn là người phải chịu trách nhiệmchính. Tuy
nhiên, thể hiện một thái độ bao dung để giải quyết mọi việc sẽ đem lại nhiều lợi
ích hơn so với việc chỉ biết tức giận hoặc trách móc. Khi nhân viên làm sai điều gì,
bạn có thể nhẹ nhàng phê bình và không nên dùng những thán từ như: trời đất, trời
ơi hay lạy chúa để nhấn mạnh về thái độ bất bình của bạn. Những thán từ đó sẽ
gây ra sự phản cảm đối với người nghe.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những câu nói sếp nên tránh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những câu nói sếp nên tránh
Rất nhiều nhà quản lý thắc mắc: “Sao nhân viên lại không phục mình?”,
mặc dù so về bằng cấp và kinh nghiệm làm việc thì họ lại ”ăn đứt” nhân viên.
Nguyên nhân của tình trạng này phần lớn là do thái độ và cách nói của nhà quản lý
đối với nhân viên cấp dưới.
Vì vậy để tránh tình trạng bất mãn hoặc không khí làm việc căng thẳng
trong công ty, các sếp nên tránh nói những câu sau:
“Đó không phải việc của tôi”
Đã là nhà quản lý thì từ những việc nhỏ cho đến lớn của công ty, nhà quản
lý cũng phải trực tiếp chịu trách nhiệm giải quyết. Vì thế, để tránh nhân viên luôn
nghi ngờ hỏi: “Liệu ông (bà) ấy còn là người quản lý nữa không?” hay “Không
phải việc của sếp thì là việc của ai?” nên tránh tuyệt đối những câu nói kiểu ”phủi
tay” này.
Dù công việc có khó khăn, vất vả như thế nào nhưng với cương vị là một
nhà quản lý thì cũng phải bắt tay vào làm, như thế mới trở thành tấm gương cho
nhân viên của mình. Cứ thử nghĩ, nếu bạn nói “Đó không phải là việc của tôi” thì
nhân viên sẽ phản đối và đánh giá thái độ làm việc của bạn ra sao? Còn nếu như
câu nói này lọt vào tai cấp trên thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị đào thải.
“Trời đất, vì sao mọi người lại….”
Thường khi phát ngôn ra câu nói này bạn đang ở một tâm trạng vừa bất ngờ
vừa khó chịu. Có thể nhân viên hoặc đồng nghiệp đã làm một việc gì đó trái với
quy định của công ty và bây giờ bạn là người phải chịu trách nhiệm chính. Tuy
nhiên, thể hiện một thái độ bao dung để giải quyết mọi việc sẽ đem lại nhiều lợi
ích hơn so với việc chỉ biết tức giận hoặc trách móc. Khi nhân viên làm sai điều gì,
bạn có thể nhẹ nhàng phê bình và không nên dùng những thán từ như: trời đất, trời
ơi hay lạy chúa… để nhấn mạnh về thái độ bất bình của bạn. Những thán từ đó sẽ
gây ra sự phản cảm đối với người nghe.
“Cấp trên phê bình tôi như thế nào thì tôi sẽ phê bình mọi người như
thế”
Nếu như có một vị sếp như thế này thì tốt nhất bạn nên xin nghỉ việc vì
thực ra con người này không có năng lực quản lý. Là một nhà quản lý tốt thì phải
biết dung hòa các mối quan hệ từ cấp trên đến cấp dưới, không nên tạo cho nhân
viên một tâm lý hoang mang, chán nản khi làm việc. Không những thế, bạn chính
là cầu nối công việc giữa cấp trên và cấp dưới, vì vậy làm thế nào để dung
hòa được sự căng thẳng trong công việc cũng chính là nhiệm vụ của bạn. Có thể
cấp trên phê bình về tiến độ công việc, nhưng không vì thế bạn lại trút tất cả
những sự căng thẳng và áp lực công việc đó lên nhân viên của mình. Luôn giữ cho
mình một phong cách làm việc ôn hòa, tránh cáu gắt sẽ giúp bạn lưu lại được trong
lòng nhân viên về hình ảnh của một nhà quản lý tốt.
“ Tôi cũng không có cách nào khác”
Đã là một nhà quản lý thì nên tránh những câu nói thể hiện sự bất lực của
bạn trong công việc. “Tôi không có cách nào khác” hoặc “Tôi cũng không biết làm
thế nào” sẽ làm nhân viên đánh giá bạn là một nhà quản lý không có năng lực. Có
thể có những việc bạn chưa biết nên giải quyết như thế nào, nhưng cũng chỉ nên
nói những câu như: “Để tôi thử lại xem sao” hay “Việc này khá phức tạp, cần cho
tôi thêm thời gian để giải quyết”. Hãy tin rằng với năng lực của bản thân cùng với
sự giúp đỡ của mọi người thì công việc nào cũng có thể giải quyết được.
“Tôi nói không được là không được”
Đừng nên nghĩ bản thân bạn có quyền áp đặt mọi việc lên người khác, cho
dù người đó là cấp dưới. Những câu nói kiểu này vô hình trung sẽ làm nhân viên
cảm thấy bị ức chế, cảm thấy bạn là một người quản lý hách dịch, cửa quyền. Nên
nhớ rằng mọi quy định của công ty đều không phải do bạn đề ra, nhiệm vụ của bạn
chỉ là chịu trách nhiệm để nhân viên thực hiện những quy định đó một cách tốt
nhất. Tuy nhiên có những trường hợp đột xuất mà không thể giải quyết bằng
những quy định cứng nhắc được. Hãy chứng minh rằng bạn cũng là một nhà quản
lý sống có tình cảm.
“Bạn nói thế nào thì làm như thế ”
Nếu để nhân viên hay cấp trên nghe được câu nói này thì sẽ có hai trường
hợp xảy ra. Một là nhân viên sẽ không còn xem trọng năng lực làm việc của bạn,
hai là cấp trên sẽ điều chuyển bạn sang làm một công việc khác nhẹ nhàng hơn vì
bạn quả thực là người không có năng lực. Là một nhà quản lý, bạn phải nghe rất
nhiều những ý kiến đóng góp khác nhau để phát huy tốt nhất hiệu quả của công
việc. Sau đó bạn phải là người tổng hợp và đưa ra ý kiến cuối cùng trong công
việc đó. Luôn nhớ rằng bạn mới là người đưa ra quyết định chứ không phải nhân
viên. Hãy luôn giữ đúng vị thế của mình trong mắt nhân viên.
“Bạn quả thực rất ngốc”
Dù cho câu nói này nhằm vào đối tượng nào đi chăng nữa thì cũng chứng tỏ
bạn là một người quá kiêu ngạo và hợm hĩnh. Có thể bạn thực sự là một nhà quản
lý thông minh và giỏi giang nhưng nếu luôn có thái độ như vậy đối với nhân viên
hay đồng nghiệp thì sớm muộn gì cũng sẽ bị tẩy chay. Một nhà quản lý giỏi không
những phải có năng lực mà còn phải biết xây dựng và duy trì được mối quan hệ tốt
đẹp với nhân viên của mình. Điều này cũng có nghĩa là những nhà quản lý đó
không bao giờ phát ngôn ra những câu miệt thị hay chê bai người khác.
“Không được, năng lực của tôi có hạn, ai muốn làm thì cứ đến mà làm”
Nếu thực sự năng lực có hạn thì bạn cũng không nên đảm nhận trọng trách
làm nhà quản lý hoặc ít nhất cũng phải bồi dưỡng và thu nạp thêm những kiến
thức cần thiết cho công việc của mình. Còn nếu cảm thấy mình không thể giải
quyết công việc một cách tốt nhất thì nên chuyển giao chức vụ và quyền hành cho
người khác, không nên nói những câu mang tính thách đố và vô trách nhiệm như
vậy. Điều chắc chắn là bạn sẽ bị sa thải nếu câu nói này lọt vào tai cấp trên và sẽ
làm đối tượng chê cười của nhân viên cấp dưới.
“Tôi lúc nào chẳng vậy”
Sẽ rất phản cảm nếu để người khác nghe thấy câu nói này. Nó vừa có ý như
thách thức vừa có ý như đang trách móc người khác. Thực ra, để quản lý tốt nhân
viên cũng như công việc, chắc chắn có những lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Tuy
nhiên, không phải vì thế mà lại trách móc mọi người, đặc biệt khi đang ở cương vị
là một nhà quản lý. Nhân viên sẽ không thoải mái hoặc phải cẩn thận thăm dò thái
độ của bạn trước khi muốn đề xuất một vấn đề gì đó, rồi họ lại bàn tán với nhau:
“Tính khí sếp thật khó chịu”. Bạn muốn họ nhận xét về mình như thế chứ?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_cau_noi_sep_nen_tranh_8237.pdf