Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty giày cẩm bình Hải Dương

 

Chương I 1

lý luận chung về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1

I. KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 1

1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. 1

1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh: 1

1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 4

2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường: 4

II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP. 7

1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng khách quan: 8

1.1. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh: 8

1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên: 9

1.3. Môi trường chính trị - pháp luật: 10

2. Các nhân tố chủ quan: 11

2.1. Nhân tố vốn: 12

2.2. Nhân tố con người. 12

2.3. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ: 12

2.4. Nhân tố tổ chức quản lý: 13

2.5.Nhân tố về vận dụng các đòn bẩy kinh tế: 13

III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH 13

1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh: 13

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp: 14

2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp: 14

2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: 15

2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 15

2.4. Nhóm chỉ tiêu dánh giá hiệu quả tổng hợp: 17

3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội. 20

3.2. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động: 21

3.3. Nâng cao đời sống người lao động: 21

Chương II: Tình hình thực hiện vấn đề hiệu quả kinh doanh ở Công ty giày Cẩm Bình hải dương 22

I.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÀY CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG. 22

1- Quá trình hình thành 22

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty: 24

2.1. Chức năng: 24

2.2. Nhiệm vụ: 25

II.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIÀY CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG 25

1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty: 25

2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty: 30

3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công 32

4. Đặc điểm về lao động: 34

5. Đặc điểm về nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm: 35

5.1. Nguồn trong nước: 36

5.2. Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu: 37

6.Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty: 39

7.Đặc điểm về vốn. 42

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIÀY CẨM BÌNH HẢI DƯƠNG. 43

1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây. 43

2.1.1.Xét hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả sử dụng lao động: 45

2.1.2. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn: 46

2.1.3. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp: 47

2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 50

2.3.Các biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 51

IV.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY CẨM BÌNH. 52

1. Những thành tựu đã đạt được của Công ty giày Cẩm Bình trong thời gian qua: 53

2. Kế hoạch sản xuất năm 2005. 59

II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY CẨM BÌNH. 60

1.1. Thành lập phòng marketing: 61

1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường: 61

III. Kiến nghị với Nhà nước và các cấp lãnh đạo: 72

Kết luận 74

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty giày cẩm bình Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm về sản phẩm của Công ty: Ngành giầy là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ cho sản xuất, vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng phục vụ của ngành giầy rất rộng lớn bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng cho các mục đích khác nhau. Sản phẩm giầy, là sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng. Mặt khác sản phẩm giầy phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng và thời tiết. Sản phẩm chính của Công ty là giầy dép các loại dùng cho xuất khẩu. Đây là mặt hàng dân dụng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ, và kiểu dùng thời trang. Vì vậy đòi hỏi sản phẩm của công ty phải có chất lượng cao, do máy móc công nghệ của Côngty được đầu tư hiện đại, nên kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm ở Công ty đã được thiết kế ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường và khách hàng. Sản phẩm giầy thể thao của Công ty có các loại cỡ khác nhau rất đa dạng và phong phú từ giầy cho trẻ em đến người lớn với các loại cỡ khác nhau với màu sắc phong phú như: đỏ, đen, trắng, na vi, vàng ... Vì thế, trong điều kiện hiện nay sản phẩm của công ty đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng Công ty đã tung ra thị trường những mặt hàng giầy dép chủ yếu sau: -Giầy thể thao xuất khẩu các loại - Giầy, dép nữ thời trang cao cấp - Giầy giả da xuất khẩu các loại - Dép giả da xuất khẩu các loại Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như làm tốt công tác quản lý kỹ thuật nên sản phẩm của Công ty có chất lượng rất tốt. Sản lượng của Công ty ngày càng tăng nhanh, biểu hiện khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Đặc điểm sản phẩm của Công ty có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đặc biệt sản phẩm của Công ty là xuất khẩu, đây là một đặc điểm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công Quy trình sản xuất giầy thể thao là quy trình phức tạp kiểu chế biến liên tục không bị giãn đoạn về mặt thời gian, Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Hải Dương sử dụng nguyên vật liệu chính là các loại da (da trắng, da đen, da vàng, da nâu ...) các loại giả da, đế cao su... được nhập từ Hàn Quốc. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên liệu phụ và các phụ gia khác như: Tấm trang trí, đệm đế, mút xốp, keo, dung dịch... Một số phải nhập từ Hàn Quốc, còn lại Công ty tìm các nguồn lực trong nước để tiết kiệm chi phí. . Hiện nay, dây chuyền sản xuất chủ yếu của Công ty đều nhập từ Đài Loan, Hàn Quốc, phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam về kỹ thuật và sử dụng nhân công nhiều. Đến nay Công ty đã đầu tư 5 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 triệu đôi/năm trong đó gồm 1 dây chuyền sản xuất giầy dép thời trang, 4 dây chuyền sản xuất giầy thể thao, Đây là dây chuyền hoàn toàn khép kín từ khâu may mũ giầy vào form, các dây chuyền có tính tự động hoá. Trong công xưởng công nhân không phải đi lại, hệ thống băng chuyền cung cấp nguyên vật liệu chạy đều khắp nơi. Chính đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất này đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối, nhịp nhàng cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất. Nhờ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty giày Cẩm Bình có thể biểu diễn theo sơ đồ sau: Sơ đồ 01: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy thể thao của Công ty Nguyên liệu Bồi Chặt Thêu Đế May Gò ráp Đóng hộp Kho thành phẩm Quy trình sản xuất giầy thể thao có thể được hiểu như sau: Chặt: Nguyên liệu lấy từ kho của Công ty, đó là các loại da, giả da, xốp... được đưa vào các máy chặt theo các cỡ dao khác nhau của từng cỡ giầy thành những chi tiết của một đôi giầy. Có một số nguyên liệu như các loại vải cần phải qua công đoạn bồi (hay còn gọi là cán) để gia công cho áp dính vào nhau sau đó mới đem chặt. May: Các chi tiết nhỏ được chuyển sang xưởng thêu để thêu chi tiết tùy theo từng mẫu đôi giầy sau đó chuyển sang xưởng may thành các đôi giầy. Việc may do các công nhân xưởng may thực hiện bằng ác máy khấu chuyên dùng cho việc máy giầy thể thao. Gò: Đế giầy lấy từ kho được kết hợp với các đôi mũ giầy, dùng các chất phụ gia chủ yếu là keo để gò thành các đôi giầy hoàn chỉnh sau cùng các đôi giầy được đóng thành hộp và nhập kho thành phẩm, việc đóng hộp sử dụng các nguyên liệu như giầy nhét, bìa cát tông, băng dính...Công đoạn cuối cùng kiểm nghiệm chất lượng và đóng gói. 4. Đặc điểm về lao động: Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó Công ty đã xác định: lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu như đảm bảo số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số sử dụng lao động, hiệu quả máy móc thiết bị. Do đó trong những năm qua Công ty đã không ngừng chú trọng tới việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Điều này ta có thể thấy qua biểu sau: Biểu 03. Cơ cấu lao động của Công ty Năm Tổng số CBCNV Trình độ đại học (người) Trình độ trung cấp (người) Bậc thợ bình quân Số đào tạo huấn luyện (người) Số thợ giỏi (người) 1999 1200 14 32 2,1/6 645 64 2000 1420 39 48 2,6/6 1029 75 2001 1655 49 48 2,78/6 1085 88 2002 1694 62 46 2,83/6 1.126 132 2003 1699 80 76 2,9/6 1617 150 Ngày mới chuyển công ty số cán bộ công nhân viên của Công ty chỉ có 650 người, do nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động nên số lượng lao động Công ty không ngừng tăng lên. Hiện nay tổng số lao động của Công ty là 1699 người trong đó 87% lực lượng lao động của Công ty là những người trẻ khoẻ, có trình độ văn hoá, tiếp thu tốt công nghệ sản xuất tiên tiến. Lao động trực tiếp của Công ty là 1490 người chiếm 87,7% tổng số lao động. Hầu hết công nhân của Công ty đã qua lớp đào tạo dài hạn hay ngắn hạn của ngành. Số công nhân có trình độ tay nghề bậc 6/7 là 117 người chiếm 6,9%, trình độ bậc 5/7 là 133 người chiếm 7,8%, trình độ tay nghề 3/7 là 426 người chiếm 25%. Số còn lại là lao động thủ công đã qua lớp đào tạo tay nghề từ 3-6 tháng do Công ty tổ chức. Số lao động gián tiếp là 209 người chiếm 12,3%, tổng số lao động toàn Công ty trong đó 80 người đã tốt nghiệp đại học, 129 người đã tốt nghiệp trung cấp hoặc sơ cấp. Bậc thợ bình quân của Công ty qua các năm ngày càng tăng chứng tỏ chất lượng lao động càng được chú ý đào tạo, huấn luyện nâng cao. Về nguồn lao động thì chủ yếu thu hút từ các nguồn sau: - Từ các trường đại học, trung học chuyên nghiệp: về làm cho các phòng ban, hành chính, phụ trách kỹ thuật tại Công ty. - Con em các cán bộ công nhân viên trong ngành tuyển dụng vào làm tại Công ty. - Tuyển qua các trung tâm giới thiệu việc làm... Về thu nhập của người lao động trong Công ty đã không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống người lao động. lương tháng bình quân năm 1999 là 602.000. đồng, năm 2000 là 610.000 đồng năm 2001 là 595.000 đồng, năm 2002 là 605.000 đồng và năm 2003 là 620.000 đồng. Như vậy do chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và không ngừng phát triển nguồn nhân lực nên đến nay sản phẩm Công ty rất đa dạng phong phú về màu sắc, chủng loại, chất lượng sản phẩm nâng cao, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở những thị trường khó tính trên thế giới. Việc phát triển nguồn nhân lực của Công ty đã góp phần quan trọng vào công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh. 5. Đặc điểm về nguyên vật liệu phục vụ cho sản phẩm: Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm, chất lượng sản phẩm, góp phần vào việc làm hạ giá thành sản phẩm, nó quyết định việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm rất nhiều loại như vải, cao su, nhựa, da, giả da, hoá chất... Hiện nay hoạt động sản xuất giầy dép của Công ty là làm hàng gia công cho nước ngoài, nên nhiều loại nguyên vật liệu hoá chất đều phải nhập từ nước ngoài vào. Đây là một khó khăn lớn cho Công ty vì việc nhập các loại nguyên vật liệu ở nước ngoài thường thì giá cao, phải phụ thuộc vào nguồn hàng cho nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác làm hạ giá thành sản phẩm, quá trình sản xuất không ổn định, không đảm bảo tiến độ từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Bên cạnh việc nhập khẩu các loại nguyên vật liệu từ nước ngoài Công ty còn khai thác nguồn nguyên vật liệu ở trong nước thông qua các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Hiện nay Công ty khai thác nguyên vật liệu theo hai nguồn sau: 5.1. Nguồn trong nước: Những năm gần đây vải sợi trong nước có nhiều tiến bộ về chất lượng đã đáp ứng phần nào nhu cầu vải có chất lượng cao để phục vụ hàng xuất khẩu. Nguyên vật liệu gồm có cao su tự nhiên, cao su tổng hợp CaCO3, vải bạt, đế và các loại hoá chất khác. Công ty đã hợp tác với các Công ty cung cấp nguyên vật liệu trong nước như các công ty: + Công ty dệt 8/3, Công ty Dệt kim Hà Nội, Công ty may II Hải Dương + Công ty cao su sao vàng + Mút sốp Vạn Thành Các công ty này tuy đã đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng, chất lượng nhưng còn một số điểm tồn tại như đôi khi còn chậm chạp, giá cao, chưa theo kịp với sự thay đổi của mốt giầy. Biểu 04. Cơ cấu nguyên vật liệu sử dụng Đơn vị tính: triệu đồng STT Loại NVL 2001 2002 2003 02/01 03/02 1 Vải, da 14.357 14.718 15.594 2,56% 5,95% 2 Hoá chất 8.187 8234 8303 0,57% 0,84% 3 Nguyên liệu khác 10.406 11.868 12368 14,05% 4,21% Tổng 32.944 34820 36265 5.69% 4,15% Từ biểu trên ta thấy các mặt hàng mua vào đều tăng hơn điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty luôn luôn phát triển mở rộng. Công ty luôn ý thức được tầm quan trọng của hoạt động đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất và tìm các nguồn hàng, các bạn hàng cung cấp thường xuyên, ổn định. Công ty đã có những biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của thị trường: chuyển dịch cơ cấu hàng hoá cung ứng chủ động khai thác nguồn nguyên vật liệu trong nước sẵn có để giảm nguồn nguyên vật liệu phải nhập từ bên ngoài, đã làm giảm được chi phí sản xuất, giảm lượng vật tư dự trữ và tránh hao hụt tự nhiên đồng thời tập trung được vốn lưu động cho kinh doanh đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 5.2. Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu: Hiện nay, ngoài nguồn nguyên vật liệu ở trong nước. Công ty còn phải nhập một số lượng lớn các loại nguyên vật liệu từ nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan và Hàn Quốc). Việc phải nhập nguyên vật liệu từ nguồn nước ngoài do nhiều nguyên nhân bắt buộc Công ty phải nhập như là: - Do yêu cầu của chất lượng sản phẩm hàng xuất khẩu, vì vậy phải nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Ngày càng nhiều khách hàng mua hàng cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty. - Do nguồn nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng nguyên vật liệu. Việc nhập khẩu hầu hết các hoá chất từ nước ngoài làm cho giá thành sản phẩm của Công ty tăng tương ứng, làm giảm lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thế giới. Đây cũng chính là một khó khăn lớn cho Công ty cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sản xuất. Biểu 05. Biểu giá xuất khẩu các mặt hàng của công ty giày Cẩm Bình Đơn vị: USD Năm Tên hàng 2001 2002 2003 Gia công xuất khẩu - Giầy vải 1,98 2,1 2,3 - Giầy Thể Thao 2,98 3 3,2 - Dép giả da 1,78 1,71 1,81 Xuất khẩu trực tiếp - Giầy vải 2,5 2,52 2,63 - Giầy Thể Thao 3,5 3,4 3,4 - Dép giả da 2,15 2 2,1 Qua biểu trên ta thấy giá các mặt hàng xuất khẩu của Công ty tăng tương đối qua các năm. Vì vậy trước hết Công ty phải xác định lại giá thu mua nguyên vật liệu, cơ cấu nguyên vật liệu nhập khẩu để tạo ra một mức giá tối ưu cho một sản phẩm của Công ty. Biểu 06. Cơ cấu nguyên vật liệu nhập ngoại Đơn vị tính: USD Năm Tên hàng 2000 2001 2002 2003 Vải, da 1.960.130 1.508.230 1.149.880 1.207.379 Hoá chất 1.073.450 962.700 1.657.180 1740039 Nguyên liệu khác 797.420 738.070 574.940 603.687 Tổng 3.067.000 3.209.000 3.382.000 3.551.100 Qua biểu trên thấy xu hướng tăng giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu là rất rõ rệt. Điều này chứng tỏ trong những năm qua Công ty đã không ngừng tăng trưởng, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên việc nhập khẩu nguyên vật liệu cần phải được quản lý chặt chẽ và kiểm soát chất lượng đầu vào của nguyên vật liệu. Ngoài nguồn nhập khẩu trên Công ty phải chủ động hơn nữa tìm các đối tác trong nước cung cấp nguyên vật liệu cho mình góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và nguồn nguyên vật liệu trong nước rất nhiều và rẻ hơn nhập ngoại. 6.Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty: Công ty cổ phần giày Cẩm Bình sản xuất và kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm .Do đặc điểm về phương thức sản xuất kinh doanh, đặc điểm sản phẩm cho nên thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài. Trước đây thị trường tiêu thụ của Công ty chủ yếu là thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ. Vào những năm cuối của thập kỷ 80 thị trường này hoàn toàn sụp đổ, lúc đó Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Công ty quyết định chuyển hướng kinh doanh sang thị trường EU nơi mà Công ty đang có lợi thế so sánh. Trong những năm còn rất nhiều khó khăn trong việc tìm hướng đi cho phù hợp với điều kiện Công ty, Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường, khai thác tất cả các thị trường có thể. Công ty đã tìm kiếm được nhiều thị trường rộng lớn với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Tình hình thị trường và kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty được thể hiện qua biểu sau: Biểu 07. Thị trường xuất khẩu của Công ty Đơn vị tính: 1000 USD Nước 2000 2001 2002 Tỷ trọng % 2000 2001 2002 1. Tây Âu 2.238,2 4.514,35 5353,23 92,10 95,90 94,58 Đức 1.683,2 2.679 2.877,28 47,21 56,91 51,38 Pháp 473,6 520,9 273,56 13,29 10,68 6,6 Anh 352 357,2 985,41 9,87 7,59 17,41 Ai len 313,6 286,7 516,76 8,80 6,09 9,13 Bỉ 108,8 129,25 135,58 3,05 3,39 2,36 Hà Lan 172,8 258,5 280,73 4,85 5,49 4,96 áo 22,4 61,1 61,12 0,63 1,29 1,08 Bồ Đào Nha 16 28,2 36,22 0,45 0,60 0,64 Thuỵ Sỹ 32 42,3 45,85 0,89 0,9 0,81 Phần Lan 6,4 9,4 11,88 0,17 0,2 0,2 2. Thị trường khác 281,6 192,7 306,77 7,90 4,10 5,42 Canada 176 51,7 202,06 4,94 1,10 3,57 Hàn Quốc 105 141 104,71 2,96 3,00 1,85 Tổng cộng 3.564,8 4.707,05 5.660 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Báo cáo thực hiện kinh doanh các năm 2001-2003 của công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Biểu 08. Kết quả xuất khẩu năm 2003 của Công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Nước Thực hiện năm 2003 Tỷ trọng % thị phần/thị trường xuất khẩu Số lượng(1000đôi) Trị giá (1000USD) 1. Tây Âu 3.417 5.574,75 92,58 Đức 1720 2.740,40 45,51 Anh 872 1370,50 22,76 Pháp 394 624,43 10,37 Hà Lan 303 746,31 7,91 Bỉ 113 177,64 2,95 Hy Lạp 75 121,033 2,01 Ai Len 40 64,44 1,07 2. Thị trường khác 283 446,8 7,42 Hàn quốc 56 83,32 1,45 Canađa 189 296,86 4,93 Niudilân 38 66,62 1,04 Tổng cộng: 3800 6.021,55 100,00 Nguồn: báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2003-công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Thông qua hai biểu trên về tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty ta thấy thị trường nhiều loại, khối lượng hàng hoá ở mỗi thị trường nhỏ lẻ, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thấp, các chi phí phục vụ cho hoạt động xuất khẩu cao. Và các số liệu cũng cho ta thấy rằng những năm gần đây thị trường EU là thị trường chính của Công ty, thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thu xuất khẩu của Công ty. Năm 2000 chiếm 92,10% với giá trị xuất khẩu là 2.238.2000 USD, năm 2001 chiếm 95,90% với giá trị xuất khẩu là 4.514.350 USD, năm 2002 chiếm 94,58% với giá trị xuất khẩu là 5.353.230 USD và năm 2003 là 92,58% với giá trị xuất khẩu là 5.574.750 USD. Mặc dù có sự biến động về một vài thị trường, một số thị trường mất nhưng Công ty đã mở rộng bán sang một số thị trường khác và tăng doanh số bán tại các thị trường truyền thống nên doanh thu xuất khẩu từ thị trường EU vẫn đạt trên 90% cụ thể là 92,58% với giá trị xuất khẩu 5.574.750 USD. Trong thị trường EU các bạn hàng lớn của Công ty là ở các nước như Đức, Anh, Pháp và hàng năm tại ba thị trường này đều chiếm 70% trong tổng giá trị xuất khẩu của Công ty. Đặc điểm của khách hàng trong thị trường EU là họ quan tâm nhiều về mẫu mã và tính thích hợp thời trang của sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty sản xuất không chỉ đáp ứng về mặt chất lượng mà còn phù hợp với điều kiện khí hậu khác biệt ở nơi sử dụng và còn đáp ứng được sở thích về kiểu dáng và mẫu mã mà khách hàng khó tính nhất yêu cầu. Để làm được điều này Công ty đã không ngừng tạo ra các sản phẩm với kiểu dáng và mẫu mã phong phú phù hợp với yêu cầu của khách hàng lựa chọn. Ta thấy thị trường chủ yếu của Công ty là khu vực thị trường EU đặc biệt là năm 2001 kim ngạch xuất khẩu giầy của Công ty giày Cẩm Bình vào thị trường EU là 95,90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Kết quả này đạt được là do nhiều nguyên nhân như: - Do đầu những năm 1990 tất cả các nước thuộc cộng đồng châu Âu (EU) cho phép nước ta hưởng quy chế ưu đãi tối huệ quốc, để tạo hai chiều buôn bán thuận lợi. - Tháng 7-1995 các nước EU cho phép ta được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển. - EU cấp cho nước ta nhiều hạn ngạch về lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng vào EU. Như phần tính ở trên ta thấy đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách tăng doanh thu xuất khẩu nhờ tận dụng triệt để những quy chế, ưu đãi chung của các nước EU. Tuy nhiên, việc thị trường chủ yếu của Công ty là các nước EU (chiếm trên 90%) có những ưu điểm nhất định song nó cũng có những khó khăn lớn cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì chính sách tập trung vào một thị trường trọng điểm thường gặp những rủi do về sự biến động thị trường, hoạt động kinh doanh quá lệ thuộc vào một thị trường. Vì vậy việc cân đối tỷ trọng các thị trường cũng là yếu tố quan trọng trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, do đặc điểm thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài, đặc điểm này nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh bởi vì việc xâm nhập vào các thị trường này rất khó khăn, chi phí cho hoạt động tìm hiểu nghiên cứu thị trường cao, chi phí cho hoạt động tiêu thụ cao. Cho nên vấn đề đặt ra đối với Công ty hiện nay là việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với chi phí thấp thì sẽ đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. 7.Đặc điểm về vốn. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có vốn. Doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động hình thành các nguồn vốn nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết là nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu ( nguồn vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh, sau đó được hình thành từ các nguồn vay, nợ...). Công ty giày Cẩm Bình có nguồn vốn tư bổ sung, vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tài chính. Nguồn vốn vay của Công ty chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh, điều này có thể thấy qua biểu sau: Biểu 09. Cơ cấu vốn công ty cổ phần giầy Cẩm Bình Đơn vị: 1000 đ Nguồn vốn 2002 2003 1. Vốn chủ sở hữu 10.453.432 12.929.538 Vốn tự bổ sung 10.453.432 12.929.538 Vốn vay 7.325.431. 7.269.187 2. Vốn cố định 6.009.134,62 5.269.553,8 3. Vốn lưu động 11.183.422,8 12.529.171,2 Tổng vốn kinh doanh 17.778.863 20.198.725 Tỷ lệ % vốn CSH/vốn KD 58,8 72,72 Tỷ lệ % vốn CĐ/vốn KD 33,8 35 .99 Tỷ lệ % vốn LĐ/vốn KD 62,9 62,03 Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh không ngừng tăng qua các năm. Trong đó nguồn vốn vay chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh năm 2002 là: 41,2%, năm 2003 là: 35,99% đặc điểm này có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp, tỷ trọng này càng cao càng khó khăn cho Công ty trong quá trình kinh doanh của mình. Ta thấy năm 2003 tỷ lệ vốn vay giảm xuống thấp hơn năm 2002 chứng tỏ khả năng đảm bảo về tài chính của Công ty đã tăng lên. Do vốn vay chiếm tỷ lệ lớn như vậy cho nên chi phí vốn rất cao, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ngoài ra đây là một doanh nghiệp sản xuất cho nên vốn cố định thường chiếm tỷ trọng lớn hơn. Điều này có thể thấy ở biểu trên. Trong đó vốn cố định của Công ty chủ yêu tập trung vào nhà xưởng máy móc thiết bị... III. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty giày Cẩm Bình Hải Dương. 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây. Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây: Bảng 10. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giày Cẩm Bình Hải Dương. Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 So sánh % 02/01 03/02 1. Tổng số sản phẩm sản xuất 1000 đôi 2416 3266 4117 35,18 26,06 2. Tổng doanh thu tr.đ 56.097 73.500 85.995 31,02 17,00 3. Tổng chi phí tr.đ 50289 66030 77396 31,30 17,2 4. Doanh thu thuần tr.đ 5808 7470 8599 28,62 15,11 5. Doanh thu xuất khẩu tr.đ 54.119 71.800 84.000 32,67 17,00 6. Nộp ngân sách tr.đ 930 1.075 1.247 15,6 16 7. Lợi nhuận tr.đ 4.878 6.395 6.400 31,09 0,08 8. Lao động người 1655 1694 1699 2,36 0,29 9. Thu nhập bình quân đồng 595.000 605.000 620.000 1,68 2,48 10. Tỷ suất LN/DT % 0,869 0,87 0,855 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2001-2003 của công ty giày Cẩm Bình. Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua biểu trên ta thấy trong ba năm 2001-2003 Công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau: - Về sản lượng sản phẩm sản xuất: năm 2002 vượt năm 2001 là 35,18%, năm 2003 vượt năm 2002 là 26,06%. Như vậy số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty tăng nhanh mạnh qua các năm. Điều này chứng tỏ sức sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng. Có được thành tích này là do Công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến thiết bị, tăng dây chuyền và người sử dụng lao động, thu hút thêm nhiều lao động mới vào làm việc tại Công ty. - Về doanh thu: qua số liệu trên ta thấy không chỉ có số lượng sản phẩm sản xuất tăng mà doanh thu bán hàng cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2002 tăng so với năm 2001 là 31,02%, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 17%. Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà Công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của chỉ tiêu đã được thị trường khách hàng chấp nhận. - Về chi phí và lợi nhuận: trong năm 2002 Công ty đã nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí để thu mức lợi nhuận đạt 31,09%. Nhưng trong năm 2003 do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau làm cho mức lợi nhuận năm 2003 chỉ tăng 15%. - Thu nhập bình quân đầu người lao động trong Công ty được cải thiện qua các năm. Năm 2002/2001 tăng 2,36%, năm 2003/2002 tăng 0,29%. Có được kết quả này là do Công ty đã không ngừng quan tâm tới lợi ích của cán bộ công nhân viên trong Công ty và đã áp dụng đòn bảy kinh tế khuyến khích người lao động làm việc tích cực hết mình. - Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty cho nên việc tăng doanh thu xuất khẩu là một nhân tố tích cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường. Mặc dù các chỉ tiêu của năm 2003 đều tăng hơn so với năm 2002. Nhưng xét về mặt định tình thì ta thấy tốc độ tăng năm 2003 chậm hơn so với năm 2002, chứng tỏ năm 2003 hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công có phần giảm hơn so với năm 2002. Vì vậy Công ty cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để đạt được mức tăng trưởng ổn định qua các năm. 2.Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty giày Cẩm Bình. 2.1.Thực trạng thực hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty 2.1.1.Xét hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả sử dụng lao động: - Năng suất lao động = Năng suất lao động trong năm: 2002 = 73500/1694 = 43,39 triệu đồng Năm 2003 = 85995/1699 = 50,61triệu đồng - Lợi nhuận bình quân một lao động = Lợi nhuận bình quân một lao động năm: năm 2002 6395/1694= 3,78 triệu đồng năm 2003 6400/1699 = 3,77 triệu đồng Như vậy mặc dầu năm 2003số lượng lao động cao hơn năm 2002 nhưng về mặt hiệu quả sử dụng lao động năm 2003 đều thấp hơn năm 2002. Điều này chứng tỏ Công ty đã cố gắng mở rộng quy mô sản xuất của mình. Đây có thể là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệu quả của Công ty giảm một cách tương đối trong năm 2003. Ngu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0270.doc
Tài liệu liên quan