Những đặc điểm cơ bản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín

Năm 2001 là năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới và cũng là năm đầu bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển 5 năm 2000-2005. Thời cơ có nhiều, thách thức cũng không nhỏ. Căn cứ theo định hướng kinh doanh của ngành và chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, NHNo&PTNT Thường Tín vẫn sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh, tập trung vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của huyện. Muốn vậy, theo em, NHNo&PTNT Thường Tín cần tiếp tục thực thi những biện pháp sau:

 Bám sát mục tiêu, định hướng kinh doanh của NHNo&PTNT Việt nam và phương hướng phát triển kinh tế của địa phương để xác định mục tiêu kinh doanh cho phù hợp. Cùng làm việc với chính quyền các xã, phường nhằm rà soát lại tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất kinh doanh khá,. để tuyên truyền các chính sách đầu tư tín dụng, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, chủ động mở rộng và nâng mức cho vay có trọng điểm. Tiếp tục đổi mới công tác điều hành để có được những giải pháp chỉ đạo đúng đắn, có hiệu quả.

 

doc13 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những đặc điểm cơ bản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy động và vốn điều hoà của cấp trên có tính chất quyết định tới quá trình kinh doanh và qua biểu trên ta thấy ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tăng lên rõ rệt và từ đó đã giảm và đi tới không phải vay các tổ chức kinh tế. Sau đây tôi chỉ đi sâu nghiên cứu kỹ về vấn đề huy động vốn và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín. Tình hình huy động vốn: Hiên nay Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín huy động vốn chủ yếu từ các nguồn sau đây: Tiền gửi tiết kiệm Không kỳ hạn. Có kỳ hạn. Tiền gửi kỳ phiếu. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tư nhân, kết cấu nguồn vốn huy động được thể hiện qua biểu sau: Biểu 3: Kết cấu nguồn vốn huy động Đơn vị tính: Triệu đồng Thời điểm Nguồn 31/3/99 30/6/99 30/9/99 31/12/99 31/3/2000 30/6/2000 ST % ST % ST % ST % ST % ST % Tiền gửi KT 1080 3 1307 4 1148 3 2074 6 1488 4 1596 4 TG kỳ phiếu 25677 90 30343 92 33182 91 30748 81 32441 92 33504 90 TG của TCKT 2050 7 1258 4 2034 6 5060 13 1331 4 2046 6 Tổng nguồn vốn huy động 28707 100 32908 100 36364 100 37882 100 35260 100 37146 100 Nguồn: Bảng tổng kết từng quý về hoạt động tín dụng Nguồn vốn huy động trên địa bàn được mở rộng với nhiều hình thức đa dạng và phong phú tính đến ngày 30/6/2000 tổng nguồn vốn huy động đạt 37,1 tỷ đồng và giảm 736 triệu đồng so với năm 1999 nhưng tăng 4,2 tỷ so với cùng kỳ năm trước đó ta thấy: Tiền gửi tiết kiệm đạt 1,5 tỷ đồng chiếm 4%. Tiền gửi kỳ phiếu đạt 33,5 tỷ đồng chiếm 905 đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 2 tỷ đồng chiếm 6%. Trong cơ cấu nguồn này từng loại vốn có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến các nhân tố cấu thành và đặc điểm của nó. Sau đây ta sẽ phân tích cụ thể từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn huy động vốn. Kỳ phiếu ( do Ngân hàng phát hành khi thiếu vốn ) Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và nhằm thu hút một số lượng lớn tiền mặt từ lưu thông về. Căn cứ vào yêu cầu mở rộng tín dụng Ngân hàng đã triển khai huy động kỳ phiếu đây là nguồn huy động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín, nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động. Để hiểu rõ thêm về biến động giữa năm 1999 và 2000 ta hãy xem biểu sau: Thời điểm Nguồn 31/3/99 30/6/99 30/9/99 31/12/99 31/3/2000 30/6/2000 Tổng nguồn 25677 30343 33182 38179 35755 38024 So sánh giữa hai thời điểm 4666 2839 4997 -2424 2269 Tỷ lệ so sánh giữa hai thời điểm 100% 115% 108% 113% 94% 106% Qua bảng trên ta thấy nguồn tiền gửi kỳ phiếu tăng lên qua từng thời kỳ của năm 1999 đến năm 2000 với mức lãi suất thấp nên gửi kỳ phiếu có giảm 65 ở quí I năm 2000 nhưng đến quí II năm 2000 tiền gửi kỳ phiếu lại bắt đầu tăng lên. Đặc biệt đến hết 30/6/2000 tổng số tiền gửi kỳ phiếu đạt 38 tỷ đồng chiếm 905 trong tổng nguồn vốn huy động tuy có giảm 155 triệu đồng so với cuối năm 1999 nhưng so với cùng kỳ năm 1999 thì nó đã tăng lên 7681 triệu đồng. Sở dĩ số tiền gửi kỳ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn huy động là do lãi suất tiền gửi kỳ phiếu lớn hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Loại tiền gửi này có xu hướng ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tư nhân: Đây là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khoản này bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn sau đây là tình hình tiền gửi của các tổ chức kinh tế được biểu hiện qua biểu sau: Bảng 5: Kết cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế Thời điểm Nguồn 31/3/99 30/6/99 30/9/99 31/12/99 31/3/2000 30/6/2000 ST % ST % ST % ST % ST % ST % Tiền gửi không kỳ hạn 1654 81 877 70 181 9 5029 99 1300 98 2015 98 Tiền gửi có kỳ hạn 396 19 381 36 1853 91 31 1 31 2 31 2 Tổng nguồn 2050 100 1258 100 2034 100 5060 100 1331 100 2046 100 Nguồn: Số liệu các quý của phòng tín dụng Nhìn chung tiền gửi của các tổ chức kinh tế tương đối lớn và biến động qua các thời điểm, sự biến động này phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, chu kỳ sản xuất, tình hình cung ứng tiền tệ và chính sách lãi xuất của nhà nước. Trong năm 1999 tổng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên 2050 triệu đồng nhưng đến cuối năm tổng số tiền lãi đã lên đến 5060 triệu đồng chứng tỏ hoạt động của các doanh nghiệp tạm thời lắng xuống. Nhưng đến hết 30/6/2000 tổng nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm đi rõ rệt chỉ còn 2046 triệu đồng, giảm so với cuối năm 1999 là 3014 triệu đồng so với cùng kỳ năm 1999 thì có chuyển biến khá lên, lượng tiền gửi tăng 788 triệu đồng, điều này cho thấy đầu năm 2000 các tổ chức kinh tế hoạt động mạnh lên. Sang quý II năm 2000 sự hoạt động của các tổ chức kinh tế lại giảm. Trong nguồn tiển gửi của các tổ chức kinh tế, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn, nguồn này được hình thành chủ yếu từ nguồn tiền thanh toán của các tổ chức kinh tế. Nguồn này luôn biến động, theo nhu cầu thanh toán trước đây, nguồn này không phải trả lãi còn nay thì lãi suất thấp. Ngân hàng có thể sử dụng được một phận ( 80% trong tổ nguồn tiền gửi ) để mở rộng tín dụng còn một phần dùng để đảm bảo khả năng thanh toán chi trả. Trong tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế thì thành phần kinh tế quốc doanh có số tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn hơn và chiếm chủ yếu vì đây là những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, nhu cầu thanh toán nhiều, còn các thành phần khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, không có biến động lớn tính đến II/2000 nguồn này là 31 triệu đồng bằng so với cuối năm 1999 và giảm so với cùng kỳ năm trước là 350 triệu đồng. Hiện nay, cũng như tương lai đây sẽ là nguồn không thể thiếu và cần phải chiếm tỷ trọng lớn, là mối quan tâm của bất kỳ một ngân hàng nào vì do mối quan hệ giữa các ngân hàng và các đơn vị, bộ phận nguồn này có tính chất như là một đảm bảo cho số vốn mà ngân hàng cho vay các đơn vị. Mặt khác, ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn này thấp hơn nguồn vốn đi vay dân cư nên ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mức đến nó trong quá trình hoạt động của mình. Nguồn gửi tiết kiệm: Là nguồn vốn của dân cư tạm thời chưa sử dụng đến đem gửi vào ngân hàng. Thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nó thực sự là tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh. Đây là một nguồn vốn quan trọng, sự biến động của nó phụ thuộc chặt chẽ vào sự biến động của tình hình giá cả thị trường, tình hình lãi suất và yếu tố tâm lý xã hội. Để khuyến khích được nhiều người gửi tiết kiệm thì lãi suất tiền gửi tiết kiệm phải đảm bảo mang lại một khoản thu nhập hợp lý cho người gửi, công tác chi trả thuận tiện, đúng thời gian qui định, phải đảm bảo giữ bí mật cho khách hàng, uy tín của ngân hàng cũng có tác động mạnh mẽ đến sự biến động của nguồn vốn này. Riêng ở Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín qua biểu 3 kết cấu nguồn vốn huy động cho ta thấy nguồn gửi tiết kiệm đã tăng dần qua từng thời kỳ mặc dù số lượng tăng không nhiều lắm nhưng nó phản ánh được công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng càng được nâng lên. Kết quả thực hiện đến quí II năm 2000 cho ta thấy nguồn gửi tiết kiệm đạt được là 1596 triệu đồng, so với cuối năm 1999 thì giảm 468 triệu đồng nhưng so với cùng kì năm trước thì lại tăng lên 289 triệu đồng. Nguồn gửi tiết kiệm gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn Biểu 6: Kết cấu tiền gửi tiết kiệm Đơn vị tính: Triệu đồng Thời điểm Nguồn 31/3/99 30/6/99 30/9/99 31/12/99 31/3/2000 30/6/2000 ST % ST % ST % ST % ST % ST % Tiền gửi không kỳ hạn 1067 98 1266 97 1129 100 2064 100 1481 100 1596 100 Tiền gửi có kỳ hạn 13 2 41 2 0 91 0 1 0 2 0 Tổng nguồn 1080 100 1307 100 1129 100 2064 100 1481 100 1596 100 Ta thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm đa số trong tổng nguồn tiết kiệm bình quân đạt 99%. Điều đó rất có lợi cho hoạt động đầu tư của ngân hàng vì ngân hàng có cơ sở nguồn vốn để cho vay. Đặc biệt nguồn tiền gửi có kỳ hạn có tăng lên ở quý II năm 1999 nhưng sang quý III năm 99 trở đi nguồn tiền gửi này đã không còn nữa bởi lãi suất của nguồn tiền gửi này thấp hơn lãi suất tiền gưỉ kì phiếu lên người gửi đã chuyển sag gửi kỳ phiếu. Tóm lại: Tiền gửi tiết kiệm ở Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động nhưng nó có xu hướng ngày càng tăng lên. Việc huy động tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn để đẩy lùi lạm phát. Ngoài các hình thức huy động vốn nói trên, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh và các thành phần kinh tế khác Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín còn thực hiện việc đi vay các tổ chức kinh tế, phát hành trái phiếu và sử dụng vốn điều hoà của cấp trên. Trái phiếu: ( do Nhà nước phát hành khi thiếu vốn) Từ quí II năm 1999 đến quí II năm 2000 nền kinh tế ổn định nguông vốn Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín huy độngj và sử dụng nguồn vốn điều hoà của cấp trên tốt nên Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín không phải phát hành trái phiếu nữa mà chỉ có ở quí I năm 1999 vậy chứng tỏ nguồn vốn huy động cuả Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín đã tăng lên một phần nào đó và nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế và tư nhân cũng giảm xuống. Vay các tổ chức kinh tế: Để bổ sung thêm nguồn vốn kinh doanh của minh Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín đã thực hiện việc đi vay các tổ chức kinh tế nhưng việc đi vay đó chỉ thực hiện đến quý II năm 99. Còn từ quý II năm 99 đến 30/6/2000 này việc đi vay các tổ chức kinh tế của Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín không còn diễn ra nữa. Điều đó chứng tỏ rằng Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín thường đã huy động nguồn vốn cao hơn và hoạt động của các tổ chức kinh tế rất mạnh. Từ tháng 9/1999 trở đi lên một lượng vốn lớn đã đưa vào sản xuất kinh doanh. Vốn điều hoà của cấp trên: Mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín đã từng bước tăng lên đến 30/6/2000 đạt 37146 nhưng cũng chỉ đáp ứng được 545 trong tổng dư nợ. Do vậy ngân hàng thường xuyên phải sử dụng vốn điều hoà của cấp trên. Thời điểm 31/3/99 30/6/99 30/9/99 31/12/99 31/3/2000 30/6/2000 Vốn điều hoà của cấp trên 29100 29000 29000 30100 32500 35000 Thực tế sử dụng 26742 25800 26365 28477 30558 31166 Nguồn: Số liệu các quý của tín dụng Qua biểu trên ta thấy rằng nguồn vốn điều hoà của cấp trên tăng và mức sử dụng nguồn vốn trên cungx tăng lên theo từng quý chứng tỏ mức huy động nguồn vốn không được cao lắm nên phải sử dụng nguồn vốn điều hoà của cấp trên với một mức khá cao. Tình hình sử dụng vốn ở ngân hàng nông nghiệp thường tín Khái quát chung về tình hình sử dụng vốn: Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng tiến hành phân phối sử dụng nguồn vốn đó. Do vậy sử dụng vốn là khâu nối tiếp của hoạt động tạo vốn và là khâu cuối cùng quyết định chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đồng thời huy động vốn và sử dụng vốn là hai mătj của quá trình hoạt động tín dụng. Vấn đề sử dụng vốn phải luôn được chú trọng, quan tâm làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối tượng cho vay của ngân hàng là các đơn vị kinh tế quốc doanh, ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất trên địa bàn toàn huyện. Ngân hàng đã chủ động trong việc sử dụng vốn cho vay có tính đến nhu cầu và khả năng thực tế của đơn vị, cho vay có chọn lọc, thường xuyên quan tâm đến công tác thu nợ nhằm tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng 6 tháng đầu năm 2000 là: Kỳ luân chuyển: Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng trước hết được biểu hiện tình hình dư nợ tín dụng qua các thời kỳ và nó thể hiện ở biểu sau: Thời điểm Nguồn 31/3/99 30/6/99 30/9/99 31/12/99 31/3/2000 30/6/2000 Tín dụng VLĐ 37082 39237 53793 58096 55596 57590 Tín dụng VCĐ 14954 17463 7335 7928 7287 8155 Tổng dư nợ 52036 56700 61128 66024 62883 65745 Nguồn: Bản báo cáo hoạt động tín dụng Tình hình dư nợ tín dụng biến động theo từng quý, thường những tháng đầu năm dư nợ nhỏ hơn cuối năm. Đặc biệt đến 30/6/2000 dư nợ tín dụng đạt 65,7 tỷ đồng, giảm so với cuối năm 99 là 279 triệu đồng và tăng 9 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín không có nợ khoanh (nợ khó đòi được Nhà nước tạm khoang) và cho vay thanh toán công nợ dây dưa. Đây là điểm thuận lợi cho ngân hàng trong việc đòi nợ. Sau đây ta xem xét cụ thể tình hình cho vay của từng loại vốn tín dụng. Tình hình cho vay vốn: Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín hoạt động như một ngân hàng thương mại chủ yếu cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trng tổng số dư nợ. Chức năng của ngân hàng thương mại nói chung là huy đông vốn tiền gửi của khách hàng ( huy động vốn tiền gửi ngắn hạn và không có kỳ hạn ) do đó sử dụng vốn để cho vay ngắn hạn chính là làm phương tiện thanh toán. Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín đã tiến hành cho vay cả vốn lưu động và vốn cố định trong đó tín dụng vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn. Tính đến ngày 30/6/2000 tín dụng vốn lưu động đạt được là 57590 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 88% và tín dụng vốn cố định là 8155 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12 % trong tổng số dư nợ. Về vấn đề sử dụng vốn ngân hàng có được đánh giá tốt hay không, không phải chỉ căn cứ vào số dư nợ cho vay có tăng hơn không mà phải xem xét của vấn đề chất lượng cho vay như thế nào, tức là phải xem xét vốn ngân hàng cho vay có được sử dụng đúng mục đích không, có được trả nợ hay không và nhất là có trả nợ đúng hạn hay không. Do đó, việc đánh giá tình hình sử dụng vốn của ngân hàng phải xem xét trên các chỉ tiêu kết cấu tổng mức dư nợ ( trong đó mức dư nợ tín dụng tài sản lưu động và dư nợ tín dụng tài sản cố định ) cho vay - thu nợ, nợ quá hạn.... Tổng mức dư nợ tín dụng: Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín cho vay cả tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định trong đó có các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Kết quả cho thấy ( qua biểu 9 ) trong tổng mức dư nợ tín dụng vốn lưu động gồm doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Về mặt tỷ trọng dư nợ tín dụng cũng như về mặt giá trị doanh nghiệp quốc doanh không có biến động lớn lắm. Tính đến quý II năm 2000 dư nợ tín dụng của doanh nghiệp quốc doanh đạt được là 9365 triệu đồng, tăng so với cuối năm 1999 là 680 triệu đồng và tăng so với cùng kỳ năm trước là 3618 triệu đồng. Biều 9: Báo cáo về tổng mức dư nợ tín dụng Thời điểm Nguồn 31/3/99 30/6/99 30/9/99 31/12/99 31/3/2000 30/6/2000 ST % ST % ST % ST % ST % ST % 1. TD VLD 37082 71 39237 69 53793 88 58096 88 55596 88 57590 88 Quốc doanh 6386 5747 8156 8685 6982 9365 Ngoài QD 30696 33490 45637 49411 48614 48225 2. TD VLĐ 14954 29 17463 31 7335 12 7928 12 7287 12 8155 12 Quốc doanh 312 257 3929 4729 4369 5419 Ngoài QD 14622 15809 3406 3199 2918 2736 Tổng dư nợ 52036 100 56700 100 61128 100 66024 100 62883 100 65745 100 Nguồn: Số liệu các quý của phòng tín dụng Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ tín dụng tăng cả về mặt tỷ trọng và giá trị về mặt tỷ tọng và giá trị về mặt tỷ trọng tăng 75% tương đương với giá trị là 48225 triệu đồng trong quý II năm 2000 tăng so với cuối năm 99 là 1186 triệu đồng và tăng so với cùng kỳ năm trước là 14375 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng trong tháng 6 đầu năm 2000 các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động mạnh. Trong tín dụng vốn cố định dư nợ của các doanh nghiệp quốc doanh tăng lên 690 triệu đồng so với cuối năm 99 và tăng 5162 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước nhưng nhìn chung từ quí III năm 99 đến hết 30/6/2000 tín dụng vốn cố định có sự biến động về giá trị không lớn lắm còn tỷ trọng có sự chênh lệch không đáng kể so với tổng dư nợ. Dư nợ phân theo cơ cấu đầu tư: Biểu 10: Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm 2000 Bảng báo cáo kết quả hoạt động của tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2000 Đơn vị kinh tế Số tiền ( triệu đồng ) % 1. Quốc doanh cả ngoại tệ 9365 14 2. Công ty TNHH + DV tư nhân 1972 3 3. Dịch vụ 8155 12 4. Kinh tế hộ 46678 71 Tổng dư nợ 65745 100% Qua biểu trên ta thấy Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín đã đầu tư chủ yếu cho các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm 2000 tổng mức dư nợ kinh tế hộ đã đạt được 466678 triệu đồng chiếm tỷ trọng 71% trong tổng mức dư nợ. Sở dĩ đạt được kết quả nói trên là do Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín đã tích cực kiểm tra giám sát việc vay vốn kinh doanh của các hộ sản xuất, vay vốn sản xuất đúng mục đích, trả nợ đúng hạn do đó đã đạt được hiệu quả kinh tế cao. Tình hình cho vay thu nợ Việc thực hiện cho vay thu được thực hiện theo các thông tư chỉ thị của ngành. Doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2000 đạt 63498 triệu đồng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tới 48% trong tổng số tiền cho vay, còn doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm 75 tương đương với mặt giá trị là 4264 triệu đồng và nó được thể hiện ở biểu sau: Biểu 11: tình hình cho vay nợ theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu TPKT Cho vay Số thu nợ Số tiền % Số tiền % 1. DN QD 4264 7 4694 8 2. DN NQD 30692 48 28562 50 3. Hộ SX 25878 41 20943 37 4. Hộ nghèo 450 1 395 1 5. CTY TNHH 400 1 400 4 6. Cầm cố 1814 2 1814 3 Tổng số 63498 100% 56808 100% Vốn cho vay tập trung giúp cho các hộ sản xuất nông nghiệp phát triển các ngành chăn nuôi trồng trọt tiểu thủ công nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất, các mặt hàng thủ công mĩ nghệ như: sơn mài, chạm khảm. Vốn cho vay đã tác dụng tích cực giúp cho các doanh nghiệp, các hộ phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm việc làm tăng thu nhập ngân sách góp phần đấu trannh hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở địa bàn huyện. Doanh số thu nợ năm 2000 là 56808 triệu đồng tập trung nhiều nhất vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tổng doanh số thu nợ nhỏ hơn tổng doanh số cho vay là 6690 triệu đồng nhưng để kết luận tình hình này là tốt hay xấu ta xem xét thêm vấn đề nợ quá hạn. Nợ quá hạn Đối với bất kỳ một ngân hàng nào trong tổng số dư nợ bao giờ cũng có 2 loại: Dư nợ chất lượng tốt có hiệu quả. Dư nợ quá hạn. Tình hình dư nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp Thường Tín được thể hiện qua biểu sau: Biểu 12: Tình hình dư nợ quá hạn Thời điểm Nghiệp vụ 31/3/99 30/6/99 30/9/99 31/12/99 31/3/2000 30/6/2000 1. Tổng dư nợ 52036 56700 61128 66024 62883 65745 2. Trong đó dư nợ quá hạn 86 78 82 59,3 64,2 74,6 3. Tỷ trọng dư nợ quá hạn trong % tổng dư nợ 0,17 0,44 0,13 0,09 0,1 0,11 Nhìn chung dư nợ quá hạn của ngân àng đã giảm xuông tuy số lượng không nhiều, thể hiện ở cuối năm 99 và sang quý II năm 2000 dư nợ quá hạn lại có chiều hướng tăng. Qua số liệu trên bảng nó đã phản ánh được phần nào công tác thu nợ của ngân hàng. Nguyên nhân: Về phía đơn vị: Do tình hình kinh tế xã hội ổn định, các đơn vị kinh tế làm ăn hiệu quả không cao lắm nên việc trả lãi còn chậm. Về phía ngân hàng: Quá trình cho vay, tông trọng quá trình nghiệp vụ thường xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hôi nợ đến hạn kịp thời, xử lý thu hồi nợ quá hạn còn chậm. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề cho vay thu nợ, cần xác định khách hàng thuộc thành phần nào, hay có phát sinh nợ quá hạn hay không để hạn chế cho vay, cán bộ tín dụng phải tích cực kiểm tra kho quỹ đôn đốc khách hàng trả nợ và ngân hàng cũng cân quan tâm đến vấn đề gia hạn nợ. 2. Công tác tài chính, kế toán, ngân quỹ 2.1- Công tác tài chính Ngay từ đầu năm, quán triệt tinh thần của Nghị định 166/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng, NHNo & PTNT Thường Tín đã kiên quyết chỉ đạo sát sao về công tác tài chính, thực hiện thu lãi tiền vay hàng tháng, đảm bảo tối thiểu đạt 96% trên mặt bằng dư nợ, tiết kiệm chi phí hợp lý, gắn giao khoán chỉ tiêu kế hoạch với phân phối tiền lương nên kết quả kinh doanh của toàn NH đảm bảo đủ quỹ tiền lương chi theo chế độ. Cụ thể năm 2000 (Đ/vị: triệu đồng): - Tổng doanh thu là 145.582 (tăng 22,1%, hay 26.345 so 1999); - Tổng doanh chi là 111.054 (tăng 13,66%, hay 13.346 so 1999); Trong năm, NH cũng tăng cường trang bị cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh như: xây dựng mới 2 NH loại III, 7 NH loại IV, sửa chữa và nâng cấp 5 NH loại IV, sửa chữa lớn 6 xe ôtô, trang bị mua sắm thiết bị tin học, máy soi tiền, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết cho hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. 2.2- Kế toán thanh toán và ngân quỹ Đảm bảo thực hiện hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán, thu chi tài chính. Quản lý tốt quỹ an toàn chi trả, đảm bảo khả năng thanh toán. Thực hiện có hiệu quả thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng máy tính nội, ngoại huyện với doanh số thanh toán chuyển tiền là 19.068 món, số tiền là 4.308 tỷ. Về công tác ngân quỹ, - Tổng thu tiền mặt: 3.778 tỷ, tăng 270 tỷ so năm 1999 - Tổng chi tiền mặt: 4.383 tỷ, tăng 648 tỷ so năm 1999 - Bội chi tiền mặt : 605 tỷ. Trong cả năm, NH đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu về tiền mặt cho khách hàng, kể cả các nhu cầu chi tiền mặt cho Kho bạc tại các huyện, thị, thực hiện điều chuyển tiền mặt kịp thời, đúng chế độ, đảm bảo an toàn tài sản; mặc dù khối lượng thu, chi tiền mặt lớn nhưng không có sai sót, nhầm lẫn, trong năm đã trả tiền thừa cho khách tổng số 2.025 món, với số tiền là 327,2 triệu đồng, giữ gìn lòng tin với khách hàng. 3. Một số ý kiến đánh giá 3.1- Những giải pháp đúng đắn trong quá trình kinh doanh  Thực hiện một cách có bài bản các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng kinh doanh của ngành, xác định rõ mục tiêu và giải pháp kinh doanh cho từng thời kỳ. Ngay từ đầu năm, NHNo & PTNT huyện Thường Tín đã tổ chức bảo vệ kế hoạch kinh doanh năm 2000 với từng NH huyện, thị, chỉ đạo các NH cơ sở xây dựng đề án chiến lược kinh doanh, định rõ hướng đi và cách làm cụ thể, giúp các NH chủ động trong việc điều hành hoạt động kinh doanh. ‚ Trong quá trình chỉ đạo kinh doanh đã biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích của khách hàng và của NH, lấy hiệu quả kinh doanh và mục tiêu sinh lời làm thước đo chính. áp dụng thành công cơ chế khoán tài chính đến nhóm và người lao động, gắn phân phối tiền lương với số lượng và chất lượng thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, tăng cường trách nhiệm từ lãnh đạo đến cán bộ, tạo động lực thúc đẩy các đơn vị, cá nhân chăm lo công việc, nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh từ cấp cơ sở. ƒ Tập trung chỉ đạo khâu then chốt trong kinh doanh là hoạt động tín dụng theo phương châm mở rộng phải đi đối với củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Cụ thể: - Trong huy động vốn và cho vay luôn coi trọng mục tiêu vì phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giúp cho các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả. - Thực hiện tốt Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan cùng chính quyền địa phương tạo lập môi trường hoạt động thuận lợi cho công tác đầu tư vốn, thực thi các đề án cho vay góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, giảm chi phí giao dịch. Triển khai có hiệu quả đề án cho vay thông qua tổ nhóm, hạn chế sự quá tải đối với cán bộ tín dụng, đến nay toàn NH đã cho vay thông qua 2.428 tổ nhóm với số thành viên 40.000 hộ, dư nợ là 149 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 1.107 tổ với số dư nợ 70,6 tỷ đồng. „ Tích cực mở rộng và củng cố hệ thống mạng lưới gần dân, tiện lợi cho dân để huy động vốn, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Thường xuyên nghiên cứu thị trường để thực hiện đa dạng hoá các loại hình huy động với chính sách lãi suất phù hợp với quan hệ cung cầu. … Thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát với phương châm 'lấy xây để chống', đảm bảo an toàn vốn và tài sản. NH tiếp tục duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát với nhiều hình thức: kiểm tra của Ban giám đốc, kiểm tra chuyên đề và tự kiểm tra của NH cơ sở. Đồng thời. Trong năm 2000, NHNo & PTNT Thường Tín đã được đoàn kiểm toán quốc tế tổ chức kiểm toán toàn diện hoạt động kinh doanh và được thanh tra Ngân hàng Nhà nước huyện kiểm tra hoạt động kinh doanh với thời gian 9 tháng. Qua thanh, kiểm tra, các đoàn đã kết luận việc thực hiện các chế độ, chính sách của NHNo&PTNT Thường Tín là tốt, kinh doanh có hiệu quả, chất lượng tín dụng tốt. † Thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ về kiến thức nghề nghiệp, vi tính, pháp luật, kiến thức xã hội... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh trong cơ chế thị trường. NH đã tổ chức tập huấn và thi tay nghề kế toán, tin học và cán bộ tín dụng giỏi để tuyển trọn cán bộ đi thi TW. Hội thi đã được đông đảo cán bộ, nhân viên tham gia, đây là hoạt động hiệu quả giúp cho cán bộ hiểu thêm đầy đủ cơ chế, qui trình nghiệp vụ. Đồng thời, tích cực cải tiến tình trạng nhân viên, đổi mới phong cách giao tiếp của cán bộ NH với khách hàng. ‡ Cùng làm việc với Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng địa phương thực hiện tốt các phong trào thi đua. Chú trọng công tác giáo dục cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC188.doc
Tài liệu liên quan