Khác với hủy bỏ, dấu hiệu vi phạm pháp luật không phải là dấu hiệu duy nhất để xem xét áp dụng biện pháp bãi bỏ mà còn có các dấu hiệu khiếm khuyết khác của văn bản quy phạm pháp luật như: Nội dung của văn bản pháp luật không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; đại đa số nội dung trong văn bản không phù hợp với quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nội dung của văn bản không phù hợp với văn bản pháp luật do cấp trên ban hành; phần lớn nội dung của văn bản pháp luật không phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh; phần lớn nội dung của văn bản pháp luật không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia; văn bản pháp luật không còn cần thiết tồn tại trong thực tiễn nữa.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm khác biệt trong hai biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết: hủy bỏ và bãi bỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong số các văn bản pháp luật hiện hành luôn tồn tại những văn bản pháp luật khiếm khuyết, đó là những văn bản “ còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà Nhà nước yêu cầu. Do đó, một trong những đòi hỏi bức thiết đặt ra đó là cần đề ra các biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết nhằm đảm bảo văn bản pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, hợp pháp và có tính khả thi…. từ đó, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Hai trong số những biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết được quy định trong pháp luật Việt Nam đó là: hủy bỏ và bãi bỏ. Hai biện pháp này có nhiều điểm khác biệt. Tìm ra những điểm khác biệt giữa chúng cũng là nội dung chính được trình bày trong bài viết dưới đây.
Hủy bỏ và bãi bỏ là hai khái niệm pháp lí khác nhau. Nhưng hai khái niệm này lại chưa được quy định rõ trong luật. Các quy định của pháp luật hiện hành, liên quan đến vấn đề xử lí văn bản khiếm khuyết chỉ có quy định chung chung mà không có ranh giới để xác định trường hợp nào thì văn bản pháp luật bị hủy bỏ, trường hợp nào thì bị bãi bỏ và hậu quả pháp lí của hai biện pháp này có gì giống và khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu, ta có thể chỉ ra những điểm khác biệt trong hai biện pháp xử lí văn bản pháp luật khiếm khuyết: “hủy bỏ và bãi bỏ” như sau:
Hủy bỏ VBPL
Bãi bỏ VBPL
Khái niệm
Hủy bỏ là ra quyết định làm mất hiệu lực cả về trước của một văn bản pháp lí kể từ khi văn bản đó được ban hành. Hủy bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm phủ nhận hoàn toàn hiệu lực pháp lí của VBPL kể từ thời điểm văn bản đó được ban hành.
Bãi bỏ là “ bỏ đi, không thi hành nữa”. Bãi bỏ VBPL là hình thức xử lí nhằm chấm dứt hiệu lực pháp lí của một VBPL đang được thi hành trên thực tế kể từ thời điểm văn bản đó bị bãi bỏ.
Đối tượng áp dụng
Hủy bỏ là biện pháp xử lí được áp dụng đối với văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật, văn bản hành chính có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Tuy nhiên, để đảm bảo tính khoa học, hợp lí chỉ nên quy định về biện pháp hủy bỏ đối với văn bản áp dụng pháp luật mà không nên quy định việc hủy bỏ đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính.
Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ chỉ là các văn bản quy phạm pháp luật có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết; không bao gồm văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
Như vậy, đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ có phạm vi hẹp hơn đối tượng áp dụng biện pháp hủy bỏ.
Dấu hiệu để xem xét áp dụng
Dấu hiệu để xem xét áp dụng biện pháp hủy bỏ chỉ là dấu hiệu vi phạm pháp luật của văn bản pháp luật như: Nội dung của văn bản pháp luật bất hợp pháp; ban hành trái thẩm quyền nội dung; sai phạm về thủ tục ban hành dẫn đến làm mất cơ sở pháp lí của việc giải quyết công việc phát sinh (không thành lập hội đồng kỉ luật trước khi ra quyết định kỉ luật công chức; không lập biên bản khi xử phạt tiền trên 100 nghìn đồng…)
Khác với hủy bỏ, dấu hiệu vi phạm pháp luật không phải là dấu hiệu duy nhất để xem xét áp dụng biện pháp bãi bỏ mà còn có các dấu hiệu khiếm khuyết khác của văn bản quy phạm pháp luật như: Nội dung của văn bản pháp luật không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; đại đa số nội dung trong văn bản không phù hợp với quyền lợi chính đáng của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nội dung của văn bản không phù hợp với văn bản pháp luật do cấp trên ban hành; phần lớn nội dung của văn bản pháp luật không phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh; phần lớn nội dung của văn bản pháp luật không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia; văn bản pháp luật không còn cần thiết tồn tại trong thực tiễn nữa.
Hậu quả pháp lí
- Văn bản bị hủy bỏ sẽ bị hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản đó được quy định là có hiệu lực pháp lí. Điều đó có nghĩa Nhà nước hoàn toàn không thừa nhận giá trị pháp lí của văn bản bị hủy ở mọi thời điểm, cho dù trên thực tiễn, trước khi bị hủy nó đã từng được coi là có hiệu lực và có thể đã được thi hành.
- Nếu văn bản bị hủy bỏ là văn bản áp dụng văn bản pháp luật thì pháp luật còn quy định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản. Còn đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thì pháp luật không quy định việc bồi thường.
Thực trạng đó đã làm phát sinh điểm bất hợp lí trong pháp luật: Cùng ban hành văn bản pháp luật sai trái, gây ra những thiệt hại cho xã hội nhưng có trường hợp phải bồi thường, có trường hợp không phải bồi thường.
- Văn bản bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản xử lí nó có hiệu lực pháp luật.
- Biện pháp bãi bỏ không phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của của thể ban hành văn bản pháp luật sai trai đó.
Ví dụ
- Ngày 25/08/2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ra Quyết định số 65/2006/QĐ-UBND về việc hủy bỏ quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy định xử phạt đối với chủ đầu tư thực hiện chậm báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Lí do văn bản bị hủy bỏ là do quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai có dấu hiệu trái pháp luật.
Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND ngày 12/5/2006 trên sẽ sẽ bị hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản đó được quy định là có hiệu lực pháp lí.
- UBND quận Tân Bình, thành phố Hồ chí Minh ra “Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật ngày 20/5/2011”. Theo đó, trong số các văn quy phạm pháp luật bị bãi bỏ có: “Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND về ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Tân Bình ngày 15/5/2007”
Lí do Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND trên bị bãi bỏ là do không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành .
Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND trên hết hiệu lực kể từ khi Quyết định số 04/2011/QĐ-UBND có hiệu lực.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình “ Xây dựng văn bản pháp luật”, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008;
Văn bản pháp luật:
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008;
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND 2004;
Trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập cá nhân xây dựng văn bản 8 điểm.doc