Nội dung : Trang
Lời nói đầu 1
Mục lục 3
Chương I : Đại cương về thuế và Thuế GTGT 5
I. Các vấn đề chung về thuế 5
1. Khái niệm và dặc điểm về thuế 5
2. Những khái niệm cơ bản chung của Thuế GTGT 7
Chương II : Thực trạng và vai trò Luật thuế GTGT ở Việt Nam 14
I. Thực trạng Luật thuế GTGT ở Việt Nam 14
A. Sự cần thiết ban hành Luật thuế GTGT 14
B. Nội dung cụ thể của Luật thuế GTGT 15
a. Đối tượng chịu Thuế GTGT 15
b. Đối tượng nộp Thuế GTGT 16
c. Căn cứ và phương pháp tính thuế 17
1. Giá tính Thuế GTGT 17
2. Thuế suất Thuế GTGT 19
3. Phương pháp tính Thuế GTGT 23
d. Hoàn Thuế GTGT 30
4. Đối tượng và trường hợp được hoàn Thuế GTGT 30
5. Đối tượng được hoàn Thuế GTGT có trách nhiệm 31
e. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế 32
6. Đăng ký nộp thuế 32
7. Kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp Ngân sách Nhà nước 33
8. Nộp thuế giá trị gia tăng 36
9. Quyết toán thuế giá trị gia tăng 39
10. Miễn giảm thuế giá trị gia tăng 39
II. Kết quả và vai trò của Thuế GTGT đối với nền
kinh tế Việt Nam kể từ khi được ban hành đến nay 41
A. Những kết quả bước đầu sau hơn 3 năm thực hiện Luật thuế GTGT 41
1. Về sản xuất, kinh doanh 41
2. Về thu Ngân sách nhà nước 45
3. Về công tác quản lý hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp 47
4. Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế 48
5. Thúc đẩy việc củng cố tố chức ngành thuế 48
6. Thúc đẩy việc củng cố tố chức ngành thuế 49
III. Những hạn ché nảy sinh trong quá trình triển khai Luật thuế GTGT 50
1. Về đối tượng chịu thuế 50
2. Về thuế suất 51
3. Về phương pháp tính thuế 55
4. Về quản lý và sử dụng hoá đơn : 56
5. Về khấu trừ Thuế GTGT 57
6. Kê khai nộp thuế 57
7. Về hoàn thuế 57
8. Về chế tài 58
Chương III : Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT 60
I. Kinh nghiệm sử lý vướng mắc về Thuế GTGT ở một số nước 60
1. Trung Quốc 60
2. Inđônêxia 62
3. Singapore 64
II. Một số đề xuất hoàn thiện Luật thuế GTGT 65
1. Về đối tượng chịu thuế 66
2. Đối tượng không chịu Thuế GTGT 67
3. Về thuế suất 68
4. Về phương pháp tính thuế 69
5. Quản lý và sử dụng hoá đơn 71
6. Khấu trừ thuế 74
7. Với việc kê khai nộp thuế 74
8. Về hoàn thuế 75
9. Về chế tài 75
Kết luận 79
Phụ lục (Bảng đối tượng không chịu Thuế GTGT của một số nước) 80
Danh mục tài liệu tham khảo 81
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những hạn ché nảy sinh trong quá trình triển khai Luật thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thì không được khấy trừ hay hoàn thuế giá trị gia tăng.
+ Các đơn vị trực thuộc tổng công ty như : bệnh viện, trạm xá, nhà nghỉ điều dưỡng, viện, trường ... không trực tiếp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và không được tính khấu trừ hay hoàn trả thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ do cơ sở mua để dùng cho hoạt động của mình. Nếu các đơn vị này có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thì phải hạch toán riêng và kê khai nộp thuế đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế.
Các tổng công ty, công ty căn cứ vào tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của đơn vị mình , xác định đăng ký cụ thể đối tượng thuộc diện phải kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế với cơ sở tiến hành kinh doanh. Trường hợp cần áp dụng việc kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khác với hướng dẫn trên đây thì tổng công ty, công ty báo cáo với Bộ tài chính để có hướng dẫn cụ thể.
2. Các tổ chức kinh tế cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam nhưng không có văn phòng hay trụ sở điều hành ở Việt Nam thì tổ chức, cá nhân ở Việt Nam trực tiếp ký hợp đồng tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ với tổ chức cá nhân nước ngoài phải thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phiá nước ngoài trước khi thanh toán tiền trả cho phía nước ngoài.
3. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với Hải quan.
4. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế hteo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng, trước khi vận chuyển hàng đi. Số thuế phải nộp đối với hàng hoá buôn chuyến tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng .
5. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế giá trị giatăng khác nhau, phải kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ. Nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh .
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu không gửi tờ khai thuế, hoặc kê khai không đầy đủ, không đúng quy định, cơ quan thuế có quyền căn cứ vào tình hình kinh doanh của cơ sở và các số liệu điều tra để ấn định doanh thu và tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp, thông báo cho cơ sở được biết. Nếu cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức thuế suất do cơ quan thuế ấn định, có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong khi chờ giải quyết vẫn phải nộp thuế theo mức thuế đã được ấn định của cơ quan thuế.
Nộp thuế giá trị gia tăng
Các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu thuộc đối tượng phải kê khai thuế như quy định trên và các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng tính theo mức ấn định doanh thu để tính giá trị gia tăng và số thuế phải nộp thuế giá trị gia tăng đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế .
Trình tự, thủ tục nộp thuế thực hiện như sau :
8.1 Đối với cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế hàng tháng thao thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo .
Khi nhận được thông báo nộp thuế, căn cứ vào số thuế phải nộp ghi trên thông báo, cơ sở thực hiện mở tài khản tại ngân hàng, có thể làm thủ tục đề nghị ngân hàng trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở kinh doanh nộp vào Ngân sách Nhà nước, thời gian nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước được tính từ ngày ngân hàng trích chuyển tiền từ tài khản của cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đã đến thời hạn nộp thuế mà cơ sở chưa nhận được thông báo nộp thuế thì cơ sở căn cứ vào số thuế phải nộp theo kê khai của cơ sở để chủ động nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Đối với những cơ sở có số thuế phải nộp hàng tháng lớn thì thực hiện tạm nộp số thuế phát sinh trong tháng theo định kỳ 10 ngày hoặc 15 ngày một lần, khi kê khai số thuế phải nộp của cả tháng, trừ số thuế đã tạm nộp, cơ sở sẽ nộp tiếp số thuế còn thiếu. Kỳ nộp thuế do cơ quan thuế xác định và thông báo cho cơ sở thực hiện.
Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh nộp thuế tính theo mức ấn định trên doanh thu, cơ quan thuế căn cứ vào mức thuế đã được xác định để ra thông báo nộp thuế. Thời gian thông báo nộp thuế của tháng đối với hộ kinh doanh do cơ quan thuế thuế xác định phù hợp với từng ngành nghề và địa bàn nhưng chậmnhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo.
Đối với những cá nhân (hộ) kinh doanh (trừ đối tượng nộp thuế theo kê khai) ở địa bàn xa Kho bạc Nhà nước hoặc kinh doanh lưu động, không thường xuyên thì cơ quan thuế tổ chức thu thuế và nộp vào Ngân sách Nhà nước.
8.2 Cơ sở kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo nọp thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá không phải nộp thuế nhập khẩu hoặct nhâp khẩu bằng 0% thì thời hạn phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thực hiện như qui định đối với hàng hoá phải nộp thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch, nhâp khẩu tiể ngạch biên giới không áp dụng hình thức thông báo nộp thuế mà sẽ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng ngay khi nhập khẩu.
Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng như : nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, quà biếu, quà tặng, hàng viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn lại...nếu đem bán hoặc xuất dùng vào mục đinchs khác phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở như quy định đối với hàng hoá do cơ sở kinh doanh.
8.3 Cơ sở kinh doanh cố định, đi mua nguyen vật liệu, hàng hoá, vận chuyển hàng của cơ sở đi bán hoặc trao đổi với cơ sở khác, vận chuyển trong nội bộ cơ sở phải có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định chế độ hoá đơn chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường. Nếu không có đủ chứng từ theo quy định, cơ sở ngoài việc phải nộp thuế giá trị gia tăng tính trên giá trị hàng hoá, hàng nhập khẩu còn phải truy thu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu.
Trong trường hợp thu thuế, cơ quan thu thuế phải cấp biên lai thu thuế hoặc chứng từ xác nhận việc thu thuế bằng biên lai, chứng từ do Bộ tài chính thống nhất phát hành. Cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép kế toán hạch toán rõ ràng số thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính số thuế giá trị gia tăng phải nộp và số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
8.4 Trong kỳ tính thuế, nếu cơ sở kinh doanh có số thuế nộp thừa kỳ trước thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu kỳ trước nộp thiếu thì phải nộp đủ số kỳ trước còn thiếu. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định.
8.5 Thuế giá trị gia tăng nộp vào Ngân sách Nhà nước bằng đồng Việt Nam. Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu hoặc mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh hoạt động mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ để xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Quyết toán thuế giá trị gia tăng
Tất cả các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ hộ kinh doanh vừa nhỏ nộp thuế theo mức ấn định doanh thu, hộ kinh doanh buôn chuyến nộp thuế theo từng chuyến hàng) đều phải quyết toán thuế giá trị gia tăng với cơ quan thuế.
Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán thuế.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất chia tách, giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản.
Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ Nhà nước quy định; trên cơ sở quyết toán tài chính, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số thuế đã nộp của năm hoặc thời hạn quyết toán, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điẻm quyết toán thuế. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo quyết toán thuế và gửi bản quyết toán thuế đến địa phương nơi cơ sở đăng ký nộp thuế theo thời gian quy định.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế giá trị gia tăng còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước sau10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế nếu cơ sở thuộc trường hợp và đối tượng được hoàn thuế.
Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn củ số liệu quyết toán thuế; nếu cơ sở kinh doanh báo cáo sai, để trốn, lậu thuế sẽ bị sử phạt theo quy định của pháp luật.
Miễn giảm thuế giá trị gia tăng
10.1 Đối tượng được xét miễn, giảm thuế giá trị gia tăng là các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải hoạt động sản xuất, kinh doanh bị lỗ do nguyên nhân số thuế giá trị gia tăng phải nộp của các hoạt động này lớn hơn số thuế tính theo mức Thuế doanh thu trước đay.
10.2 Mức xét giảm thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng trên thực hiện theo quy định sau :
Số thuế giá trị gia tăng xin miễn giảm không quá số lỗ phát sinh của năm xin miễn giảm do nguyên nhân số thuế giá trị gia tăng phải nộp lớn hơn số thuế doanh Luật thuế Giá Trị Gia Tăng trước đay.
Số thuế giá trị gia tăng xin miễn giảm không quá 50% số thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh trong năm xin giảm thuế.
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp đối với các cơ sở áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng số ddầu ra trừ (-) số thuế đầu vào được khấu trừ và số thuế được hoàn lại của năm xin giảm thuế (trừ trường hợp do đầu tư tài sản cố định có số Thuế GTGT được khấu trừ lớn).
10.3 Thời gian được xét miễn, giảm Thuế GTGT theo quy định trên đây được xét từng năm và chỉ thực hiện trong 3 tháng đầu năm kể từ năm 1999 đến hết năm 2001.
10.4 Đối tượng được giảm Thuế GTGT phải lập hồ sơ xin giảm thuế theo quy định.
II. kết quả và vai trò của Thuế GTGT đối với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi được ban hành đến nay
A. Những kết quả đạt được bước đầu sau hơn 3 năm thực hiện
luật Thuế GTGT
Thực hiện đề án cải cách chính sách thuế bước 2, Luật thuế Giá trị Gia tăng đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 tháng 4/1997 thông qua và thi hành từ ngày 1/1/1999 thay thế luật thuế doanh thu. Luật thuế GTGT được ban hành và thực hiện đồng bộ với một số luật thuế khác như : Luật thuế TTĐB, Luật thuế TNDN, Luật sửa đổi bổ sung một số điều về thuế xuất nhập khẩu. Đây là một luật thuế mới lần đầu tiên thực hiện ở Việt Nam, đối tượng điều chỉnh rộng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của khu vực và thế giới, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút, kém hiệu quả. Luật thuế GTGT và các luật thuế mới khác trong qúa trình triển khai thực hiên đã gặp không ít khó khăn vướng mắc, nhưng với sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp đồng bộ nhiều biện pháp thực hiện của các bộ, ngành, các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, sự hưởng ứng và đồng tình thực hiện của mọi tầng lớp nhân dân và các đối tượng nộp thuế. Luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống; sản xuất, kinh doanh giữ được ổn định bước đầu phát huy được tác dụng :
Về sản xuất, kinh doanh :
Với việc thực hiện Luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản giảm khoảng 10% so với trước đây, toàn bộ Thuế GTGT của công trình XDCB được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình như thuế Doanh thu, vì vậy chi phí khấu hao tài sản cố định cũng giảm thấp hơn. Các doanh nghiệp xây dựng, mua sắm tài sản cố định có Thuế GTGT đều được khấu trừ hoặc hoàn thuế; mặt khác, khi nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, loại trong nước chưa sản xuất được để đầu tư thành TSCĐ theo dự án, thì không thuộc diện chịu Thuế GTGT. Đối với các công trình đầu tư bàng vốn ODA không hoàn lại thì không chịu Thuế GTGT; nếu thuộc vốn ODA vay thì được hoàn Thuế GTGT tronh thời hạn 3 ngày kể từ ngày nộp tờ khai. Từ khi thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP giảm 50% mức Thuế GTGT đối với sản phẩm XDCB thì mức Thuế GTGT các doanh nghiệp xây lắp còn phải nộp khi khấu trừ đầu vào bình quân chỉ còn khoảng 1% đến 2%, thấp hơn so với mức 4% khi nộp thuế doanh thu, thậm chí còn được hoàn thuế.
Trong năm đầu tiên thực hiện luật Thuế GTGT (1999) tuy gặp nhiều khó khăn do đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm khoảng 12.3% nhưng tổng số vốn đầu tư trong nước tăng khoảng 28.6%; vốn ODA tăng khoảng 16% Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP cả năm đạt 4.8% (trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng : 5.2%; công nghiệp và xây dựng tăng 7.7%; Dịch vụ tăng 2.25%). Một số sản xuất chủ yếu đạt khá so với năm 1998 là : Dầu thô tăng 19%; sữa hộp tăng : 8.7%; đường mật tăng 9.2%; thép cán tăng : 12.9%; điện phát ra tăng : 9.7%...Đại bộ phận các doanh nghiệp nộp được Thuế GTGT theo Luật mà vẫn có lãi như Tổng công ty điện lực, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty hàng hải, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty bưu chính viễn thông, Tổng công ty xăng dầu, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam ...*
Thực hiện Thuế GTGT còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá phát triển do Thuế GTGT chỉ thu trên giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng với 2 phương pháp tính thuế (phương pháp khấu trừ thuế, và phương pháp tính trực tiếp). Đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là thuế trùng lên thuế, đã thúc đẩy chuyên môn hoá, hiệp tác hoá sản xuất, nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí như : sản xuất, lắp ráp xe đạp, xe máy, ôtô, điện, điện tử...
Tình hình tài chính của các doanh nghiệp vẫn giữ được ổn định và có thể chia ra theo các nhóm như sau :
* Nguồn : Tài liệu họp Ban chỉ đạo triểm khai các luật thuế mới ngày 24-25/4/2000 tại Hà Nội
Nhóm các doanh nghiệp thực hiện các luật thuế mới thuận lợi hơn do mức thuế phải nộp thấp hơn mức thuế suất cũ như : điện (8%), xi măng (10%), đăng ký giày (6%), một số sản phẩm công nghiệp thực phẩm (6%), sổ xố kiến thiết (20-30%)...và các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Những doanh nghiệp này khi áp dụng Thuế GTGT với thuế suất không cao hơn nhiều so với thuế doanh thu, đồng thời phần thuế đã nộp ở đầu vào khấu trừ lớn; những doanh nghiệp xuất khẩu không phải nộp thuế đầu ra đồng thời lại được hoàn thuế đầu vào, doanh thu vậy số Thuế GTGT phải nộp giảm nhiều so với thuế doanh thu
Bảng 4 : Một số tổng công ty có số Thuế GTGT phải nộp giảm
So với thuế doanh thu ( số liệu năm 1999)
Đơn vị : triệu đồng
Đơn vị
Thuế doanh thu
Thuế GTGT
Thuế GTGT giảm so với t.doanh thu
Phải nộp
Được hoàn
TCT lương thực miền Nam
TCT cà phê
TCT đăng ký giầy
TCT khoáng sản
TCT cao su
TCT sữa
TCT xi măng
TCT bưu chính viễn thông
TCT điện lực
143.872
31.626
2.932
2.708
20.921
68.100
520.948
638.739
1.171.321
0
0
0
0
4.903
61.200
220.678
501.981
188.600
162.290
2.260
22.249
7.300
143.872
31.626
2.932
2.708
1.018
6.900
300.270
136.758
982.721
Nguồn : Nghiên cứu chuyên sâu về Thuế GTGT - Viện nghiên cứu tài chính 1999
Những doanh nghiệp gặp khó khăn : Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp trước đây đang nộp thuế doanh thu với mức thuế suất thấp hoặc sản xuất kinh doanh những mặt hàng có chi phí vật tư ít, giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng hạn :
Sản phẩm cơ khí thuế suất thuế doanh thu là 1% - 2%, khi áp dụng Thuế GTGT với thuế suất 10% thì số Thuế GTGT phải nộp tăng gấp 3 lần so với thuế doanh thu trước đây.
Đối với các doanh thu kinh doanh du lịch, khách sạn, việc áp dụng Thuế GTGT 20% trước đây và 10% hiện nay được kiến nghị là cao trong tình hình kinh doanh hiện nay do tác động của khủng hoảng kinh tế, số lượng khách du lịch giảm đi nhiều, nhiều khách sạn đã phải giảm giá để giữ khách. Mặc dù chỉ đánh trên giá trị tăng thêm, thuế đầu vào nộp sẽ được khấu trừ, song những đầu vào thưỡnguyên của các doanh nghiệp này rất ít : đối với kinh doanh phòng nghỉ chỉ được khấu trừ phần điện nước (ước tính chỉ chiếm 5-7% thuế đầu ra) còn phần đầu vào chiếm tỷ trọng lớn là TSCĐ, trang thiết bị đã nộp thuế doanh thu trước đây không được khấu trừ . Do đó số Thuế GTGT phải nộp của các doanh nghiệp này tăng lên tăng thu cho ngân sách tuy nhiên đồng nghĩa với nó là sự kêu ca của các doanh nghiệp.
Nhóm các doanh nghiệp trước đây đang lỗ thực hiện các luật thuế mới giảm được lỗ hoặc có lãi như dệt Nma định, Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp, Kẹo Hải Hà...
Nhóm các doanh nghiệp trước đây lỗ, thực hiện các luật thuế mới vẫn bị lỗ như : Dệt 8/3, đạm Hà Bắc, cơ khí Hà Nội, Bia Đông Nam á, Công ty điện tử Đống Đa, Công ty điện tử Hanel...
Để khuyến khích xuất khẩu, đại bộ phạn hàng hoá xuất khẩu đều được áp dụng mức thuế xuất khẩu 0%. Một số loại hàng chịu thuế xuất khẩu như : gạo, than đá, sản phẩm từ gỗ rừng trồng, bàn ghế, sản phẩm chế biến từ từ kim loại (dây đồng, dây nhôm...) trong năm đầu tiên thực hiện luật Thuế GTGT (1999) đến nay được giảm thuế xuất khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu. Cùng với các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như : lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu...thì việc thực hiện Luật thuế GTGT có tác dụng rõ nét nhất, trực tiếp đến khuyến khích xuất kgẩu. Theo quy định của Luật thuế GTGT hàng hoá xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% tức là được hoàn toàn bộ Thuế GTGT dã nộp ở đầu vào, việc hoàn Thuế GTGT đối với hàng hoá xuất khẩu thực chất là nhà nước trợ giá cho hàng hoá xuất khẩu nên đã giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu tập trung được nguồn hàng trong nước để xuất khẩu và có lợi thế hơn trước do giảm được giá vốn hàng xuất khẩu và vì thế góp phần tăng khả năng cạnh tranh với hàng hoá trên thị trường quốc tế. Trong năm đầu tiên áp dụng luật thuế giá trị gia tăng (1999) số tiền đã hoàn thuế, tăng vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 1.800* tỷ đồng
Vì vậy trong điều kiện thị trường xuất khẩu bị hạn chế giá xuất khẩu giảm nhưng với sự cố gắng của các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và tác động của cơ chế chính sách nên tổng giá trị xuất khẩu của nước tài sản cố định năm 1999 vẫn tăng so với năm 1998 là 23.18%. Trong đó những mặt hàng được hoàn thuế đầu vào nhiều, xuất khẩu tăng so với năm 1998 như : Cao su 37.7%; cà phê 27.6%; gạo 21.4%; thuỷ sản 14.1%; rau quả 39.6%; dệt may 16%; giày dép 36.4%; thủ công mỹ nghệ 48.6%; điện tử 17.5%.*
Ngoài việc khuyến khích xuất khẩu,Thuế GTGT đã có tác dụng cùng với thuế nhập khẩu bảo hộ có hiệu quả hàng hoá sản xuất trong nước.Nhất là khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại đa phương, song phương phải cắt giảm thuế quan, thực hiện thuế ưu đãi hoặc phải cắt bỏ hàng rào phi quan thuế thì việc bảo hộ sản xuất trong nước bằng Thuế GTGT và thuế TTĐB là biện pháp cực kỳ quan trọng. Ta đã giảm thuế theo trương trình CEPT là 3591 dòng hàng, trong đó riêng năm 1999 là 1872 dòng hàng. Đồng thời nâng thuế nhập khẩu của 132 mặt hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng trong nước đẫ sản xuất được để bảo hộ sản xuất trong nước.
Về thu ngân sách nhà nước :
Số thu Thuế GTGT thu vào ngân sách nhà nước không giảm so với khi thực hiện thuế doanh thu và thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu khi tham gia AFTA ;
Thuế GTGT điều chỉnh đối tượng rộng : thu vào hầu hết hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam ;
Thu chủ yếu ở khâu sản xuất, thu cả vào hàng hoá nhập khâủ tạo nhuồn tập trung cho NSNN.
*Nguồn : Tài liệu họp Ban chỉ đạo triểm khai các luật thuế mới ngày 24-25/4/2000 tại Hà Nội
Là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu Ngân sách nhà nước nói chung và thuế gián thu nói riêng;
Kết quả thu năm 1999 đạt 117.9% so với dự toán năm, năm 2000 đạt 126.8% so với dự toán năm; Trong đó Thuế GTGT năm 1999 đạt 121.9%, năm 2000 đạt 113.8% so với dự toán năm.
Thu về Thuế GTGT chiểm tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN nói chung và thuế gián thu nói riêng ;
Bảng 5 : Kết quả hành thu qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Dự toán 2001
Dự toán
Thực hiện
(%)
TH
Dự toán
Thực hiện
(%)
TH
Dự toán
Thực hiện
(%)
TH
Tổng số
Tỷ trọng
(tỷ đ.)
(tỷ đ.)
(%)
(tỷ đ.)
(tỷ đ.)
(%)
(tỷ đ.)
(tỷ đ.)
(%)
(tỷ đ.)
(%)
Tổng thu NSNN
69.000
72.582
105.2
69.500
81.937
117.9
74.535
94.535
126.8
86.275
100
Thuế và phí
67.000
70.439
105.1
67.600
79.999
118.3
72.635
92.635
127.5
84.375
97.8
Trong đó
I. Thuế gián thu
33.884
34.100
100.6
35.427
36.984
104.4
35.291
36.581
103.7
38.553
44.7
1.Thuế GTGT(t.DT)
14.290
13.334
93.3
14.040
17.118
121.9
15.648
17.810
113.8
17.614
20.4
2.Thuế TTĐB
5.483
5.166
94.2
5.220
5.308
101.7
5.661
6.394
112.9
6.995
8.1
3.Thuế XNK
14.111
15.600
110.6
16.167
14.558
90
13.982
12.377
88.5
13.944
16.2
II. Thuế trực thu
31.358
34.105
108.8
30.813
40.757
132.3
35.832
53.959
150.6
44.327
51.4
Trong đó
1. Thuế TNDN
8.852
9.272
104.7
8.022
9.457
117.9
9.027
12.060
133.6
12.923
15
2. Thuế TNDN từ dầu thô
3.800
3.230
85
4.275
5.187
121.3
6.180
10.206
165.1
7.824
9.1
3.Thuế thu nhập
1.300
1.782
137.1
1.510
1.856
122.9
1.600
1.732
108.3
1.762
2
III. Một số khoản thu khác
1.758
2.234
127.1
1.360
2.258
1666
1.512
2.095
138.6
1.495
1.7
(Nguồn : Báo cáo tổng kết một năm triển khai thực hiện các luật thuế mới – Ban chỉ đạo triển khai thực hiện các luật thuế mới của chính phủ)
Năm 1999 Thuế GTGT chiếm 21.4% so với tổng số thu và 46% so với tổng số thu về thuế gián thu; Năm 2000 chiếm 24.7% tổng số thu và chiếm 48% so với tổng số thu về thuế gián thu.
Đối với những địa phương bị hụt thu phần điều tiết cho ngân sách địa phương do tác động của Thuế GTGT thì được trung ương bù đủ, nếu thu đủ được thưởng 50% đối với số thu vượt so với dự toán. Nguồn hoàn thuế do ngân sách trung ương bố trí, không lấy từ ngân sách địa phương.
Xét theo địa phương (năm 2001) thì có 61/61 tỉnh, thành phố đều hòan thành và hoàn thành vượt mức dự toán năm nên khả năng các địa phương được thưởng lớn. Trong đó có 22/61 địa phương hoàn thành toàn diện cả 3 chỉ tiêu chủ yếu là thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh. Số địa phương hụt về thu Thuế GTGT ngân sách trung ương phải bù thêm chỉ có 14 địa phương và số phải bù cũng không lớn lắm.
Về công tác quản lý hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp
Để từng bước thực hiện chính sách công bằng về thuế, đã điều chỉnh lại từ 11 mức thuế suất thuế doanh thu xuống còn 3 mớc thuế suất Thuế GTGT đòi hỏi cấc doanh nghiệp phái phấn đấu sắp xếp, tổ chức lại sản xuất, đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lý để thực hiện được các mức thuế suất mới. Do yêu cầu của việc kê khai Thuế GTGT, khấu trừ Thuế GTGT đầu vào; tính đúng thuế TNDN trên nguyên tắc phải có hoá đơn, chứng từ, từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp, người kinh doanh chú trọng thực hiện tốt hơn công tác mở sổ sách kế toán, ghi chép quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ. Sự chuyển biến này thể hiện rõ nhất trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hộ kinh doanh cá thể. Hơn 30.000 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đã thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ nộp Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; hơn 200.000 hộ kinh doanh cá thể đã thực hiện chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ chuyển từ hình thức nộp thuế khoán trước đây sang nộp Thuế GTGT theo ơhương pháp kê khai trực tiếp.
Đối với 6000 doanh nghiệp Nhà nước và hơn 2400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công tác kế toán, hoá đơn, chứng từ đã được củng cố, có nhiều tiến bộ so với các năm trước đây.
Do làm tốt hơn công tác hoá đơn, chứng từ các đối tượng nộp thuế đã chủ động kê khai lập và nộp tờ khai thuế hàng tháng tương đối đầy đủ và đúng thời hạn. nếu như trong quý I/1999 chỉ có 75% số doanh nghiệp nộp tờ khai Thuế GTGT thì đến quý IV/1999 đã tăng lên khoảng 97%-98% số doanh nghiệp nộp tờ khai thuế (trong đó : 100% doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp tờ khai thuế đầy đủ và đúng hạn), chỉ còn 2% đến 3% là chưa lập và nộp tờ khai hoặc nộp chậm, cơ quan thuế phải ấn định số thuế phải nộp hàng tháng.
Cũng do làm tốt hơn công tác kế toán, hoá đơn, chứng từ mà các đối tượng nộp thuế đã quyết toán tài chính, quyết toán thuế nhanh hơn so với các năm trước đây. Đến hết quý I/2000 đã có hơn 75% số doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp tự kê khai đã nộp báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán thuế năm 1999 cho cơ quan thuế. Như vậy, có thể khẳng định chính sách thuế mới gắn nộp thuế với hoàn thuế đã gắn nghĩa vụvới quyền lợi của người nộp thuế, khuyến khích người nộp thuế chủ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0035.doc