Những khó khăn và thách thức trong hoạt động cho vay có tsđb tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TSĐB TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 2

1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay 2

1.1.2. Vai trò 2

1.1.3. Các hình thức cho vay 3

1.1.3.1. Cho vay thấu chi trên tài khoản tiền gửi 3

1.1.3.2. Cho vay trực tiếp từng lần 4

1.1.3.3. Cho vay theo hạn mức tín dụng 4

1.1.3.4. Cho vay luân chuyển 4

1.2 Cho vay có Tài sản đảm bảo 5

1.2.1 Khái niệm về Tài sản đảm bảo 5

1.2.2. Hình thức bảo đảm bằng tài sản 5

1.2.2.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh 6

1.2.2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay 13

CHƯƠNG II: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TSĐB TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP Ở VIỆT NAM 15

2.1 Thực trạng hoạt động cho vay có TSĐB tại các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam 15

2.2 Những khó khăn và thách thức trong hoạt động cho vay có TSĐB tại các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam 17

KẾT LUẬN 21

 

 

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những khó khăn và thách thức trong hoạt động cho vay có tsđb tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện được cấp hạn mức thấu chi. Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản, ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt, tiền cho vay dựa vào giá trị của tài sản đảm bảo.Mỗi lần vay, khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và tài sản đảm bảo nếu cần.Nếu cho vay dựa và giá trị tài sản bảo đảm: Số lượng cho vay = Giá trị tài sản đảm bảo* Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo 1.1.3.3. Cho vay theo hạn mức tín dụng Là nghiệp vụ mà theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng, hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức, tuy nhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không được vượt quá hạn mức. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay vốn thường xuyên, vốn tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.3.4. Cho vay luân chuyển Nghiệp vụ mà ngân hàng cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn, ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng.Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá nên cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới. Ngoài ra còn có nhiều các loại hình khác như: Cho vay trả góp, Cho vay theo dự án, Cho vay qua thẻ tín dụngvv. Các loại hình trên giúp ngân hàng năng động hơn, mở rộng mối quan hệ với các khách hàng. Nhưng đứng trên phương diện của một tổ chức kinh tế, hoạt động này cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy bảo đảm tiền vay ra đời như một biện pháp hữu hiệu nhằm giúp ngân hàng an toàn, an tâm hơn trong các khoản cho vay của mình. 1.2 Cho vay có Tài sản đảm bảo 1.2.1 Khái niệm về Tài sản đảm bảo Cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc cho vay vốn của NH mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết đảm bảo thực hiện bằng tài sản cầm cố thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc tài sản của bên thứ ba bảo lãnh. Tài sản đảm bảo tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bao gồm: Tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của khách hàng vay, của bên bảo lãnh, tài sản thuộc quyền quản lý sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh, tài sản thuộc quyền quản lý sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước, tài sản hình thành từ vốn vay . 1.2.2. Hình thức bảo đảm bằng tài sản Thể hiện qua sơ đồ 1.1: Đảm bảo cho vay Đảm bảo bằng tài sản trực tiếp Đảm bảo bằng tài sản gián tiếp ( Bảo lãnh) Đảm bảo bằng bất động sản ( Thế chấp) Đảm bảo bằng động sản ( Cầm cố) 1.2.2.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh 1.2.2.1.1. Tài sản cầm cố - Khái niệm: Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ. Quyền tài sản được phép giao dịch cũng có thể được cầm cố. Như vậy cầm cố được thiết lập trên cơ sở động sản. Động sản là những tài sản không được quy định là bất động sản - Các loại hình tài sản cầm cố. Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý và các vật có giá khác. Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ. Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ có giá khác trị giá được bằng tiền. Nếu ngân hàng phát hành cổ phiếu thì khách hàng vay không được cầm cố cổ phiếu ngân hàng tại các chi nhánh. Các ngân hàng rất quan tâm đến loại hình bảo đảm bằng chứng chỉ tiền gửi, đặc biệt là chứng chỉ tiền gửi do tổ chức ngân hàng hoặc nhóm ngân hàng đó phát hành.Chứng chỉ tiền gửi dễ dàng chuyển nhượng và hầu như không chiuh sự biến động của thị trường. Hơn nữa chi phí phát sinh trong việc quản lý tiền gửi bảo đảm không đáng kể, vấn đề xử lý cũng đơn giản. Trong hoạt động cầm cố khách hàng trao cho ngân hàng quyền sở hữu các chứng chỉ tiền gửi nếu khách hàng không trả được nợ khi đến hạn. Nếu chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng khác phát hành thì ngân hàng cho vay phải thông báo cho ngân hàng đó biết về việc bảo đảm tiền vay. Việc cho vay được thực hiện khi ngân hàng phát hành có sự xác nhận chính thức và thông báo rằng chứng chỉ tiền gửi được chuyển giao theo cam kết. Chứng chỉ tiền gửi là loại tài sản đảm bảo có độ an toàn tương đối cao do đó mức cho vay so với giá trị đảm bảo cũng cao. Cho vay bảo đảm bằng cổ phiếu, trái phiếu, các loại giấy nợ khác, mức cho vay tuỳ thuộc vào khả năng biến động giá trên thị trường của các loại chứng khoán, như vậy giá trái phiếu kho bạc ít biến động hơn giá trái phiếu công ty, giá trái phiếu ít biến động hơn giá cổ phiếu.. Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc các căn cứ pháp lý khác. Quyền đối với vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật. Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố. Tài sản hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức tài sản hình thành từ vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố có quyền nhận. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố cũng thuộc tài sản cầm cố, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, trường hợp tài sản cầm cố được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố 1.2.2.1.2. Tài sản thế chấp - Khái niệm. Thế chấp tài sản là việc bên có nghĩa vụ ( bên đi vay) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảơ thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền ( bên cho vay).Thế chấp được thiết lập trên bất động sản, do đó tài sản thực hiện không có sự giao tài sản trực tiếp mà thường giao giấy tờ sở hữu tài sản đó mà thôi - Các hình thức thế chấp tài sản: các hình thức thế chấp tài sản bao gồm: Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai Thế chấp công bằng và thế chấp pháp lý Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp Ngoài các loại hình trên có thể phân chia hình thức thế chấp căn cứ vào mức độ tham gia của bất động sản: Thế chấp toàn bộ: Là hình thức thế chấp trong đó các vật phụ gắn liền với bất động sản cũng được tính vào giá trị của tài sản thế chấp Thế chấp một phần bất động sản: Là hình thức thế chấp trong đó các vật phụ gắn liền với bất động sản không được tính vào giá trị của tài sản thế chấp nếu hai bên không có thoả thuận riêng. - Các loại tài sản thế chấp. a. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất. b. Giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại nghị định79/NĐ-CP ngày 1/11/2001 của Chính phủ. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, được nhà nước giao hoặc do nhận quyền sử dụng đất hợp pháp được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được thế chấp giá trị quyền sử dụng đát như nêu ở trên, thì cũng được quyền bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất. Tổ chức kinh tế được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất khi có một trong các điều kiện sau. + Đất do nhà nước giao có thu tiền. + Đất do nhận chuyển nhượng hợp pháp. + Đất do nhà nước cho thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại phải trả trên 1 năm. Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất trong trường hợp đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm, nếu thời hạn thuê đất đã trả tiền còn lại ít nhất 5 năm. Thời hạn cho vay phải phù hợp với thời hạn thuê còn lại. + Trong trường hợp tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc được nhà nước giao cho thuê đất mà trả tiền thuê đất hàng năm thì chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó Tổ chức kinh tế được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất như đã nêu thì cũng được quyền bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất. c. Tàu biển theo quy định của bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp. d. Tài sản hình thành trong tương lai là bất động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận. e. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thoả thuận. Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp. Khi nhận tài sản thế chấp ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng tính hợp phát của tài sản và giữ bản chính giấy cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với các tài sản khác. Ngân hàng cần mô tả rõ về tài sản thế chấp trong hợp đồng kinh tế như diện tích, công dụng, đặc điểm, phương tiện đồng thời phát mại quyền tài sản thế chấp của ngân hàng. Xác định giá trị của các tài sản thế chấp rất quan trọng vì các tài sản thế chấp thường có giá trị lớn, nếu định giá quá thấp sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng, nhưng nếu định giá quá cao dẫn đến quy mô tài trợ của ngân hàng cho khách lớn. Khi đó nếu khách hàng không trả được nợ thì việc thanh lý tài sản không đủ bù đắp cho ngân hàng dẫn đến tổn thất cho ngân hàng. 1.2.2.1.3. Tài sản bảo lãnh - Khái niệm: Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba ( còn gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của mình, đối với doanh nghiệp nhà nước là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Có ba chủ thể tham gia vào quá trình bảo lãnh Người đi vay Chủ nợ ( Ngân hàng) Người bảo lãnh Hợp đồng tín dụng Hợp đồng bảo lãnh Đảm bảo cho vay bằng bảo lãnh khác hẳn đảm bảo dưới các hình thức khác như cầm cố, thế chấp ở chỗ đây là dịch vụ kinh doanh của bên cấp bảo lãnh. Đặc điểm kinh doanh này bắt nguồn từ chính sự chia sẻ rủi ro của bảo lãnh. Ngoài bản thân mục tiêu bảo lãnh là đề phòng người vay được bảo lãnh bị mất khả năng thanh toán, bảo lãnh được các ngân hàng đặc biệt sử dụng vì phí tổn ít, đơn giản có khả năng dàn xếp hợp đồng, có lợi nhất cho chủ nợ về điều khoản hợp đồng bảo lãnh, điều khoản quy định khi người bảo lãnh đứng ra trả tiền Đây là tài sản của bên thứ 3 dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm các loại tài sản như tài sản cầm cố, tài sản thế chấp - Tài sản mà khách hàng vay, bên bảo lãnh dùng để cầm cố thế chấp, bảo lãnh vay vốn tại tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau đây. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định. Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay, bên bảo lãnh được thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước, thì phải là tài sản do nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước. Đối với các tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay, bên bảo lãnh. Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Tài sản được phép giao dịch, tức là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác. Tài sản không có tranh chấp, tức là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh tài thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Trong văn bản lập riêng hoặc hợp đồng cầm cố thế chấp, bảo lãnh khách hàng vay, bên bảo lãnh phải cam kết với tổ chức tín dụng về việc tài sản cầm cố thế chấp, bảo lãnh không có tranh chấp và phải chịu trách nhiệm về cam kết của mình. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay 1.2.2.1.4. Điều kiện đối với tài sản bảo đảm Thứ nhất: Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh. Để chứng minh được điều kiện này, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải xuất trình Giấy chứng nhận sở hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất, khách hàng vay hoặc vên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng, doanh nghiệp phải chứng minh được quyền được cầm cố thế chấp, hoặc được bảo lãnh tài sản đó. Thứ hai: Thuộc loại tài sản được phép giao dịch. Tài sản được phép giao dịch được hiểu là các loại tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, và các giao dịch khác. Thứ ba: Không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh phải cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tài sản đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. Thứ tư: Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay, trong trường hợp nếu khoản vay có thời hạn dài, khách hàng vay và bên bảo lãnh có thể xuất trình Hợp đồng bảo hiểm có thời hạn ngắn hơn song phải cam kết bằng văn bản về việc tiếp tục mua bảo hiểm trong thời gian tiếp theo cho đến khi hết thời hạn đảm bảo. Hiện nay mức độ đảm bảo của tài sản được hiểu là mức độ bù đắp vốn của một tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Mức độ đó được thể hiện qua mối tương quan giữa số tiền cho vay và giá trị tài sản được dùng làm đảm bảo. Hđb = Giá trị của khoản vay Giá trị của tài sản đảm bảo Một món vay có giá trị đảm bảo càng cao thì tỷ lệ càng nhỏ. Nhưng trên thực tế việc xác định mối quan hệ giữa cho vay và chất lượng của tài sản đảm bảo còn phụ thuộc vào các yếu tố như giá trị của tài sản đó trên thị trường, khả năng phát mại của tài sản, tình hình biến động giá cả của tài sản đó trên thị trường mà từ đó ngân hàng có quyết định cụ thể cho khoản vay của mình. Trong phân tích tài chính trong các ngân hàng thương maị có rất nhiều chỉ tiêu được đề cập đến, chỉ tiêu khả năng thanh toán.chỉ tiêu khả năng sinh lờivv. Trong đó có hai chỉ tiêu liên quan phản ánh hiệu quả của tài sản đảm bảo. *Chỉ tiêu về tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ: Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ = Dư nợ có tài sản bảo đảm * 100% Tổng dư nợ Chỉ tiêu trên cho biết bao nhiêu % dư nợ của tổ chức tín dụng được bảo đảm bằng tài sản. Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt nhưng không có nghĩa là mức độ an toàn của nó cao, vì trên thực tế có nhiều khách hàng khi vay vốn, yêu cầu về tài sản đảm bảo rất khó khăn cho họ nhưng bù lại họ có phương án kinh doanh tốt, khả năng chi trả nợ là rất cao. * Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng trên cơ sở tài sản đảm bảo. Hiện nay chỉ tiêu này mỗi ngân hàng có một mức quy định khác nhau nhưng nhìn chung bao giờ giá trị của tài sản đảm bảo cũng phải lớn hơn số vốn mà ngân hàng cho khách hàng vay, tuy nhiên mức này cũng ở một số lượng vừa phải, nếu quá thấp không đáp ứng được nhu cầu vốn mở rộng sản xuất của khách hàng, nếu qúa cao thì mức độ an toàn của các khoản vay giảm. Vì vậy đây là một chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh chất lượng bảo đảm tiền vay của ngân hàng. 1.2.2.2. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay Đây là những loại tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng, là biện pháp cuối cùng để ngân hàng có thể hạn chế việc người vay bán tài sản hình thành từ vốn vay. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay thực chất cũng là bảo đảm bằng cầm cố thế chấp nhưng chỉ khác là tại thời điểm xin vay, giải ngân tài sản đó chưa được hình thành mà tài sản đó được hình thành dần dần trong qúa trình sử dụng vốn. Lúc đó tài sản này mới chính thức trở thành tài sản bảo đảm. Điều kiện đối với khách hàng. Đối với khách hàng vay + Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng + Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ + Có dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả năng hoàn trả nợ, hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật + Có mức vốn tự có tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án Đối với tài sản. + Tài sản hình thành từ vốn vay dùng làm bảo đảm tiền vay phải xác định được quyền sở hữu hoặc được giao quyền sử dụng; giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Nếu tài sản là bất động sản gắn liền với đất thì phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất mà trên đó tài sản sẽ được hình thành và phải hoàn thành các thủ tục về đâu tư xây dựng theo quy định của pháp luật. + Đối với tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, thì khách hàng vay phải cam kết mua bảo hiểm suốt thời hạn vay vốn khi tài sản đã được hình thành đưa vào sử dụng. CHƯƠNG II NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TSĐB TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng hoạt động cho vay có TSĐB tại các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam Hiện nay, về hoạt động tín dụng, các ngân hàng TMCP đều đang diễn ra rất sôi động. Đặc biệt khoản cho vay có bảo đảm ngày càng được áp dụng nhiều hơn trong hoạt động tín dụng, trong đó bảo đảm tài sản bằng nguồn hình thành từ vốn vay chiếm khá lớn. Lượng khách hàng ngày càng được mở rộng và đa dạng hoá, góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm lành mạnh hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Đối với Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Thăng Long đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đầu mối và theo uỷ quyền của Techcombank Việt Nam, tích cực thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch. Đến 31/12/2007, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.788 tỷ đồng, tăng 374 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 15,5%, đạt 90% kế hoạch Techcombank giao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh Thăng Long phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn. Trong đó: - Dư nợ cho vay NVD: 1.889 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% trong tổng dư nợ, tăng 183 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 11%. - Dư nợ cho vay USD (quy VND): 899 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32% trong tổng dư nợ, tăng 191 đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 27%. - Dư nợ cho vay ngắn hạn: 988 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,4% trong tổng dư nợ, tăng 73 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 8%. - Dư nợ cho vay trung, dài hạn: 1.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,6% trong tổng dư nợ, tăng 301 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 20%. - Dư nợ cho vay quốc doanh: 2.066 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 74% trong tổng dư nợ, giảm 6%. - Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh: 722 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26% trong tổng dư nợ, tỷ lệ tăng 6%. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long đã có sự chuyển biến tích cực về chất, mức độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý và giám sát, cho vay thận trọng, không chạy theo số lượng và hướng tới một cơ cấu tín dụng cân đối, hợp lý. Chủ động rút dần dư nợ đối với doanh nghiệp yếu kém, dư nợ cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng cả về tỷ trọng và số tuyệt đối. Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo tăng 9% so với năm 2006. Trong năm đã có thêm 197 khách hàng là các DNNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc nhiều ngành hàng đến quan hệ tiền gửi và vay vốn tại Chi nhánh Techcombank Thăng Long Vốn tín dụng đã được đầu tư có hiệu quả vào các doanh nghiệp, kinh doanh các ngành hàng lương thực thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, ngành công nghệ truyền hình, bưu chính viễn thông, điện lực và dịch vụ giao thông vận tải. Cơ cấu khách hàng cũng từng bước được thay đổi, khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng tư nhân tăng lên rõ rệt, làm cho cơ cấu tín dụng bền vững hơn, phù hợp với chiến lược phát triển của Techcombank. Chất lượng tín dụng đã được nâng lên rõ rệt, các khoản cho vay đều được thẩm định chặt chẽ, nợ quá hạn giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, dư nợ quá hạn cuối năm chỉ còn 7,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,26% trong tổng dư nợ cho vay. Về kết quả thu hồi nợ tồn đọng: Techcombank Thăng Long đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ quá hạn khó đòi như phát mại tài sản, bám sát đôn đốc khách hàng trả nợ khi có nguồn thu. Kết quả trong năm đã thu được 1 tỷ 932,5 triệu đồng. Tình hình về cho vay có Tài sản đảm bảo ở một số ngân hang khác nhau sẽ đạt kết quả khác nhau, tuy nhiên đều vướng phải những khó khăn và thách thức tương tự nhau. 2.2 Những khó khăn và thách thức trong hoạt động cho vay có TSĐB tại các Ngân hàng TMCP ở Việt Nam Điều quan trọng để ngân hàng và khách hàng có thể tiếp cận và thực hiện được các quan hệ vay vốn đó là khách hàng phải bảo đảm được ba vấn đề cơ bản, cũng là ba điều kiện tiên quyết: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của khách hàng; Tình hình tài chính, nguồn thu và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng; bảo đảm khoản vay. Vấn đề bảo đảm tiền vay đã được điều chỉnh bởi một số văn bản pháp lý của Chính phủ, của ngành ngân hàng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng vận dụng trong công việc. Việc các tổ chức tín dụng nhận tài sản đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có vốn mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội cho các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng, mở rộng mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó các ngân hàng TMCP khi nhận tài sản đảm bảo vẫn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc về thủ tục và khả năng thẩm định Khó khăn khi nhận tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất khi cầm cố thường đã qua quá trình sử dụng, do đó việc định giá đánh giá tài sản này là khó khăn và đòi hỏi tổ chức tín dụng phải kiểm tra đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo, đồng thời phải có khả năng giám sát việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng. Đôi khi tổ chức tín dụng phải thuê tổ chức chuyên môn, tổ chức tư vấn xác định. Vì vậy khi đã nhận cầm cố và đặc biệt phải bán thanh lý khi người vay không trả được nợ là rất phức tạp và số tiền bán tài sản thường không thu hồi đủ gôc lãi vay do ít người có nhu cầu mua lại máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng, thời gian bán tài sản kéo dài làm cho tài sản bị hư hỏng, xuống cấp, mất giá. Vấn đề sở hữu và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu: Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vấn đề này là đơn giản vì các tài sản dùng thế chấp tài sản đều có giấy tờ hợp pháp để chứng minh quyền sở hữu và những trường hợp giấy tờ pháp lý không đủ thì ngân hàng có thể từ chối cho vay. Nhưng đối với các doanh nghiệp nhà nước thì do lịch sử để lại, các tài sản của doanh nghiệp thường không có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu cần thiết nhất là nhà cửa , bất động sản Do đó nhiều doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng khối lượng tài sản rất lớn nhưng giá trị tài sản đủ điều kiện làm tài sản thế chấp cho ngân hàng là rất ít. Điều này làm cho ngân hàng rất khó khăn trong việc kiểm soát và xử lý tài sản để thu hồi nợ khi bên vay không trả được nợ. Có trường hợp cho vay thế chấp nhà ở đã thực hiện đầy đủ thủ tục thế chấp, có chứng thực của công chứng nhưng sau đó phát hiện nhà này thuộc diện quy hoạch giải toả, người vay không trả được nợ đã bỏ trốn, tổ chức tín dụng không thể xử lý tài sản để t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6203.doc
Tài liệu liên quan