Những nhân tố tác động đến đói nghèo ở Việt Nam hiện nay

Lời giới thiệu 1

Chương 1: Tổng quan của đói nghèo 4

1.1. Khái niệm về đói nghèo 4

1.1.1. Định nghĩa về đói nghèo 4

1.2. Các thước đo chuẩn mực đánh giá đói nghèo 10

1.2.1. Các thước đo đói nghèo. 10

1.2.2. Các chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá đói nghèo ở Việt Nam 14

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói ở Việt Nam 23

2.1. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam 23

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo 29

2.2.1. Nhóm nguyên tố thuộc về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 29

2.2.2. Nhóm nhân tố liên quan đến cộng đồng 32

2.3. Nhóm nhân tố liên quan đến mỗi cá nhân và hộ gia đình 33

2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về nhân khẩu học 33

2.2.3. Các nhân tố kinh tế 37

2.3.3. Các nhân tố xã hội 46

 

doc50 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những nhân tố tác động đến đói nghèo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên 1000 dân VI. Nhà ở vệ sinh VII: Văn hoá và giao tiếp 14. Tỷ lệ hộ gia đình ở lều lán và nhà tạm bợ trong tổng số hộ 15. Tỷ lệ hộ có nguồn nước sạch (giếng, ống dẫn nước sạch) 16. Tỷ lệ hộ có nhà tắm 17. Tỷ lệ hộ có nhà xí hợp vệ sinh 18. Số Kw/h điện tiêu dùng tính trên đầu người/tháng 19. Có hay không có công trình văn hoá quan trọng (nhà văn hoá, thư viện, loa truyền thanh) 20. Có hay không có chợ. 21. Số máy điện thoại tính trên 1000 dân VIII. Sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động xã hội. 22. Tỷ lệ số thành viên các tổ chức chính trị, xã hội (Đảng, Đoàn thanh niên, phụ nữ, mặt trận tổ quốc, các hội nghề nghiệp) trên 1000 dân. IX. Đời sống và địa vị của phụ nữ 23. Tỷ lệ phụ nữ có thai suy dinh dưỡng 24. Số phụ nữ tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể xã hội tại địa phương trên 1000 phụ nữ. Nguồn: Vũ Tuấn Anh “Những tiêu chuẩn đánh giá mức nghèo ở nông thôn”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 4 năm 1997, trang 38. Những chỉ tiêu về mức thu nhập ở cấp cộng đồng (làng xã) là phản ánh mức độ đáp ứng những nhu cầu cơ bản về hàng hoá và dịch vụ công cộng, cả trong tiêu dùng vật chất lẫn hưởng thụ văn hoá tinh thần. Nhìn chung hiện nay nước ta dùng hệ thống chỉ tiêu này để đánh giá nghèo cấp cộng đồng là tương đối hợp lý. Tuy nhiên nó vẫn còn có mặt hạn chế, chưa nêu bật được chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người để đánh giá về nghèo. Mặt khác, sau những trận bão khủng khiếp cuối những năm 90 ở Nam Bộ, nhiều hộ gia đình không có nhu cầu về nhà ở kiên cố, người ta xây dựng nhà nổi để sống chung với lũ. Hoặc hiện nay nhu cầu về gạo đang có xu hướng giảm, và cũng có thể rất nhiều hộ gia đình không có nhu cầu về màn nếu họ ở nhà lầu với máy điều hoà nhiệt độ... Những hộ như thế chưa chắc đã thuộc diện nghèo đói.1.3. Bức tranh nghèo đói toàn cầu Trong thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến một sự tiến bộ vượt bậc trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi ở các nước đang phát triển, tuổi thọ bình quân đã tăng 20 năm, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh và tỷ lệ sinh giảm hơn một nửa. Năm 1965 đến năm 1998, thu nhập trung bình tăng hơn hai lần ở các nước này và riêng trong giai đoạn 1990-1998, số người trong cảnh cùng cực đã giảm được 78 triệu người. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XXI nghèo đói vẫn còn là vấn đề rất lớn của toàn cầu. Theo số liệu của WB, trong số 6 tỷ người của thế giới thì có đến 2,8 tỷ người sống dưới mức 2USD/ngày và 1,2 tỷ người sống dưới mức 1USD/ngày. Mức độ nghèo đói của toàn thế giới là rất lớn. Xét theo từng khu vực mức độ này có khác nhau nhưng vẫn nói lê tính nghiêm trọng của tình hình nghèo đói của từng khu vực cũng như toàn thế giới. Số liệu thống kê của LHQ năm 1998 cho thấy: Tại Nam á, có 560 triệu người nghèo (chiếm một nửa tổng số người nghèo trên thế giới). 600 triệu dân đang suy dinh dưỡng, 250 triệu người không được sống trong những điều kiện vệ sinh cơ bản. Có 1/3 trẻ sơ sinh thiếu cân, 80% số phụ nữ mang thai lại thiếu máu, 1,8 triệu trẻ em không được tới trường học. Lực lượng trẻ em phải lao động kiếm sống rất cao. Ví dụ, ở ấn Độ có khoảng từ 14 đến 100 triệu trẻ em phải lao động. Đông á là khu vực có GDP tính trên đầu người tăng trung bình 5%, mức cao nhất thế giới. Tuy vậy, khu vực này vẫn có 170 triệu người nghèo khổ. Tại miền Nam Châu Phi - Xahara có 215 triệu người nghèo, hơn 80 triệu trẻ em đến tuổi tới trường không được đi học. Hàng năm có 1,3 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Tại các nước ả Rập, từ năm 1960 đến năm 1993, thu nhập thực tế là 3%/năm, nhưng hiện nay vẫn còn 73 triệu người nghèo, 60 triệu người mù chữ. Tại Mĩ la tinh và vùng Caribê, 150 triệu người nghèo, 56% nông dân không có nước sạch để uống. Tại các nước nông nghiệp phát triển, GDP thực tế tăng hơn 3%/năm, tuy nhiên vãn có hơn 100 triệu người nghèo, hơn 5 triệu người không có nhà ở và hơn 30 triệu người nghèo không có việc làm. Qua những số liệu trên, ta thấy nghèo đói toàn cầu vẫn đang là vấn đề mang tính bức xúc. Điều này còn được thể hiện ở sự bất bình đẳng cao trên thế giới, theo số liệu của WB, thu nhập trung bình của 20 nước giàu nhất gấp 37 lần mức thu nhập trung bình của 20 nước nghèo nhất (khoảng cách này đã tăng gâp đôi trong vòng 40 năm qua). Nếu phân chia toàn bộ dân số thế giới, và chiếm một lượng của cải vật chất và trình độ tương ứng với mỗi nhóm thì ta có thể thấy: 20% dân số giàu nhất thế giới chiếm dụng 87,5% GNP; 84,2% thương mại thế giới; 85,0% tích luỹ; 85,0% đầu tư trong khi đó 20% dân số nghèo nhất chiếm các chỉ tiêu tương ứng là 1,46%; 0,9%; 0,7% và 0,9%. Rõ ràng là một nhóm người thì có tất cả còn nhóm kia coi như không có gì. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, hiện nay, loài người thực tế đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm để nuôi sống toàn bộ hành tinh, nếu tính lượng Kcalo bình quân đầu người. Nhưng vấn đề lại là ở việc phân phối chúng như thế nào. 20% dân số giàu nhất tiêu dùng 87-90% giá trị sản phẩm của toàn thế giới, 6% số người giàu nhất đã tiêu dùng 35-40% sản phẩm của thế giới. Do vậy, nghèo đói, bệnh tật và suy dinh dưỡng có thể coi là điều tất yếu với nhóm dân số nghèo. Sự bất bình đẳng cao còn thể hiện giữa các giới, tỷ lệ người nghèo đói trong giới phụ nữ vẫn trầm trọng hơn nam giới. Phụ nữ chiếm 60% lực lượng lao động trên thế giới nhưng họ chỉ hưởng 10% thu nhập và sử dụng chưa đầy 1% ruộng đất của thế giới, chiếm 1/6 trong số 6 tỷ người của thế giới hiện đang thiếu dinh dưỡng. Có từ 20-40% phụ nữ ở các nước đang phát triển không thể có chế độ ăn phù hợp, 350 triệu phụ nữ không được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tối thiểu cần thiết. Riêng khu vực Nam á, được đánh giá là nơi có sự phân hoá giàu nghèo chậm hơn cả, thì vẫn còn tới 80% số phụ nữ mang thai bị thiếu máu, số người thiếu dinh dưỡng lên tới 841 triệu(1) Xem báo Nhân dân, 9/1/1996 . Qua bức tranh đói nghèo trên của thế giới, ta có thể khẳng định rằng nghèo đói vẫn là tình trạng mang tính toàn cầu và đang là hiện tượng bức xúc hiện nay. Báo cáo của Liên hiệp quốc cho rằng, tình trạng đói nghèo trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của sự khai phá đến kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, bùng nổ dân số, phân phối không công bằng trong xã hội, do các như cầu thiết yếu bị bỏ qua (bảo hiểm xã hội, nguồn nước, vệ sinh...) do quá tập trung đầu tư vào khu vực quân sự, giảm ngân sách xã hội, trật tự kinh tế bất hợp lý là trở ngại lớn trên con đường đi lên của các đang phát triển, đồng thời cũng là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với Liên hiệp quốc. Đói nghèo còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng tội phạm, bạo lực, mất an ninh xã hội. Nó không những mang lại hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng cho các nước đang phát triển mà còn là nguyên nhân quan trọng của xung đột. Vì vậy, giảm bớt và đi đến xoá đói nghèo đói đã trở thành tiêu điểm chú ý của toàn nhân loại, trở thành mục tiêu và nhiệm vụ nặng nề của các tổ chức phi chính phủ và các chính phủ trên thế giới. Tất cả đã và đang áp dụng mọi biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng nghèo đói trên hành tinh chúng ta. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói ở Việt Nam 2.1. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam Nghèo đói đang là một trong những vấn đề bức xúc ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, đòi hỏi nhà nước và xã hội cần đặc biệt quan tâm. Sau 15 năm đổi mới xây dựng kinh tế theo hướng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Việt Nam đã và đang thu được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bộ mặt nông thôn có những thay đổi lớn. Một bộ phận nghèo đói không biết cách làm ăn nhờ sự giúp đỡ của cồng đồng nay đã thoát khỏi cảnh nghèo. Phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục... từng bước được cải thiện và phát triển đảm bảo nhu cầu ngày càng tốt hơn của xã hội, đặc biệt là nhóm người nghèo đã có sự thay đổi rất lớn. Theo báo cáo của WB trong cuộc toạ đàm về chuẩn nghèo đói ở Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội, 15-16/2/2000 thì tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam năm 1993 là 58,1% giảm xuóng 34,4% năm 1998 và hiện nay còn khoảng 30%. Theo Bộ LĐTBXH thì tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam là 26,0% năm 1993 giảm xuống 15,7% năm 1998 và hiện nay còn khoảng 11%. Qua các số liệu thống kê trên ta thấy, dù đánh giá tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam bằng phương pháp nào thì Việt Nam vẫn có tốc độ giảm nghèo rất nhanh, đã từng được cộng đồng quốc đánh giá có một trong những nước có, tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa các thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xu hướng gia tăng và gay gắt. Trong báo cáo chính trị tại đại hội VIII Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ: “Đến nay nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, nợ nần nhiều, việc làm là vấn đề đặt ra hết sức gay gắt. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc còn quá khó khăn”. ã So sánh nghèo đói theo vùng Bảng 2.1. Diễn biến nghèo đói theo vùng ở Việt Nam Vùng 1996 1997 1998 Số hộ nghèo đói Tỷ lệ Số hộ nghèo đói Tỷ lệ Số hộ nghèo đói Tỷ lệ 1. Miền núi và Trung du Bắc bộ 695.503 27,24 638.400 25,32 570.445 22,89 2. Đồng bằng sông Hồng 330.519 11,01 302.460 9,81 272.160 8,38 3. Bắc Trung bộ 609.372 30,80 544.926 27,84 500.225 24,62 4. Duyên hải miền Trung 413.660 23,14 358.260 22,44 291.815 17,8 5. Tây Nguyên 188.876 29,45 180.400 27,84 172.915 25,65 6. Đông Nam Bộ 116.728 6,17 103.900 5,50 91.400 4,75 7. Đồng bằng sông Cửu Long 502.912 16,25 190.750 15,60 189.090 15,37 Cả nước 2.857.122 19,23 2.622.906 17,68 2.387.050 15,7 Nguồn: Nguyễn Hải Hữu “Nghèo đói ở Việt Nam. Chính sách và giải pháp”. Hội thảo, toạ đàm về chuyển đổi nông nghiệp ở Việt Nam. Việc làm và xoá đói giảm nghèo. Bộ LĐTB-XH, năm 1999. Qua số liệu trên cho thấy tỷ lệ nghèo đói ở các vùng cũng có sự khác biệt đáng kể. Vùng Bắc Trung Bộ (24,62%) và vùng Tây Nguyên (25,65%) là hai vùng có tỷ lệ nghèo đói cao nhất, vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất 4,75%. ở đây có sự chênh lệch giữa các vùng có tỷ lệ nghèo đói cao với vùng có tỷ lệ nghèo đói thấp gần 5 lần. Đồng thời cũng dễ dàng nhận thấy người nghèo tập trung nhiều nhất ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 570.145 hộ chiếm 23,9%, tiếp đến vùng Bắc Trung Bộ có 500.225 hộ chiếm 20,9%, Đồng bằng sông Cửu Long có 489.050 hộ chiếm 20,51%, cả bốn vùng còn lại chỉ chiếm 34,7%. Xét trong từng vùng, giữa các tỉnh tỷ lệ nghèo đói cũng sự khác biệt. Tại vùng Tây Nguyên, tỷ lệ nghèo đói của Lâm Đồng là 15,89%; Đắc Lắc là 26,44%; nhưng Gia Lai là 44,85% và Kon Tum là 54,4%. Tỷ lệ này chênh lệch tới 3,4 lần giữa tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao nhất so với tỉnh có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất. Nếu lấy chuẩn mực tối thiểu để so sánh thì một số tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu có tỷ lệ nghèo đói đều dưới 5% trong khi đó một số tỉnh có tỷ lê nghèo dói cao như Hoà Bình 55,7%; Kon Tum 54,5%; Quảng Bình 46%; Gia Lai 44,85%; Lai Châu 42,4%; Sơn La 40%. Tỷ lệ nghèo đói chênh lệch giữa các thành phố gần 10 lần. Theo báo cáo của địa phương, hiện nay mới có 10 tỉnh, thành phố (chiếm 16%) có tỷ lệ nghèo đói dưới 10% phân bố ở đồng bằng Sông Hồng 5 tỉnh Đông Nam Bộ 4 tỉnh, Đồng bằng Sông Cửu Long 1 tỉnh. Trong khi đó có 11 tỉnh có tỷ lệ nghèo đói từ 50% trở lên (chiếm 18%) tập trung ở miền núi phía Bắc 5 tỉnh, Bắc Trung bộ 3 tỉnh, Duyên Hải miền Trung 1 tỉnh, Tây Nguyên 9 tỉnh. Một số huyện thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên có tỷ lệ hộ nghèo đói rất cao từ 60-70%. Theo đánh giá cả nhóm công tác các chuyên gia chính phủ cho thấy 40% người nghèo của Việt Nam sống tập trung tại ba khu vực: miền núi phía Bắc 28%; Đồng bằng sông Cửu Long là 21% và Bắc Trung Bộ là 18%. Như vậy sự khác nhau về tỷ lệ nghèo ở các vùng, các tỉnh, thành phố cho thấy khả năng bứt phá, vươn lên của các vùng, tỉnh, thành phố là khác nhau. Nơi nào có điều kiện phát triển nhanh, nơi đó có tỷ lệ giảm nghèo nhanh. ã So sánh thu nhập bình quân đầu người tháng theo vùng ở Việt Nam (tính theo giá hiện hành) Đơn vị: 1000 đồng Vùng 1994 1995 1996 Tỷ lệ hộ nghèo 1996 Tỷ lệ hộ giàu 1996 Cả nước 176,47 206,10 226,70 17,81 3,67 Miền núi và trung du Bắc Bộ 133,63 160,65 173,76 23,69 1,36 Đồng bằng sông Hồng 170,88 201,18 223,30 12,09 2,94 Bắc Trung bộ 135,02 160,21 174,05 23,31 1,42 Duyên hải miền Trung 154,96 176,03 194,66 16,37 1,63 Tây Nguyên 197,71 241,14 165,60 27,77 5,25 Đông Nam bộ 291,85 338,91 378,05 8,09 11,94 Đồng bằng sông Cửu Long 203,90 221,96 242,31 16,30 4,61 Nguồn: “Tác động kinh tế của Nhà nước nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ”. Đề tài cấp Bộ Khoa học quản lý kinh tế, Học viện CTQG HCM, Hà Nội 1997, trang 43. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy 2 miền có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là miền núi và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung bộ cũng là nơi có tỷ lệ nghèo đói cao và tỷ lệ hộ giàu thấp. Đông Nam bộ là vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất đồng thời cũng có tỷ lệ số hộ nghèo thấp nhất và tỷ lệ số hộ giàu cao nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào thu nhập cũng tỷ lệ thuận với mức giảm nghèo. ở đồng bằng sông Hồng, thu nhập đứng thứ 4 trong 7 vùng nhưng lại có tỷ lệ nghèo rất thấp, đứng thứ 2. Trong khi đó, Tây Nguyên có mức thu nhập bình quân đứng thứ 2 nhưng lại có tỷ lệ nghèo đói cao nhất trong 7 vùng. Như vậy, có sự chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư trong 1 vùng. ã Chênh lệch thu nhập giữa các vùng và các nhóm dân cư. Bảng 2.3. Thu nhập năm theo giá so sánh bình quân đầu người theo nhóm hộ và theo vùng kinh tế Đơn vị: 1000đ Tổng cộng chung Phân theo nhóm hộ* Phụ lục 2 Chung Khu vực Vùng Thành thị Nông thôn Miền núi và trung du Bắc Bộ ĐB Sông Hồng Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam bộ ĐB sông Cửu Long 3146 7142 2188 2133 3189 2377 2619 2590 6004 2915 1 806 926 804 733 833 863 868 718 628 745 2 1489 1550 1487 1465 1512 1481 1494 1498 1506 1487 3 2177 2235 2173 2184 2190 2165 2180 2131 2218 2151 4 3272 3360 3257 3258 3234 3257 3200 3265 3382 3280 5 7914 9617 6625 6596 8282 6716 6436 7248 9351 6839 Nhóm 5 so với nhóm 1 (lần) 9,9 10,39 8,24 8,11 9,94 7,79 7,12 10,09 14,89 9,18 Nguồn: TCTK - VLSS - 1998 Xét theo giá tại thời điểm điều tra, mức thu nhập của nhóm hộ 5 (nhóm hộ giàu) nhiều gấp 6,73 lần so với nhóm hộ 1 (nhóm hộ nghèo). Tuy nhiên nếu xét theo giá so sánh thì thấy mức thu nhập của nhóm 5 chung các vùng lớn gấp 9,9 lần so với nhóm hộ 1. Theo các vùng kinh tế, vùng 1 là 8,11 lần; vùng 2 là 9,91 lần; vùng 3 là 7,79 lần; vùng 4 là 7,42 lần; vùng 5 là 10,09 lần; đặc biệt vùng 6 Đông Nam Bộ - có sự chênh lệch rất cao 14,89 lần; và vùng 7 là 9,18 lần. ở khu vực nông thôn là 8,21 lần và và ở khu vực thành thị là 10,39 lần. Nhìn chung, sự phân tầng thu nhập giữa các nhóm hộ trong vùng với giữa các vùng, giữa các khu vực có sự chênh lệch lớn so với các giai đoạn trước. Bảng 2.4- Thu nhập bình quân đầu người/tháng Nhóm 1994 (1000đ) 1995 (1000đ) 1996 (1000đ) 1995 so với 1994 (%) 1996 so với 1995 (%) Nhóm 1 63,0 734,3 78,6 117,9 105,8 Nhóm 2 99,0 121,7 134,9 126,0 108,9 Nhóm 3 133,2 166,7 184,4 125,2 110,6 Nhóm 4 185,0 227,6 250,2 122,4 109,9 Nhóm 5 408,5 519,6 574,7 127,2 110,6 Nguồn: Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa “Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay” NXB CTQG, 1998. Theo bảng trên ta thấy, thu nhập bình quân đầu người/tháng của các nhóm đều tăng lên nhưng nhóm 1 tăng chậm nhất. Làm cho khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày nay càng lớn tăng 5,8% hay 1,5 nghìn đồng, nhóm 5 tăng 10,0% hay 55,7 nghìn đồng. Qua phân tích trên ta thấy khả năng vươn lên để thoát ra khỏi sự tình trạng nghèo đói của nhóm 1 là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ rất lớn của Đảng, Nhà nước và cộng đồng. ã So sánh nghèo đói theo khu vực thành thị - nông thôn Bảng 2.5 - Tỷ lệ nghèo ở thành thị và nông thôn Đơn vị: % Cả nước Thành thị Nông thôn 1993 1998 1993 1998 1993 1998 Tỷ lệ nghèo LTTP 24,9 15,0 7,9 2,3 29,1 18,3 Tỷ lệ nghèo chung* Tỷ lệ nghèo chung bằng tỷ lệ nghèo LTTP + Tỷ lệ nghèo phi lương thực 58,1 37,4 25,1 9,0 66,4 44,9 Nguồn: Việt Nam - Tấn công nghèo đói (WB) ở Việt Nam, nghèo đói vẫn tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, hiện nay số người nghèo sống ở nông thôn là 90% (còn ở thành thị là 10%) trong đó 45% sống ở dưới ngưỡng nghèo (theo WB) Việt Nam, tấn công nghèo đói). Do thu nhập thấp, tăng trưởng kinh tế chậm nên chi tiêu thực tế của người dân cũng tăng chậm. Ta có thể thấy điều này qua bảng sau. ã So sánh tăng trưởng chỉ tiêu theo vùng Bảng 2.6- Tăng trưởng chi tiêu bình quân đầu người ở nông thôn và thành thị (1993-1998) Tăng trưởng chi tiêu ở thành thị (%) Tăng trưởng chi tiêu ở nông thôn (%) Chênh lệch thành thị nông thôn (%) Chung cả nước 60,5 30,4 30,1 - Miền núi phía Bắc 65,8 26,9 38,9 - Đồng bằng sông Hồng 47,2 51,4 -4,2 - Bắc Trung bộ 86,4 37,2 49,2 - Duyên hải miền Trung 39,1 25,5 13,6 - Tây nguyên 24,8 - - Đông Nam Bộ 78,1 59,1 19,0 - Đồng bằng sông Cửu Long 35,7 10,6 25,1 Nguồn: Việt Nam - Tấn công nghèo đói 12/1999. Ước tính của WB - dựa vào số liệu VLSS93 và VLSS98. Qua bảng trên có thể thấy tăng trưởng chi tiêu ở vùng nông thôn là tương đối thấp (trừ đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ) Duyên Hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long có mức tăng trưởng chi tiêu ở thành thị và cả ở nông thôn là thấp nhất. Chênh lệch thành thị và nông thôn ở Bắc Trung Bộ cao nhất là 49,2%, ở đồng bằng sông Hồng thấp nhất -4,2%. Mức tăng chi tiêu thể hiện chất lượng cuộc sống được cải thiện ở mức nào chênh lệch giữa thành thị và nông thôn thể hiện khoảng cách chênh lệch mức cải thiện đời sống giữa hai khu vực. Qua bảng trên ta thấy khoảng cách này có nơi tương đối lớn thể hiện sự phân hoá giàu nghèo giữa 2 khu vực tăng. Tóm lại, qua những phân tích ta thấy tỷ lệ các hộ nghèo đói trong cả nước đã giảm nhưng vẫn ở mức cao 11%. Riêng ở nông thôn còn khoảng 20,87% hộ nghèo với khoảng 10 tiệu nông dân nghèo. Sự phân hoá giàu nghèo giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng là tương đối phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng thu nhập bình quân của các nhóm dân cư tăng nhưng nhóm 2 tăng chưa đáng kể, cuộc sống của người dân nghèo đã được cải thiện nhưng chưa nhiều. Ngưỡng nghèo của Việt Nam nói chung vẫn xa so với ngưỡng nghèo của thế giới. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo Để đánh giá được tình trạng đói nghèo ở nước ta, trước tiên cần phải tìm hiểu các nhân tố tác động đến vấn đề nghèo đói. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói, nó không chỉ đơn thuần là nhân tố về kinh tế hoặc thiên tai, địch hoạ gây ra. Mà tình trạng đói nghèo ở nước ta có sự đan xen của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, của cả nguyên nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, cả khách quan lẫn chủ quan, cả tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Do đó cần phải đánh giá đúng nguyên nhân, mức độ của từng nguyên nhân dẫn đến nghèo đói đối với từng đối tượng cụ thể. 2.2.1. Nhóm nguyên tố thuộc về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ã Vị trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình phức tạp (miền núi, hải đảo vùng sâu), không có đường giao thông. Đây cũng chính là một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng và địa phương ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế bị cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận được các nguồn lực của phát triển, như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường... làm cho cuộc sống của họ lạc hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cấp, tự túc là những nhân tố khách quan tác động mạnh mẽ đến vấn đề nghèo đói. ã Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, ít mầu mỡ, canh tác khó, năng suất cây trồng vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, làm cho thu nhập của người nông dân thấp, việc tích luỹ và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc hầu như không có. Theo các kết quả điều tra, đánh giá đói nghèo có sự tham gia của người dân thì thiếu đất canh tác hay đất đai khó làm ăn cũng là nguyên nhân đáng kể dẫn đến cảnh túng thiếu, đói ăn, đứt bữa của người dân đặc biệt là đối với các hộ nghèo đói ở vùng núi. Hiện nay vấn đề thiếu đất sản xuất lương thực ở nước ta (đặc biệt là đất lúa) ngày càng mang tính trầm trọng. Nguyên nhân này là do dân số ngày càng đông nhưng đất nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp làm cho rất nhiều hộ nông dân không đủ tiềm lực để phát triển. Hiện nay nhiều nơi ở vùng biển không có hoặc có không đáng kể đất trồng lúa, đây là nhân tố tác động trực tiếp đến các hộ nghèo, có thể được coi là một trong những nhân tố cơ bản làm cho những hộ này triền miên bị đói. Nhưng việc xoá đói không phải bằng cách cấp đất sản xuất lương thực mà phải kết hợp nhiều biện pháp khác. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với các cấp lãnh đạo trong việc lựa chọn các giải pháp thích họp giúp họ xoá đói, tức là phải làm gì để giúp họ có thu nhập thì họ mới có khả năng tiếp cận được lương thực, thực phẩm. ã Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc biệt là bão, lut, hạn hán, cháy rừng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trung bình 10 cơn bão, lụt một năm, lại thêm hạn hán, mưa đá, cháy rừng, những cơn lốc xảy ra thường xuyên ở nhiều vùng đã là nguyên nhân cơ bản làm cho khoảng 2 triệu người thiếu đói hàng năm. Tác hại của bão lụt, hạn hán là rất lớn, nó luôn là kẻ thù đồng hành với những người nghèo đói, nó có thể cướp đi cả tính mạng sống và tiền của con người. Rất nhiều vùng và tỉnh đang trù phú nhưng chỉ sau một trận thiên tai gây ra như lụt bão thì hàng nghìn hộ lại rơi vào cảnh thiếu đói, các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất và hạ tầng bị phá hỏng. Điển hình là trận lũ xảy ra vào tháng 11 và tháng 12 năm 1999 ở các tỉnh miền Trung đã gây ra những tổn thất to lớn về người và tài sản cho 7 triệu dân ở 7 tỉnh phá huỷ nhiều cơ sở hạ tầng ở vungf này, ước tính thiệt hại do lũ lụt gây ra trên 3000 tỷ đồng, tác độg trực tiếp đến đời sống vốn đã cơ hàn của người dân. Hậu quả của bão lụt để lại là rất lớn không thể khôi phục lại được trong chốc lát mà phải trải qua nhiều năm. Hiện nay hạnhán, thiếu nước, cháy rừng cũng được xem là vấn đề nóng bỏng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng nghèo đói của người dân. Trong cuối tháng 3 đầu tháng 4 vừa qua hạn hán xảy ra ở nhiều nơi tàn phá nhiều cây lương thực và hoa màu. ở Đắc Lắc ước tính mỗi ngày có đến 250-300 ha bị thiệt hại do hạn hán gây ra. ở tỉnh Kiên Giang ảnh hưởng của diện cháy rừng là rất lớn hơn 4000 ha rừng U Minh Thượng bị tàn phá ảnh hưởng trực tiếp đến 2700 hộ đói xung quanh vốn đã cơ cực, túng thiếu. Thêm vào đó tình trạng thiếu nước sinh hoạt, thiếu nước tưới tiêu cũng là vấn đề rất khó khăn mà những người dân nghèo gặp phải (hiện nay giá nước ở một số nơi lêntới trên 3000 đồng/1km với tình hình hiện nay, hiện tượng hạn hán, thiếu nước kéo dài, cháy rừng xảy ra liên miên (như rừng Tràm, rừng U Minh Thượng, rừng quốc gia Cà Mau) đang là vấn đề đặt ra rất cấp bách đối với các cấp chính quyền là phải làm gì để cải thiện tình hình tốt hơn. ã Môi trường kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng không có thị trường, thị trường hoạt động yếu ớt hay thị trường không đầy đủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Mặc dù trong những năm gần đây chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều nơi xa. Đây là những nơi còn tiềm ẩn nhiều dấu hiệu của đói nghèo lạc hậu. Những hộ ở đây không phải ai cũng được sử dụng điện. Hệ thống tưới tiêu còn hạn chế, rất nhiều nơi chưa có trạm bơm. Việc tiếp cận với nước sạch (nước máy) gần như không có, ngay cả nước giếng vẫn còn hạn hẹp, rất nhiều hộ còn đang dùng nước sông, suối, nước mưa... Trong sản xuất trồng trọt, khó khăn lớn nhất là hệ thống kênh mương chưa phát triển nên không đủ nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là cho lúa và hoa mầu. Hiện nay ở nhiều nơi hệ thống kênh mương, cống đập, trạm bơm chủ yếu vẫn còn tạm bợ, chưa kiên cố, có nơi xuống cấp nghiêm trọng tác động trực tiếp đến việc giảm sản lượng năng suất cây trồng. Về vấn đề cơ sở hạ tầng (như đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, bệnh viện, bưu điện, chợ huyện...), thị trường (lao động, vốn, hàng hoá) vẫn còn kém phát triển. Đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số càng có ít cơ hội tiếp cận với những dịch vụ trêngân hàng (theo hình.....). Điều này có thể thấy rõ ở các vùng không có đường giao thông hoặc giao thông đi lại khó khăn thì hầu như chưa có thị trường hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0130.doc
Tài liệu liên quan