Từ những thời kỳ đầu của lịch sử Trung Hoa, đài quan sát thiên
văn luôn là một phần cốt yếu của đền vũ trụ, tức là cung nghi lễ của
vua. Khác với Hy Lạp và châu Âu thời Trung cổ, ở Trung Quốc, khi
chính quyền trung ương càng vững mạnh thì khoa thiên văn càng trở
thành vật sở hữu chính thức của nhà nước.
Tất nhiên điều này có nghĩa là thiên văn học Trung Quốc ngày càng
mang tính chất thư lại và xa lạ. Ở đây, công nghệ đồng hồ là công nghệ các
máy thiên văn. Giống như ở phương Tây các máy in tiền hay chế tạo thuốc
súng bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ, thì ở Trung Hoa, các dụng cụ đo thời
gian để làm lịch cũng bị kiểm soát như vậy
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những phát hiện về vạn vật và con người - Tại sao lại xảy ra bên Tây?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những phát hiện về vạn vật và con người
Tại sao lại xảy ra bên Tây?
Chuông đồng hồ vang lên cho mọi người và từng người, như thi sĩ
John Donne ghi nhận vào năm 1623. Theo ông, tiếng chuông đồng hồ
công cộng là lời nhắc nhở rằng: “tôi là thành phần của nhân loại”.
Ở châu Âu, đồng hồ đã sớm trở thành một chiếc máy công cộng. Các
nhà thờ muốn các tín hữu đến tụ tập đều đặn và thường xuyên để cầu nguyện
và các thành phố phát triển muốn quy tụ dân chúng lại với nhau để chia sẻ
đời sống thương mại và giải trí. Khi những chiếc đồng hồ có chỗ của chúng
nơi những tháp chuông nhà thờ và thành phố, chúng đã đi vào sinh hoạt của
cộng đồng. Từ trên những tháp chuông này, chúng thu hút sự chú ý của
người giàu lẫn nghèo, đánh thức sự quan tâm của cả những ai không có nhu
cầu riêng để biết giờ giấc. Các máy lúc ban đầu được dùng làm những dụng
cụ công cộng dần dà trở thành những dụng cụ cá nhân phổ cập nhất. Nhưng
những dụng cụ bắt đầu được chế tạo để phục vụ đời sống cá nhân có thể
không bao giờ trở thành những dụng cụ phổ cập trong nhu cầu đời sống của
cả một cộng đồng. Đồng hồ đã trở thành sự quảng cáo cho chính nó, bằng
cách phục vụ cho những cộng đồng mới trên khắp châu Âu.
Một thành phố đáng tự hào ở châu Âu không thể thiếu chiếc đồng hồ
công cộng của mình, để đánh chuông báo hiệu cho người dân quy tụ lại với
nhau để tự vệ, để chia vui sẻ buồn. Chuông đồng hồ vang lên cho mọi người
và từng người, như thi sĩ John Donne ghi nhận năm 1623 và tiếng chuông
đồng hồ của công cộng là lời nhắc nhở rằng “tôi là thành phần của nhân
loại”.
Như ta đã thấy, những đồng hồ của châu Âu lúc ban đầu có mục đích
báo hiệu giờ cầu nguyện cho các thầy dòng, nhưng từ khi nó được đưa lên
những tháp nhà thờ và thành phố, nó đã chuyển sang thế giới của đời sống
công cộng. Cộng đồng to lớn hơn này sớm cảm thấy cần có chiếc đồng hồ để
ấn định thời biểu cho đời sống thường nhật. Ở châu Âu, giờ nhân tạo - giờ
đồng hồ, đã đưa việc tính toán thời gian ra khỏi lịch vũ trụ, ra khỏi cái tranh
sáng tranh tối của khoa chiêm tinh, để đi vào cái ánh sáng chói chang của
mỗi ngày. Khi năng lượng của hơi nước, của điện và ánh sáng nhân tạo giúp
cho các nhà máy liên tục hoạt động ngày và đêm, giờ nhân tạo của đồng hồ
trở thành chế độ sinh hoạt thường nhật cho mọi người.
Cái khác với Trung Hoa là ở kịch tính và sự soi sáng. Ở Trung Hoa,
những hoàn cảnh khác nhau đã góp phần ngăn cản đồng hồ trở thành phổ
cập. Những đồng hồ máy độc đáo đầu tiên ở Trung Quốc, như chúng ta đã
thấy, được chế tạo không phải để chỉ giờ nhưng để chỉ lịch. Và khoa làm lịch
được nhà nước giữ bí mật. Mỗi triều đại Trung Hoa được biểu tượng, phục
vụ và bảo vệ bởi lịch mới của mình. Kể từ cuộc thống nhất vương quốc vào
thế kỷ 3 trước CN khoảng năm 221 tới cuối đời Thanh, hay Mãn Châu, triều
đại của năm 1911, đã có khoảng một trăm lịch khác nhau ra đời, mỗi lịch có
một tên gọi theo triều đại hay hoàng đế đương thời. Những lịch này không
dựa theo đòi hổi của những tiến bộ về thiên văn hay kỹ thuật quan sát,
nhưng do nhu cầu đóng dấu ấn của trời trên quyền bính của một vị vua mới.
Việc làm lịch tư nhân được coi là một tội giả mạo và bị trừng trị vì nó đe dọa
sự an toàn của vua và là một tội khi quân.
Để hiểu được tại sao mẹ của các máy móc lại kém phát triển ở Trung
Hoa, ta phải nhớ lại một số nét đặc trưng lớn trong đời sống Trung Hoa thời
cổ. Một trong những thành tựu đầu tiên, nổi bật nhất của người Trung Hoa là
một chính quyền tập trung được tổ chức chặt chẽ. Ngay từ năm 221 trước
C.N, vua Tần lên ngôi lúc 13 tuổi đã hoạt động suốt 25 năm để thống nhất
các tỉnh của Trung Quốc thành một vương quốc lớn duy nhất, với một hệ
thống quan lại khổng lồ. Ông đã thống nhất luật pháp và chữ viết, thiết lập
các hệ thống đo lường thống nhất và thậm chí ấn định cả chiều dài của các
trục bánh xe để chúng có thể khớp với các máng bánh xe.
Vì lịch là do các vua Trung Hoa ấn định, nên tôn giáo củ vương quốc
gắn liền với chu kỳ đắp đổi của các mùa và thiên văn học trở thành “khoa
học huyền bí của các vì vua sùng đạo”. Việc trồng trọt ở Trung Hoa dựa vào
thủy lợi và việc này đòi phải dự đoán được nhịp điệu của những đợt mưa
mùa và những đợt tuyết tan đổ vào các con sông và kênh.
Từ những thời kỳ đầu của lịch sử Trung Hoa, đài quan sát thiên
văn luôn là một phần cốt yếu của đền vũ trụ, tức là cung nghi lễ của
vua. Khác với Hy Lạp và châu Âu thời Trung cổ, ở Trung Quốc, khi
chính quyền trung ương càng vững mạnh thì khoa thiên văn càng trở
thành vật sở hữu chính thức của nhà nước.
Tất nhiên điều này có nghĩa là thiên văn học Trung Quốc ngày càng
mang tính chất thư lại và xa lạ. Ở đây, công nghệ đồng hồ là công nghệ các
máy thiên văn. Giống như ở phương Tây các máy in tiền hay chế tạo thuốc
súng bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ, thì ở Trung Hoa, các dụng cụ đo thời
gian để làm lịch cũng bị kiểm soát như vậy.
Đồng hồ thiên văn nổi tiếng của Tô Tống đã không thể được chế tạo
nếu Tô Tống không phải là một quan chức cao cấp trong hoàng cung được
giao trọng trách giúp vua tìm hiệu vận mệnh nhờ quan sát thiên văn. Điều
này cũng cắt nghĩa tại sao chỉ trong vòng ít năm, sáng chế độc đáo của Tô
Tống đã chỉ còn là một truyền thuyết bị lãng quên. Giả như Tô Tống đã chế
tạo chiếc đồng hồ không phải cho vườn ngự uyển của một vua Trung Hoa,
mà cho một tòa thị sảnh bên châu Âu, hẳn ông đã được ca tụng là một đại ân
nhân của loài người. Công trình của ông hẳn phải trở thành một đài kỷ niệm
đáng tự hào của nhân loại, là đối tượng ganh đua của cả thế giới.
Ngược lại, sự phổ cập của chiếc đồng hồ bên phương Tây là do những
nhu cầu của cộng đồng - nghĩa là vừa có ích cho mọi người vừa tiện dụng.
Mốc phát triển quyết định chính là sự tiến bộ từ đồng hồ chạy bằng quả lắc
sang đồng hồ chạy bằng dây cót. Những quả lắc khiến cho đồng hồ phải cố
định ở nơi nó được lắp đặt lần đầu tiên. Nhưng một đồng hồ dây cót có thể
mang đi bất cứ nơi đâu. Với người phương Tây, đồng hồ đi biển của thế kỷ
18 là một máy thăm dò - một dụng cụ hỗ trợ các nhà vẽ bản đồ, du khách,
người đi buôn, người nghiên cứu thực vật và người đi biển, một dụng cụ
khuyến khích các thủy thủ đi xa hơn, giúp họ biết họ đang ở đâu, mà bảo
đảm họ có thể trở lại chỗ đó một lần nữa. Sau cùng là đồng hồ bỏ túi, rồi
đồng hồ đeo tay cho phép hàng triệu người có thể mang theo mình một dụng
cụ đo giờ.
Nói rằng đồng hồ không được phát triển bên Trung Hoa không có
nghĩa là do nguồn gốc “Đông Phương” hay “Á Châu” của nó. Chúng ta có
thể lấy Nhật làm một ví dụ tương phản. Trong khi người Trung Hoa cố chấp
trong việc tự cô lập mình, luôn luôn nghi kỵ những gì bên ngoài, thì người
Nhật biết kết hợp quyết tâm bảo tồn những nghệ thuật và định chế truyền
thống của mình với khả năng sâu sắc trong việc bắt chước và du nhập những
gì đến từ nước ngoài. Trước khi kết thúc thế kỷ 17, người Nhật đã sản xuất
những mẫu đồng hồ của châu Âu rồi. Trong thế kỷ tiếp theo, người Nhật bắt
đầu phát triển một công nghiệp đồng hồ, sản xuất ra những chiếc đồng hồ do
họ tự thiết kế với mặt số chỉ “giờ” có thể điều chỉnh được và các kim cố
định. Họ hoàn thiện loại đồng hồ hai thanh hồi với một con lắc chỉ giờ ban
ngày và con lắc thứ hai chỉ giờ ban đêm, vì những “giờ” của ngày và đêm
không bằng nhau.
Cho tới 1873, người Nhật vẫn theo ngày của ánh sáng “tự nhiên” được
chia thành sáu giờ bằng nhau từ lúc mặt trời mọc tới mặt trời lặn. “Giờ” của
họ vẫn còn thay đổi tùy mỗi ngày, nhưng họ đã chế tạo thành công một đồng
hồ chỉ chính xác những giờ không bằng nhau đó cho cả năm. Vì những
tường bằng giấy của các nhà người Nhật quá mỏng manh không giữ được
những đồng hồ treo khá nặng của châu Âu, nên họ đã chế ra một “đồng hồ
trụ” treo từ sườn nhà xuống và chỉ thị có thể trượt trên những thước vạch
thẳng đứng sẽ di chuyển để chỉ đúng những khoảng giờ thay đổi từ ngày này
sang ngày khác. Việc người Nhật còn giữ một hệ thống mà từ lâu người
châu Au đã bỏ lại chính là dấu chỉ động cơ sáng kiến của họ.
Việc khó chế tạo những dây cót chính đã làm trì trệ ngành sản xuất
đồng hồ ở Nhật mãi cho tới những năm 1830. Nhưng chẳng bao lâu người
Nhật đã có thể làm được những đồng hồ inro xinh đẹp có thể đặt gọn trong
cái inro - cái tráp truyền thống mà người Nhật cột vào một cái dây để đeo
vào cổ hay cột vào dải lưng, khi họ mặc trang phục truyền thống không có
túi. Vì người Nhật quen ngồi trên sàn, họ không làm những đồng hồ có hộp
dài hay đồng hồ để đứng.
Mật độ dân cư cao của Nhật, cùng với những trung tâm đô thị sầm uất
và những nhà buôn mạnh dạn, đã kích thích việc phổ cập hóa các ngành thủ
công và nghệ thuật và thúc đẩy đời sống luôn luôn chuyển động. Nhiều cảng
và mạng lưới đường sá tốt giúp việc giao thông trở thành rất tiện nghi.
Ngành chế tạo đồng hồ phát triển ở Nhật sớm hơn ở Trung Hoa. Các lãnh
chúa, các đại gia và các tướng quân đã từng đạt làm những đồng hồ cho các
lâu đài của họ. Nhưng phải đợi đến thế kỷ 19, đồng hồ mới trở thành một sở
thích của quần chúng và hàng triệu người dân mới có cơ hội để mua.
Phương Tây tỏ ra có lợi thế và trong phần lớn lịch sử, phương
Tây là người khám phá, còn phương Đông là phần được khám phá.
Những người phương Tây đầu tiên đến được với nửa kia của hành tinh
là những người bộ hành đơn thương độc mã và chịu khó.
Đất và biển
Không biển nào không đi được, không đất nào không ở được -Robert
Thorne 1527.
Muốn khám phá hành tinh, loài người phải giũ bỏ những niềm hy
vọng và những nỗi sợ hãi xa xưa và mở toang cửa cho kinh nghiệm. Những
chiều kích bao la của không gian, các lục địa và đại dương, chỉ được phơi
bày từ từ. Phương Tây tỏ ra có lợi thế và trong phần lớn lịch sử, phương Tây
là người khám phá, còn phương Đông là phần được khám phá. Những người
phương Tây đầu tiên đến được với nửa kia của hành tinh là những người bộ
hành đơn thương độc mã và chịu khó. Nhưng việc khám phá đầy đủ tầm
mức bao la của hành tinh chỉ có thể có được nhờ những cuộc mạo hiểm trên
biển của những cộng đồng có tổ chức, mở ra những bất ngờ to lớn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12_8587.pdf