BÁO CÁO TỔNG HỢP 1
I- Khái quát về quá trình ra đời và phát triển của Công ty 1
1. Khái quát về Công ty và ngành kinh doanh 1
2. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty 3
II- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ sau khi cổ phần hoá 7
1. Hoạt động kinh doanh 7
2. Lĩnh vực tài chính 13
3. Các hoạt động khác 14
III- Những thuận lợi, khó khăn đối với Công ty và định hướng phát triển trong giai đoạn tới (2006-2010) 18
1. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Công ty 18
Thuận lợi: 18
2. Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn tới: 19
21 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 6562 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những thuận lợi, khó khăn đối với Công ty và định hướng phát triển trong giai đoạn tới (2006 - 2010), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o Ha Noi
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Hà Nội được thành lập trên cơ sở tách, chuyển một bộ phận của Doanh nghiệp Nhà nước là: Xí nghiệp vận tải xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu khu vực I, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam thành Công ty cổ phần, tại quyết định số 0722/1999/QĐ-BTM ngày 8/6/1999 của Bộ Thương mại.
Trụ sở chính của Công ty đặt tại 49 Đức Giang, Thị trấn Đức Giang – Gia Lâm- TP Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh vận tải xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu và các sản phẩm khác ở trong và ngoài nước.
Tổng đại lý các loại xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại xe si téc, xe bồn chuyên dùng, phụ tùng, xăm lốp ô tô.
Dịch vụ cơ khí sửa chữa ô tô và dịch vụ hàng hoá tiêu dùng.
Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty
Phát triển nghành nghề kinh doanh hiện có, mở rộng nghành nghề kinh doanh mới
Ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Tăng tích luỹ, tăng vốn của Doanh nghiệp
Giá trị cổ tức của cổ đông ngày càng cao
Trích nộp nghân sách Nhà nước ngày càng lớn
Thị trường vận tải xăng dầu
Thị trường kinh doanh chủ yếu của Công ty là cung ứng dịch vụ vận tải xăng dầu phục vụ khu vực Miền Bắc, tốc độ tăng trưởng của thị trường này bình quân 5%/năm. Tổng nhu cầu vận chuyển hiện tại của thị trường vào khoảng 600.000 m3. Dự kiến từ năm 2006 trở đi, tốc độ tăng trưởng của thị trường vận tải nói chung và dịch vụ vận tải xăng dầu nói riêng sẽ tăng rất mạnh. Nguyên nhân là do khi gia nhập WTO, tình hình đầu tư xây dựng và sản xuất sẽ phát triển mạnh; hệ thống phân phối, lưu thông hàng hoá mở rộng; nhu cầu nhiên liệu tăng cao dẫn tới nhu cầu vận tải cũng gia tăng.
Hiện tại trên thị trường cung ứng dịch vụ vận tải xăng dầu đường bộ, Công ty cổ phần thương mại & vận tải Petrolimex Hà Nội là nhà cung cấp lớn nhất, chiếm 65-70% thị phần. Ngoài ra còn có các nhà cung cấp khác như: Công ty vận tải xăng dầu Hàng không; Xí nghiệp vận tải xăng dầu Quân đội; Công ty xăng dầu B12( Quảng Ninh); Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Hải Phòng, các công ty vận tải tư nhân…Thị trường hiện đang diễn ra sự cạnh tranh mạnh về giá cước giữa các công ty.
Khách hàng truyền thống và chủ yếu của Công ty là Công ty xăng dầu khu vực I; Công ty xăng dầu các tỉnh miền núi phía Bắc, các chi nhánh đại lý trên địa bàn Hà Nội, các khu công nghiệp. Nhu cầu vận tải của khách hàng truyền thống là 400.000 m3 xăng dầu các loại, tương ứng 35.200.000 m3Km
Đối với dịch vụ vận tải xăng dầu thì yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng đó là:
Vận chuyển đúng số lượng, chủng loại xăng dầu theo đơn hàng
Vận chuyển đúng thời gian, lịch trình
An toàn trong xuất nhập kho và đi trên đường
Tính chuyên nghiệp và thái độ phục vụ
Thị trường kinh doanh xăng dầu
Đây là thị trường hết sức tiềm năng, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao nếu Công ty biết tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình về kinh nghiệm kinh doanh và mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Đặc biệt khả năng kinh doanh xăng dầu sẽ thuận lợi hơn khi Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cho phép các Công ty cổ phần làm tổng đại lý và được hưởng quy chế tổng đại lý của nghành. Song thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty( cửa hàng bán buôn, bán lẻ xăng dầu; kho bồn chứa) và khách hàng vẫn còn thiếu.
Hiện tại Công ty kinh doanh vào thị trường này dưới hai hình thức: bán lẻ tại cửa hàng và bán buôn giao CIF tại kho bên mua. Tổng sản lượng hàng hoá xuất bán là 30.200 m3 xăng dầu các loại và 700 tấn dầu nhờn một năm.
2. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty
Lực lượng vận tải xăng dầu ra đời cùng Công ty Xăng dầu khu vực I năm 1956, từ ngày đó đến nay đã đóng góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển của Công ty trong thời chiến cũng như trong thời bình, xứng đáng là công cụ phục vụ đắc lực hoạt động kinh doanh cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc phòng và đời sống nhân dân trong khu vực được phân công.
Để chuyên môn hoá lực lượng vận tải, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, tháng 3/1981 Xí nghiệp vận tải xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu khu vực I được thành lập. Sau 18 năm hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển nhanh của mạng lưới kinh doanh xăng dầu phía Bắc. Đặc biệt ở địa bàn kinh doanh xăng dầu của Công ty Xăng dầu khu vực I thì lực lượng vận tải bộ bằng ô tô xi téc rất quan trọng vì có tính linh hoạt cơ động nhanh trên các nẻo đường của cả vùng sâu vùng xa và có phương thức phục vụ “từ kho trung tâm đến cửa hàng bán lẻ” đã phát huy được tính ưu việt của nó trong lĩnh vực vận tải xăng dầu.
Từ một đội xe với 21 đầu xe, dung tích nhỏ, sản lượng thấp, đến nay lực lượng vận tải đã phát triển lớn mạnh với 200 đầu xe, đảm bảo vận chuyển xăng dầu phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng 16 tỉnh khu vực miền Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hà Nội… và vận tải quá cảnh sang nước bạn Lào như các tỉnh Xiêng Khoảng, Lạc Sao, U Đôm Xay, Luôn Pha Băng, Viêng Chăn. Sản lượng hàng năm là 400.000m3 và 41,9 triệu m3 km.
Với một lực lượng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn giỏi, đội ngũ lái xe lành nghề và thợ sửa chữa cơ khí động có trình độ tay nghề cao. Xí nghiệp Vận tải xăng dầu là một đơn vị vận tải bộ lớn nhất của Petrolimex không chỉ ở quy mô đoàn xe, mà cả trên lĩnh vực quản lý, vai trò vận tải của Xí nghiệp Vận tải xăng dầu là một mắt xích quan trọng không thể thiếu trong kinh doanh cung ứng xăng dầu của Công ty xăng dầu khu vực I và Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.
Với những đóng góp ấy, Xí nghiệp Vận tải xăng dầu nói chung và từng tập thể, cá nhân cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp đã được Nhà nước, Bộ Thương Mại, các cơ quan quản lý Nhà nước và ngành xăng dầu trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.
Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Petrolimex Hà Nội ngày nay là sự kế thừa phát huy truyền thống 18 năm của Xí nghiệp Vận tải xăng dầu, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo đảm kinh doanh hiệu quả ngày càng cao.
Công ty cổ phần hoạt động dựa trên mối quan hệ sản xuất mới, đa hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, với một mạng lưới hoạt động và quy mô vận tải bộ lớn nhất của ngành xăng dầu, với ngành nghề kinh doanh được mở rộng, với các dự án và chiến lược kinh doanh hiệu quả sẽ đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vật tư phụ tùng săm lốp ô tô, sửa chữa cơ khí ô tô, các nhu cầu về bán buôn, bán lẻ xăng dầu các loại của mọi khách hàng trên mọi nơi và trong mọi lúc, với những sản phẩm tốt nhất về giá cả và chất lượng. Kể từ năm 1999 đến nay, trải qua 5 năm cổ phần hoá, Công ty Cổ phần Thương mại và Vận tải Hà Nội đã đạt được những thành tựu nhất định. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo là phát huy truyền thống năng động sáng tạo, khắc phục những yếu kém tồn tại, tìm ra chất mới phù hợp với cơ chế quản lý mới, thi đua lao động và sản xuất, tự tin vững bước vào tương lai.
Tình hình sản xuất kinh doanh thời kỳ trước khi cổ phần hoá (1996 - 1999)
Xí nghiệp Vận tải xăng dầu có chức năng nhiệm vụ: Tổ chức quản lý hoạt động vận tải, phục vụ cho kinh doanh cung ứng xăng dầu của Công ty xăng dầu khu vực I và vận tải xuất sang nước bạn Lào. Đồng thời, khai thác tối đa năng lực, vận tải ngoài nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu vận tải cho xã hội.
Trước đây nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp là công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, cung ứng xăng dầu của Công ty xăng dầu khu vực I và các Công ty xăng dầu phía Bắc, ít coi trọng đến việc khai thác các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật năng lực vận tải. Nghĩa là, phấn đấu hoàn thành kế hoạch trên giao bằng mọi giá, để đáp ứng cho được mục tiêu chính trị - xã hội. Ít quan tâm đến hiệu quả kinh tế vì thu nhập thấp thì Công ty điều hoà, lỗ cơ quan chủ quản chịu hoặc điều chỉnh kế hoạch. Ít quan tâm đổi mới cơ cấu lao động, cơ cấu đoàn phương tiện, nên những năm gần đây Xí nghiệp thực sự bước sang cơ chế quản lý mới, cơ chế thị trường Xí nghiệp gặp phải không ít khó khăn đó là:
- Số lao động lớn, cơ cấu lao động không hợp lý, mang nặng tư tưởng bao cấp, trình độ sản xuất chưa được nâng cao. Trong khi đó trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện vận tải công cụ phục vụ sản xuất chính ngày càng lạc hậu, xuống cấp. Khối lượng vận tải đường dài bị giảm do có sự thay đổi về tổ chức của ngành xăng dầu. Tuyến hoạt động chủ yếu (75%) là Tây Bắc và Việt Bắc, đường đồi núi đèo dốc nguy hiểm, khí hậu khắc nghiệt, sinh hoạt khó khăn đắt đỏ…
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trước khi cổ phần hoá
Đơn vị: 1.000đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 1996
Năm 1997
30/9/1998
Tổng số xe có
179
241
200
Khối lượng (m3)
256.183
340.472
232.307
Lượng LC (m3.Km)
24.036.873
32.638.171
20.088.667
Trong đó:
V/c trong nhiệm vụ
19.832.872
29.859.312
18.897.907
V/c ngoài nhiệm vụ
4.036.873
2.778.859
1.100.760
1
Doanh thu
22.586.752
30.648.132
18.784.347
a
Doanh thu vận tải trong n.vụ
17.806.483
26.965.743
17.028.347
b
Doanh thu vận tải ngoài n.vụ
4.171.246
2.897.390
1.142.000
c
Doanh thu khác
293.000
391.522
229.000
2
Vốn kinh doanh
11.413.241
11.461.786
8.201.077
3
Vốn Nhà nước
11.413.241
11.461.786
8.201.077
4
Lợi nhuận trước thuế
316.203
501.477
385.000
5
Lợi nhuận sau thuế
316.203
501.477
385.000
6
Số lao động
285
373
326
7
Lương bình quân
1.508
1.477
1.363
8
Các khoản nộp ngân sách
234.038
144.329
28.550
10
Nợ phải trả
2.609.891
425.074
-1.238.236
11
Nợ phải thu
245.369
797.737
990.000
Nguồn: Báo cáo TC các năm 1996 - 1998 của Xí nghiệp vận tải xăng dầu.
Đánh giá: Trong thời kỳ trước cổ phần hoá, vì là doanh nghiệp phụ thuộc công ty xăng dầu KVI, nên mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh xí nghiệp là đảm bảo vận chuyển đủ về lượng, đúng về chất hàng hoá xăng dầu cho các điểm cung ứng của Công ty xăng dầu khu vực I, các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh như Năng suất lao động, lợi nhuận kinh doanh chưa được chú trọng. Đây là thời kỳ bao cấp, sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh, không có tính cạnh tranh thị trường, mục tiêu của doanh nghiệp gần như không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu ra và đầu vào.
II- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ sau khi cổ phần hoá
1. Hoạt động kinh doanh
Qua 5 năm hoạt động theo cơ chế Công ty cổ phần, Công ty đạt được mức tăng trưởng cao, từ việc phát triển mở rộng các loại hình kinh doanh, đến tăng doanh thu và lợi nhuận, đã phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu sản xuất kinh doanh các năm. Nếu so sánh lợi nhuận giai đoạn sau khi cổ phần hoá với thời điểm trước đó, ta có thể thấy được sự tăng trưởng và phát triển của công ty. Điều này cho thấy được dấu hiệu tốt trong việc chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần tại Việt Nam.
Biểu 01
Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
DT kinh doanh vận tải
33 000
34 000
30 000
28 000
33 000
33 500
CP
31 500
32 600
28 700
26 500
31 700
32 100
LN
1 500
1 400
1 300
1 500
1 300
1 400
2
DT kinh doanh xăng dầu
16 000
38 000
110 000
155 000
163 000
163 300
CP
15 600
37 500
109 400
154 400
162 300
162 500
LN
400
500
600
600
700
800
3
DT khác
1 000
2 000
4 500
3 000
1 000
1 200
CP
900
1 800
4 400
2 900
700
900
LN
100
200
100
100
300
300
4
Tổng DT
50 000
74 000
144 500
186 000
197 000
198 000
Chi phí
48 000
71 900
142 500
183 800
194 700
195 500
Lợi nhuận thuần
2 000
2 100
2 000
2 200
2 300
2 500
(Trích báo cáo tổng kết của Công ty cổ phần thương mại & vận tải Petrolimex Hà Nội trong các năm 2000 – 2005)
Qua biểu 01 ta có thể thấy doanh thu năm sau tăng cao hơn so với năm trước, nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại trong 3 năm trở lại đây. Nguyên nhân trong lĩnh vực kinh doanh vận tải, Công ty chưa tích cực tìm kiếm nguồn khách hàng mới mà vẫn dựa chủ yếu vào nguồn doanh thu từ khách hàng truyền thống, trong khi đó giá cước có xu hướng ngày càng giảm. Điều này kéo theo lợi nhuận thuần có tăng nhưng không tăng mạnh, bình quân 8,7% năm.
Doanh thu từng lĩnh vực hoạt động Năm 2005
Lợi nhuận từng lĩnh vực hoạt động Năm 2005
Công ty đã định hướng phát triển đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh,tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời sử dụng triệt để các tiềm năng thế mạnh cơ sở vật chất kỹ thuật và con người đưa vào hoạt động kinh doanh.
Phát triển kinh doanh xăng dầu là mục tiêu chiến lược của Công ty trong giai đoạn tới. Thực hiện nghị quyết Đại hội cổ đông lần thứ nhất, HĐQT, giám đốc điều hành Công ty đặc biệt quan tâm phát triển loại hình kinh doanh này. Công ty đã đầu tư nhân lực, cở sở vật chất phát triển mạng lưới và tổ chức kinh doanh bán buôn, bán lẻ xăng dầu, dầu mỡ nhờn. Kết quả kinh doanh loại hình đạt mức tăng trưởng cao. Với nhịp độ tăng trưởng trên 250% về sản lượng xăng dầu sáng, giữ bình ổn về sản lượng kinh doanh dầu mỡ nhờn, tổng sản lượng xăng dầu sáng bán ra đạt 30.796m3 và 700 tấn dầu mỡ nhờn các loại với tổng doanh số là 163 tỷ động; mang lại tổng lợi nhuận là 800 triệu đồng, chiếm 32% trên tổng lợi nhuận kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên, Công ty mới chỉ phát triển được kinh doanh bán buôn xăng dầu (chiếm 75% tổng lượng xăng dầu xuất bán). Việc đầu tư kinh doanh bán lẻ xăng dầu không thực hiện được theo Nghị quyết đại hội cổ đông, vì việc đầu tư mua và làm thủ tục xin cấp đất khó khăn, vốn đầu tư lớn.
Cùng với phát triển kinh doanh xăng dầu, Công ty đã quan tâm mở rộng và phát triển các loại hình kinh doanh khác như kinh doanh cột bơm xăng dầu, bảo hành sửa chữa ô tô, vật tư phụ tùng, GAS và dịch vụ khác. Các loại hình kinh doanh này đã đạt doanh số 1 tỷ đồng với tổng lợi nhận là 300 triệu đồng chiếm 12% trong tổng lợi nhuận kinh doanh, mức độ phát triển của các loại hình kinh doanh này chưa cao, nhưng dây là hướng đi đúng đắn nhằm đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động trong Công ty.
Kinh doanh vận tải
Tổng m3 hàng vận chuyển
Tổng m3km hàng luân chuyển
Năng suất phương tiện
m3
m3km
m3/m3 xe năm
m3km/m3 xe năm
Năm 2000
336 701
31 496 690
230
21 543
Năm 2001
318 129
31 748 537
204
21 009
Năm 2002
346 705
31 213 878
266
20 348
Năm 2003
375 032
32 669 383
250
21 736
Năm 2004
414 645
34 660 520
262
21 909
Năm 2005
445 941
41 982 174
232
21 798
Đối với hoạt động kinh doanh vận tải thì đây vẫn là hoạt động kinh doanh chính của Công ty, đem lại lợi nhuận, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Qua Bảng sản lượng trên ta có thể thấy tổng m3 hàng vận chuyển tăng dần qua các năm, bình quân 7,5%/ năm; năng suất phương tiện vẫn được duy trì ổn định. Năng lực vận tải của Công ty đã có bước phát triển vượt bậc sau khi đầu tư mua sắm thêm 20 xe HUYNDAI, DONG FENG, KAMAZ có dung tích lớn (18m3/ xe).
2. Lĩnh vực tài chính
Tài chính
ĐVT: Tr. đồng
STT
Năm
Các chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tài sản
17.000
20.000
22.000
24.000
25.000
26.500
1.1
TSLĐ
11.000
10.900
10.500
11.000
10.700
12.000
Tiền mặt
4.000
3.500
4.000
5.000
5.300
5.700
Hàng tồn kho
1.500
1.600
1.800
2.000
2.200
2.300
Nợ phải thu
4.500
5.800
6.000
4.000
3.200
3.400
1.2
TSCĐ
6.000
8.000
11.500
13.000
14.300
14.500
2
Nợ phải trả
6.000
7.100
7.700
7.500
7.600
7.400
2.1
Phải trả người bán
4.500
6.300
1.200
1.300
1.500
1.400
2.2
Phải trả khác
1.500
800
5.500
6.200
6.100
6.000
3
Vốn kinh doanh
11.000
12.900
14.300
16.500
17.400
19.100
3.1
Vốn điều lệ
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
9.000
3.2
Vốn tự bổ sung
1.000
3.000
4.500
5.600
7.400
9.200
3.3
Các quỹ
500
900
800
900
1.000
900
Ghi chú: Số liệu tính theo thời điểm 31/12 của năm báo cáo.
(Trích báo cáo tổng kết các năm 2000 - 2005 của Cty cổ phần thương mại và vận tải PETROLIMEX Hà nội)
Có thể nói tình hình tài chính của Công ty là khá lành mạnh, tỷ suất thanh toán nhanh 0,88% qua các năm là tốt, tuy nhiên công nợ phải thu vẫn ở mức cao là do công nợ về kinh doanh xăng dầu. Điều đặc biệt là, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các Công ty cổ phần luôn trong tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh thì công ty lại đang để lượng vốn nhàn rỗi quá lớn, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tỷ lệ chi trả cổ tức còn thấp (12%/Vốn).
3. Các hoạt động khác
- Tình hình lao động:
Lao động, tiền lương
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng số lao động
Người
298
297
299
296
294
295
LĐ gián tiếp / Tổng LĐ
%
14,4
14,5
14,3
14,4
14,6
14,5
2
Tổng quỹ tiền lương
Triệu đồng
8.500
8.400
8.600
8.400
8.300
8.500
3
Thu nhập bình quân người/
tháng
Nghìn đồng
1.900
1.800
1.850
1.950
2.000
2.115
Tính đến năm 2005 Công ty có 300 CBCNV, trong đó Đảng viên chiếm 22,52%; trình độ đại học 24,34%, nữ nhân viên chiếm 34,36%. Nhìn chung trình độ lực lượng cán bộ bố trí tại phòng ban và các bộ phận quản lý chưa được cao. Tri thưc kinh doanh theo thị trường còn chưa tốt, còn quen với tư duy lối mòn cũ và còn quen kiểu bao cấp. Cho nên Công ty đã thường xuyên tiến hành bổ túc, đào tạo và đào tạo lại. Do đặc điểm của Công ty có tỉ lệ lao động gián tiểp trên lao động trực tiếp còn quá lớn, đẫn đến năng suất lao động thấp. Trong quá trình hoạt động Công ty đã xây dựng và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, xây dựng quy chế tiến lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng - đào tạo, thực hiện quy hoạch cán bộ, chú trọng công tác đoàn thể như công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên,….. để khuyến khích cán bộ công nhân viên năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
Những năm qua đã đảm bảo thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 2.115.000đồng/người/tháng.
- Lĩnh vực quản lý
Công ty đã chú trọng công tác tổ chức và nâng cao chất lượng quản lý, điều hành, tuy nhiên công tác hoạch định chiến lược, dự báo nhu cầu thị trường vẫn chưa được quan tâm và nghiên cứu đúng mức. Điều này làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty nhiều lúc rơi vào thế bị động khi có sự biến động của thị trường.
Công ty cũng đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, chuyên sâu và hiệu quả. Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý mới theo hướng tăng cường tinh thần trách nhiệm, hiệu quả. Nhịp độ tăng trưởng lao động đạt 2,7%/năm, sự tăng trưởng lao động theo hướng nâng cao tỷ trọng lao động trực tiếp, giảm lao động văn phòng, quản lý. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do Công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh. Nhìn chung, hoạt động của bộ máy quản lý Công ty đã phát huy được hiệu quả.
* Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm:
- Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị.
- Ban kiểm soát.
- Ban Giám đốc điều hành.
- Các phòng ban nghiệp vụ.
- Xí nghiệp cơ khí và Thương mại.
- Các cửa hàng kinh doanh.
- Các đội xe.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính kế toán
Phòng quản lý kỹ thuật
Phòng Thương mại
Xí nghiệp
cơ khí và Thương mại
Đội xe 1
Các cửa hàng kinh doanh
Đội xe 2
Đội xe 3
- Tình hình tài sản:
Giá trị TSCĐ của Công ty đã tăng dần qua các năm, nếu năm 2000 giá trị TSCĐ của Công ty là 6 tỷ đồng thì đến năm 2005 giá trị TSCĐ đã tăng lên 14,5 tỷ đồng. Tại thời điểm hiện tại Công ty có tất cả 160 đầu xe các loại, tổng dung tích 2000 m3 phương tiện; dung tích bình quân 1150 m3/xe. Về cơ bản thì cơ cấu đoàn xe của Công ty đã đáp ứng tương đối đủ nhu cầu vận chuyển của khách hàng truyền thống, tuy nhiên với tỷ lệ 30% phương tiện vận tải là các loại xe ZIL, IFA đời cũ ( từ những năm 1980) thì sẽ rất khó để đáp ứng nhu cầu vận tải tăng hàng năm.
- Thực hiện tốt công tác đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện vận tải, trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tổng giá trị đầu tư xây dựng và mua TSCĐ: 15.531.759.651đ trong đó:
+ Đầu tư mua mới phương tiện vận tải: 13.343.281.296 đồng chiếm 86% trong tổng vốn đầu tư.
+ Đầu tư cho công tác kinh doanh xăng dầu: 722.285.354đ chiếm 4,6%.
+ Đầu tư cho công tác kinh doanh cơ khí sửa chữa và dịch vụ khác: 320.480.172đ chiếm 2,1%.
+ Đầu tư xây dựng cơ bản khác: 954.815.644đồng, chiếm 6,1%.
+ Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ quản lý: 190.897.185đ, chiếm 1,2%.
Nhìn chung công tác đầu tư của Công ty trong nhiệm kỳ qua đã đảm bảo hiệu quả, đúng nguyên tắc quản lý. Công tác đầu tư phương tiện vận tải trong 5 năm qua đã góp phần tăng năng suất phương tiện 12% giảm giá thành vận tải 150 đồng/M3Km.
Đối với công tác đầu tư cho cơ sở vật chất cho công tác kinh doanh xăng dầu: Hiện tại Công ty đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư xin cấp đất xây dựng cửa hàng xăng dầu bán lẻ. Công ty cũng đã hoàn thiện thủ tục xin cấp đất và đang tiến hành xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại Võ Cường - Bắc Ninh, làm thủ tục xin cấp đất xây dựng một số cửa hàng xăng dầu tại Sóc Sơn - Đại Phúc - Bắc Ninh phục vụ cho việc mở rộng phát triển kinh doanh xăng dầu của Công ty trong những năm tiếp theo.
- Các mặt hoạt động xã hội, từ thiện
Mặc dù mới chuyển sang hoạt động theo cơ chế công ty cổ phần được gần 5 năm, nhưng do nguồn vốn gây phúc lợi của Cồn ty được bổ sung khá nhờ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.Chính vì vậy, hoạt động xã hội và từ thiện của công ty diễn ra tương đối tốt.
Công ty đã chịu trách nhiệm đóng góp kinh phí xây 2 căn nhà tình nghĩa theo kế hoạch, chương trình đền ơn đáp nghĩa của huyện Gia Lâm.
Công ty cũng đã phụng dưỡng suốt đời 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng và nhận đỡ đầu 3 cháu thuộc diện học sinh nghèo vượt khó hàng năm trên địa bàn thành phố.
Đóng góp hàng chục triệu đồng ủng hộ đồng bào chịu bão lũ, thiên tai trong cả nước….
III- Những thuận lợi, khó khăn đối với Công ty và định hướng phát triển trong giai đoạn tới (2006-2010)
1. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của Công ty
Thuận lợi:
- Là đơn vị vận tải chuyên dùng lớn và có lịch sử lâu đời của nghành xăng dầu làm nhiệm vụ vận tải xăng dầu phục vụ cho kinh doanh cung ứng xăng dầu của Công ty Xăng dầu khu vực I, vận tải cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu của nghành và vận tải tái xuất sang nước bạn Lào.
- Được Nhà nước ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất hai năm đầu sau cổ phần hoá và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo; Ngoài ra Nhà nước còn miễn thuế nhập khẩu đối với những phương tiện vận tải phục vụ miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Điều này đã tạo điều kiện cho Công ty có thêm nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Được Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam bảo hộ về thị trường và giá cước vận tải hai năm đầu, cũng như sự quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh.
- Nhu cầu vân tải xăng dầu trong những năm qua tăng, tiến độ vận tải diễn ra khá ổn định cả trong và ngoài nước, đây là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty.
- Công ty có đội ngũ công nhân lái xe và cán bộ quản lý có trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức điều hành vận tải. Đặc biệt có kinh nghiệm trong tổ chức kinh doanh buôn bán xăng dầu vì trước đây Công ty đã từng kinh doanh buôn bán xăng dầu và có hệ thống 18 cửa hàng đại lý xăng dầu.
Khó khăn:
- Bộ máy quản lý, cơ cấu lao động còn chưa hợp lý, tư tưởng trì trệ, bảo thủ ngại va chạm với cái mới của một bộ phận cán bộ và người lao động đã tác động rất tiêu cực đến quá trình ổn định, phát triển của Công ty.
- Đoàn xe lớn nhưng không mạnh do cũ nát, lạc hậu kỹ thuật, dung tích nhỏ, tỷ lệ số xe máy xăng trên số xe máy dầu cao dẫn tới năng suất đầu xe thấp, chi phí vận tải cao, sức cạnh tranh thấp.
- Một số cơ chế chính sách của Nhà nước về cổ phần hoá còn chưa đầy đủ và đồng bộ, độ tin cậy, đối xử, các chế độ BHXH đối với người lao động… chưa bình đẳng giữa các thành phần kinh tế là những khó khăn tác động rất lớn đến tư tưởng của người lao động.
- Sự cạnh tranh ngày càng gia tăng và sự biến động phức tạp của thị trường cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ đối với Công ty.
2. Định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn tới:
Xác định kinh doanh vận tải xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chính tạo nguồn thu và lợi nhuận cho công ty. Tiếp tục giữ ổn định thị phần vận tải trên thị trường truyền thống ở mức 75 - 80%, đảm bào tăng trưởng về sản lượng vận tải bình quân 5%/năm.
Tiếp tục phát triển mở rộng hệ thống bán lẻ xăng dầu, đầu tư xây dựng 15-20 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu trong giai đoạn 2006-2010, phấn đấu nâng cao tỷ trọng lợi nhuận kinh doanh xăng dầu từ 20 đến 30% trong tổng lợi nhuận của Công ty.
Tận dụng lợi thế của Công ty để tiến hành kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ phụ trợ (dịch vụ cơ khí sửa chữa ôtô và kinh doanh nhập khẩu ôtô, xe sitéc, bồn chuyên dùng, phụ tùng săm lốp ôtô…) đảm bảo tỷ trọng lợi nhuận của các loại hình kinh doanh này đạt từ 15¸20% tổng lợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC274.doc