Việt Nam chưa có biện pháp hữu hiệu cung cấp kịp thời thông tin về tình hình đầu tư nói chung và hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước do đó có những nhà đầu tư không nắm vững tình hình, yêu cầu của pháp luật nên đã vi phạm trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ tình hình trên, nhiều nhà đầu tư đề xuất nên tổ chức thành lập “câu lạc bộ các nhà đầu tư” để thường xuyên được trao đổi và phổ biến các quy định mới của Nhà nước ta, được học tập kinh nghiệm quản lý của các đơn vị khác.
Có thể nói tiềm năng trong nước của Việt Nam rất lớn (đội ngũ lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, .), nhưng trình độ công nghệ non kém và nguồn vốn hạn hẹp nên không phát huy được những tiềm năng sẵn có. Vì vậy, Việt Nam cần phải tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật cao của các nước EU.
73 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Phần Lan.
Để tăng cường liên kết kinh tế, tập hợp sức mạnh của các quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng nước và trong cả Cộng đồng, EU đã lập một số cơ quan siêu quốc gia nhằm hoạch định, điều hành và giám sát quá trình thực hiện của từng quốc gia thành viên. Hiện nay hệ thống các tổ chức của EU bao gồm:
- Hội đồng Châu Âu
- Hội đồng bộ trưởng
- Uỷ ban Châu Âu
- Nghị viện Châu Âu
- Toà kiểm toán và ngân hàng đầu tư Châu Âu
* Hội đồng Châu Âu (The european Council):
Hội đồng Châu Âu giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống tổ chức. Đây là cơ quan thường xuyên của Liên minh, hoạt động định kỳ và không định kỳ. Hội đồng Châu Âu là cấp quyền lực chung của Liên minh, bao gồm các nhà lãnh đạo cao nhất của các nước thành viên trong Liên minh. Hội đồng Châu Âu thường họp ít nhất hai lần trong một năm. Đây thực sự được coi như là một diễn đàn chính trị ấn định các phương hướng chính cho hoạt động của Liên minh (giải quyết các vấn đề sống còn mà Hội đồng Bộ trưởng không thảo luận được như Liên minh kinh tế tiền tệ, vấn đề mở rộng cộng đồng, các vấn đề ngân sách...).
*Hội đồng Bộ trưởng (The Council of Government):
Đây là cơ quan tối cao của Liên minh. Hội đồng Bộ trưởng thường thông qua những đề nghị của Uỷ ban Châu Âu để đưa ra các chỉ thị, các quy tắc và các quyết định có hiệu lực bắt buộc đối với các nước thành viên. Hội đồng bộ trưởng bao gồm các bộ trưởng của Chính Phủ các nước, có nhiệmvụ phụ trách những vấn đề được thảo luận tại cuộc họp. Các thành viên của Hội đồng luân phiên làm Chủ tịch Hội đồng trong thời hạn 6 tháng. Hội đồng Bộ trưởng thường họp định kỳ tại Bruxel và Luxembourg (vào ngày thứ ba đầu tiên của từng tháng).
*Uỷ ban Châu Âu (The european Committee):
Đây là cơ quan thi hành các chính sách của Liên minh và đại diện cho quyền lợi của Liên minh. Uỷ ban Châu Âu bao gồm các đại diện thường trực của các nước thành viên - do các Chính phủ chỉ định và không phụ thuộc vào Chính phủ. Chủ tịch Uỷ ban được đề cử luân phiên với nhiệm kỳ 5 năm. Uỷ ban Châu Âu có bốn chức năng sau:
- Đề nghị lên Hội Đồng Bộ trưởng các thể thức áp dụng một quyết định hay xác định một chính sách đực áp dụng vào một lĩnh vực cụ thể.
- Có thách nhiệm thi hành các Hiệp ước và các quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
- Quản lý ngân sách của Liên minh.
- Là tiếng nói chung của tất cả các thành viên ở một vài cấp.
Uỷ ban Châu Âu độc lập với Chính Phủ và chịu sự kiểm soát của Nghị viện Châu Âu.
* Nghị viện Châu Âu (The european Parliament):
Đây là cơ quan cộng đồng trong Liên minh, với nhiệm kỳ 5 năm. Nghị viện Châu Âu tập hợp những đại diện của nhân dân các nước thành viên và có quyền kiểm soát đối với Uỷ ban Châu Âu. Nghị viện Châu Âu còn có quyền tham gia vào các quá trình quyết sách cuả Liên minh.
* Toà án kiểm toán (The Court of Auditors):
Toà án kiểm toán có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theo một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực”. Toà án kiểm toán còn quản lý một cách thích hợp các vấn đề tài chính của Liên minh.
* Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB - The european Investment Bank):
Đây là tổ chức được thành lập để giúp EU thực hiện các dự án đóng góp vào sự phát triển cân bằng trong Liên minh. EIB sử dụng nguồn vốn do các nước thành viên đóng góp và nhất là vay vốn quốc tế để cấp phát tín dụng cho các tổ chức Nhà nước, xí nghiệp của các nước thành viên hoặc cho các nước đang phát triển vay.
Có thể nói qúa trình ra đời và phát triển của EU gần nửa thế kỷ qua là cả một quá trình đấu tranh gay gắt, một quá trình tranh chấp và thoả hiệp. Song với những nỗ lực to lớn và cam kết thống nhất về mục tiêu của các nước thành viên, EU đã phát triển vượt bậc, xúc tiến liên kết trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ với việc tạo lập thị trường chung và tiến đến thiết lập một khu vực tiền tệ ổn định nhằm cạnh tranh với đồng Đô la Mỹ trên thị trường quốc tế.
2. Quan hệ ASEAN - EU
Nhiều năm qua EU bận rộn với công việc nội bộ, xây dựng thị trường thống nhất Châu Âu, nên quan điểm khá bảo thủ về quan hệ Âu - á đã ngự trị. Nhưng rồi những bước tiến quan trọng của các nước Đông á, các nước ASEAN đã buộc EU điều chỉnh chính sách Châu á của mình. Tại Hội nghị kinh tế cấp cao Châu Âu - Đông á tháng 10/1994, Thủ tường Na Uy đã nói: “Châu Âu sẽ mắc sai lầm lớn nếu không nhận ra tình thế, thế kỷ XXI là thời đại Đông á”. Ông kêu gọi: Phải nhanh chân nhẩy lên con tàu Châu á. Nhiều nhà kinh doanh Châu Âu cũng đã nhận ra: thâm nhập Châu á là chiến lược liên quan đến sự sống còn của các xí nghiệp Châu Âu.
Các nước lớn ở Tây Âu đã liên tiếp khởi thảo chính sách và áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy nhanh nhịp độ quay trở lại Châu á. Tháng 10/1993, Cộng hoà liên bang Đức công bố “Kế hoạch ngoại giao Châu á” để tăng cường quan hệ với các nước Châu á. Tháng 02/1994, Pháp đề ra “Hành động chủ động của Pháp tại Châu á” với mục tiêu trong vòng 5 năm tăng tỷ trọng xuất khẩu sang Châu á từ 7% lên 10% v.v... Tháng 07/1994, EU đã thông qua một văn kiện quan trọng dưới tiêu đề “Tiến tới một chiến lược mới đối với Châu á”. Trong văn kiện đó đã hoạch định những định hướng và chính sách mới đối với Châu á.
Đây là lần đầu tiên EU hoạch định một tổng thể các biện pháp trong chính sách của liên minh đối với một khu vực, đồng thời định hướng cho chính sách của từng thành viên đối với khu vực ấy. Điều đó chứng tỏ EU đã sớm nhận ra sự cần thiết phải có định hướng mới về chính sách đối với khu vực Châu á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động nhất thế giới. Xét từ góc độ đối ngoại và an ninh chung của EU thì qua chính sách chung này, EU đã tiến thêm một bước đáng kể trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của mình.
Coi ASEAN là nền tảng của cuộc đối thoại giữa EU với khu vực, chiến lược Châu á mới của EU đã đưa ra hàng loạt chính sách củng cố và tăng cường sự hiện diện của mình ở đây:
Giành cho Châu á những ưu tiên lớn hơn và đi sâu đối thoại với các nước và nhóm trong khuôn khổ song phương hoặc đa phương.
Coi diễn đàn cấp vùng của ASEAN có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì nó cho phép EU cùng thực hiện những cuộc đối thoại mở rộng về anh ninh, hợp tác kinh tế, thương mại... của cả Châu á - Thái Bình Dương.
Đặc biệt coi trọng hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực EU có lợi thế như ngân hàng, năng lượng, công nghệ môi trường, giao thông, viễn thông...
Giành ưu tiên lớn nhất cho các thị trường Châu á mới trong đó có Đông Nam á, Trung Quốc, ấn Độ v.v...
Nếu các nước Châu á muốn tăng cường quan hệ với Châu Âu để tạo thế cân bằng không bị lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, thì việc EU chọn 10 nước Châu á để tổ chức ASEM cũng chứng tỏ ý đồ kiềm chế Mỹ. Lợi ích hai bên gặp nhau, Hội nghị thượng đỉnh Âu - á đã đề ra một số dự án để gắn bó chặt chẽ hơn nữa Châu Âu với Châu á trên cơ sở hiểu nhau nhiều hơn nữa.
Tuyên bố của Chủ tịch cuộc gặp Âu - á lần thứ nhất đã khẳng định việc thiết lập một quan hệ đối tác mới toàn diện á - Âu, việc tăng cường hợp tác kinh tế xuất phát từ sự năng động về kinh tế và sự đa dạng của hai khu vực.
3. Tính tất yếu khách quan của quan hệ đầu tư giữa EU và Việt Nam
Ngay sau khi thống nhất năm 1975, Việt Nam đã có mối quan hệ với Cộng đồng Châu Âu (EC) mà ngày nay là Liên minh Châu Âu (EU). Song quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn này chỉ mới nằm trong khuôn khổ những viện trợ nhân đaọ. Ngày 22/10/1990, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao của 12 nước EC đã quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam. Ngay sau khi quan hệ ngoại giao chính thức được thiết lập, EC đã giành cho Việt Nam những khoản viện trợ để đưa người lao động Việt Nam từ IRắc trở về do chiến tranh vùng vịnh, hoặc những người Việt Nam ra đi bất hợp pháp hồi hương và tái hoà nhập.
Ngày 12/06/1992, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết tăng cường quan hệ giữa EC và ba nước Đông Dương trong đó yêu cầu Uỷ ban Châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng EC đề ra những biện pháp cụ thể đẩy mạnh quan hệ mọi mặt với Việt Nam. Sau chuyến thăm Việt Nam mở đầu của Tổng thống Pháp F. Mitterand tháng 02/1993, nhiều quan chức cấp cao cuả các nước EC đã sang thăm Việt Nam. Việt Nam cũng có những chuyến viếng thăm chính thức các nước EC do Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và nguyên thủ quốc gia Võ Văn Kiệt dẫn đầu.
Năm 1995, quan hệ Việt Nam và EU đã tiến tới một bước mới đặc biệt về chất. Quan hệ giữa hai bên đã được mở rộng hơn, không còn chỉ là việc viện trợ, hay thăm viếng lẫn nhau, hoặc chỉ buôn bán hàng dệt và may mặc.
Ngày 31/05/1995, Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU đã được ký tắt tại Brussels gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục quy định những nguyên tắc lớn trong quan hệ hợp tác giữa hai bên nhằm tạo điều kiện khuyến khích gia tăng và phát triển đầu tư, thương mại hai chiều, hỗ trợ Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, bảo vệ môi trường và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày 17/07/1995, bản Hiệp định khung này đã được ký kết chính thức. Kể từ đó quan hệ giữa Việt Nam và EU đã mở sang một trang mới trong phạm vi rộng lớn hơn, đa dạng hơn.
* Về chính trị:
Hai bên đã có những cuộc tiếp xúc chính trị cấp cao giữa các nhà lãnh đạo trong khuôn khổ ASEAN - EU. Một sự kiện đáng ghi nhớ là tháng 1 năm 1996, văn phòng đại diện thường trực của Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam đã đi vào hoạt động và lần đầu tiên “ngày Châu Âu” đã được long trọng tổ chứac ở Việt Nam. Nhân dịp này, hai bên đã cụ thể hoá Hiệp định hợp tác cho giai đoạn 1996-2000. Ngoài ra, hai bên còn ký nhiều nghị định thư về các dự án giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực y tế, quản lý, hợp tác đầu tư.
* Về thương mại:
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU
(1995 - 1998) Đơn vị: Triệu ECU
1995
1996
1997
1998
Tổng kim ngạch XNK
Việt Nam-EU
1754,944
2268,456
2882,526
3354,529
Kim ngạch XK sang EU
1081,288
1347,045
2017,711
2478,201
Kim ngạch NK từ EU
673,656
921,411
864,815
876,328
Trị giá xuất siêu của
Việt Nam sang EU
407,632
425,634
1152,896
1601,873
Nguồn: EUROSTAT. Số liệu thống kê của Văn phòng EU tại Hà Nội.
Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam -EU đã tăng đáng kể (15-20% trong mấy năm gần đây). Sau khi ký Hiệp định khung, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Việt Nam được hưởng những chính sách của EU trong quan hệ EU - ASEAN. EU trở thành bạn hàng rất quan trọng của Việt Nam.
Tính đến nay, kim ngạch xuất nhập khẩu với EU chiếm khoảng 12% trị giá ngoại thương của Việt Nam và quy mô buôn bán không ngừng được mở rộng. Nét nổi bật trong giai đoạn này là xuất siêu sang EU. Cụ thể năm 1995, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã đạt được 1081,288 triệu ECU (tương đương với 2053,28 triệu USD), bắt đầu vượt kim ngạch nhập khẩu từ EU một trị giá là 407,632 triệu ECU (tương đương với 476,93 triệu USD) và chiếm 61,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. Và năm 1998 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 2478,201 triệu ECU (tương đương 2899,49 USD), chiếm đến 73,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU và tăng gần 3 lần so với kim ngạch nhập khẩu.
Hơn nữa, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang EU luôn tăng trung bình hàng năm là 32,4% trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này lại chỉ tăng trung bình năm 10,7%, thậm chí từ năm 1997 kim ngạch nhập khẩu còn giảm so với năm 1996 (Xem biểu đồ 2)
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU
(1995 - 1998)
Đơn vị: Triệu ECU
Nguồn: EUROSTAT- Số liệu thống kê của văn phòng EU tại Hà Nội.
Sở dĩ kim ngạch xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng như vậy là do giai đoạn này EU đã chính thức cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với một số hàng hoá xuất khẩu sang thị trường EU.
Đến nay, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã trở nên đa dạng hơn trước. Bên cạnh các mặt hàng nông sản và nguyên liệu sơ chế như trước đây, hiện nay Việt Nam đã mở rộng thêm số lượng xuất khẩu mặt hàng gia công hay các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Thậm chí Việt Nam đã có thể xuất khẩu sang thị trường EU cả sản phẩm điện tử tuy với số lượng không nhiều (chỉ chiếm có 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU), nhưng nó cũng chứng tỏ được phần nào triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU còn rất lớn.
Sau đây là các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường EU.
Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU.
(1995 - 1998)
Đơn vị: Triệu ECU
STT
Tên hàng
1995
1996
1997
1998
1
Giầy dép và các phụ kiện
367,378
523,312
806,446
939,691
2
Hàng dệt may
253,160
335,922
437,152
501,041
3
Cà phê, chè và gia vị
179,144
115,688
217,122
322,216
4
Đồ mỹ nghệ
62,481
62,618
89,186
104,565
5
Da thuộc và các sản phẩm từ da
70,895
93,194
131,174
142,228
6
Hàng thuỷ sản các loại
29,459
28,405
55,706
86,460
7
Cao su các loại
16,471
16,853
24,094
24,546
8
Dầu thô
17,391
13,086
14,163
20,494
9
Các sản phẩm nông sản khác
11,455
16,795
23,986
31,412
10
Trang bị nội thất
21,488
47,639
79,101
97,352
11
Dụng cụ thể thao
15,416
22,333
41,425
52,294
12
Thiết bị điện tử
5,477
10,543
22,646
50,591
Nguồn: EUROSTAT - số liệu thống kê của Văn phòng EU tại Hà Nội.
II. Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Liên minh Châu Âu vào Việt Nam
1.Vị trí của nhà đầu tư EU
Cho tới giờ, các nước Châu á vẫn là chủ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, nhưng xét về lâu dài sự hiện diện Châu Âu sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn do đó là các nước có tốc độ phát triển vững chắc với nền công nghiệp tiên tiến, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Đầu tư của EU chủ yếu rót vào chính các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu. Nhưng trong suốt nưững năm 80, các nhà đầu tư EU chủ yếu chú trọng thị trường của chính nó, và ngoài ra là tại thị trường Mỹ. Khu vực Mỹ La Tinh, trong đó vùng biển Caribe là khu vực được ưu tiên đầu tư củaLiên minh Châu Âu, với tổng số vốn đầu tư tại đây chiếm tới 7% tổng vốn đầu tư của EU (số liệu thống kê năm 1993). Đầu thập kỷ 90, các nhà đầu tư EU lại chú trọng thị trường Đông Âu, Trung Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ.
Các nhà đầu tư EU đã có mặt trong nhóm những nhà đầu tư nước ngoài tích cực nhất ở Việt Nam. Hiện nay có 11 trong tổng số 15 nước EU tham gia đầu tư vào Việt Nam (trừ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ailen). Tính đến ngày 11/05/2000, các nước Eu đã có 322 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đầu tư gần 5,4 tỷ USD chiếm 12,6% tổng FDI của nước ta nếu kể cả vốn đầu tư thông qua các doanh nhân ở Singapore, Hồng Kông, hoặc British Virgin island thì tỷ lệ này còn cao hơn. So với năm 1998 thì tổng vốn đầu tư của EU chỉ gần khoảng 4,5 tỷ USD với 197 dự án và năm 1997 thì tổng số vốn đầu tư của EU chỉ gần khoảng 3 tỷ USD trong số 186 dự án.
Quy mô trung bình một dự án đầu tư của các nước EU (không kể các dự án về dầu khí) tuy còn thấp hơn so với mức chung nhưng đã tăng lên từ 2,7 triệu USD vào thời kỳ 1988-1990 lên 8,2 triệu USD năm 1991, rồi 11,7 triệu năm 1996, năm 1997 lên đến 15,5 triệu USD và năm 1998 là 19,1 triệu USD.
Bảng 4: Các dự án đã được cấp phép của EU
(Tính đến ngày 11/05/2000)
STT
Nước đầu tư
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
Vốn pháp định
(USD)
Vốn thực hiện
(USD)
1
Pháp
143
2.176.197.065
1.280.011.567
622.087.966
2
Vương quốc Anh
40
1.299.974.683
938.435.926
897.868.397
3
Hà Lan
46
883.295.016
621.524.717
733.945.880
4
CHLB Đức
38
375.030.506
143.498.898
107.472.455
5
Thuỵ Điển
9
372.980.405
357.930.405
98.230.070
6
Đan Mạch
6
112.485.840
70.003.000
52.273.000
7
Italia
12
61.449.142
24.843.600
58.728.383
8
Bỉ
12
59.471.775
20.367.754
4.473.398
9
Lucxembourg
11
5.561.324
5.628.730
17.463.895
10
áo
4
5.345.000
2.755.000
2.295.132
11
Phần Lan
1
81.000
81.000
-
Tổng khối EU
322
5.381.871.756
3.475.080.597
2.614.838.576
Tổng số FDI ở Việt Nam
2.991
42.746.996.815
19.697.482.723
16.822.557.849
Tỉ trọng EU/Tổng số
10,8%
12,6%
17,6%
15,5%
Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì Pháp, Anh, Hà Lan, CHLB Đức, được xếp vào hàng những quốc gia đầu tư nhiều nhất. Cụ thể Pháp có 104 dự án đang hoạt động với vốn đầu tư là 1.788,61 triệu USD; Anh có 29 dự án với hơn 1 tỷ USD; Hà Lan có 36 dự án với 587 triệu USD và Đức có 29 dự án với 370 triệu USD. Tổng số vốn đầu tư của các nước EU vào Việt Nam còn hiệu lực đăng ký là 4.831 triệu USD, song thực hiện khoảng 1.906 triệu USD. Số vốn thực hiện này là quá ít so với vốn đăng ký nhưng nó chiếm tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ vốn thực hiện và vốn đăng ký của tổng số các nước đầu tư vào Việt Nam.
So với các nhà đầu tư Châu á, điểm tương đối khác biệt của các nhà đầu tư EU là các đối tác EU chiếm hơn 1/2 số hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí. Tiếp đến là lĩnh vực khách sạn - du lịch và các dự án đầu tư vào công nghiệp nhẹ, chủ yếu là may mặc, rượu bia, nước giải khát. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp tuy mới chỉ chiếm 35% FDI của EU vào Việt Nam, nhưng ở đây các nước thuộc EU lại là những nhà đầu tư lớn nhất. Ngành bưu chính viễn thông, ngân hàng, kiểm toán cũng là lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư EU với các dự án sinh lời khá hấp dẫn.
Bảng 5: Các dự án của EU còn hiệu lực
(Tính đến ngày 11/05/2000)
STT
Nước đầu tư
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
Vốn pháp định
(USD)
Vốn thực hiện
(USD)
1
Pháp
104
1.788.686.595
1.142.775.498
521.378.098
2
Vương quốc Anh
29
1.046.704.683
717.505.926
634.020.242
3
Hà Lan
36
587.406.886
368.135.157
451.841.783
4
CHLB Đức
8
370.973.005
355.923.005
96.910.070
5
Thuỵ Điển
29
355.205.641
130.754.033
105.921.390
6
Đan Mạch
4
105.185.840
66.303.000
51.273.000
7
Italia
11
58.421.775
20.017.754
24.453.389
8
Bỉ
6
35.333.000
14.153.000
6.232.000
9
Lucxembourg
10
27.985.324
10.052.730
12.473.895
10
áo
4
5.345.000
2.755.000
2.295.132
Tổng khối EU
241
4.381.247.749
2.828.375.103
1.906.798.999
Tổng số FDI ở Việt Nam
2.401
35.982.832.877
16.173.849.701
15.100.495.446
Tỉ trọng EU/Tổng số
10%
12,2%
17,5%
12,6%
Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cho đến nay, đầu tư của EU chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản và hoạt động xây dựng, ngành công nghiệp đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư quan trọng nhất là năng lượng, công nghiệp sản xuất bia, các sản phẩm kem và sữa, đồ vệ sinh, ngân hàng và bất động sản.
Các khoản đầu tư lớn đang được nhiều công ty thực hiện, trong đó có 2 dự án của Đan Mạch: Heineken (sản xuất bia Heineken và Tiger); Shell (đã thành lập 4 công ty trong lĩnh vực chế biến dầu khí); Unilever (nổi tiếng trong lĩnh vực mặt hàng xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng). Ngoài ra đầu tư của Liên minh Châu Âu còn vào các ngành công nghiệp lương thực thực phẩm.
Dưới đây tác giả chuyên đề xin được giới thiệu một số nét về hoạt động đầu tư trực tiếp của một số nước trong Liên minh Châu Âu vào Việt Nam trong thời gian qua.
2. Tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp của Pháp tại Việt Nam
2.1. Tình hình chung về quan hệ đầu tư Pháp - Việt
Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Pháp vào ngày 12/04/1973. Và từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước luôn được phát triển và mở rộng thể hiện ở nhiều thoả thuận quan trọng như: Hiệp định khung về hợp tác Kinh tế- Văn hoá-Khoa học kỹ thuật (1989); Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (1992); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1993); Hiệp định hợp tác về du lịch (1996).
Pháp coi Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Pháp ở Châu á, đi đầu trong việc nối lại viện trợ phát triển, tăng cường và mở rộng quan hệ với Việt Nam, hỗ trợ giải toả các quan hệ của Việt Nam với các tổ chức tài trợ quốc tế, ủng hộ việc Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với EU.
Pháp bắt đầu đầu tư trực tiếp vào Việt Nam từ năm 1988, sau khi Việt Nam thực hiện đổi mới, mở cửa nền kinh tế và ban hành luật đầu tư nước ngoài. Đầu tư trực tiếp của Pháp tăng nhanh từ năm 1993, sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thồng Pháp - Francoise Mitterrand.
Pháp là nước đứng thứ sáu trong số các nước đầu tư vào Việt Nam và đứng đầu trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam. Hiện có 143 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với vốn đầu tư là 2.176 USD. Trừ 3 dự án hết hạn và 36 dự án giải thể trước thời hạn, còn 104 dự án đang hoạt động với số vốn đầu tư là 1.788,68 triệu USD. Trong khối EU, Pháp là nước có đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu vào Việt Nam chiếm tỷ trọng trong vốn đầu tư của cả khối EU là 43,15% số dự án; 40,83% tổng số vốn đầu tư và 27,34% vốn đầu tư thực hiện. Các dự án của Pháp có quy mô bình quân 17,2 triệu USD cho một dự án.
2.2. Tình hình phân bố đầu tư trực tiếp theo ngành
Pháp là một nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu, nền kinh tế Pháp được xếp hàng thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản và Đức. Các nhà đầu tư Pháp có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, nhưng vốn đầu tư tập trung lớn nhất vào ngành Giao thông vận tải - Bưu điện với 658,7 triệu USD, chiếm 37% vốn đầu tư; công nghiệp nặng thu hút 23 dự án với 280,48 triệu USD, chiếm 15% vốn đầu tư.
Bảng 6: Đầu tư trực tiếp của Pháp phân theo ngành
(Tính đến ngày 11/05/2000)
TT
Ngành đầu tư
Số dự án
Tổng vốn đầu tư
(USD)
Vốn pháp định
(USD)
Vốn thực hiện
(USD)
1
GTVT - Bưu điện
7
658.693.600
631.793.800
59.899.318
2
Công nghiệp nặng
23
280.488.915
109.633.643
31.756.918
3
Nông - lâm nghiệp
18
226.654.710
85.081.234
145.695.082
4
Khách sạn - du lịch
10
142.245.524
40.422.768
134.053.113
5
Xây dựng
6
132.730.860
43.830.860
4.494.363
6
Dịch vụ
10
90.862.264
72.148.661
2.218.837
7
XD văn phòng căn hộ
2
84.000.000
33.300.000
27.695.000
8
Tài chính ngân hàng
6
80.300.000
80.250.000
80.000.000
9
Văn hoá, y tế, giáo dục
6
52.449.487
24.494.897
20.240.449
10
Công nghiệp nhẹ
13
23.058.519
12.096.955
13.085.018
11
Công nghiệp thực phẩm
3
17.202.680
9.702.680
2.240.000
Tổng số
104
1.788.686.595
1.142.775.498
521.378.098
Nguồn: Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
* Giao thông vận tải - Bưu điện: Ngay trong những năm đầu của thập kỷ 90, các công ty Pháp đã sớm quan hệ với Bưu điện Việt Nam và có thiện chí chuyển giao công nghệ cao cho Việt Nam. Các hãng như Alcatel, France Telecom, Philips TRT, Some Post, ascom Moneddel Gemplus, SAT, SAGAM... đã và đang có các sản phẩm của mình trên mạng lưới bưu chính viễn thông của Việt Nam.
Alcatel là một trong những tập đoàn thành đạt nhất tại Việt Nam. Kể từ năm 1990, Alcatel đã triển khai hàng loạt dự án cung cấp thiết bị viễn thông như: Tổng đầi E10B cho các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước; thiết bị chuyển mạch gói; truyền liệu... Bên cạnh cung cấp thiết bị, Alcatel còn cùng Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam thành lập liên doanh ANSV (Alcatel Network Systems Việt Nam), một trong những liên doanh viễn thông lớn nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, hãng Philips TRT cũng đã cung cấp thiết bị viễn thông nông thôn IRT 2000 cho nhiều tỉnh. Trị giá thiết bị lên tới 6 triệu FF góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn hẻo lánh. Ngay từ tháng 06/1997 nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp tại Việt Nam và ngày 02/09, dự án “Mạng điện thoại dùng thẻ toàn quốc giai đoạn I” đã được ký kết với hãng ascom Monetel và Gemplus. Đặc biệt vừa qua hai nước đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tổng công ty Bưu chính viễn thông và tập đoàn France Telecom phát triển mạng viễn thông ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh trị giá 615 triệu USD. Đây là hợp đồng lớn nhất trong khu vực viễn thông mà Việt Nam ký kết với một công ty nước ngoài từ trước đến nay.
Sự hợp tác của Pháp không chỉ dừng ở ngành viễn thông mà còn cả về bưu chính. Trung tâm chia chọn tự động bưu chính giai đoạn I do Some Post giúp xây dựng tại Hà Nội nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ bưu chính cho khách hàng. Đề án này sử dụng nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức 30 triệu FF của Chính phủ Pháp.
Bên cạnh đó, lĩnh vực giao thông vận tải cũng có một vài dự án liên doanh vận tải đường sông, đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh, có vốn đầu tư 2,8 triệu USD; liên doanh Bachy-Soletanche Việt Nam để xây dựng công trình ngầm tại thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 7 triệu USD; Công ty vận tải Bourbon - Đức Hạnh tại thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư 3,7 triệu USD...
Nhìn chung đầu tư của Pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải - Bưu chính viễn thông đã trực tiếp đem lại những thành quả tốt đẹp, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam và đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.
* Về Du lịch - Dịch vụ - Khách sạn: Tính đến 11/05/2000, đầu tư của Pháp vào ngành này chiếm 8% tổng đầu tư trực tiếp của Pháp ở Việt Nam, với hơn 142 triệu USD bao gồm 10 dự án. Chủ yếu là các dự án đầu tư vào khách sạn, làng du lịch và dịch vụ du lịch. Đây cũng là lĩnh vực tập trung nhiều vào đầu tư trực tiếp của các nước khác ở Việt Nam. Nhưng các nhà đầu tư Pháp được đánh giá là nổi danh trong lĩnh vực khách sạn du lịch. Với 9 dự án liên doanh có tổng số vốn đầu tư hơn 217 triệu USD, Pháp hiện đang đứng hàng thứ 6 trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt Nam sau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0039.doc