Những vấn đề lý luận chung về dự báo, thị trường cà phê thế giới và tổng quan về xuất khẩu cà phê Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ BÁO, THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ THẾ GIỚI VÀ TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM. 4

I/ Lý luận chung về dự báo và xuất khẩu: 5

1/ Các khái niệm: 5

2/ Bản chất của Dự báo và tổng quan về các phương pháp dự báo: 6

II/ Cà phê VN và những đặc điểm của xuất khẩu cà phê VN hiện nay: 7

1. Vài nét về ngành cà phê VN và đặc điểm của xuất khẩu cà phê: 7

2. Xu hướng cà phê của thị trường Thế Giới: 14

III/ Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu cà phê VN: 17

IV/ Các phương pháp dự báo: 18

1. Dự báo bằng phương pháp san mũ: 18

2. Dự báo bằng phương pháp thời vụ: 19

4. Dự báo dựa trên mô hình tăng trưởng và bão hoà : 22

5. Dự báo bằng mô hình cân đối liên ngành: 23

6. Dự báo bằng phương pháp chuyên gia: 24

PHẦN II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DỰ BÁO 25

I/ Xây dựng mô hình dự báo: 26

II/ Mô hình tổng quát: 26

PHẦN III : BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÀNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 28

 

 

doc30 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luận chung về dự báo, thị trường cà phê thế giới và tổng quan về xuất khẩu cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am chúng ta có đầy đủ các điều kiện để trở thành trung tâm cà phê của thế giới, như một điều kiện căn bản và chiến lược để xác lập “quyền lực mềm Việt Nam” trong thế giới toàn cầu hóa đang chứa đựng nhiều khủng hoảng, là thời điểm quyết định để hướng nhân loại cùng đi theo chiến lược phát triển bền vững. Ngành cà phê Việt Nam mặc dù có những bước phát triển thần kỳ trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự ổn định và phát triển chung của Đăk Lăk, Tây Nguyên, và của cả Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn còn chứa đựng đầy những yếu tố kém bền vững: chủ yếu là xuất cà phê nhân, cà phê chế biến và thương hiệu còn vô cùng thấp; bản thân giá trị của cà phê nhân xuất khẩu cũng rất thấp, càng xuất càng thiệt do không chú trọng đến chất lượng và tính lâu dài của sản phẩm, tỷ lệ tiêu dùng cà phê trong nước vẫn ở mức rất thấp (0,5kg/người/ năm so với các nước trồng cà phê khác có mức trung bình là 3kg/người/năm) không đủ để tạo ra sự tự chủ của sản lượng tiêu dùng nội địa so với xuất khẩu; chúng ta chưa biết khai thác các giá trị về văn hóa, du lịch, đầu tư, tài chính, kho vận, khoa học kỹ thuật, kinh tế tri thức... là những ngành, những lĩnh vực có liên quan mật thiết đến ngành cà phê. Trong khi đó, Đăk Lăk nói riêng và Việt Nam nói chung có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cà phê thành ngành mũi nhọn, làm đầu tàu cho các ngành kinh tế khác phát triển khi mà chúng ta có lợi thế về vùng đất rất tốt cho cà phê, một vị thế tương đối của cà phê Việt Nam khi là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 về sản lượng, có vị trí địa-chính trị thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên còn tương đối nguyên sơ và phong phú (rừng, nước, không gian), có tài nguyên con người bao gồm tài nguyên trí tuệ, có sự đa dạng và nguyên sơ của văn hóa bản địa (đặc biệt là vùng đất Tây Nguyên). Sau khi thực hiện đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển tương đối mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng cà phê trong nước, xuất hiện những doanh nghiệp có những bước phát triển được coi là thần kỳ, có khát vọng lớn và những ý tưởng đột phá. Tất cả những điều đó chính là những tiền đề để chúng ta có thể hoạch định và phát triển ngành cà phê như một ngành mũi nhọn của quốc gia. Từ những phân tích nêu trên chúng ta thấy Việt Nam sẽ tập trung mọi nguồn lực hiện có, thực hiện mọi ưu đãi để có thể hình thành các tổ chức từ cà phê và thông qua cà phê trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu khu vực và thế giới; để đạt được sự ngưỡng mộ của cộng đồng thế giới, là một trong những niềm tự hào và điển hình cho sự phát triển của Việt Nam thông qua việc phát triển khả năng sáng tạo phục vụ cho chiến lược phát triển bền vững của nhân loại. Những nhận định trên sẽ là kế hoạch và hành động cho một chiến lược, một dự án tổng thể nhằm xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu lãnh thổ, chỉ dẫn địa lý ngành cà phê cho Việt Nam. Điều đó có thể bước đầu biến Tây Nguyên thành một địa bàn hấp dẫn toàn thế giới, giống như Dubai, Silicon Valley, v.v và có thể còn vượt xa hơn nữa: một điển hình cho phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới. Xuất khẩu cà phê đang và sẽ là ngành có nhiều lợi thế của VN trên thị trường TG nhưng đứng trước ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng toàn cầu, xuất khẩu của VN nói chung đang gặp không ít thách thức. Kim ngạch xuất khẩu tháng 11/2008 liên tục giảm và đã xuống dưới ngưỡng 5 tỷ USD/ tháng. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ có dệt may còn giữ được kim ngạch ở mức 780 triệu USD so với tháng 10/2008.; giày dép có tăng nhẹ lên 400 triệu so với mức 396 triệu USD của tháng trước. Còn lại các mặt hàng đóng góp nhiều cho xuất khẩu đều bị suy giảm thậm chí còn giảm khá mạnh. Sự sụt giảm giá dầu thô là nguyên nhân chủ yếu khiến xuất khẩu VN sụt giảm mạnh trong hai tháng qua. Do khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu tiêu dùng của thị trường TG giảm, giá giảm nên rất nhiều mặt hàng vốn là thế mạnh của VN đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cà phê Việt Nam cũng đang đứng trước những nguy cơ. Đó là “lượng nhiều nhưng chất ít”. “thua thiệt nhiều do dễ dãi”. Điều này thể hiện ở việc mặc dù giá trị kim ngạch xuất khẩu từ cà phê tăng nhiều so với những năm trước, nhưng trên thực tế giá cà phê Việt Nam vẫn luôn thấp hơn giá cà phê các nước khác. Lý do là chất lượng sản phẩm thấp hơn, công nghệ thu hoạch và bảo quản, đầu tư chế biến để nâng cao giá trị gia tăng chưa nhiều, đặc biệt chưa xây dựng được thương hiệu gắn liền với sản phẩm trên thị trường quốc tế, kỹ thuật bán hàng còn non kém và các nhà xuất khẩu cà phê chưa có sự phối hợp hiệu quả với nhau. Theo số liệu của Ủy ban Điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong tổng lượng cà phê bị thải loại trên thế giới có tới 88% là của Việt Nam. Tháng 5/2008, nhận xét của ICO (Hiệp hội các nước xuất khẩu cà phê) về tình hình thực hiện chương trình cải tiến chất lượng cà phê năm 2007 cho thấy rõ thái độ chưa nghiêm túc của Việt Nam trong việc tuân thủ chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế, đặc biệt về số lỗi và độ ẩm. Để cà phê Việt Nam tạo dựng được thương hiệu đích thực trên thị trường thế giới và đem về giá trị xuất khẩu ngày càng cao, Việt Nam còn rất nhiều việc cần làm, từ đầu tư cho sản xuất, đến thu hái, bảo quản, chế biến, tạo dựng thương hiệu... Muốn tạo được uy tín trên thị trường Thế Giới thì nhiệm vụ đầu tiên của cà phê Việt Nam là cần nâng cao chất lượng các sản phẩm. Để làm được điều này, theo các doanh nghiệp xuất khẩu, cần phải thống nhất hành động, thực hiện việc áp dụng quy chuẩn chất lượng đối với cà phê xuất khẩu. Bên cạnh đó nên ưu tiên đầu tư thiết bị công nghệ chế biến, giảm nhanh xuất khẩu cà phê chỉ qua sơ chế, tạp chất cao... Có như vậy, cà phê Việt Nam mới giữ được ngôi vị và thương hiệu của mình trên toàn thế giới. Từ những kết quả trên cho thấy, Việt Nam cần phải đặt chất lượng là yếu tố được coi trọng hàng đầu. Trong một cuộc hội thảo mới đây của ngành cà phê, các chuyên gia kinh tế đều nhận định mặc dù được đánh giá là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới về số lượng xuất khẩu nhưng cà phê chúng ta vẫn bị lép vế về giá so với sản phẩm cùng loại của các nước khoảng 10%. Có thể thấy nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ những diễn biến thất thường của thời tiết, sự thoái hoá của nguồn đất thì tâm lý nóng vội của người nông dân phát triển ồ ạt, bộc phát nhằm tăng diện tích trồng và sản lượng cà phê nhưng không đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, phụ thuộc vào tập quán canh tác thu hái. Bên cạnh đó sự hạn chế trình độ, kỹ thuật trồng trọt, chế biến, bảo quản... của người nông dân cũng là các tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam. Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam đưa ra cảnh báo: Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động vật (Hiệp định SPS) bắt đầu có hiệu lực từ năm 1995, đối với cà phê Việt Nam vấn đề sử dụng hoá chất trong bảo vệ thực vật được đặt lên hàng đầu. Trong một báo cáo về cà phê Việt Nam nhập khẩu sang Nhật Bản do Hiệp hội cà phê Nhật bản thực hiện đã cho thấy có một số dư lượng thuốc trừ sâu, tuy nhiên dư lượng này vẫn ở mức giới hạn cho phép. Nếu chúng ta không có biện pháp kiểm soát, con số này có thể rất dễ vượt khỏi ngưỡng giới hạn và như vậy sẽ kéo theo những thiệt hại lớn cho ngành cà phê. Ngoài ra vấn đề nấm mốc cũng là vấn đề mà khách hàng châu âu đặc biệt quan tâm. Hiện nay, thị trường Châu Âu đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam chiếm 61,28%. Như vậy muốn tạo được uy tín trên thị trường thế giới thì nhiệm vụ đầu tiên của cà phê Việt Nam là cần nâng cao chất lượng các sản phẩm. Đánh giá vị trí của cây cà phê trong cơ cấu cây trồng ở miền núi người ta thường nêu lên nhiều giá trị của nó với các chương trình trọng điểm của nhà nước như góp phần định canh định cư đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường, và thực tế ở một số nơi cây cà phê đã thể hiện đúng những gì người ta đã đánh giá về nó. Nông dân một số nơi có người Kinh, Thái, H’Mông, Êđê, M’Nông,đều đã xác nhận điểm này. Tuy nhiên cũng có một số nơi cây cà phê đã không mang lại kết quả mong muốn. Đồng bào không đủ vốn và cả kỹ thuật chăm sóc, vườn cà phê còi cọc không cho sản lượng như mục tiêu kế hoạch đề ra, thậm chí cũng có những nơi cà phê phải huỷ bỏ hàng loạt. Có thể nêu những nguyên nhân chủ yếu sau: Cà phê là “cây của người giàu”. Nghĩa là cây cà phê là một cây công nghiệp đòi hỏi người trồng có đủ vốn đầu tư với những hiểu biết kỹ thuật đầy đủ. Cây cà phê phát triển tốt, cho hiệu quả cao, thậm chí rất cao, ở những nơi chủ vườn có đủ các điều kiện trên. Ở những hộ nông dân nghèo, thiếu vốn, cà phê ngoài tác dụng tạo công ăn việc làm ra thì không thể mang lại sự giàu có cho chủ hộ. Cây cà phê góp phần xoá đói giảm nghèo cho nông dân nếu được nhà nước hỗ trợ về vốn những năm đầu và được chuyển giao kỹ thuật đầy đủ. Một số nơi chỉ nhận được vốn vay trồng cà phê nhưng sau đó không có vốn chăm sóc tiếp theo thì nông dân cũng phải bỏ vườn cà phê. Công tác chuyển giao kỹ thuật không làm đầy đủ, nông dân nhiều nơi chưa nắm được kỹ thuật từ khâu chọn đất trồng, chọn giống, những cây giống để trồng vườn cà phê hoàn chỉnh. đến có thể có những sai sót ảnh hưởng xấu đến kết quả. Để phát triển tốt cà phê, cải thiện đời sống nông dân, phát triển nông thôn trên cả các mặt môi trường, kinh tế, xã hội, nhà nước cần có một chương trình đồng bộ, hoàn chỉnh về nông dân, nông thôn, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Chương trình đó gắn nhiều phân đoạn kế tiếp nhau nên các cơ quan nghiên cứu cần chỉ ra các vùng quy hoạch trồng cà phê đúng đắn, xác định rõ giống cà phê thích hợp, cơ quan khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trồng đúng đắn, bảo đảm cà phê phát triển bền vững. Khâu chế biến cần có chủ trương phù hợp với tổ chức sản xuất, quy mô sản xuất. Khâu tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng vì người nông dân yêu cầu sản phẩm họ làm ra được thị trường chấp nhận và tiêu thụ với hiệu quả kinh tế tương xứng. Tất cả các khâu đó nếu thiếu một khâu nào cũng ảnh hưởng xấu đến sản xuất của nông dân và tác động xấu đến sự phát triển của nông thôn. Nhiều nước đã thành lập ra những tổ chức, những quỹ hỗ trợ cho việc phát triển cà phê như ở Cos Divoa và một số nước Châu Phi khác trước đây đã có CAISTAF nay đã đổi thành BCC Hợp tác hoá cũng là một yêu cầu bức thiết của ngành cà phê Một trong những chính sách quan trọng ở nông thôn là hợp tác hóa nông dân, trong đó có nông dân trồng cà phê. Hợp tác hoá nông dân trồng cà phê đã được thực hiện ở nhiều nước từ những năm rất sớm của thế kỷ trước, như ở Kenya, những vùng trồng cà phê đã có hợp tác xã giúp cho nhiều khâu từ sản xuất, hướng dẫn bón phân theo kết quả phân tích lá, phòng trừ sâu bệnh cho đến kiểm tra chất lượng bằng thử nếm và bán đấu giá cà phê. Ở Braxin cũng có những hợp tác xã quy mô rất lớn, quản lý hàng triệu bao cà phê của một vùng cà phê rộng lớn. Ở nước ta vấn đề hợp tác hoá thực hiện có thể nói là còn yếu ớt, chậm chạp. Ngành cà phê Việt Nam muốn có sản phẩm chất lượng cao không thể chỉ dựa vào cái sân phơi nhỏ với cái máy xát tươi quay tay hay đạp chân ở từng hộ nông dân. Phải đưa các thiết bị tiên tiến vào cho khâu chế biến. Nhưng thiết bị tiên tiến đòi hỏi quy mô lớn hơn hộ gia đình. Đó là quy mô hợp tác xã. Hợp tác xã cà phê không chỉ giúp nông dân trong các khâu trồng trọt, chế biến mà quan trọng hơn nữa là cả trong khâu tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác xã kiểu mới giúp nông dân tiếp cận và tham gia thị trường, xâm nhập hoạt động ở các chợ đầu mối cà phê, các sàn giao dịch cà phê, giúp nông dân chuyên nghiệp hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành sản xuất của mình. Để xây dựng các hợp tác xã như thế nhà nước cần có quỹ hỗ trợ và phải có các chương trình gắn việc đưa công nghệ sản xuất mới với việc xây dựng các hợp tác xã chuyên ngành. Như vậy ngành cà phê mới có thể khắc phục được những yếu kém của từng hộ nông dân, liên kết tổ chức nông dân để tham gia thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất cà phê ở Việt Nam. 2. Xu hướng cà phê của thị trường Thế Giới: Ngày nay, cà phê là một trong những mặt hàng phổ biến nhất thế giới. Từ Hoa Kỳ, châu Âu cho tới châu Á, cà phê với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau có thể được tìm thấy ở khắp các siêu thị, cửa hàng. Trên thế giới có khoảng hơn 25 triệu người trồng cà phê, đa số sống ở những nước đang phát triển, trồng cà phê ở quy mô nhỏ. Trong 10 năm trở lại đây, thị trường cà phê thế giới đã tăng lên gấp đôi, những công ty chiếm lĩnh thị trường bán lẻ đã thu được các khoản lợi nhuận khổng lồ nhưng tiền mà người nông dân được trả khi bán cà phê đã tụt xuống thấp hơn số vốn đầu tư. Cũng trong thập kỷ qua, lợi nhuận mà cà phê mang lại ở những quốc gia trồng cà phê đã giảm từ mức 1/3 tổng thu nhập xuống chỉ còn 1/10, người nông dân chính là những người phải gánh chịu hoàn toàn những thiệt hại này, họ phải tự "bù lỗ" cho việc trồng cà phê của mình. Hiện nay, cà phê đã lâm vào cuộc "khủng hoảng thừa” lớn nhất trong suốt 30 năm qua. Cà phê là nguồn thu nhập từ xuất khẩu chính của rất nhiều nước đang phát triển. Trong đó, những nước như Uganda, Haiiti, Honduras và Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng hiện nay: người nông dân bị mất đất, những nhà xuất khẩu bị phá sản, toàn bộ nền kinh tế bị rơi vào trạng thái khủng hoảng. Một ví dụ điển hình: vào những năm giữa thập niên 90, giá cà phê tăng vọt đã thu hút rất nhiều doanh nghiệp phương Tây đến với ngành sản xuất cà phê của Việt Nam, làm cho ngành này phát triển vô cùng nhanh chóng. Với những khoản vay khổng lồ từ Ngân Hàng Thế Giới (WB), chính phủ Việt Nam và khối Big Four đã tạo điều kiện để hàng ngàn nông dân nghèo chuyển sang trồng cà phê. Việt Nam nhanh chóng trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. 6 năm trước, nông dân Việt Nam thu được 2000 đôla từ mỗi tấn cà phê xuất khẩu, nhưng hiện tại chỉ là 450 đô la. Con số này cho thấy tiền mà họ thu vào chỉ bằng 60% so với số mà họ phải bỏ ra. Ngân hàng thế giới cũng như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã khuyến khích những nước xuất khẩu cà phê hình thành một thị trường hoàn toàn tự do. Điều này có nghĩa, trong thị trường tự do, giá cà phê do tự thị trường định đoạt. Hiện tại, số lượng cà phê đang được sản xuất vượt hơn 80% so với số lượng tiêu thụ. Cần phải có sự hợp tác của tất cả các thành viên trong thị trường cà phê quốc tế để đảo ngược tình hình. Những nhà máy sản xuất cà phê, những quốc gia sản xuất cà phê cần phải giảm sản lượng sản xuất. Các tổ chức như Ngân hàng thế giới và IMF cần cho các nước sản xuất cà phê biết về diễn biến của thị trường và xu hướng dao động của giá cà phê. Các quốc gia xuất khẩu cà phê cũng phải đẩy mạnh công tác dự báo để có thể đưa ra các chiến lược đúng hướng, ít gây tổn hại nhất cho các doanh nghiệp và người nông dân trồng cà phê. Chúng ta cần phải tìm ra một giải pháp sao cho thị trường cà phê được ổn định, và quyền lợi người nông dân được đảm bảo về lâu dài. Tháng 8/2008, tính đến hết ngày 28/08 Brazil xuất khẩu 1,35 triệu bao cà phê Arabica, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổ Chức Cà Phê Quốc Tế, lượng xuất khẩu cà phê tháng trước giảm 4,1% xuống mức 7,97 triệu bao. Thông tin về tình hình xuất khẩu cà phê của Brazil ngay lập tức có tác động đến thị trường. Hiện nay, sự quan tâm của thị trường đối với ngành cà phê không cao bởi doanh số hiện đang ở mức thấp. Tính trên toàn thế giới, lượng xuất khẩu cà phê trong 10 tháng tính đến hết tháng 7/2008 giảm 4,2% xuống 79,3 triệu bao, cùng kỳ năm ngoái tổng mức xuất khẩu cà phê là 82,8 triệu bao. Tình hình thời tiết tại Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, hiện hết sức thuận lợi. Như vậy có thể dự đoán được nguồn cung cà phê sẽ ngày một tăng. Và điều đó cũng có nghĩa là giá cà phê trên thị trường có xu hướng tiếp tục giảm, gây rất nhiều thiệt hại cho các quốc gia xuất khẩu cà phê. Lượng cà phê Việt Nam của một số nước nhập khẩu hàng đầu trên Thế Giới năm 2000 đến 2004: TT Tên nước Vụ 2000/01 Vụ 2001/02 Vụ 2002/03 Vụ 2003/04 1 Germany 134.321 112.739 106.059 164.625 2 USA 137.501 89.288 83.991 108.069 3 Spain 73.852 59.777 59.794 81.876 4 Belgium 138.603 51.170 60.161 78.624 5 Italy 62.559 56.263 51.641 61.916 6 Poland 38.155 47.500 57.179 60.377 7 United Kingdom 30.153 25.799 23.890 39.961 8 France 45.998 33.956 38.754 36.197 9 Korea 26.288 26.162 35.310 34.023 10 Japan 26.905 29.517 19.640 25.164 11 Australia 14.940 16.594 16.878 15.493 12 Netherland 15.040 18.805 12.022 14.973 Cộng (tấn) 744.315 567.570 565.319 721.298 % so với tổng lượng xuất khẩu 85,1 79,5 81,8 83,1 Sản lượng cà phê thế giới vụ mùa 2008-09 dự báo đạt 140.6 triệu bao, tăng 18.2 triệu bao so với năm trước. Vụ mùa này là vụ mùa bội thu thứ 2 sau vụ mùa 2002-03 là 53.6 triệu bao. Giá tăng cao trong năm 2007, đã thu hút nông dân quan tâm quản lý vụ mùa tốt hơn và cho năng suất cao, sản lượng của Việt Nam dự báo sẽ tăng 23% lên 21.5 triệu bao, nhờ thời tiết thuận lợi. Vụ mùa trước cũng đã bị thiệt hại do mưa lớn trút xuống các vùng cà phê chính cũng như sương lạnh bất thường xảy ra ở tỉnh Lâm Đồng. Kết thúc các kho trữ hàng ở các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu dự báo tăng 6.7 triệu bao trong vụ mùa này đạt tổng số 39.2 triệu bao, với các nhà xuất khẩu giữ 17.2 triệu bao và nhập khẩu giữ 22 triệu bao. Xem xét lại Braxin, Costa Rica và Ấn độ thì con số các kho hàng tồn năm rồi đã giảm 12.4 triệu bao. Người dân trên toàn Thế giới ngày càng coi cà phê là một trong những loại thức uống phổ biến trong thực đơn của mình. Đã từ rất lâu, mỗi quốc gia có một cách thưởng thưc cà phê riêng, mang đậm phong cách của con người sinh sống tại nơi đó. Ngày nay, khi xã hội ngày một phát triển, yêu cầu về thưởng thức cà phê của con người ngày một tăng lên. Điều này đòi hỏi một sự sáng tạo không ngừng trong quá trình sản xuất và chế biến cà phê, làm sao để vẫn giữ được hương vị cổ điển, lại vừa mang tính chất năng động của cuộc sống hiện đại, gấp gáp. Để làm được điều này, những nhà kinh doanh cà phê phải có được một cái nhìn toàn diện, một hướng đi mang tính chiến lược khi tham gia vào thị trường cà phê với tiêu chí “khách hàng là thượng đế”. III/ Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu cà phê VN: Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam tuy có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng vẫn bị hạn chế bởi các yếu tố như: chưa đảm bảo được chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, chưa có hướng đi chiến lược, chưa xây dựng đươc thương hiệu của mình trên thị trường thế giới đầy tiềm năng.... Bên cạnh đó, việc trồng cà phê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: biến động về thời tiết, về giá cả các hàng hoá có liên quan như giá phân bón, thuốc trừ sâu, giá của từng thị trường mà Cà phê Việt Nam có mặt, trình độ của người nông dân về các biện pháp trồng cà phê, nhận thức của người dân ở các vùng bắt đầu trồng cà phê như một hướng đi mới cho việc tăng thu nhập, tạo việc làm. Một số vùng người dân còn thiếu hiểu biết, làm theo phong trào nên đã dẫn đến hiện tượng chất lượng cà phê giảm sút, mất mùa gây thiệt hại về của cho người dân, gây phá sản cho một số doanh nghiệp nhỏ lẻ... Ngoài ra công tác dự báo về thị trường thế giới còn nhiều hạn chế và bất cập gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước. Họ không định hướng được nhu cầu của thị trường thế giới, từ đó dẫn tới việc xuất khẩu thừa do thu mua quá lượng, rồi khi mất giá lại ép giá người nông dân trồng cà phê, lợi nhuận không được ổn định...Việc này đã cho thấy một thực tế, muốn phát triển xuất khẩu cà phê - một mặt hàng đầy tiềm năng của Việt Nam, mặt hàng nếu biết đi đúng hướng sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nhiều lợi nhuận và thu nhập cho nhiều đối tượng có liên quan cần phải đổi mới về nhiều mặt, trước hết và khá quan trọng đó là công tác dự báo. IV/ Các phương pháp dự báo: 1. Dự báo bằng phương pháp san mũ: San mũ là một trong những phương pháp dự báo số lượng đơn biến ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở phân tích chuỗi thời gian. Nội dung của phương trình dự báo được thể hiện thông qua phương pháp trung bình trượt. Mục đích của phương pháp này là nhằm loại trừ tính không đồng đều của các biến động ngẫu nhiên trong tiến trình của dãy thời gian. Tuy nhiên, giả thiết sự ổn định theo thời gian chỉ thể hiện một cách tương đối trong thực tế, cấu trúc của chuỗi thời gian sẽ thay đổi dàn theo thời gian. Để xét tới những sự thay đổi đó phải cho những mức càng gần hiện tại của chuỗi thời gian một trọng số lớn hơn những mức xa hiện tại vì nó phản ánh tốt hơn cấu trúc hiện tại của chuỗi thời gian. + Ưu điểm của phương pháp này : Khá đơn giản và cho kết quả tương đối chính xác Có thể dễ dàng được chương trình hóa vì chỉ phải thực hiện một số phép toán sơ cấp để xác định giá trị dự báo. Nhu cầu trữ lượng thấp, không cần lưu trữ tất cả các mức quá khứ của chuỗi thời gian mà chỉ cần lưu trữ giá trị hiện tại và những toán tử hiện tại S1, S2 Hệ thống dự báo có thể được điều chỉnh thông qua một tham số san duy nhất, do bản thân nó có thể thích nghi với sự thay đổi kết cấu của chuỗi thời gian và qua đó tránh được sự can thiệp tùy tiện. Các bước tiến hành dự báo rõ ràng đơn giản rất dễ áp dụng. Những ưu điểm này làm cho phương pháp có rất nhiều ứng dụng trong thực tế kinh doanh, đặc biệt là trong nhu cầu vật tư và tiêu thụ sản phẩm của công ty, các xí nghiệp sản xuất công nghiệp + Hạn chế của phương pháp này : Phương pháp này không quan tâm tới những nhân tố ảnh hưởng nhân quả tới chuỗi thời gian, mà chỉ quan tâm tới yếu tố thời gian. Một chuỗi thời gian được dự báo thông qua chính bản thân nó, nếu xét về mặt ly thuyết khó tránh khỏi những hạn chế. Do vậy, phương pháp được thực hiện với sự hiểu biết rất hạn chế về các nhân tố ảnh hưởng về mặt số lượng. Một điều không thỏa đáng là tham số α không được xác định một cách khách quan mà ít nhiều thông qua trực giác chủ quan Sự phê phán chủ yếu đối với phương pháp san mũ nhằm vào hàm mục tiêu, đó là việc cực tiểu hóa tổng bình phương các sai số ước lượng giao động theo quy luật số mũ. Mô hình dự báo san mũ bất biến: X^t+1 = αXt + (1-α)X^t (0 ≤ α ≤1) Mô hình san mũ xu thế: Xt+i = a – bi + Ut+i (i = 0, 1, 2,...., t-1) Trong đó tham số a: giá trị cơ sở ; tham số b: giá trị xu thế ; α là hệ số san. Hệ số san được sử dụng để chỉnh trọng số của các quan sát riêng biệt của dãy số thời gian. Mọi giá trị lớn hay nhỏ của α đều có ảnh hưởng đến kết quả dự báo nên khi lựa chọn α sao cho vừa phải, đảm bảo được tính ổn định (các kết quả dự báo gần sát với thực tế nhất). Theo kinh nghiệm của các nhà dự báo thì α thích hợp cho vận dụng phương pháp san mũ bất biến có thể được chọn bằng: α = 2/(n + 1) với n là độ dài chuỗi thời gian. 2. Dự báo bằng phương pháp thời vụ: Thời vụ là một hiện tượng mang tính khách quan do sự vận động của vũ trụ. Biến động thời vụ có tính chất chu kỳ, các hiện tượng sẽ được lặp lại tính chất sau một khoảng thời gian nhất định được gọi là Thời vụ. Chuỗi thời gian khi đó có dạng Yt = f (Xt, St, Ut) với Xt: xu thế được phản ánh bằng một hàm phi ngẫu nhiên St: yếu tố thời vụ Ut: yếu tố ngẫu nhiên. Cơ sở của phương pháp này là: Tìm cách loại bỏ thành phần thời vụ của chuỗi thòi gian để chuỗi thời gian trở về dạng Yt = f (Xt, Ut). Sau đó xác định thành phần Xt, St riêng biệt. Các mô hình: a/ Mô hình chỉ số thời vụ giản đơn: chuỗi thời gian có dạng: Yt = Xt * St + Ut. Quy trình thực hiện bao gồm các bước sau: Bước 1: dùng phương pháp trung bình trượt để tách thành phần St ra khỏi thành phần Yt. Bước 2: Ước lượng xu thế Xt trên chuỗi trung bình trượt Bước 3: Tính các chỉ số mùa Sjk = Yjk / Xjk Bước 4: Dự báo S^j theo phương pháp trung bình, phương pháp xu thế. Bước 5: Khoảng dự báo:Y^ti = Xtj * S^j ( ± Δj) Bước 6: phân tích tính phù hợp của mô hình sau đó dự báo. b/ Mô hình giải tích điều hoà: Là hình thức mô phỏng dao động điều hoà của số liệu. Mô hình dự báo được xây dựng theo quan hệ cộng Yt = Xt + St + Ut c/ Mô hình thời vụ Winter: Phương pháp này dùng San mũ làm cơ sở ước lượng tham số và tính hệ số thời vụ. Ưu điểm của phương pháp Winter: Chỉ cần thực hiện các phép toán đơn giản do gần với phương pháp san mũ. Không cần nhiều thời gian tính toán và nhu cầu lưu trữ không lớn. Phương pháp này có tính linh hoạt và khả năng thích nghi khác nhau với những thay đổi của xu thế và thời vụ do có ba tham số san α, β, γ. Nhược điểm của phương pháp Winter: Ảnh hưởng của tham số san đến sai số của dự báo hầu như không được đánh giá một cách tổng thể. Dự báo được tính trước cho một chu kỳ trọn vẹn nên hệ thống dự báo không được thiếu tính thời vụ. 3. Dự báo bằng mô hình nhân tố: Phương pháp này dựa trên quan hệ giữa các nhân tố nguyên nhân và kết quả để dự báo trạng thái của đối tượng dự báo trong tương lai. Nếu kí hiệu chuỗi thời gian cần dự báo ( còn được gọi là biến phụ thuộc,biến được giải thích hay biến nội sinh) là Yt và các chuỗi thời gian ảnh hưởng (hay các biến độc lập, biến giải thích, biến ngoại sinh) là Xit (với i = 1, 2, 3...) với m là số biến giải thích trong mô hình nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6024.doc
Tài liệu liên quan