Ngoài ra, để cú nguồn chi phớ cho hoạt động cụng đoàn hàng thỏng, doanh nghiệp cũn phải trớch theo một tỷ lệ quy định với tổng số quỹ tiền lương, tiền cụng và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp trỏch nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hỳt, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đặc biệt, phụ cấp độc hại.) thực tế phải trả cho người lao động – kể cả lao động hợp đồng tớnh vào chi phớ kinh doanh để hỡnh thành kinh phớ cụng đoàn.
Tỷ lệ kinh phớ cụng đoàn theo chế độ hiện hành là 2% trờn tổng tiền lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu tớnh vào chi phớ sản xuất kinh doanh.
Thụng thường khi xỏc định được mức trớch kinh phớ cụng đoàn trong kỳ thỡ 1% phải nộp cho cụng đoàn cấp trờn, 1% được sử dụng để chi tiờu cho hoạt động cụng đoàn tại doanh nghiệp.
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán lao động và tiền lương trong các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp xây lắp nói riêng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n viên:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp xây lắp về tiền lương, phụ cấp lưu động, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên (thuộc biên chế của doanh nghiệp) và tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản phải trả công nhân viên:
Bên Nợ:
Các khoản tiền lương, phụ cấp lưu động, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã ứng, đã trả trước cho công nhân viên.
Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
Các khoản tiền công đã ứng trước, hoặc đã trả với lao động thuê ngoài.
Bên Có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả cho công nhân viên.
Các khoản tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài.
Số dư bên Có:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên.
Các khoản tiền công còn phải trả cho lao động thuê ngoài
Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ (trong trường hợp rất cá biệt), số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có) phản ánh số tiền đã trả quá số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho công nhân viên.
Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên, có hai tài khoản cấp hai:
Tài khoản 3341 – Phải trả công nhân viên: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp xây lắp về tiền lương, lương phụ, phụ cấp lưu động, tiền chi cho lao động nữ, tiền công, các khoản mang tính chất lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên (thuộc biên chế của doanh nghiệp).
Tài khoản 3342 – Phải trả lao động thuê ngoài: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho các lao động thuê ngoài không thuộc biên chế của doanh nghiệp xây lắp.
ỉPhương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:
1-Thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp:
1.1-Tính tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động, tiền công, tiền ăn giữa ca, tiền chi cho lao động nữ, các khoản mang tính chất tiền lương theo qui định phải trả cho công nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, tuỳ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề của từng doanh nghiệp mà kế toán có thể ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
..........
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341)
1.2-Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341)
1.3-Tính khoản bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,....) phải cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341)
1.4-Tính số tiền lương nghỉ phép thực tế trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642 hoặc
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341)
1.5-Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên như tiền tạm ứng, bảo hiểm y tế, tiền bồi thường...., ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341)
Có TK 141 – Tạm ứng, hoặc
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác, hoặc
Có TK 138 – Phải thu khác
1.6-Tính thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338)
1.7-Khi thực thanh toán các khoản tiền lương, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả khác cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt, hoặc
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
2-Thanh toán với công nhân thuê ngoài:
2.1-Xác định tiền công phải trả đối với nhân công thuê ngoài, ghi:
Nợ các TK 622, 623,....
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3342)
2.2-Khi ứng trước hoặc thực thanh toán tiền công phải trả cho nhân công thuê ngoài, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên (3342)
Có các TK 111,112
Tài khoản chi phí phải trả:
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong các kỳ sau.
Được hạch toán vào tài khoản này những chi phí thực tế phát sinh, nhưng được tính trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi chi phí phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh.
Về nguyên tắc hạch toán khoản chi phí phải trả tính vào chi phí kinh doanh của kỳ hạch toán kế toán phải tôn trọng sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí sản phẩm của kỳ kế toán.
Thuộc loại chi phí phải trả gồm khoản liên quan đến công tác hạch toán tiền lương như trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép.
1-Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Có TK 335 – Chi phí phải trả (3352)
2-Khi xác định tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (3352)
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên (3341)
3-Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 – Tiền mặt
Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 334 – Phải trả cho công nhân viên (3341)
Tài khoản phải trả, phải nộp khác:
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung phản ánh ở các tài khoản khác (từ tài khoản 331 đến tài khoản 336)
Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này có một số các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán tiền lương như sau:
Tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn
Các khoản khấu trừ vào tiền lương và công nhân viên theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi ly dị, con ngoài giá thú, lệ phí toà án, các khoản thu hộ, đền bù,.....)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản phải trả phải nộp khác
Bên nợ:
Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên
Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị
Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
Các khoản đã trả và đã nộp khác
Bên có:
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn và chi phí sản xuất và kinh doanh.
Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện nước ở tập thể.
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trừ vào lương của công nhân viên.
Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù
Các khoản phải trả khác.
Số dư bên có
Số tiền còn phải trả còn phải nộp
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn đã trích chưa nộp đủ cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết.
Tài khoản này có thể có số dư bên nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù.
Tài khoản này có sáu tài khoản cấp hai nhưng trong đó có ba tài khoản liên quan tới việc hạch toán tiền lương:
Tài khoản 3382- kinh phí công đoàn: phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị
Tài khoản 3383- bảo hiểm xã hội phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội của đơn vị
Tài khoản 3384- bảo hiểm y tế: phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định
Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu của tài khoản phải trả phải nộp khác
1- Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh và tài khoản liên quan, ghi:
Nợ TK334- phải trả công nhân viên (3341) (phần tính vào thu nhập công nhân viên theo quy định)
Nợ TK335- chi phí phải trả (phần được phép tính vào chi phí)
Nợ TK622- chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK627- chi phí sản xuất chung
Nợ TK641- chi phí bán hàng
Nợ TK642- chi phí quản lý doanh nghiệp
....
Có TK338- phải trả phải nộp khác (3382, 3383, 3384)
Riêng đối với hoạt động sản xuất sản phẩm xây lắp, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, không hạch toán vào tài khoản 622 - chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản 623- chi phí sử dụng máy thi công.
2- Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ, ghi:
Nợ TK338- phải trả phải nộp khác
Có TK111- tiền mặt
Có TK112- tiền gửi ngân hàng
3- Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK338- phải trả phải nộp khác (3383)
Có TK334- phải trả công nhân viên (3341)
4- Chi bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi:
Nợ TK338- phải trả phải nộp khác (3382, 3383)
Có TK111- tiền mặt
Có TK112- tiền gửi ngân hàng
5- Khoản bảo hiểm xã hội doanh nghiệp xây lắp đã chi theo chế độ và được cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn trả, khi thực nhận được khoản hoàn trả này, ghi:
Nợ các TK111, 112
Có TK338, phải trả phải nộp khác (3388).
Việc hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương được thể hiện qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán phải trả công nhân viên (TK 334)
TK 334
TK 241,622,623,627,641,642
TK 141,338,138
TK 3338
Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của người lao động
Trích tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền ăn ca tính vào sản phẩm sản xuất kinh doanh, chi phí đầu tư xây dựng
Tính tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp hộ vào ngân sách Nhà nước cho người lao động
TK 111, 112
Thực thanh toán tiền lương, tiền công cho người lao động
TK 512
Trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá (chưa gồm thuế gtg-pp khấu trừ, gồm thuế gtgt-pp trực tiếp)
TK 33311
Thuế gtgt đầu ra (nếu có-pp khấu trừ)
Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên
TK 431
Xác định khoản bảo hiểm xã hội phải trả thay lương (ốm đau, thai sản, tai nạn...)
TK 338
Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên
TK 335, 642
SD có: Các khoản tiền lương tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội trả thay lương còn phải trả cho công nhân viên
Sơ đồ kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác (TK3382, 3383, 3384, 3388)
TK 338
TK622
TK 334
TK 111,112
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh19% cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất(kể cả lương phép công nhân sản xuất thời vụ)
Số bảo hiểm xã hội phải trả trực tiếp cho công nhân viên chức trong đơn vị (ốm đau, thai sản...)
Nộp kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cơ quan quản lý quỹ trực tiếp tiền mặt , trực tiếp chuyển khoản, trực tiếp tiền vay...
Chi tiêu kinh phí công đoàn tại cơ sở (chi hoạt động công đoàn, chi hiếu,hỷ...)
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh 19% cho bộ phận nhân viên công xưởng
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh19% cho bộ phận nhân viên bán hàng
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh19% cho bộ phận nhân viên quản lý doanh nghiệp
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí kinh doanh19% cho bộ phận nhân viên xây dựng cơ bản
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tỷ lệ quy định trừ vào thu nhập của công nhân viên (6%)
Số kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, được hoàn trả hay chi vượt được cấp
TK 627
TK 641
TK 642
TK 241
TK 334
TK 111, 112
TK 338
TK 338
TK 338
TK 338
TK 338
TK 338
TK 338
TK 338
TK 338
TK 338
TK 338
Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công TK 111
TK 334
TK 335
TK 622
Thanh toán tiền lương phép thực tế cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ
Thanh toán tiền lương phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ
Trích trước tiền lương phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất
Phần chênh lệch giữa tiền lương phép thực tế phải trả so với tiền lương đã trích trước theo kế hoạch ghi bổ sung tăng chi phí (nếu thực tế lớn hơn kế hoạch) hoặc ghi đỏ giảm chi phí (nếu thực tế nhỏ hơn kế hoạch) vào cuối niên độ kế toán
TK 338
Trích kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tiền lương phép thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ
nhân sản xuất trong những doanh nghiệp sản xuất thời vụ.
: Thực trạng hạch toán lao động và tiền lương tại Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất
Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất:
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty thiết kế Công nghiệp Hoá chất:
Công ty thiết kế Công nghiệp Hoá chất là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, tiền thân là Viện thiết kế Hoá chất thuộc Bộ công nghiệp nặng, được thành lập ngày 29/5/1967 theo quyết định số 1775/CNNg của Bộ công nghiệp.
Trong những năm qua doanh nghiệp luôn là một đơn vị dẫn đầu trong việc thiết kế công trình Hoá chất, có uy tín rộng rãi với các đơn vị bạn hàng và các tổ chức kinh tế trong cả nước.
Năm 1973, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ được giao của Nhà nước, Viện thiết kế Hoá chất được cho phép thành lập Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất theo quyết số 789/HC-QLKT ngày 2/6/1973 của Tổng cụ hoá chất trên cơ sở sáp nhập bộ phận thiết kế xây dựng cơ khí của viện thiết kế hoá chất và bộ phận thiết kế của Viện hoá học Công nghiệp gồm các bộ môn: Thiết kế công nghiệp hoá chất, Thiết kế cơ khí, cơ giới hoá lắp đặt, thiết kế năng lượng, thiết kế xây dựng.
Năm 1978, để thuận tiện cho công tác quản lý và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ phát huy hết khả năng chuyên môn của mình trong việc độc lập thiết kế các công trình sản xuất với quy mô vừa và nhỏ trong phạm vi cả nước cũng như thực hiện một số đề tài nghiên cứu. Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định số 112/HĐBT ngày 22/5/1978.
Năm 1993, ngày 17/6 Viện đăng ký trở thành doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định số 338/CNNg của Bộ Công nghiệp nặng và đổi tên trở lại là Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất theo quyết định số 370 QĐ/TCNSĐT của Tổ chức Ngân sách Đầu tư.
Tên giao dịch của công ty là:
Chemical Engineering Corporation (CECO).
ặCông ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất có trụ sở chính tại 21A Cát Linh Hà Nội.
Điện thoại: 04.8436141, 04.8455777
Fax: 84.4.8232 325
Email: ceco@fpt.vn
ặTrụ sở chi nhánh tại 37/76 Trần Đình Xu ( thành phố Hồ Chí Minh )
Điện thoại: 08.8361 480
Fax: 84.8.8368 108
ặXí nghiệp hoá chất (Văn Điển)
Sự chuyển đổi hoạt động được thực hiện theo Nghị định 388/ HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ).
Hiện nay, công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất hoạt động trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam. Vốn của công ty từ khi bắt đầu thành lập là 12,908,738,000 đồng, trong đó: Vốn cố định là 7.298.765.000 đồng và Vốn lưu động là 5,609,973,000 đồng.
Hơn ba mươi năm với nhiều biến động của thị trường, Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất là một doanh nghiệp Nhà nước điển hình ngày càng lớn mạnh về quy mô và chất lượng chuyên môn. Công ty không chỉ đảm bảo được vốn do Nhà nước giao phó mà còn luôn phát triển nguồn vốn kinh doanh, tăng vốn tự có của mình lên. Tính đến nay, công ty đã có 31,589,000,000 đồng vốn kinh doanh, trong đó vốn cố định là 16,654,000,000 đồng và vốn lưu động là 14,935,000,000 đồng. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao và ổn định mức thu nhập bình quân tăng đều trong ba năm vừa qua.
Để thực hiện đường lối phát triển hoá chất của Đảng và Nhà nước, tập trung và mở rộng hợp tác quốc tế, ngành Hoá chất Việt Nam nói chung và Công tyThiết kế Công nghiệp Hoá chất nói riêng đã từng bước khẳng định mình, phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ chiến lược kinh tế xã hội.
Chức năng nhiệm vụ của công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất:
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực cơ bản, sản phẩm của Công ty là các đề án thiết kế công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng. Do đó chức năng của công ty bao gồm:
ĩ Khảo sát thiết kế công nghiệp hoá chất và các công việc khác có liên quan.
ĩ Thiết kế tổng thể kỹ thuật và bản vẽ thi công đồng bộ các công trình công nghiệp hoá chất và các công việc khác gồm:
Thiết kế công nghệ
Thiết kế chế tạo máy thiết bị
Thiết kế kiến trúc
Xây dựng các nhà xưởng, công trình phục vụ, phụ trợ và dân dụng
Lập dự toán
Tổng dự toán các công trình thiết kế của công ty
Giám sát quyền tác giả
Kiểm tra kỹ thuật
Tham gia hội đồng nghiệm thu
ĩ Nghiên cứu ứng dụng và thực nghiệm các quá trình thiết bị, công nghệ sản xuất và các lĩnh vực liên quan bao gồm:
Nghiên cứu, lập quy trình sản xuất mặt hàng mới
Cải tiến, đổi mới nâng cao chất lượng công trình và hạng mục công trình
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, biện pháp bảo hộ lao động và bảo vệ môi trường trong ngành Hoá chất
Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ
Hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học và các cơ sở sản xuất
ĩ Tham mưu, tư vấn, phát triển, chuyển giao công nghệ trong công nghiệp Hoá chất, tham gia lập kế hoạch ngành, lập dự án khả thi, tiền khả thi, tư vấn, trao đổi, thu thập và cung cấp thông tin kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực cho phép, thiết lập các quan hệ bạn hàng trong và ngoài nước.
ĩ Tổ chức thưc nghiệm, chế thử và sản xuất nhỏ, tổ chức các dịch vụ khoa học chuyên ngành như:
Xây dựng phòng thí nghiệm và xưởng thực nghiệm để thực hiện các quá trình công nghệ cơ bản phục vụ cho công tác nghiên cứu khảo sát thiết kế.
Tiến hành chế thử sản phẩm để lấy thông số chứng minh công nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất:
Do đặc điểm của ngành khảo sát thiết kế và do nhu cầu về việc quản lý nên tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tham mưu. Nghĩa là giám đốc là người trực tiếp chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các phó giám đốc cùng các phòng ban, các trung tâm tham mưu cho giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp giám đốc ra những quyết định, chỉ thị đúng đắn.
Đứng đầu công ty là Giám đốc công ty, đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm tổ chức điều hành toàn diện mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh. Giúp việc cho giám đốc còn có hai Phó giám đốc: một phó giám đốc chỉ đạo kinh doanh, một phó giám đốc chỉ đạo kỹ thuật.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất được chia làm nhiều phòng ban và các bộ phận khác dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thiết kế Công nghiệp Hoá chất được thể hiện qua sơ đồ 9: (trang sau)
Sơ đồ 9: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty
Giám đốc
hội đồng khoa học kỹ thuật
phó giám đốc kinh doanh
văn phòng
phó giám đốc kỹ thuật
trung tâm kỹ thuật môi trường
phòng kỹ thuật và quản lý đề án
trung tâm tư vấn đầu tư
văn phòng đại diện và chi nhánh công ty tại tp Hồ chí minh
phòng kế hoạch nghiệp vụ
phòng kế hoạch kinh doanh
phòng công nghệ lắp đặt
trung tâm thực nghiệm và phát triển
phòng thiết kế tổng hợp
phòng kế toán tài chính
phòng điện đo lường
trung tâm chống ăn mòn và kiểm định chất lượng công trình
phòng tổ chức lao động
phòng thiết bị
phòng xây dựng
phòng cấp thoát nước
phòng xuất bản
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban như sau:
_Giám đốc: Quản lý chung toàn công ty.
_Hội đồng khoa học kỹ thuật: Tư vấn về kỹ thuật cho Giám đốc.
_Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc Giám đốc, phụ trách về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
_Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp việc Giám đốc, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của công ty.
_Văn phòng: Thực hiện các chức năng quản lý về hành chính các phòng nghiệp vụ, quản lý toàn bộ mọi công tác trong khu vực làm việc, tổ chức công tác phục vụ Ban giám đốc làm việc được thuận lợi và có hiệu quả.
_Phòng kỹ thuật và quản lý đề án: Quản lý,tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ chủ nhiệm đề án cho các chuyên ngànhvà giúp giám đốc theo dõi, quản lý nghiệp vụ các chủ nhiệm đề án công trình của công ty. Quản lý, tổ chức lập dự toán các đề án. Quản lý, tổ chức thẩm tra các đề án kỹ thuật của nước ngoài lập khi được phân công, tổ chức lựa chọn tiếp nhận công nghệ mới khi được yêu cầu. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật, tham mưu về công tác kỹ thuật cho công ty, theo dõi các vấn đề kỹ thuật trong công tác thiết kế.Tham gia cùng các đơn vị khác trong công tác tiếp thị và trong xúc tiến với khách hàng, tạo việc tạo công việc và hợp đồng cho công ty.
_Phòng Kế hoạch- kinh doanh: Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, xác định phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty.Quan hệ với khách hàng và thị trường, dự thảo các hợp đồng kinh tế đối với cơ quan nước ngoài và theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng đó cho đến khi hết hiệu lực.Tổng hợp và cân đối toàn công ty và bảo vệ các kế hoạch của công ty trước cấp trên.Điều độ kế hoạch, viết, in xuất bản các thông tin quảng cáo, chào hàng. Lập báo cáo địn kỳ và cả năm về thực hiện kế hoạch toàn công ty.
_Phòng Tài chính- kế toán: Đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xácthống kê, kế toán và hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh,nghiên cứu khoa học và dịch vụ kỹ thuật của công ty và các tổ chức trực thuộc công ty. Hướng dẫn nghiệp vụ và giám sát việc thực hiện kế toán tài chính của các đơn vịthành viên. Lập kế hoạch thu chi tài chính, bảo đảm đúng chế độ Nhà nước và công ty quy định. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời đối với các nguồn thu của công ty.kịp thời và chủ động việc đóng góp đầy đủ các loại thuế và nghĩa vụ với Nhà nước. Tổ chức phâ tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất phương hướng, biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng doanh thu, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Tham gia kiẻm kê định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu. Định kỳ lập báo cáo về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và các tổ chức trực thuộc công ty.
_Phòng Tổ chức- lao động: Chức năng chủ yếu là nghiên cứu xác lập cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc công ty, xếp chức danh toàn công ty trình Giám đốc. Lập các văn bản quyết định về công tác tổ chức cán bộ theo sự phân cấp quản lý. Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên, theo dõi tình hình biến động về nhân sự, nghiên cứu, đề xuất kịp thời lên Giám đốc những biện pháp giải quyết. Thực hiện công tác tuyển dụng người vào cơ quan. Thực hiện các chế độ chích sách của Nhà nước. Chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ, các thủ tục đối ngoại như thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào cơ quan công tác.
_Phòng Công nghệ- lắp đặt: Tính toán và lựa chọn công nghệ, thiết bị, lập dây chuyền công nghệ sản xuất, lập các dự án quy hoạch tổng thể của nhà máy, tham gia lập các dự án đầu tư...Biên soạn các quy trình vận hành,quy trình chạy thử, quy trình an toàn.Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, hưỡng dẫn thiết kế cho các kỹ sư mới và sinh viên thực tập khi có yêu cầu.
_Phòng Điện đo lường: Thiết kế cung cấp điện động lực và chiếu sáng cho các công trình sản xuất, công trình phụ trợ và phúc lợi xí nghiệp. Giám sát thi công, nghiệm thu chạy thử và lập bản vẽ hoàn công các phần thuộc thiết kế của phòng. Lập dự toán các phần thuộc trách nhiệm của phòng.
_Phòng Thiết bị: Thiết kế, gia công chế tạo, cung ứng thiết bị và phụ tùng để phục vụ công nghiệp hoá chất và liên quan. Nghiên cứu cải tiến ứng dụng tiến bộ khoa học kx thuật sử dụng vật liệu mới trong thiết kế, gia công thiết bị và phụ tùng. Tính toán, lựa chọn kết cấu thích hợp và thiết kế các thiết bị công nghệ hoá học, các loại lò công nghiệp, các loại máy sấy. buồng đốt...Nghiên cứu xử lý chống ăn mòn hoá chất cho máy và thiết bị.
_Phòng xây dựng: Thiết kế kiến trúc và kết cấu các công trình. Thiết kế tổng mặt bằng và kỹ thuật hạ tầng toàn nhà máy. Giám sát thi công phần xây dựng, xử lý, điều chỉnh thiết kế tại hiện trường cho phù hợp với tình hình thi công, lập bản vẽ hoàn công các phần thuộc thiết kế của phòng. Biên soạn tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn, thiết kế mẫu phục vụ cho công tác thiết kế. Lập dự toán các phần thuộc trách nhiệm thiết kế của phòng. Chủ trì lập hồ sơ thiết kế các công trình dân dụng.
_Trung tâm kỹ thuật môi trường: Là đơn vị nghiên cứu thực nghiệm khoa học, tư vấn và triển khai kỹ thuật bảo vệ môi trường và công nghiệp hoá chất. Nhiệm vụ của trung tâm là nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng kỹ thuật và biện pháp bảo vệ môi trường, thực hiện đánh giá tác động môi trường cho các nhà máy đang hoạt động và và các công trình sẽ xây dựng thuộc ngành công nghiệp hoá chất.
_Trung tâm chống ăn mòn và kiểm định chất lượng cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0149.doc