1. Đôi nét về đồng tiền mới - tiền polymer 1
1.1.Tính ưu việt của đồng polymer 1
1.2. Đồng polymer cũng có một số nhược điểm 3
2. Mục tiêu của việc phát hành đồng polymer 4
3. Ảnh hưỏng của việc phát hành polymer 5
4. Tiền polymer phải chăng có vấn đề 5
5. Tiền polymer - tiền kim loại bước chuyển mình của đồng tiền Việt Nam phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá 6
1. Tiền polymer: 7
2. Tiền kim loại: 11
Kết luận: 16
17 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những vấn đề xung quanh chính sách phát hành tiền mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h định vị, in Intaglio, chữ siêu nhỏ, dây bảo hiểm, yếu tố phát quang...), giấy nền polymer còn có những yếu tố bảo an đặc trưng, có hiệu quả cao trong việc chống làm giả, như yếu tố cửa sổ trong suốt có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Đây là yếu tố chỉ có thể ứng dụng trên giấy nền polymer, có khả năng chống việc làm giả bằng các thiết bị như máy photocopy, thiết bị scan hay máy in lase. Ngoài khả năng chống giả cao, yếu tố cửa sổ trong suốt còn có ưu điểm rất dễ nhận biết. Giấy nền polymer có độ bền cơ học cao (chẳng hạn như khó dùng tay không để xé rách tờ bạc). Đây là yếu tố rất quan trọng làm tăng độ bền của đồng tiền. Loại giấy này cũng không có cấu tạo sợi nên bề mặt không xốp. Đồng tiền được phủ lớp véc-ni nên tiền polymer không hút ẩm, giữ ẩm hay các chất bẩn khác. Do vậy, so với tiền giấy tiền polymer sạch hơn, ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và môi trường, nhất là trong điều kiện khí hậu Việt Nam và tập quán sử dụng tiền mặt hiện nay.
Giấy polymer có khả năng thích ứng với các thiết bị xử lý tiền, như máy ATM, máy đếm tiền, tuyển chọn tiền... đối với tiền giấy. Hiện, trên thế giới đã có 16 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu Polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ là Australia (từ năm 1992 đến năm 1996 phát hành đủ bộ tiền ), New Zealand (từ năm 1999-2000 phát hành đủ bộ tiền) và Rumani (từ năm 2000); một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm.
Cụ thể chúng ta đề cập đến đồng polymer 100.000 đồng:
Ngoài những yếu tố bảo an thông dụng trong công nghệ in tiền, đồng tiền polymer 100.000 đồng còn sử dụng một số yếu tố bảo an đặc biệt như hình ẩn, hình dập nổi trong cửa sổ, không màu, phát quang… Đây là những yếu tố bảo an dễ nhận biết, dễ kiểm tra đối với người sử dụng nhưng khó làm giả.
Đồng tiền polymer 100.000 đồng mới có kích thước 144x65 mm in trên giấy nền polymer. Nhìn tổng thể, hoa văn trang trí nội dung mặt trước và mặt sau màu xanh lá cây. Mặt trước gồm: dòng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, mệnh giá 100.000 nghìn đồng bằng chữ và số, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
Nội dung mặt sau gồm: dòng chữ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phong cảnh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mệnh giá 100.000 nghìn đồng bằng chữ và số, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại.
Mặt trước (trên) và mặt sau đồng tiền mới.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tương tự như đợt phát hành tiền mới đợt 07/12/2003, việc phát hành đồng tiền polymer 100.000 đồng mới cũng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, nhất là khả năng chống giả của đồng tiền VN.
Hiện nay, đồng tiền 100.000 đồng in trên giấy cotton đang bị làm giả nghiêm trọng với kỹ thuật khá tinh vi và số lượng ngày càng gia tăng. Đồng tiền mới nhằm hạn chế và đẩy lùi đồng tiền giả nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thúy nhấn mạnh: “Phát hành và lưu thông các đồng tiền mới, có chất lượng cao là biện pháp chống tiền giả hữu hiệu mà các nước vẫn áp dụng, và là nghiệp vụ bình thường của Ngân hàng Trung ương. Việc phát hành đồng tiền 100.000 đồng polymer không ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ và lơi ích hợp pháp của mọi tổ chức cá nhân. Đồng tiền giấy cotton 100.000 đồng hiện nay vẫn có giá trị lưu hành song song với đồng tiền mới
1.2. Đồng polymer cũng có một số nhược điểm
Với tiền cotton, chi phí cho sản xuất tiền thấp hơn tiền polymer nên việc thay đổi mẫu tiền diễn ra thuận lợi và chi phí thấp hơn. Còn với tiền polymer, độ bền có thể gấp đôi, gấp ba tiền cotton nhưng chi phí sản xuất và thiết kế cao hơn nhiều nên việc thay đổi mẫu mã cũng phức tạp hơn. Mà như vậy, việc chống giả thông qua thay đổi mẫu mã cũng bị hạn chế.
Ở góc độ chi phí đầu tư, việc thay đổi chất liệu in cũng làm tăng đáng kể chi phí đầu tư vì thay đổi công nghệ. Trước tiên là các máy móc, thiết bị in tiền phải thay đổi, ví dụ như hệ thống thiết bị chế bản in lõm cổ điển vừa được đầu tư hoàn chỉnh đã không sử dụng được.
Bên cạnh đó, từ đặc điểm không thấm mực của tiền polymer, thời gian "phơi" cho khô mực của loại tiền này lâu gấp đôi tiền cotton, do đó diện tích nhà xưởng phải mở rộng rất nhiều để đảm bảo có đủ chỗ chứa. Và kể cả mở rộng như vậy, tỉ lệ sản phẩm hỏng cũng rất cao do bị “dính lấm” từ tờ nọ sang tờ kia.
Một vấn đề nữa là chưa biết công nghệ tiên tiến như thế nào nhưng số lượng lao động phục vụ việc in tiền tại nhà máy đã tăng gấp rưỡi, từ 400 người trước đây tăng lên gần 600 người, chế độ làm việc từ 40 giờ/tuần tăng lên 48 giờ/tuần, thời gian làm thêm giờ cũng tăng cao trong khi lượng tiền in ra là tương đương nhau. Những yếu tố này, theo tôi nghĩ, cần phải xem xét khi đánh giá về chi phí và đầu tư đối với tiền polymer.
Ngoài ra sau khi phát hành một thời gian có nhiều ý kiến cho rằng đồng polymer có thể bị rách, mờ, nhoè, giòn.
2. Mục tiêu của việc phát hành đồng polymer
Tại Việt Nam, tình hình tiền giả cũng rất phức tạp, tiền giả được làm bằng các thiết bị, kỹ thuật sao chụp ngày càng tinh vi, như dùng máy in phun, photocopy màu, in ofset... và từ nước ngoài đưa vào Việt Nam qua đường biên giới. Ngay cả việc sử dụng các thiết bị thông dụng như đèn cực tím cũng khó khăn trong việc phát hiện tiền giả...
Việc phát hành những loại tiền mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng và khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đồng tiền. Hiện nay, tiền giả có xu hướng gia tăng với diễn biến phức tạp và thực sự trở thành vấn nạn trên toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao khả năng chống giả của đồng tiền. Mặt khác, thường xuyên thay đổi, bổ sung các mẫu tiền mới trong lưu thông cũng là một biện pháp chống giả hữu hiệu mà các nước đã áp dụng.
3. Ảnh hưỏng của việc phát hành polymer
Trong khoảng thời gian vừa qua trên thị trường trong nước tình hình giá vàng và giá USD trong nước có những sự biến động mạnh gây xôn xao dư luận và khó khăn cho Nhà nước trong việc điều chỉnh ổn định thị trường tiền tệ. Vậy nguyên nhân do đâu, có phải do NHNNVN phát hành tiền polymer mới mà gây ra?
Theo ông Lê Đức Thuý, thống đốc ngân hàng Việt nam có trả lời rằng, không có một cơ sở kinh tế nào để nói rằng việc phát hành tiền polymer năm ngoái là nguyên nhân gây biến động giá cả. Thực chất sự biến động giá là có nhưng là do tác động tâm lý nhất thời từ những kẻ đầu cơ vàng, làm giá vàng tăng đáng kể. Thực chất giá vàng và USD trong nước là phụ thuộc vào giá vàng và USD trên thị trường thế giới, trong thời gian vừa qua, tình hình Trung Đông- mỏ dầu của thế giới- gặp nhiều bất ổn về chính trị. Đó là nguyên nhân chính gây tác động đến lượng dầu cung cấp cho thị trường, gây tác động giá dầu tăng với tốc độ chóng mặt lên ngưỡng gần 150USD/thùng.
Ngoài ra, những biến động gía cả sau đó hoàn toàn nằm ngoài yếu tố tiền tệ như cúm gà, sự bất ổn định của giá cả, chính trị quốc tế đẩy chi phí đầu vào của sản xuất tăng lên, làm giá cả tăng lên.
4. Tiền polymer phải chăng có vấn đề
Chiều 7.10, anh Trần Ngọc Thúy Anh, công nhân cơ sở mộc Tiệp Mạnh Tư (ấp Nhị Tân 2, Tân Thới Nhì, Hóc Môn, TP.HCM), cho biết anh đang giữ một tờ tiền polymer 500.000 đồng có số xêri FI 03580178 “chẳng giống ai”.
Đối chiếu với các tờ tiền khác, anh Anh phát hiện mặt trước tờ tiền in hình Bác Hồ bị bạc màu, lem luốc. Chữ số 500.000 đồng bên phải góc trên cùng gần như không đọc ra. Những cánh sen (biểu tượng tòa sen) và đường vân được in “phá cách”, chạy tứ tung.
Đặc biệt, phía trên hình hoa sen xuất hiện một đường vân dài chạy ngoằn ngoèo cắt ngang biểu tượng in chìm “VN” (cũng bị lem màu). Tương tự, mặt sau của tờ tiền, màu mực in hình các khóm tre chỗ đậm, chỗ lợt.
Anh Phạm Duy Khương (ngụ tại nàh S2, Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp, TPHCM) có một tờ tiền polymer mệnh giá 500.000 gần như rách làm ba. Anh Khương cho biết, tờ tiền này khi bị vò nhẹ lần đầu tiên đã lập tức rách làm đôi. Khi bị thử vò lần nữa, tờ tiền tiếp tục rách. Tờ tiền trên được phát hành vào năm 2005, có đủ các yếu tố bảo an như in nổi, cửa sổ có dòng số 500.000, hoa văn... Anh Khương đã mang tờ tiền này đến một tiệm vàng nhờ soi thử, kết quả được tiệm vàng xác định là tiền thật. So sánh với tờ tiền cùng mệnh giá khác, tờ tiền này chẳng có điểm gì khác biệt, ngoại trừ việc nó giòn... như bánh tráng.
5. Tiền polymer - tiền kim loại bước chuyển mình của đồng tiền Việt Nam phục vụ cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá
Từ tháng 12/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành bổ sung vào lưu thông một số mệnh giá tiền trên chất liệu polymer và kim loại. Sau giai đoạn “hồ hởi” ban đầu, sự xuất hiện của những đồng tiền trên chất liệu mới đã gặp không ít khó khăn dù những lợi ích do chúng mang lại ở góc độ vĩ mô là khá rõ nét; Trong đó, sự trở lại của đồng tiền kim loại sau một thời gian dài vắng bóng càng khó khăn hơn và một thực tế là cho đến nay vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng không mặn mà với tiền loại. Như vậy, liệu sự ra đời của tiền polymer và tiền kim loại có thực sự hợp lý và cần thiết hay không? Những đồng tiền “hiện đại” này liệu có đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế-xã hội và đặc biệt là chúng tương thích như thế nào đối với công nghệ hiện đại ngày nay? Một lần nữa chúng ta hãy thử nhìn nhận lại vấn đề này một cách khách quan.
1. Tiền polymer:
Xuất phát từ một số đặc tính của tiền polymer trong bảo quản, sử dụng như: dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, dễ bị nhàu nếu bị vò, miết mạnh… đòi hỏi phải được sử dụng, bảo quản một cách thích hợp. Vì vậy, ở giai đoạn mới phát hành tiền polymer không đủ tiêu chuẩn lưu thông do nguyên nhân bảo quản tăng đột biến gây những tâm lý bất lợi cho công tác phát hành. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, những thói quen mới dần được hình thành, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông giảm đáng kể so với trước. Tại thành phố Hồ Chí Minh, sau hai năm phát hành tiền mới vào lưu thông, tỷ trọng tiền polymer không đủ tiêu chuẩn lưu thông chỉ chiếm khoảng 0,02% tổng doanh số thu tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước năm 2005 và 0,08% doanh thu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông. So sánh với tỷ trọng tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông năm 2003 là 12,9% so với doanh số thu tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước năm 2003. Ngoài ra chất lượng tiền sau hai năm đi vào lưu thông vẫn đảm bảo độ sạch đẹp hơn so với tiền cotton được lưu hành trong cùng thời gian. Đặc điểm này của tiền Polymer sẽ giúp giảm đáng kể chi phí phát hành dù chi phí in tiền Polymer có cao hơn so với tiền trên nền giấy cotton.
Tuy nhiên ưu thế nổi trội mà những tờ tiền in trên chất liệu polymer hiện đang thể hiện là khả năng chống giả của nó. Có thể nói, tiền giả là một vấn nạn hầu hết các quốc gia trên thế giới chứ không chỉ của riêng nước ta. Tuy nhiên, trước khi tiền polymer được phát hành thì tiền giả ở nước ta là một vấn đề bức xúc, diễn biến phức tạp với mức độ làm giả ngày càng tinh vi, gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích người dân và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của đất nước.
Đồng tiền polymer với những tính năng kỹ thuật vốn có của nó cho phép kết hợp hiệu quả công nghệ tiên tiến của chất liệu nền và kỹ thuật in tiền hiện đại để tạo nên những đồng tiền có độ bảo an cao, tăng khả năng chống giả cho đồng tiền Việt Nam. Mặc dù không lâu sau khi đồng tiền Polymer được đưa vào lưu thông thì đã xuất hiện những đồng tiền giả polymer. Chúng ta gọi đó là “tiền giả polymer” nhằm phân biệt về kỹ thuật, mức độ tinh vi của tiền giả dựa trên sự khác biệt cơ bản là giấy nền polymer. Đây là điểm khác biệt rất lớn so với “tiền polymer giả” là tiền giả được in trên giấy nền polymer - sẽ có điều kiện cơ bản để in giả với kỹ thuật cao. Thực chất những đồng tiền giả polymer xuất hiện trong lưu thông đến thời điểm hiện nay vẫn được in trên chất liệu giấy thông thường, vùng cửa sổ trong suốt được làm bằng cách khoét thủng hình hai cửa sổ, dùng màng mỏng nilon trong suốt dán lên. Ngay cả những tờ tiền được in trên chất liệu nylon thì mức độ tinh vi của tờ tiền giả cũng không cao nên rất dễ phát hiện, thậm chí bằng mắt thường, mà không cần dùng đến các thiết bị chuyên dụng. Vì vậy, mặc dù tiền giả polymer đã xuất hiện trong lưu thông từ khoảng 1 năm sau khi tiền polymer được phát hành nhưng số lượng tiền giả trong lưu thông mà hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước thu giữ được trong thời gian gần đây chỉ vào khoảng 40% so với lượng tiền giả trước đây và vẫn đang tiếp tục giảm đáng kể . Đây là một con số không nhỏ, mang lại những tác động tích cực cho nền kinh tế cũng như góp phần củng cố lòng tin của người dân vào đồng tiền của quốc gia. Tất nhiên đây là kết quả do sự kết hợp của nhiều yếu tố như sự nỗ lực của các cơ quan an ninh, quyết tâm ngăn chặn vấn nạn tiền giả của hệ thống ngân hàng … nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận đóng góp tích cực của những đồng tiền polymer nhờ vào khả năng chống giả của nó so với đồng tiền trên chất liệu cotton trước đây.
Hiệu quả của những đồng tiền polymer không dừng lại ở đó. Do giấy nền polymer có độ bền cơ học cao hơn hẳn so với giấy nền trên chất liệu cotton, lại không thấm nước và có lớp vec-ni in phủ bảo vệ nên tiền polymer bền, sạch , độ ẩm và độ nở sau khi sử dụng không cao như tiền cotton . Đây cũng là đặc điểm quan trọng giúp cho tiền polymer có thể thích ứng tốt với việc sử dụng các công nghệ hiện đại trong hoạt động ngân hàng. Ở nước ta, do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, thanh toán không dùng tiền mặt chưa hình thành thói quen trong các tầng lớp dân cư. Hoạt động thu chi tiền mặt với doanh số giao dịch quá lớn đã và đang tạo thành gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước, các doanh nghiệp và cả những người dân. Do đặc điểm của tiền cotton có độ hút ẩm cao, dễ mủn, dễ bẩn và nhàu nát nên để các máy giao dịch tự động (ATM) của hệ thống ngân hàng có thể hoạt động chính xác và hiệu quả phải mất rất nhiều công lao động cho quá trình tuyển lựa và phân loại tiền. Đặc điểm này của đồng tiền cotton cũng không cho phép chúng ta ứng dụng các thiết bị hiện đại trong công tác kiểm đếm, phân loại tiền với một “nền kinh tế tiền mặt” quá lớn như hiện nay (Mặc dù trong các năm gần đây tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đã nâng lên đáng kể từ 78% so với tổng số thanh toán chung qua Ngân hàng; hiện nay con số này là 87%). Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây khó khăn cho Ngân hàng Nhà Nước trong thực hiện chủ trương chuẩn hoá và làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông khi sử dụng đồng tiền trên nền giấy cotton.
Với sự ra đời của tiền polymer chúng ta đã có những bước đi thích hợp để việc ứng dụng các thiết bị hiện đại trong giao dịch tiền mặt nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả kiểm đếm, phân loại tiền cũng như giảm chi phí cho các giao dịch tự động qua máy ATM. Cùng với những biện pháp hữu hiệu để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, bước đi này cũng đã tạo được những tiền đề cho phép chúng ta nghĩ đến việc hình thànhcác công ty xử lý, vận chuyển tiền. Đây là những công ty chuyên nhận tiền mặt chưa qua xử lý của các ngân hàng thương mại thu từ lưu thông để phân loại tiền đủ và không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của ngân hàng Nhà Nước đồng thời thực hiện dịch vụ vận chuyển tiền mặt cho hệ thống ngân hàng. Với sự hình thành của những công ty này cho phép chúng ta chuẩn hoá chất lượng tiền từ hệ thống ngân hàng đi ra lưu thông vốn rất khó thực hiện trong điều kiện từng ngân hàng thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ riêng lẻ như hiện nay. Đồng thời, qua đó cũng tiết giảm được chi phí vận chuyển tiền mặt do giảm chi phí bảo an trong vận chuyển so với chi phí bảo an khi từng ngân hàng thực hiện công tác vận chuyển riêng lẻ và nhất là có thể chuyển một khối lượng khá lớn hoạt động kho quỹ thuộc trách nhiệm của Ngân hàng Nhà Nước sang lĩnh vực dịch vụ công để Ngân hàng Nhà nước tập trung thực hiện vai trò quản lý nhà nước của Ngân hàng trung ương. Đây cũng là xu hướng chung của hoạt động ngân quỹ phù hợp với xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng trong tiến trình hội nhập.
Như vậy, có thể nói rằng mặt dù đồng tiền Việt Nam trên nền giấy polymer có những yêu cầu riêng cần được đáp ứng khi bảo quản và sử dụng nhưng so với những lợi ích mà chúng mang lại cho từng người dân sử dụng đồng tiền cũng như cho toàn bộ nền kinh tế là rất rõ nét . Với những ưu thế đó, đồng tiền polymer đang dần có được lòng tin của người dân, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá và từng bước tham gia vào quá trình hiện đại hoá ngành ngân hàng .
2. Tiền kim loại:
Không như tiền polymer công tác phát hành chỉ gặp khó khăn trong một thời gian ngắn ở giai đoạn đầu. Những nguyên nhân được đưa ra để từ chối sử dụng tiền kim loại như : tiền kim loại nặng, dễ rơi mất, khó bảo quản hơn tiền cotton cùng mệnh giá; nhiều trường hợp trẻ nhỏ gặp sự cố đáng tiếc do nuốt phải tiền kim loại… Những hạn chế nêu trên của tiền kim loại là một thực tế và chúng ta cảm thông với cảm nhận của người dân khi những hạn chế này mâu thuẫn với thói quen tiêu dùng và bảo quản tiền đã được hình thành lâu dài trong lưu thông; Tuy đây không phải là lần đầu tiên tiền kim loại xuất hiện trong lưu thông ở nước ta nhưng sự vắng mặt quá lâu của nó đã làm người dân mất đi thói quen sử dụng trong khi việc hình thành một thói quen mới luôn cần có thời gian.
Mặc dù có những hạn chế về mặt tâm lý người sử dụng gây khó khăn không nhỏ cho công tác phát hành tiền kim loại hiện nay, song chúng ta cũng cần khẳng định một thực tế là tiền kim loại cũng có rất nhiều ưu thế như: sạch hơn, bền hơn và do vậy tiết kiệm được nhiều chi phí phát hành hơn so với tiền cotton. Ngoài ra tiền kim loại cũng phù hợp với việc sử dụng các máy bán hàng tự động là loại hình dịch vụ thuận tiện đã và đang trở thành một kênh bán hàng hiệu quả trong hệ thống bán lẻ trên thế giới. Như vậy so với một số hạn chế trong sử dụng tiền kim loại như đã nêu thì những lợi ích mà tiền kim loại mang đến lớn hơn rất nhiều. Đây cũng là lý do ngày nay tiền kim loại vẫn được sử dụng rộng khắp trên thế giới ngay cả ở những nước phát triển hiện đại. Do đó, chúng ta có thể khẳng định rằng chủ trương phát hành tiền kim loại vào lưu thông là một chủ trương đúng đắn, đem lại nhiều hiệu quả thiết thực về mặt vĩ mô trong đó quan trọng nhất là tạo ra điều kiện tiền đề để tiến hành tự động hoá các dịch vụ công cộng_ một nội dung không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Vấn đề còn lại là chúng ta làm thế nào để tái tạo thói quen sử dụng tiền kim loại, trong nhân dân. Điều này, theo tôi cần có những biện pháp khác nhau theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn đầu phát hành tiền: Kinh nghiệm phát hành tiền kim loại của nhiều nước trên thế giới cho thấy việc phát hành tiền kim loại trong giai đoạn đầu thường không thuận lợi , nhất là trong trường hợp cả tiền giấy và tiền kim loại cùng mệnh giá song song lưu hành. Do vậy ở giai đoạn này cần có nhiều biện pháp thông tin, tuyên truyền thực sự có hiệu quả để tác động, làm thay đổi dần tư duy và thói quen sử dụng của người dân. Nhà quản lý cần chú ý đến hiệu ứng lan truyền trong sử dụng các biện pháp tuyên truyền sử dụng tiền kim loại : Nếu chúng ta tạo ra được những hiệu ứng tích cực ngay từ đầu thì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho công tác phát hành tiền kim loại về lâu dài. Ngược lại, nếu có nhiều người, nhiều địa phương sử dụng tiền kim loại nhưng có một số người, một vài địa phương từ chối sử dụng tiền kim loại sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực do mức độ sử dụng tiền kim loại trong xã hội trở nên bấp bênh hơn. Do vậy, trong giai đoạn này việc sử dụng những biện pháp hành chính phù hợp là cần thiết và có thể mang lại những hiệu quả nhất định. Ở đây có thể đề cập đến vai trò của các ngân hàng thương mại và các cán bộ, công chức ngành Ngân hàng trong việc gương mẫu chấp hành và tham gia tuyên truyền chính sách.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn đầu công tác phát hành tiền kim loại cũng đã gặp không ít khó khăn. Nhưng thực tế phát sinh cho thấy sự đồng thuận trong thực hiện chi tiền kim loại vào lưu thông và tích cực vận động người dân sử dụng tiền kim loại của các ngân hàng thương mại luôn tỷ lệ thuận với doanh số chi tiền kim loại của địa bàn ở từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, việc nắm bắt quy luật vận động của tiền mệnh giá nhỏ, tìm “lối ra” hợp lý để tiền kim loại có thể nhanh chóng đi vào lưu thông, đến những nơi thật sự có nhu cầu cũng là một vấn đề quan trọng mà nếu thực hiện tốt sẽ tránh được tình trạng “ép chi” đơn thuần khiến cho các đơn vị tìm cách “đối phó” gây ra tình trạng tiền kim loại không thực sự được chi ra lưu thông mà nhanh chóng quay trở về hệ thống ngân hàng.
Thời gian qua, việc tiêu thụ tiền kim loại tại địa bàn TP.HCM được thực hiện tương đối tốt, doanh số chi tiền kim loại vào lưu thông không ngừng tăng lên với tốc độ ngày càng cao: từ khi phát hành ( tháng 12/2003) đến cuối năm 2005, địa bàn TP.HCM đã chi vào lưu thông 311 tỷ đồng tiền kim loại. Nếu tính từ khi phát hành đến nay, khối lượng tiền kim loại được chi vào lưu thông của địa bàn TP.HCM là 440 tỷ đồng với tổng số lượng là 251 triệu miếng.
Một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần mang lại kết quả trên là nhờ vào việc địa bàn đã vận dụng tốt hai vấn đề đã nêu về công tác tuyên truyền tạo nên sự đồng thuận trong thực hiện chính sách và vận dụng quy luật lưu thông của tiền mệnh giá nhỏ.Chính nhờ vào kết quả này mà hiện nay, việc tiêu thụ và sử dụng tiền kim loại tại địa bàn TP.HCM rất thuận lợi, kể cả ở khu vực ngoại thành của thành phố. Đây là những tính hiệu rất tốt cho phép chúng ta chuyển công tác phát hành tiền kim loại của địa bàn TP.HCM sang một giai đoạn mới tích cực hơn.
- Giai đoạn phát triển hiệu quả của công tác phát hành tiền kim loại: Như đã nêu trên đây, một trong những lợi ích quan trọng của việc sử dụng tiền kim loại là khả năng ứng dụng để phát triển các dịch vụ công cộng tự động hoá mà trước hết là các máy bán hàng tự động. Trên góc độ của các nhà đầu tư, các máy bán hàng tự động sẽ được đầu tư và lắp đặt nếu người tiêu dùng chấp nhận sử dụng tiền kim loại và một bộ phận khách hàng tiềm năng sẽ mua hàng từ các máy bán hàng tự động. Trong giai đoạn này, những tác động và chính sách hỗ trợ nhất định của Nhà Nước là cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển các dịch vụ tự động sử dụng tiền kim loại để đến lượt nó lại tạo ra những tác động tích cực trở lại đối với công tác phát hành và hình thành những thói quen mới trong đời sống công nghiệp hiện đại .
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tiền kim loại đã được sử dụng một cách phổ biến, nguồn tiền cung cấp cho lưu thông trên thị trường khá ổn định và thuận lợi. Đây là những cơ sở để các máy bán hàng tự động có thể được triển khai thuận lợi tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 14/7/2005, tại TP.HCM đã tổ chức buổi toạ đàm “Phát triển dịch vụ bán hàng tự động sử dụng tiền kim loại” với sự tham dự của một số tổ chức tín dụng và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ sử dụng tiền kim loại. Qua ý kiến của các đại biểu tham dự toạ đàm cho thấy lĩnh vực kinh doanh máy bán hàng tự động được đánh giá là một thị trường có nhiều tiềm năng tại Việt nam, trong đó địa bàn TP.HCM là một trong những địa bàn có nhiều thế mạnh. Chủ trương phát triển máy bán hàng tự động trên địa bàn thành phố cũng đã được sự đồng thuận và có những hỗ trợ nhất định của chính quyền, của các cơ quan chức năng về địa điểm đặt máy, về thực hiện công tác tuyên truyền, quảng cáo…
Vấn đề còn lại hiện nay để các máy bán hàng tự động triển khai thành công là việc lựa chọn loại mặt hàng kinh doanh và địa điểm đặt máy phù hợp. Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh máy bán hàng tự động cũng cần tiếp tục nghiên cứu phát triển sản xuất các loại máy trong nước nhằm hạn chế nhập khẩu, hạ giá thành của máy đồng thời đa dạng hoá các tính năng để các máy bán hàng tự động có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Trên thực tế, do giá thành của các máy bán hàng tự động nhập ngoại, đa tính năng còn khá cao nên các máy bán hàng tự động hiện được đưa vào kinh doanh chưa đa dạng được mặt hàng . Đến nay tại địa bàn TP.HCM công ty SPT (Saigon Postel) đã lắp đặt được 40 máy điện thoại công cộng, Cty cổ phần nước giải khát TRIBECO lắp đặt được trên 100 máy bán nước giải khát tự động sử dụng tiền kim loại; cả hai đơn vị đều có kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp khác đang trong giai đoạn thử nghiệm, thăm dò thị trường.
Nhìn chung đến thời điểm hiện tại số lượng máy bán hàng tự động đã triển khai vẫn chưa gây được những hiệu ứng cần thiết để đẩy nhanh xu hướng sử dụng dịch vụ tự động trên địa bàn nhưng dự báo trong năm 2006 và những năm kế tiếp các dịch vụ tự động sử dụng tiền kim loại sẽ ngày càng phát triển nhanh và dần trở thành một thói quen mới trong đời sống người dân không chỉ trên địa bàn TP.HCM.
Kết luận:
Dù có những khó khăn bước đầu trong công tác phát hành, nhưng thực sự chủ trương phát hành tiền polymer và tiền kim loại là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Với những ưu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37337.doc