Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam

 MỤC LỤC 1

 LỜI NÓI ĐẦU 2

CHƯƠNG I - CƠ CẤU NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3

I.1. Chủ thể nền kinh tế thế giới 3

I.2. Quan hệ kinh tế quốc tế trong nền kinh tế thế giới 7

CHƯƠNG II - NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THẾ

 GIỚI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 9

II.1.Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển nhanh như vũ bão tác động vào mọi mặt nền kinh tế thế giới - Thúc đẩy sự thống nhất của nền kinh tế toàn cầu. 9

II.2. Quá trình quốc tế hoá (quy mô, tốc độ, mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá). 10

II.3. Nền kinh tế thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. 13

II.4. Châu Á - Thái Bình Dương sự ra đời của một trật tự thế giới mới 14

CHƯƠNG III - NHỮNG XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI ẢNH

 HƯỞNG TỚI VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VÀ

 ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 17

III.1/ Tác động tới chính sách thương mại quốc tế. 17

III.2/ Tác động tới chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam 22

III.3/ Một số gợi ý trong việc hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế trong tình hình mới hiện nay. 24

 KẾT LUẬN 30

 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 5590 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề trên. Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển là cùng với nó có nhiều vấn đề khác cần được giải quyết như môi trường, dân số,... mà xét trên góc độ kinh tế cũng là những vấn đề liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới. II.2. Quá trình quốc tế hoá (quy mô, tốc độ, mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá). Có thể nói, bản thân nội tại “ngôi làng kinh tế” mà chúng ta đang sống biến đổi không ngừng với quy mô từ nhỏ đến lớn và tác động đến mọi mặt đời sống Kinh tế - Chính trị - Văn hoá,... của các cá thể sống trong đó. Quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế Thế giới ngày nay diễn ra rất nhanh, mạnh và trở thành phổ biến. Tác động của nó ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế và đã gây ra những phản ứng thuận, nghịch khác nhau đối với từng khu vực, từng quốc gia. Một câu hỏi của dư luận quốc tế đặt ra là: Tại sao lại xuất hiện xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế trên thế giới ? và điều đặc biệt là ngoài quan hệ chặt chẽ về kinh tế trước đây giữa Bắc - Bắc (các nước phương Tây giàu có) ngày nay có quan hệ giữa Bắc - Nam (các nước giàu và các nước nghèo) lại trở nên sôi động mạnh mẽ đến như vậy. Để trả lời những câu hỏi này ta phải xét đến một phần của một xu thế mới - Xu thế dung hoà lợi ích. Ngày nay, mỗi nước đều phải tự bảo vệ lợi ích quốc gia và dân tộc mình. Muốn có một nền an ninh tốt và vững mạnh để bảo vệ lợi ích của mình thì cần phải có một nền kinh tế phát triển, mà muốn có điều kiện để phát triển và gìn giữ một nền kinh tế hùng mạnh thì tất yếu cần có một nền an ninh ổn định cả trên khu vực lẫn trên thế giới. Do vậy, mối quan hệ biện chứng này liên quan chặt chẽ, bổ xung lẫn nhau. Vào thế kỷ XX này, chiến tranh nóng và chiến tranh lạnh đã làm hao tổn lớn đến nền kinh tế toàn cầu, nó đã làm chậm tiến trình phát triển nền kinh tế thế giới và tàn dư của nó vẫn còn là hiểm họa cho nhân loại hiện nay và trong tương lai. Ngày nay, nhắc đến chiến tranh xung đột, đổ máu thì không một quốc gia nào là không ngao ngán mặc dù vẫn còn tiềm ẩn một vài điểm nóng cục bộ tại một số khu vực. Xu thế mới của thời đại ngày nay là loại trừ chiến tranh nóng nhưng lại nổi lên một cuộc chiến tranh mới - Chiến tranh kinh tế - với sự cạnh tranh và hợp tác mạnh mẽ mang tính liên quốc gia, tính liên khu vực và tính toàn cầu. Cạnh tranh quốc tế càng gay gắt càng đòi hỏi các quốc gia phải tự bảo vệ mình. Nhưng mặt khác, loài người cũng có nhiều lợi ích chung vượt trên tầm quốc gia như vấn đề môi trường,... và hơn thế nữa, lợi ích của một nước phải thông qua sự phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhiều nước mới có thể đạt được. Bởi vậy, phối hợp thế nào giữa lợi ích một nước với lợi ích của nước khác và lợi ích toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn của cộng đồng quốc tế. Trong quá trình đối lập - thống nhất giữa va chạm và phối hợp - điều chỉnh lợi ích cũng là một xu thế lớn của thế giới ngày nay. Xung đột tất có giới hạn nhất định. Thông qua dung hoà lợi ích, các cuộc xung đột sẽ dịu dần. Tuy vậy, mâu thuẫn giữa các nước Đông - Tây sẽ tiếp tục tồn tại nhưng ở trên bình diện khác - mâu thuẫn trong cạnh tranh kinh tế. Cùng với việc kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh “Cold war“ mâu thuẫn Tây - Tây lại tăng lên. Những cuộc tranh cãi gay gắt đã liên tục nổ ra giữa EU (Liên hiệp Châu  u) - Mỹ - Nhật Bản; giữa Mỹ - Nhật Bản trên các vấn đề về phê chuẩn ra nhập thị trường buôn bán nông sản phẩm, trợ giá xuất khẩu,... song những cuộc tranh cãi này có giới hạn. Nền kinh tế các nước trên đã ở vào tình thế “trong tôi có anh, trong anh có tôi “, dựa vào nhau, không bên nào rời được bên nào. Thông qua phối hợp “lợi ích“ để cuối cùng đi đến dung hoà, không đến mức tan vỡ. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều tín hiệu của một mối quan hệ ổn định giữa các cường quốc là: Mỗi quốc gia đều cố gắng đặt mối quan hệ với các quốc gia khác dưới nhiều hình thái và điều khoản khác nhau, tháng 7/1997 Thủ tướng Hashimoto bày tỏ một khái niệm "Quan hệ ngoại giao Âu - á“ và đưa ra ba nguyên tắc cho mối quan hệ Nga - Nhật là " Tin tưởng lẫn nhau, lợi ích tương hỗ và hướng tới tương lai". Tháng 9/1997 tại Trung Quốc, Thủ tướng Hashimoto đã khởi xướng bốn nguyên tắc "Hiểu biết lẫn nhau, tăng cường đối thoại, mở rộng hợp tác và tạo dựng một trật tự chung" với Trung Quốc. Trong một cuộc viếng thăm Mỹ tháng 10/1997, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đưa ra nguyên tắc "Tăng cường hiểu biết, mở rộng các lợi ích chung, phát triển hợp tác và làm việc vì một tương lai chung"... Mâu thuẫn giữa Nam - Bắc đã có từ lâu, sau chiến tranh lạnh vị trí các nước đang phát triển tương đối giảm, khoảng cách kinh tế Nam - Bắc tiếp tục tăng lên. Những cuộc đấu tranh kiểm soát và chống kiểm soát, bóc lột và chống bóc lột giữa Nam - Bắc vẫn còn tồn tại lâu dài. Kinh tế toàn cầu hoá mang lại lợi ích và cũng đem lại rủi do cho một quốc gia. Để tránh mọi rủi do trong khi mở cửa nền kinh tế của mình ra bên ngoài, các nước cũng tăng cường các biện pháp tự bảo vệ mình và càng tích cực thiết lập, phát triển các tập đoàn kinh tế khu vực theo quan hệ địa lý. Vai trò của cơ chế tập đoàn hoá kinh tế này là điều tiết quan hệ nội bộ tập đoàn, ưu đãi lẫn nhau và cùng có lợi, hai là cùng đối phó với cuộc cạnh tranh bên ngoài để thực hiện bảo hộ khu vực. Ví dụ : EEC (cộng đồng kinh tế Châu âu) đã trở thành một tập đoàn khu vực hùng mạnh, rộng 2,36 triệu Km2, với tổng số dân 346 triệu, giá trị tổng sản phẩm quốc dân khoảng 7.000 tỷ USD. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA- Nouth American Free Trade Area) do Mỹ - Canada - Mêhicô đóng vai trò chính cũng bắt đầu vận hành từ năm 1994. Khu vực Châu á - Thái Bình Dương vươn lên nhanh tuy khó thực hiện nhất thể hoá kinh tế toàn khu vực nhưng hợp tác khu vực nhỏ đã phát triển nhanh như việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Namá - ASEAN (Association of Southeast Asian Nations), Diễn đàn kinh tế Châu á - Thái Bình Dương- APEC (Asia Pacific Economic Conference) đã thúc đẩy kinh tế phát triển trao đổi, hợp tác và cạnh tranh trong toàn khu vực. Trong xu hướng quốc tế hoá ngày nay, kinh tế - thương mại trở thành lĩnh vực quan trọng nhất, tiêu điểm tập chung vào hiệp định chung thuế quan và thương mại (GATT) và bây giờ được thay thế bằng WTO (Tổ chức thương mại thế giới). Ngoài ra, còn có tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF (International Moneytary Funds) và Ngân hàng thế giới - WB - (World Bank). Đây là 3 trụ cột lớn điều hoà quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế. Có thể nói, xu hướng quốc tế hoá toàn cầu đã trở thành phổ biến. Mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế, mọi khu vực kinh tế đều có xu hướng mở cửa để giao lưu, hợp tác trong cạnh tranh để cùng nhau phát triển. Như vậy, các quốc gia vì có cùng mục đích chung là phát triển kinh tế cho nên mới có sự song trùng lợi ích lẫn nhau, tiến tới xu thế toàn cầu và khu vực hoá. Với một quốc gia coi nền kinh tế là hàng đầu thì đối với họ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc là trên hết. Mọi hành động của một quốc gia đều xoay quanh việc bảo vệ lợi ích của mình. Như một câu nói của Bộ trưởng ngoại giao áo - Mettenic “Không có bạn bè nào là vĩnh viễn, không có đồng minh nào là vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích là vĩnh viễn “(2). II.3. Nền kinh tế thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. Từ thế kỷ thứ XVIII, tương lai kinh tế của một quốc gia liên quan hết sức chặt chẽ tới khả năng vũ trang và sự lựa chọn đồng minh. Sự năng động của một quốc gia là chìa khoá để giải quyết tất cả các vấn đề trên, sự được thua về kinh tế là sự được thua của một quốc gia: Buôn bán tay ba, tính hám lợi, bao vây kinh tế của chiến tranh Napoleon. Các cuộc tranh chấp kinh tế thường được giải quyết bằng biện pháp quân sự. Ví như nước Anh đã trở thành cường quốc thương mại đầu tiên trên thế giới nhờ sức mạnh bất khả xâm phạm của Hạm đội Hải quân. Sự tương quan giữa quyền lực kinh tế và sức mạnh quân sự đã trở nên bị lu mờ khi chủ nghĩa tự do kinh tế ra đời. Sự xuất hiện của Chủ nghĩa tư bản làm mất đi ý nghĩa của cuộc tranh luận về tương quan lực lượng kinh tế giữa các quốc gia. Từ nửa sau thế kỷ XX, các nước phát triển đã hầu như không phải dùng đến giải pháp quân sự để bảo vệ quyền lợi kinh tế của mình. Ngày nay, phần lớn các quốc gia phụ thuộc vào nước ngoài để bổ xung nguồn cung ứng nguyên liệu và lương thực, thực phẩm sống còn khác. Những thoả thuận của GATT: Xem xét lại các hàng rào thuế quan,... là những danh giới kinh tế của một nước, nó kìm hãm và là trở ngại cho sự phát triển thương mại quốc tế. Những thách thức chiến lược chủ yếu lâu dài đã dịch chuyển từ bàn cờ địa lý chính trị sang bàn cờ địa lý kinh tế. Ranh giới về kinh tế giữa các quốc gia xét về tổng thể mà nói đã bị mờ nhạt. Nhiều quan hệ mới về kinh tế nổi lên giữa các nước: Bắc - Nam, Nam - Nam, Bắc - Bắc đan xen chặt chẽ với nhau tạo thành tổng thể của nền kinh tế thế giới. Mọi tranh chấp về lợi ích đều được hoá giải bằng “thương lượng kinh tế“. Lịch sử ngoại giao 1979 đến nay - Học viện QHQT - Liên minh tứ cường - Sách đã dẫn Liên hợp quốc (UN) cùng với các tổ chức kinh tế, tài chính khác như IMF, WB, G8 (Câu lạc bộ những nước công nghiệp phát triển), London club, Paris club,... đã đứng ra làm người “giúp đỡ“ trực tiếp hay gián tiếp tác động đến mọi nền kinh tế của các nước để hướng các quốc gia này về một kiểu kinh tế thị trường toàn cầu nhằm phục vụ lợi ích cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Các quan hệ kinh tế nổi cộm lên vẫn là quan hệ giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển vốn có công nghệ và kinh nghiệm quản lý còn các nước đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh,... Quan hệ này bổ xung cho nhau tạo nên một môi trường kinh tế thế giới mới. II.4. Châu á - Thái Bình Dương sự ra đời của một trật tự thế giới mới: Vòng cung Châu á - Thái Bình Dương vào cuối thế kỷ XX này được nhắc đến rất nhiều không phải vì cái tên mang tính địa lý học, mà là do trong bản thân nó (khu vực này ) bao bọc nhiều nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, năng động. Chính “vòng cung“ này đã tạo ra một trật tự kinh tế thế giới mới, ngoài những nguyên nhân chủ quan trong nội tại đó là: - Sức mạnh kinh tế tiềm ẩn. - Sự sụp đổ Chủ Nghĩa Xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. - Cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông. Đây chính là ba điểm quan trọng tạo nên một trật tự thế giới mới đặc biệt là về kinh tế. Vùng bờ biển Châu á - Thái Bình Dương được bao quanh bởi 4 trung tâm kinh tế thế giới: Tokyo - Thượng Hải - Hồng Kông - Singapore. Các trung tâm này đã vượt qua được sự thống trị của Atlantic (Đại Tây Dương) với nền văn hoá công nghiệp của New York - Paris - London. Năm trăm năm trước, nền kinh tế thế giới đã chuyển từ Địa Trung Hải sang Atlantic và ngày nay, trung tâm này đang chuyển từ Atlantic sang Thái Bình Dương. Trên thực tế, vấn đề này đã được giải thích, nền kinh tế Atlantic: Mỹ và EU đang tụt hậu về tốc độ phát triển kinh tế. Một Châu Âu già cỗi đang tự lôi cuốn mình với thị trường chung Châu Âu và bản thân nước Mỹ cũng đang bận tâm tới Châu Âu - tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô, mở rộng NATO,... Những hoạt động kinh tế thực sự đã chuyển sang vùng Châu á - Thái Bình Dương - một khu vực phát triển nhanh - với khả năng chi tiêu lớn, sự lan truyền công nghệ mới, sự lớn mạnh về vốn tích tụ và sự gia tăng buôn bán nội khu vực đã đạt đến mức tới hạn của sự tăng trưởng kinh tế tự lực và ảnh hưởng ra bên ngoài. Châu á với thị trường sản xuất bùng nổ nhanh tróng mạnh mẽ đã kéo theo khu vực tiêu dùng của nó mặc dù mới chỉ hé mở so với Mỹ và Châu Âu. Ví dụ: Nhu cầu tiêu thụ sắt của Châu á (Trừ Nhật) đã lớn hơn cả Mỹ và EC. Nhu cầu chất bán dẫn của Châu á lớn hơn EU, vận tải container và đường hàng không của Châu á lớn hơn Mỹ lẫn EC. Một trong những yếu tố để đạt được mức tới hạn cho sự phát triển trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương là sự tăng trưởng của khối lượng vốn trong vùng. Mỹ và sau là Châu Âu chính là động lực cho sự tăng trưởng đó. Bởi vì họ cung cấp thị trường cho xuất khẩu từ Châu á và họ cũng là người cung cấp phần lớn vốn và công nghệ cho các nước ở khu vực này trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Ngày nay, các nước Châu á - Thái Bình Dương đang nắm lấy vai trò mới trong cộng đồng thế giới, với con số ước tính khoảng 2 tỉ dân, chiếm 40% GNP toàn thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng cộng thêm vào đó là một nền văn minh xưa rực rỡ của nhân loại, Châu á - Thái Bình Dương rất xứng đáng là trung tâm kinh tế thế giới trong giai đoạn tới. Theo tính toán của các nhà kinh tế học John Naisbitt thì: Tổng sản phẩm của Châu á cộng với Nhật Bản vượt Bắc Mỹ năm 1996 và nếu không kể Nhật Bản thì Châu á sẽ vượt Bắc Mỹ vào năm 2018 và EEC (Cộng đồng kinh tế Âu Châu) vào năm 2022. Thêm vào đó, Châu á (trừ Nhật) sẽ chiếm 57% nền kinh tế thế giới vào năm 2050; 24 nước OECD (Tổ chức kinh tế các nước phát triển) gồm có cả Mỹ, Nhật và hầu hết các nước Châu Âu, sẽ chỉ chiếm 15%. So sánh với năm 1990 các nước OECD chiếm 75% kinh tế thế giới trong khi các nước Châu á chỉ chiếm 9%. Nguồn tạp chí tài chính số 10 (396) - 1997 Bài nghịch lý toàn cầu “Châu Âu còn phải đi những bước dài” John Naisbitt. Liệu trong vòng 60 năm (Từ 1990 đến 2050) các nước Châu á có thể khẳng định được vị trí và vai trò nền kinh tế của mình như trên đề cập hay không ? Trên khía cạnh kinh tế, Châu á đã nhận biết được vai trò mới lớn hơn và quan trọng hơn của mình trong nền kinh tế thế giới. Các nước còn lại cũng đã nhận biết được vai trò tiềm ẩn của Châu á. Nhưng có một tiềm năng rất lớn, một cơ hôi rất lớn cho Châu á tham gia vào trật tự thế giới mới, giành quyền lãnh đạo kinh tế. Từ Chilê đến Trung Quốc, giới quan sát đều chăm chú theo dõi sự phát triển của Châu á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ. Chương III những Xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách thương mại và đầu tư quốc tế của việt nam Cục diện thế giới đang thay đổi nhanh chóng và sâu sắc trên nhiều mặt. Một trật tự thế giới mới đang từng bước được hình thành theo hướng tạo nên sự cân bằng mới về lực giữa các cuốc gia, trước hết là các trung tâm và các quốc gia lớn. Chính những xu hướng vận động biến đổi này đã tác động tới nền kinh tế chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. III.1/ Tác động tới chính sách thương mại quốc tế. Sau khi khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như: IMF, WB, ADB, từ ngày 25/7/1995, Việt Nam đã chính thức ra nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), từ ngày 1/1/1995 đã bắt đầu thi hành nghĩa vụ thành viên theo chương trình CEPT để thực hiện AFTA,... Tháng 12/1994 Việt Nam gửi đơn xin ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đã gửi tới “Bị vọng lục “ giới thiệu chính sách thương mại Việt Nam, 3/1996 Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên sáng lập diễn đàn hợp tác á - Âu (ASEM) và đặc biệt vào ngày 14/11/1998 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC). Ngoài ra, chúng ta đang trong quá trình đàm phán hiệp định thương mại Việt - Mỹ với những điều kiện và nguyên tắc cơ sở WTO . Như vậy, trong thời gian qua Việt Nam đã thực sự tham gia vào “Vòng quay “ của xu hướng quốc tế hóa điều này đã tác động tới chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam . Một là: Để đạt được mục tiêu mở rộng thị trường nước ngoài theo xu thế từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi Việt Nam cần cải thiện hơn nữa hệ thống thuế quan vì hiện tại hệ thống thuế quan của Việt Nam còn khá phức tạp và chưa hoàn toàn phù hợp với các thông lệ quốc tế. Bảng 1. Mức thuế bình quân của một số nhóm hàng nhập khẩu chính vào thị trường Việt Nam ôtô, xe máy 55% Rượu 60% Bia 50% Xăng dầu 55% Máy điều hoà, tủ lạnh 40% Dụng cụ điện trong gia đình 30% Xi măng 5% Nhựa, giấy, cao su 30% Sắt thép 10% Tuy hệ thống thuế đã được đơn giản hoá và mức thuế trần đối với các mặt hàng nhập khẩu chính đã giảm từ 200% xuống còn 60%. Số mặt hàng chịu thuế 0 - 5% chiếm 53,1% tổng số mặt hàng nhập khẩu. Và chỉ có 0,78% số mặt hàng chịu thuế xuất trên 60%. Tuy nhiên cần lưu ý là xét về giá trị nhập khẩu thì phần lớn là các hàng hoá chịu thuế xuất cao. Mức thuế bình quân gia quyền của 9 mặt hàng chủ yếu như nêu ở trên là 33,5%,... Mặc dù đã có những cải cách đáng kể trong thời gian qua, hệ thống thuế quan Việt Nam còn khá phức tạp và hoàn toàn chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế. Thứ nhất là thuế xuất dàn trải quá rộng và có quá nhiều mức thuế (150 mức),...Vì vậy, hệ thống thuế quan Việt Nam cần tiếp tục sửa đổi theo hướng đơn giản hơn, rõ ràng hơn. Hai là: Trong xu hướng quốc tế hoá sản xuất diễn ra ngày một nhanh chóng như hiện nay đã tác động tới chính sách sản phẩm đòi hỏi phải có những nhìn nhận mới. Chúng ta phải có những sửa đổi bổ sung để tạo ra được những chính sách sản phẩm phải vừa tận dụng được những “kẽ hở“ của thị trường khu vực và thị trường thế giới vừa phải nhằm vào lĩnh vực có khả năng cạnh tranh lớn nhất. Kinh nghiệm của các nước NICs và các nền kinh tế phát triển năng động như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thailand,... là ví dụ sinh động cho nhận định này. Ba là: Trong những năm của thập kỷ 80, Liên Xô cũ và Đông Âu vẫn là bạn hàng chính của Việt Nam chiếm phần lớn trong tổng kim nghạch xuất - nhập khẩu, nhưng đến 1991, thị trường Châu á chiếm 80% tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam, thì năm 1994 còn 75,8% và năm 1997 chỉ còn chiếm 67,7%. Riêng thị trường Đông Bắc á chiếm 50% tổng kim nghạch vào năm 1995, và năm 1997 giảm xuống còn 44,0%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt Tây Bắc Âu, thị trường Liên bang Nga và các nước Đông Âu có dấu hiệu phục hồi. Nếu năm 1991, thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng 9,79% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam thì đến năm 1994 đã tăng lên gấp 2 lần, đạt tỷ trọng 17,16% và năm 1997 tiếp tục tăng lên 21,5%.Châu Mỹ, mà đặc biệt là Hoa Kỳ, là một hướng mới trong phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nếu năm 1991, Châu Mỹ mới chỉ chiếm tỷ trọng 0,16% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 1994 đã tăng lên 2,76% và năm 1997 chiếm tới 4,48%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đang được mở rộng đáng kể sang Châu úc hay Châu Đại Dương - mà đặc biệt là Ôxtrâylia. Năm1991, thị trường này mới chiếm tỷ trọng 0,96% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 1997 đã tăng lên 2,78% (xem bảng 2): Bảng 2 : Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 1997 (tính bằng % của tổng số) (4) Các khu vực thị trường / Năm 1991 1994 1995 1996 1997 - Châu á 79,94 75,80 72,40 69,6 67,7 + Đông Bắc á 50,0 49,0 44,0 + Đông Nam á 21,0 19,0 22,0 + Nam á và Trung Đông 1,40 1,60 1,70 - Châu Âu 9,79 17,17 17,80 16,80 21,50 + Tây Bắc Âu 15,0 13,0 19,0 + SNG và Đông Âu 2,80 3,80 2,5 + Liên Bang Nga 8,67 1,04 2,36 1,37 - Châu úc 0,96 1,07 1,04 0,82 2,78 - Châu Phi 0,68 0,56 0,70 0,70 0,80 - Châu Mỹ 0,16 2,76 4,33 4,22 4,48 + Bắc Mỹ 0,16 2,59 3,40 Nguồn do vụ Kế hoạch - Thống kê Bộ thương mại tổng hợp biên soạn Hà Nội Tháng 12/1997. 3,70 3,80 + Mỹ Latinh 0,17 0,93 0,52 0,68 + Hoa Kỳ 3,10 3,43 3,21 Tổng cộng 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1991 đến nay cho thấy: một mặt quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng;mặt khác Việt Nam không chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh đến các thị trường xa (Tây Bắc Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương). Việt Nam đã chuyển dần cơ cấu thị trường từ các nước Châu á - Thái Bình Dương là chủ yếu sang các khu vực thị trường khác phù hợp với xuất khẩu của Việt Nam. Nếu năm 1991, châu Mỹ mới chỉ chiếm tỷ trọng 0,16% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thì năm 1994 tăng lên 2,76% và năm 1997 chiếm tới 4,48%. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng đang được mở rộng đáng kể sang châu úc hay Châu Đại Dương - mà đặc biệt là Ôxtrâylia. Năm 1991, thị trường này mới chiếm tỷ trọng 0,96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 1997 đã tăng lên 2,7%(xem biểu 2). Chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại. Trong đó đáng chú ý là đã củng cố và mở rộng thị trường Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu đi vào thị trường Bắc Mỹ, Trung cận Đông và Châu Phi. Mặt khác, Việt Nam không chỉ phát triển và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu tới toàn bộ các nước công nghiệp phát triển, các thị trường được coi là khó tính, khó len chân và có mật độ cạnh trạnh cao. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch ngay trong nhóm các nước công nghiệp phát triển. Năm 1995, thị trường các nước G7, (7 nước công nghiệp phát triển) chiếm tỷ trọng 39,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, riêng Nhật Bản chiếm tỷ tọng 26,8%, các nước còn lại chiếm 13,0%. Đến năm 1997, Nhật Bản chỉ còn chiếm tỷ trọng 19,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 6 nước G7 còn lại chiếm 14,1%. Những kết quả trên là rất quan trọng, nó tạo đà cho sự phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam những năm tiếp theo. Tuy nhiên, cần thấy rằng đối với các cơ quan điều hành vĩ mô, công tác tổ chức các biện pháp xúc tiến thương mại - chủ yếu là khuếch trương xuất khẩu - thời gian qua còn yếu kém, phân tán, chưa có tác động thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bốn là: Khi tham gia hội nhập thì đòi hỏi cần thận trọng trong việc điều chỉnh và gia quyết định các chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách thương mại nói riêng. Trong quá trình lựa chọn phải có quyết tâm và nhất trí cao trong nội bộ trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích toàn cục, lâu dài, thậm chí có thể phải hy sinh một số lợi ích trước mắt, cục bộ của một số ngành địa phương hay doanh nghiệp. Ví dụ: Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các diễn đàn kinh tế,... đòi hỏi Việt Nam trong chính sách thương mại quốc tế của mình phải có sự điều chỉnh, giảm bảo trợ, bỏ độc quyền sẽ dẫn tới giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước hoặc trong chừng mực nào đó giảm thu ngân sách... Trong xu thế nền kinh tế thị trường, từng bước hội nhập vào tự do hoá thương mại thế giới, cần khẳng định Việt Nam là một quốc gia không lấy chính sách bảo hộ mậu dịch làm chiến lược phát triển của mình. Tuy nhiên, là thành viên mới có trình độ phát triển thấp hơn các thành viên ASEAN khác, việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan theo yêu cầu của AFTA, APEC và tương lai không xa là của WTO, sẽ đặt các ngành sản xuất nội địa trước sức ép ghê gớm của luồng hàng nhập khẩu: Ví dụ: Nếu thị trường Việt Nam mở cửa ồ ạt cho hàng Trung Quốc vào thì chắc chắn sẽ gây phương hại cho nền công nghiệp trong nước,.. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước hợp lý. ở đây, sự bảo hộ sẽ phải được quan niệm như là sự bảo hộ tích cực trong điều kiện tự do hoá thương mại. Nó khác hoàn toàn với sự bảo hộ mậu dịch trong nền kinh tế hướng nội khép kín. III.2/ Tác động tới chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam: Trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới, toàn nhân loại đang chứng kiến xu hướng Quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày một diễn ra sâu sắc và nhanh chóng hơn. Không những thế, chúng ta còn chứng kiến sự vươn lên của nền kinh tế các nước, sự lớn mạnh không ngừng của các tổ chức và các liên kết kinh tế quốc tế. Đặc biệt là sự phát triển của vòng cung Châu á - Thái Bình Dương. Trong bối cảnh này, chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam nói chung và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng đã chịu những tác động không nhỏ: Một là: Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao chính thức với 156 nước; quan hệ buôn bán với hơn 100 nước, vùng lãnh thổ; có hơn 700 công ty của hơn 50 nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam... Vị thế của Việt Nam trên thương trường quốc tế đang được củng cố, phát triển và ngày càng có thêm nhiều quốc gia hiểu biết, muốn làm ăn với Việt Nam. Hơn nữa, khu vực Châu á - Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năng động nhất - nơi được coi là trung tâm kinh tế thế giới vào đầu thế kỷ XXI - cũng đã có diễn đàn hợp tác phát triển APEC. Các nước Đông Nam á đang cố gắng mở rộng phạm vi hoạt động và vai trò kinh tế của tổ chức ASEAN. Năm 1996, tại Băng Cốc đã diễn ra cuộc gặp gỡ thượng đỉnh của 15 nước EU với 10 nước Châu á nhằm đẩy mạnh hợp tác á- Âu,...Những điều kiện trên đây đã đưa khu vực Châu á trở thành nơi có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo báo cáo mới nhất của Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) trong 12 tháng năm 1998 Châu á nhận được 87 tỷ USD vốn FDI... Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á, khu vực có sức hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài, đang là tiêu điểm hấp dẫn mạnh các nhà đầu tư nước ngoài. Các cường quốc công nghiệp muốn chọn Việt Nam làm đầu cầu để hợp tác và đầu tư với các nước trong khu vực Đông và Đông Nam á. Có thể nói Việt Nam đang được hưởng nhữn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0159.doc
Tài liệu liên quan