Nhượng quyền kinh doanh (Franchising) và thực trạng của các doanh nghiệp nhượng quyền trên thị trường Việt Nam

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

Chương I. Khái quát chung về nhượng quyền kinh doanh

thương mại 4

1. Khái niệm về nhượng quyền kinh doanh 4

1.1. Khái niệm về nhượng quyền kinh doanh ở nước ngoài 4

1.2. Khái niệm về nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam 6

2. Các loại hình nhượng quyền kinh doanh thương mại 7

3. Ưu nhược điểm của mua và bán Franchising 8

3.1. Mua Franchising 8

3.1.1. Ưu điểm 8

3.1.2. Nhược điểm 9

3.2. Bán Franchising 9

3.2.1. Ưu điểm 9

3.2.2. Nhược điểm 11

4. Pháp luật điều chỉnh về nhượng quyền kinh doanh 11

4.1. Pháp luật trên thế giới 11

4.2 Pháp luật tại Việt Nam 12

5. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện nhượng quyền kinh doanh 13

5.1. Bên nhượng quyền 13

5.2 Bên nhận quyền 16

Chương II. Thực trạng nhượng quyền kinh doanh thương mại

tại Việt Nam trong những năm gần đây 20

1. Một số doanh nghiệp nước ngoài thực hiện nhượng quyền

kinh doanh vào Việt Nam 20

2. Một số doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhượng quyền

kinh doanh ra nước ngoài 24

Chương III. Những biện pháp nhằm phát triển nhượng quyền

kinh doanh thương mại tại Việt Nam 28

Tài liệu tham khảo: 33

 

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4999 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nhượng quyền kinh doanh (Franchising) và thực trạng của các doanh nghiệp nhượng quyền trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Và như thế cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng thu được nhieu lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhượng quyền. Thứ tư, tối đa hoá thu nhập. Khi nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá thu nhập của mình. Thứ năm, tận dụng nguồn nhân lực. Bên nhận quyền sẽ la người bỏ vốn ra kinh doanh và đây là động lực để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn. Vì khi người nhận quyền là chủ nên họ có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, bên nhượng quyền tận dụng được nguồn nhân lực từ phía nhận quyền. Ngoài ra, bên nhận quyền có thể tiếp cận những địa điểm mà bên nhượng quyền không thể tiếp cận được và họ có thể nắm vững thông tin địa phương hơn bên nhượng quyền. 3.2.2. Nhược điểm 4. Pháp luật điều chỉnh về nhượng quyền kinh doanh 4.1. Pháp luật trên thế giới Dựa trên sự khác nhau trong việc quản lý điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền kinh doanh, có ba quan điểm khác nhau trong việc điều chỉnh hành vi nhượng quyền thương mại: - Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyện) công khai chi tiết nội dung của thoả thuận nhượng quyền kinh doanh như: Úc, Trung Quốc, Pháp, Inđônêxia, Ý, Nhật, Đài Loan, Mỹ... Các nước này dựa trên quan điểm: Nhượng quyền có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế, nhượng quyền được xây dựng trên mối quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia biểu hiện qua sự không bình đẳng về thông tin, về quyền lực; chính phủ có xu hướng thúc đẩy sự phát triển của loại hình nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế. - Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại trên tinh thần tự nguyện. Ví dụ như Quy chế Đạo đức của Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại châu Âu được các nước thành viên thông qua và có hiệu lực ràng buộc các bên nhượng quyền là thành viên. Nhóm này cho rằng: Nhượng quyền có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế, nhượng quyền được xây dựng trên mối quan hệ không bình đẳng giữa các bên tham gia, tuy nhiên biểu hiện của sự không bình đẳng là không nghiêm trọng và các tổ chức nghề nghiệp, các quy tắc đạo đức có thể điều chỉnh khá đầy đủ quan hệ này. Sự can thiệp của pháp luật là không cần thiết, chính phủ có quan tâm đến loại hình nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế nhưng không có chủ trương điều chỉnh theo định hướng kinh tế quốc gia - Nhóm các nước không điều chỉnh nhượng quyền kinh doanh các nước này cho rằng: Nhượng quyền thương mại không có ý nghĩa nhiều đối với nền kinh tế; không cần thiết phải có các quy định về luật pháp để điều chỉnh hành vi này, đây là một quan hệ dân sự bình thường trong xã hội, các bên tham gia tự thoả thuận và sử dụng pháp luật dân sự làm khung pháp lý. Tuy nhiên, xu hướng điều chỉnh hoạt động nhượng quyền ngày càng gia tăng. 4.2 Pháp luật tại Việt Nam Ở Việt Nam, nhượng quyền thương mại được điều chỉnh bởi pháp luật. Hiện nay, việc điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định chủ yếu tại: - Luật Thương mại 2005 (Chương VI – Mục 8 về nhượng quyền thương mại). - Nghị định 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3//2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. -Thông tư 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày 25/5/2006 để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006. Trước đây, theo pháp luật Việt Nam thì hoạt động Franchise được gọi chính thức là cấp phép đặc quyền kinh doanh thuộc hoạt động chuyển giao công nghệ có đối tượng sở hữu công nghiệp. Do đó, hoạt động nhượng quyền này vừa phải đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ ; Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng; các đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp mà cả 2 loại hợp đồng này đều do cơ quan thuộc Bộ Khoa học công nghệ quản lý. Hiện nay, Luật Thương mại (năm 2005) xác định rõ: Franchise là nhượng quyền thương mại, là hoạt động thương mại (không phải là chuyển giao công nghệ như trước đây, điều này phù hợp với tập quán thương mại thế giới). Và trước khi nhượng quyền thương mại, Bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại thay cho việc đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ như trước. 5. Những điểm cần lưu ý khi thực hiện nhượng quyền kinh doanh 5.1. Bên nhượng quyền Trước khi quyết định nhượng quyền kinh doanh,các doanh nghiệp cần tìm hiểu những vấn đề sau: • Chương trình huấn luyện. Hãy tìm hiểu xem các chương trình tập huấn ban đầu và hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền chuẩn bị mở doanh nghiệp nhượng quyền và đi vào hoạt động. Hãy hỏi các thí dụ cụ thể về những điểm mạnh và điểm yếu trong chương trình tập huấn. Và bạn cũng nhớ phải hỏi về điều thường gây ngạc nhiên cho các nhà nhận quyền sau khi tham gia tập huấn, khi họ thực sự đưa doanh nghiệp của chính mình đi vào hoạt động. • Hỗ trợ giai đoạn chuẩn bị. Hãy tìm hiểu xem người nhượng quyền đã tiến hành mở doanh nghiệp nhượng quyền đầu tiên và đưa nó vào hoạt động một cách dẽ dàng như thế nào? Có sự hỗ trợ nào về việc lựa chọn địa điểm, thương lượng khi thuê mặt bằng, xây dựng và thiết kế, chuẩn bị về mặt tài chính, giấy phép hay bất cứ yếu tố liên quan nào khác cần thiết để đưa doanh nghiệp nhượng quyền này vào hoạt động? Và cũng phải xem xét liệu đã có lỗ hổng nào trong quá trình đó  - mà lẽ ra họ đã phải được hỗ trợ? Câu hỏi quan trọng cuối cùng sẽ là: “Nếu bạn có cơ hội làm laị tất cả mọi việc này từ đầu thì điều quan trọng nhất mà bạn không làm như cũ là gì?” • Hỗ trợ trong quá trình hoạt động. Hãy đặt câu hỏi các dịch vụ hỗ trợ trong quá trình hoạt động cuả nhà nhượng quyền đạt hiệu quả như thế nào trong việc giúp các nhà nhận quyền giải quyết các vấn đề nảy sinh khi quản lí doanh nghiệp của họ. Vấn đề này phải được xúc tiến ngay từ giai đoạn đầu và khai thác những gì mà nhà nhượng quyền đã thực hiện để giúp doanh nghiệp phát triển và đạt được thành công về lâu dài. • Các chương trình tiếp thị doanh nghiệp nhượng quyền. Hầu hết các nhà nhượng quyền cóp nhặt từng đồng trong hoạt động tiếp thị của mỗi nhà nhận quyền để dành  cho hoạt động đẩy mạnh thương hiệu. Bạn cần phải biết liệu các nhà nhận quyền có hài lòng và nhận được sự hỗ trợ về cách thức phát triển doanh nghiệp cuả họ. Lưu ý rằng đây là lĩnh vực đặc trưng mà bạn có thể thấy được hầu hết những vấn đề đáng phàn nàn trong bất kì hệ thống nhượng quyền nào mà bạn muốn tìm hiểu. Và phải khai thác mọi vấn đề phàn nàn đó cụ thể từng chi tiết, nhất là khi những vấn đề đó mang tính phổ biến đối với một số các nhà nhận quyền. Từ đó, bạn có thể hiểu được cái mà mình sắp sửa lao vào sẽ đóng vai trò như thế nào trong thành phần kinh tế quan trọng này. • Sức mua hàng. Nhà nhượng quyền có sử dụng sức mua hàng cuả toàn hệ thống để tranh thủ sự giảm giá từ phía các nhà cung cấp và hàng tồn, vấn đề vốn bị hạn chế đối với một doanh nghiệp đơn lẻ. Yếu tố này là một trong những thuận lợi đáng kể khi gia nhập vào một hệ thống nhượng quyền đã có bề dày phát triển và phần nào bù lại cho chi phí ban đầu của một doanh nghiệp được nhượng quyền. Bạn hãy thắc mắc về từng thí dụ cụ thể, những lí lẽ tán thành hay phản đối khi nhà nhượng quyền cố gắng phát huy các thế mạnh của toàn hệ thống. • Quan hệ giữa người nhượng quyền và nhà nhận quyền. Hãy tìm hiểu xem những nhà nhận quyền cảm thấy thế nào đối với người nhượng quyền nói chung. Người nhượng quyền có hỗ trợ, quan tâm, tập trung cho sự thành công của người nhận quyền, có đáp ứng, hiệu quả, hữu hiệu hay đang tín cậy không? Hãy hỏi về từng thí dụ cụ thể và cả những chi tiết nhỏ nhất của những nhà nhận quyền hiện đang hoạt động để có thể minh họa cho những ý kiến chung mà họ đưa ra. Và phải chắc chắn rằng bạn có cảm nhận tốt về giá trị của tổ chức đó và những giá trị đó cũng phù hợp với mục đích của bạn. • Đầu tư của doanh nghiệp nhượng quyền. UFOC sẽ cung cấp cho bạn một danh mục cần phải đầu tư vào doanh nghiệp. Hãy dùng chính các cuộc thảo luận cuả doanh nghiệp nhượng quyền hiện nay để giới hạn bớt danh mục cần phải đầu tư xuống một con số ước tính hợp lí và tiết kiệm sao cho khoản vốn mà bạn đầu tư vào doanh nghiệp này đủ để có thể thành công trong thị trường cũng như trong khu vực của bạn. Hãy thắc mắc liệu họ đã từng vấp phải một lỗi nào tốn nhiều vốn trong giai đoạn ban đầu và chắc chắn sẽ không lặp lại sai lầm đó trong lần kế tiếp. • Thu nhập.Hiển nhiên là bạn cũng có thể dễ dàng cảm nhận được mức độ trung bình của một doanh nghiệp trong chuỗi nhượng quyền thông qua thu nhập của đơn vị đó. Bạn cần phải trả lời được các câu hỏi sau đây: một đơn vị trong chuỗi doanh nghiệp nhượng quyền thu được bao nhiêu lợi nhuận nếu xét trong một giai đoạn kinh doanh? Phải tốn thời gian bao lâu sau khi khai trương thì doanh nghiệp đó có thể kiếm được lợi nhuận? Những câu trả lời cho các câu hỏi này sẽ khác nhau đến mức nào? Nếu bạn không thể xác định được liệu những câu trả lời này có thỏa mãn sau khi bạn đã nghiên cứu và trao đổi với các nhà nhận quyền hiện tại thì không nên bước chân vào. Nói cho người nhượng quyền biết vấn đề tồn tại ở điểm nào và bạn không thể thành công nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi này và bạn có thể khẳng định như thế với các nhà nhận quyền kia. Lưu ý cuối cùng: ý kiến hay nhất luôn luôn là đưa vấn đề thu nhập làm điểm kết mỗi cuộc trò chuyện của bạn với các nhà nhận quyền. Nhiều người rất ngại khi đề cập đến vấn đề thu nhập với người lạ và bạn sẽ thấy rằng các nhà nhận quyền sẵn sàng trao đổi với bạn về vấn đề naỳ sau khi bạn đã dành thời gian gặp gỡ họ và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Lúc đó, họ biết rằng bạn chẳng phải là đối thủ cạnh tranh đến săn tin mà là một nhà nhận quyền tương lai nghiêm túc và có triển vọng, cần thông tin để phát triển. 5.2 Bên nhận quyền Trước khi quyết định nhận quyền, các doanh nghiệp cần lưu ý một số các yếu tố sau: Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những thị trường mới…nhất là đối với các định hướng liên quan đến thị trường mà doanh nghiệp quan tâm. Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai. Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật pháp qui định cho trường hợp này như thế nào?... Vì rõ ràng, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay một khu vực khác. Điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thường rất dễ bị bỏ qua đối với các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong việc nhận nhượng quyền và kết quả thường sẽ không như mong đợi đối với các nhà đầu tư. Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về vị trí và không gian địa lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận hành, sản phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo trì, sửa chữa, qui định về bảo hiểm tài sản, nhân viên, qui định về việc sử dụng thương hiệu và sản phẩm, qui định về các khoản phí, qui định vể chuyển nhượng về mô hình kinh doanh, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, qui định về tái ký hợp đồng, qui định về chấm dứt hợp đồng, qui định vể bồi thường, qui định về giải quyết tranh chấp… Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam kết khác… Những điều kiện trong hồ sơ nhượng quyền giúp người nhượng quyền có một sự hiều biết tường tận người nhận nhượng quyền trong tương lai. Nó có tác dụng như một  công cụ sàn lọc giúp nhà nhượng quyền tìm ra được các ứng viên tốt nhất cho hệ thống nhượng quyền của mình. Do những qui định rất chặt chẽ như vậy nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ này trước khi tiến hành nhận nhượng quyền. Việc nghiên cứu này sẽ giúp nhà nhận quyền trong tương lai hiểu rõ được nhà nhượng quyền, những qui định của các bên trong suốt quá trình thực hiện và rõ ràng cũng giúp cho nhà nhận quyền đánh giá lại khả năng của mình, đánh giá lại khả năng theo đuổi của mình cùng với nhà nhượng quyền trong suốt quá trình hợp tác. Vì khi đã trở thành franchisee là cam kết trọn vẹn cùng với franchisor chia sẻ thành công và khó khăn trong suốt quá trình hợp tác này. Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục của luật pháp Việt Nam. Cuối cùng, doanh nghiệp cần hiểu rõ các cam kết của nhà nhượng quyền cũng như những cam kết của mình đối với nhà nhượng quyền và thể hiện chúng trong các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền. Hình thức này chỉ thực sự phát huy tính hiệu quả vượt trội của nó khi có hệ thống cùng vận hành theo một qui định, qui trình thống nhất. Nếu một trong hai bên vi phạm các cam kết này thì hậu quả sẽ rất khó lường. Nhà nhượng quyền có thể sụp đổ cả hệ thống thậm chí phá sản, nhà nhận quyền có thể sẽ không còn cơ hội tiếp tục kinh doanh vì sự thua lỗ và nhất là niềm tin của các nhà nhượng quyền khác đối với mình.  Do vậy, việc giữ uy tín cho hệ thống và sự thống nhất của hệ thống không những tạo ra sự phát triển cho bản thân nhà nhượng quyền mà cho từng nhà nhận quyền, góp phần tạo ra hệ thống sức mạnh chung trong việc duy trì lòng trung thành của khách hàng, đối trọng cho các đối tác và đây cũng là trở ngại thực sự cho các đối thủ cạnh tranh. Để có thể hội nhập thành công, một điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần tìm hiểu, nghiên cứu các thuận lợi và hạn chế của hình thức kinh doanh đặc thù này trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Nhượng quyền thương mại có thể không phù hợp cho các nhà nhận quyền vốn ưa thích sự sáng tạo. Hình thức này có thể sẽ không phù hợp đối với các nhà đầu tư mong muốn có hiệu quả trong ngắn hạn. Nhưng hình thức này sẽ phát huy được tính tích cực của nó nếu cả người nhượng quyền và người nhận quyền cam kết thực hiện đến cùng mô hình kinh doanh của mình cùng với niềm tin, văn hoá trung thực và giàu khát vọng. Hình thức nhượng quyền thương mại có thể gọi là hình thức kinh doanh của niềm tin và của sự cam kết. Chương II. Thực trạng nhượng quyền kinh doanh thương mại tại Việt Nam trong những năm gần đây 1. Một số doanh nghiệp nước ngoài thực hiện nhượng quyền kinh doanh vào Việt Nam Franchising đã phát triển trên thế giới từ khá lâu,do đó việc các doanh nghiệp nước ngoài thực hiện nhượng quyền kinh doanh vào Việt Nam là việc hoàn toàn dễ hiểu. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngày càng có nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới “đổ bộ” vào Việt Nam. Dưới đây có thể kể đến một vài thương hiệu nổi tiếng như : Coca Suki Từ tháng 8/2007, Tập đoàn Coca Group của Thái Lan đã chuyển giao thương hiệu nhà hàng Coca Suki tại Việt Nam cho Tập đoàn ẩm thực Nhật Thái. Và Coca Suki trở thành nhà hàng phục vụ cao cấp (full service dinning) nhượng quyền đầu tiên tại Việt Nam. Đến nay, nhà hàng đã có bước khởi đầu thành công khi dần trở thành một cái tên có tiếng trong làng ẩm thực cao cấp Sài Gòn. Thành lập cách đây 50 năm tại Bangkok, đến nay Coca Suki (nghĩa là “lẩu ngon”) đã trở thành một cái tên quen thuộc đối với các thượng khách tại 11 nước trên thế giới với hơn 40 địa điểm ở khu vực Châu Á cùng quan niệm của Coca Suki toàn cầu: “Thức ăn cũng là văn hoá, Coca Suki sẽ như một thế giới thu nhỏ, trải nghiệm cùng thực khách những vùng đất mới lạ trên bàn ăn”. Nhà hàng Coca Suki Việt Nam được đặt tại quận 1 trên phố Mạc Thị Bưởi – một khu ẩm thực cao cấp của Sài Gòn. Với trang trí hiện đại gồm 4 phòng VIP cho các bữa ăn cá nhân, họp mặt hay các dịp quan trọng; bàn được đặt ở các phòng ăn lớn trải dài trong 3 tầng và có thể phục vụ các buổi tiệc lớn. Thực đơn của nhà hàng thể hiện sự phong phú của món ăn Thái, Trung Quốc và đặc biệt là lẩu Suki được ăn đi kèm với “nước chấm đặc trưng của Coca Suki” - món lẩu này đã trở thành một món nổi tiếng, đặc trưng riêng của nhà hàng Coca Suki. Tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn mà các chuỗi nhà hàng Coca Suki tại trên 11 quốc gia đang thực hiện thành công, ngoài “phong cách Coca Suki” trong thiết kế không gian, nhà hàng này không chỉ mang lại sự thoải mái cho thực khách, mà các điều kiện về an toàn vệ sinh được đặt lên hàng đầu. Nhà hàng sử dụng công nghệ máy rửa bát, máy rửa cốc, phòng dự trữ thức ăn sạch sẽ và các thủ tục trong bếp rất cẩn thận; tất cả các nhân viên đều được đào tạo về an toàn thực phẩm và các bước để vệ sinh sạch sẽ. Thực đơn được thực hiện chuẩn theo hương vị bản xứ và cách bài trí sang trọng đến từng chi tiết. Thậm chí, ngay cả các món ăn bản xứ cũng do đầu bếp chuyên nghiệp người Thái thực hiện… Coca Suki đã thành công khi mang đến một phong cách ẩm thực xứng tầm dành cho thượng khách sành ăn tại Sài Gòn. Đến với Coca Suki không chỉ để khám phá những món ăn ngon miệng mà còn thưởng thức cùng bạn bè và gia đình trong khung cảnh thư giãn thoải mái. Nói về sự có mặt của Coca Suki tại Việt Nam, Ông Pitaya (Chủ tịch Coca Group) từng nói: “Tôi rất vui sướng khi cuối cùng thì cũng đã mang được chuỗi nhà hàng COCA SUKI đến với láng giềng của chúng tôi, nơi mà chúng tôi có rất nhiều thói quen ăn uống chung cũng như là những hàng xóm khu vực sông Mê Kông! Điều này cũng làm tôi rất tự hào vì đây là năm thứ 50 của chúng tôi kể từ khi kinh doanh nhà hàng và vẫn đang tiếp tục phát triển lớn mạnh trên thế giới.” Từ sự thành công của nhà hàng Coca Suki đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh, tập đoàn thực hiện nhượng quyền Nhật Thái cũng cho biết sẽ phát triển thêm ít nhất 2 đến 3 chi nhánh tại Việt Nam trong 2 năm tới. Vài nét về nhà hàng Coca Suki Việt Nam - Nhà hàng Coca Suki đặt tại số 18-20 Mạc Thị Bưởi, Quận 1. - Coca Suki nghĩa là “lẩu ngon”, thành lập vào năm 1957 ở Bangkok và dần trở nên nổi tiếng khắp Châu Á - Món lẩu Suki đã trở thành một món nổi tiếng, đặc trưng riêng của nhà hàng nhờ “nước chấm đặc trưng của Coca Suki”. - Sử dụng công nghệ máy rửa bát, máy rửa cốc, phòng dự trữ thức ăn sạch sẽ và các thủ tục trong bếp rất cẩn thận. - Lắp đặt các nồi cảm ứng để bảo đảm sự an toàn cho thực khách. - Coca Suki có phong cách phục vụ hiện đại nhất Việt Nam, thực khách có thể đặt món trực tiếp với bếp ăn thông qua hệ thống thực đơn PDA Wifi. Gloria Jean Gloria Jean là tập đoàn toàn cầu có trụ sở ở Australia. Đây là tập đoàn có hệ thống franchise lớn nhất thế giới với khoảng 800 điểm nhận franchise ở trên 30 quốc gia như Nhật, Philippines, Malaysia, Singapore... Tháng 4/2007, Gloria Jeans Coffees khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng cà phê thứ hai có vốn đầu tư 250.000 đô la Mỹ mà Công ty Viet Lifestyle - đại lý nhượng quyền thương mại của Gloria tại Việt Nam mở sau cửa hàng đầu tiên khai trương hồi cuối tháng 1-2007 tại TPHCM. Viet Lifestyle dự định sẽ mở thêm năm cửa hàng nữa trong năm nay, trong đó có bốn ở TPHCM và một ở Hà Nội. Cửa hàng cà phê Gloria thứ hai tại thủ đô sẽ được khai trương vào tháng 6 tới. Ngoài ra, Gloria Việt Nam sẽ nhượng quyền thứ cấp cho một công ty Việt Nam vào giữa năm nay. Ông Billy Sin, Giám đốc kinh doanh vùng châu Á, Tập đoàn Gloria Jean cho biết "Trước khi vào Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ về thị trường Việt Nam. Chúng tôi biết rõ cà phê là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, rất may là điều đó không ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm cà phê của chúng tôi. Việt Nam có thể mạnh về loại cà phê robusta, còn Gloria Jean phát triển mạnh đối với loại arabica và đây cũng chính là sản phẩm chúng tôi muốn phát triển. Mặt khác, Việt Nam đang phát triển và là một thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Chúng tôi nghiên cứu nhiều thị trường ở khu vực Đông Nam Á bao gồm cả Thái Lan, Malaysia... và nhận thấy các thị trường này giống nhau và đều có tiềm năng phát triển. Đây là thời điểm thích hợp để xâm nhập thị trường Việt Nam. Đối với tôi, vấn đề thời gian có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của nhãn hiệu như Gloria Jean."   Ngoài ra còn một số thương hiệu khác cũng khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua như: KFC đã thành công với 19 cửa hàng ở TP.HCM và 3 cửa hàng ở Hà Nội. Lotteria phát triển với 18 cửa hàng, sắp tới Lotteria sẽ mở chiến lược kinh doanh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc để phục vụ kiểu ăn “thời công nghiệp”. Hay Jollibee, loại thức ăn nhanh của Philippines do Công ty Tân Việt Hương tại TP.HCM mua nhượng quyền cũng lần lượt chào hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP.HCM… Nhiều tập đoàn lớn của thế giới đã “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam tìm cơ hội phát triển thương hiệu. “Người khổng lồ” trong “làng” thực phẩm thế giới Mc Donald’s; Starbucks Cafe, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven; Wallmart... dự định sẽ đặt chân vào thị trường Việt Nam. Ông Han Guang Chou, Phó Tổng giám đốc Han’s Singapore Pte. Ltd, một thương hiệu nổi tiếng về bánh ngọt, cà phê, đồ ăn nhanh tại Singapore cho biết, Han’s đã tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn, sẵn sàng “xuất ngoại” sang Việt Nam. Những đối tác mua thương hiệu của Han’s sẽ được hỗ trợ về tiếp thị, quảng cáo, nhất là trong giai đoạn thiết lập ban đầu. Đây sẽ là những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trên con đường hội nhập thương mại quốc tế bởi lẽ đây đều là những thương hiệu hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cố gắng rất nhiều để có thể cạnh tranh với các thương hiệu hàng đầu này. 2. Một số doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhượng quyền kinh doanh ra nước ngoài Nhượng quyền kinh doanh thương mại đã phát triển rất lâu trên thế giới và cũng không phải là quá mới mẻ với Việt Nam với một vài thương hiệu mạnh của Việt Nam tham gia thị trường này như Café Trung Nguyên,Kinh Đô,Tranh thêu tay XQ Silk, Phở 24… Tuy nhiên,theo nhiều chuyên gia,tiềm năng của Franchising chưa được các doanh nghiệp Việt Nam khai thác một cách hiệu quả. Ông Miguel Pardo de Zenla - Tham tán Thương mại Đại sứ quán Mỹ tại VN cho biết: Giá trị đích thực của franchise là ít rủi ro và chi phí thấp. Hiện nay, nhiều DN VN đã nhanh chóng áp dụng mà tiên phong là hãng cà phê Trung Nguyên. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ -Giám đốc Trung Nguyên - cho biết: năm 2001 chúng tôi bỏ ra khoảng 3 triệu USD để thuê tư vấn nước ngoài cho công tác franchise. Đến thời điểm này, tại VN Trung Nguyên có một hệ thống phân phối dày đặc (khoảng hơn 1.000 quán) trải dài từ Bắc vào Nam. Ông Lê Phụng Hào Phó TGĐ Cty Kinh Đô cho biết: franchise ra nước ngoài khó khăn nhiều hơn so với trong nước. Đó là thị hiếu tiêu dùng có nhiều khác biệt nên làm sao để giữ được bản sắc riêng của DN nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu, văn hoá, tranh thủ thiện cảm và có sự chấp nhận của người tiêu dùng nước sở tại. Thêm nữa, chi nhánh được franchise làm sao hoạt động tốt và mang đến sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tương đương với chi nhánh chính thức của DN thì mới đảm bảo được uy tín và sự bền vững trong hoạt động. Chính vì vậy vấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm và phải thường xuyên đáp ứng các nhu cầu khác cho chi nhánh nhượng quyền hoạt động tốt là một vấn đề phức tạp. Thực hiện điều này ngay ở trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì những chi nhánh nhượng quyền ở nước ngoài còn khó khăn gấp nhiều lần. “Những quy định của pháp luật nước sở tại là rất kỹ, DN VN còn lơ ngơ về vấn đề này nên gặp nhiều khó khăn...” - ông Hào cho biết. Thêm một cái nền không vững chắc nữa mà các DN không dám nhượng quyền ồ ạt, đó chính là nền tảng pháp luật về nhượng quyền của VN chưa thật vững chắc nên dễ phát sinh các tranh chấp về ăn chia, về ý tưởng... Thực tế Bộ Luật Thương mại chỉ có 1 mục nói về nhượng quyền thương hiệu một cách tóm tắt và chưa đầy đủ. Mặt khác, Luật Thương mại có ghi: nhượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24980.doc
Tài liệu liên quan