Nội dung chính của Incoterms 2000 - Một số vấn đề cần quan tâm

Lời nói đầu (tr.1)

Phần I: Những vấn đề chung về luật thương mại quốc tế (tr.2)

 I.Khái niệm luật thương mại quốc tế (tr.2)

 II. Nguồn gốc của luật thương mại quốc tế (tr.2).

Phần II: Nội dung chính của Incoterms 2000. Một số vấn đề cần quan tâm (tr.4)

 I. Nội dung chủ yếu của Incoterms 2000 (tr.4)

 1. Mục đích của Incoterms 2000 (tr.4)

 2. Các thuật ngữ về điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms 2000 (tr.4)

 3. Nghĩa vụ các bên (tr.5)

 4. Sự rằng buộc của các bên với tập quán của một cảng hay một vùng buôn bán riêng. (tr.6)

 5. Quyền lựa chọn của người mua và người bán hàng về địa điểm giao hàng. (tr.6)

 6. Làm thủ tục Hải Quan (tr.7)

 7. Kiểm tra hàng hoá (tr.7)

 II. Ba điều kiện thường dùng nhất của Incoterms 2000 (tr.8)

 1.FOB (tr.8)

 2.CIF (tr.10)

 3.CFR (tr.10)

 III. Những điều cần lưu ý về Incoterms 2000.(tr.12)

 IV. Một vụ tranh chấp thương mại điển hình giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. (tr.13)

PhầnIII: Kết luận (tr15).

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung chính của Incoterms 2000 - Một số vấn đề cần quan tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ột bộ qui tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Từ đó có thể tránh được, hoặc ít nhất là giảm được đáng kể sự không chắc chắn do cách giải thích khác nhau về những điều kiện đó tại những quốc gia khác nhau. Qua những kiến thức về luật kinh tế và hợp đồng mua bán ngoại thương, em xin phân tích và nêu một vài quan điểm của bản thân sau những bài học trên giảng đường về Incoterms 2000. Và chắc chắn bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi những sai xót. Kính mong các thầy cô giáo xem xét và góp ý để em có thêm những kiến thức và hiểu biết cho bản thân. PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. I. KHÁI NIỆM. Giữa các quốc gia, việc mua bán hàng hoá và các dịch vụ thương mại khắc phục khác phục vụ cho mua bán hàng hoá như vận chuyển, giám định hàng hoá, bảo hiểm hàng hoá, các hoạt đọng xúc tiến thương mại cần được qui định trên cơ sở những qui phạm thống nhất. Pháp luật trong hoạt động thương mại quốc tế được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như điều ước quốc tế, qui định pháp luật của từng quốc gia và tập quán thương mại quốc tế. Nội dung của pháp luật trong hoạt động thương mại quốc tế liên hệ mật thiết với luật quốc tế (công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế) đồng thời liên hệ với các nghành luật khác của quốc gia như Luật Kinh tế, Luật dân sự… Vậy ta có khái niệm, Luật thương mại quốc tế là toàn bộ các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá, các dịch vụ xúc tiến thương mại có yếu tố nước ngoài. II. NGUỒN GỐC CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. Luật thương mại hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và thừa nhận. Hệ thống pháp luật của Việt Nam có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Và tập quán thương mại quốc tế. 1. Điều ước quốc tế là sự thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, với tổ chức quốc tế hoặc với các chủ thể khác của pháp luật quốc tế không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi, trên cơ sở bình đẳng, tự ngyện nhằm thiết lập những nguyên tắc pháp lý nhất định để xác lập, thay đổi hoặc huỷ bỏ quyền và nghĩa vụ các bên tham gia điều ước. Điều ước quốc tế đóng vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có quan hệ thương mại quốc tế. 2. Luật quốc gia được áp dụng khi không có điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ buôn bán, trao đổi quốc tế, hoặc trong điều ước quốc tế không qui định đầy đủ quyền và nghã vụ của các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế, bởi thế, các chủ thể phải dựa vào luật quốc gia nào đó để giải quyết nhưng vẫn liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Họ có thể chọn luật nước người bán, luật nước người mua, luật của nước thứ ba hoặc luật của bất kỳ nước nào khác có mối liên quan với hoạt động mua bán quốc tế 3. Tập quán thương mại quốc tế: là những thói quen thương mại được áp dụng nhiều lần, lặp đi lặp lại trong thời gian dài, được nhiều nước công nhận và áp dụng rộng rãi. Được coi là một tập quán thương mại phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Là thói quen phổ biến, và được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần. - Là thói quen duy nhất về từng vấn đề của từng địa phương, ở quốc gia hay khu vực. Tập quán thương mại chỉ được áp dụng khi các bên dẫn chiếu trong hợp đồng, hoặc thoả thuận trong một văn bản riêng sau khi ký kết hợp đồng, hay khi các điều ước quốc tế có liên quan qui định, hoặc khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thoả thuận lựa chọn không có hoặc có nhưng không đầy đủ về vấn đề liên quan đến hợp đồng. Tập quán thương mại quốc tế có nhiều loại: Loại thứ nhất: Tập quán có tính nguyên tắc, tập quán này được tồn tại trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng giữa các dân tộc, ví dụ toà án (trọng tài) nào giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thì có quyền áp dụng qui tắc tố tụng và luật lệ của nước đó để giải quyết tranh chấp. Loại thứ hai, Tập quán thương mại quốc tế chung là tập quán được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nước. Ví dụ như Incoterms (điều kiện thương mại quốc tế) được phòng thương mại quốc tế soạn lần đầu tiên vào năm 1936 được sửa đổi nhiều lần, và bản mới nhất hiện nay là Incoterms 2000. PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CỦA INCOTERMS 2000 VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM. I.NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA INCOTERMS 2000. 1.Mục đích của Incoterms 2000. Là cung cấp một bộ qui tắc quốc tế giải thích những điều kiện thông dụng nhất trong thương mai quốc tế, để giảm bớt sự giải thích khác nhau về các thuật ngữ, nhằm làm cho những quy tắc đó phù hợp với thực tế thương mại quốc tế hiện nay. 2. Các thuật ngữ về điều kiện cơ sở giao hàng Incoterm 2000. Các thuật ngữ của Incoterm 2000 được trình bày trong 4 nhóm khác nhau gồm 13 thuật ngữ là những điều kiện cơ sở giao hàng: Nhóm E ( gồm 1 Incoterm): EXW – EX works Giao hàng tại xưởng (người bán đặt hàng tại xưởng ở nước xuất khẩu để giao hàng). Giao hàng từ nơi sản xuất, tại kho qui định. Giao xong người bán hết nghĩa vụ. Nhóm F (gồm 3 Incoterms ): người bán không trả cước phí ở chặng chính FCA- Free Carrier Giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm qui định ở nước xuất khẩu) FAS- Free alongside Ship Giao dọc mạn tàu (tại cảng xếp hàng qui định ở nước xuất khẩu) FOB- Free on Board Giao hàng trên tàu (tại cảng xếp hàng qui định ở nước xuất khẩu) Ở nhóm F, người bán phải giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định. Cước phí vận chuyển từ nơi giao hàng đến đích do bên mua chịu. Nhóm C ( gồm 4 Incoterms): Tiền cước vận chuyển người bán phải trả. Rủi ro về hàng hoá chuyển ở nước xếp hàng ( nước xuất khẩu). CFR- Cost and Freight- Tiền hàng và cước phí (cảng qui định). CIF- Cost,Insurance and Freight- Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí (cảng qui định). CPT- Carriage Paid to- Cước phí trả tới (nơi đích qui định). CIP-Carriage and Insurance Paid to- Cước phí và phí bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định) Ở nhóm C, người bán phải ký một hợp đồng vận tải và trả cước phí ở chặng vận tải chính, nhưng không chịu sự rủi ro về mất mát hoặc hư hại hàng và những chi phí khác do những tình huống xẩy ra sau khi đã xếp hàng lên tàu và gửi hàng đi. Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hoá tại nước xếp hàng (nước xuất khẩu). Nhóm D, người bán phải chịu mọi chi phí và mọi rủi ro về việc đưa hàng tới nơi đến quy định, chịu trách nhiệm và chi phí trong quá trình chuyển hàng tới địa điẻm giao nhận, tới nước nhập khẩu. Rủi ro về hàng hoá chuyển tù người bán sang người mua tại nước nhập khẩu. DAF Delivered At Frontier: Giao tại biên giới ( …địa điểm qui định) DES Delivered Ex Ship: Giao tại tàu ( … cảng đến qui định). DEQ Delivered Ex Quay: Giao hàng tại cầu cảng (… cảng đến qui định). DDU Delivered Duty Unpaid: Giao hàng chưa nộp thuế (…nơi đến qui định). DDP Delivered Duty Paid: Giao hàng đã nộp thuế (… nơi đến qui định) 3. Nghĩa vụ các bên. Các qui đinh ở từng điều kiện ở tất cả 13 thuật ngữ của Incoterms là các điều kiện cơ sở giao hàng đều được tập hợp lại trong 10 tiêu đề, tương ứng từng cặp với nhau của mỗi bên mua và bên bán, có phân rõ ranh giới như sau: Người bán phải (Nghĩa vụ bên bán) Người mua phải ( nghĩa vụ bên mua) A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 A9 A10 Cung cấp hàng phù hợp với hợp đồng Giấy phép và thủ tục Hải Quan Hợp đồng vận tải và hợp đong bảo hiểm Giao hàng Chuyển dịch rủi ro Phân rõ phí tổn Thông báo cho người mua Giấy chứng nhận giao hàng (là bằng chứng của việc giao hàng) chứng từ vận tải hoặc thông báo tương đương Kiểm tra-bao bì và ký hiệu mã Các nghiệp vụ khác. B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B9 B10 Trả tiền hàng Giấy phép và thủ tục Hải Quan. Hợp đồng vận tải hoặc thuê tàu vận tải Nhận hàng Chuyển dịch rủi ro Phân rõ phí tổn Thông báo cho người bán Giấy chứng nhận giao hàng, chứng từ vận tải, hoặc thông báo đIện tử tương đương Kiểm tra hàng hoá Các nghiệp vụ khác 4. Sự rằng buộc của các bên với tập quán của một Cảng hay một nghành buôn bán riêng. Các thuật ngữ Incoterms 2000 cần sử dụng cho các nghành buôn bán và các vùng nên không thể qui định tỉ mỉ, chính xác tất cả các nghiệp vụ của các trên. Nhiều trường hợp phải dẫn chiếu đến tập quán buôn bán của nghành hàng, hoặc một địa phương mà các bên đã sử dụng trong quan hệ với nhau trước đây, phù hợp với điều 9 “ Công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế”, trong đó nhấn mạnh các bên bị rằng bược bởi tập quán mà họ đã thoả thuận và thực tế đã được họ thiết lập trong mối quan hệ với nhau. Khi đàm phán ký kết hợp đồng, bên mua và bên bán cần phải biết rõ những tập quán đó và khi chưa hiểu thì có thể nêu ra những điều khoản thích hợp trong hợp đồng. Những điều khoản riêng đó trong hợp đồng có giá trị hơn cả mọi điều giải thích trong Incoterms. 5. Quyền lựa chọn của người mua và người bán về địa điểm giao hàng. Khi không nêu chính xác địa điểm giao hàng trong hợp đồng (cảng nào, thành phố nào) thì theo tập quán, trong hợp đồng có thể ghi một vùng, một cảng biển lớn, còn địa điểm giao hàng cụ thể thì do người mua chỉ định vào dịp giao hàng. Nếu không chỉ định địa điểm giao hàng cụ thể thì người bán có quyền lựa chọn địa điểm nào thích hợp nhất với mình và người mua phải chịu những rủi ro và chi phí phát sinh do thiếu sót của mình. 6. Làm thủ tục Hải Quan (thông quan) Thông thường, việc làm thủ tục Hải Quan do các bên cư trú ở đâu thì chịu trách nhiệm làm ở đó, nghĩa là người xuất khẩu phải làm thủ tục về Hải Quan về xuất, còn người mua thì chịu thủ tục về nhập khẩu. Tuy nhiên trong một số điều kiện thương mại, người mua có thể đảm nhiệm công việc thông quan hàng xuất khẩu tại nước người bán (như ở đIều kiện giao hàng EXW- giao hàng tại xưởng, FAS- giao hàng dọc mạn tàu). Trong một số trường hợp khác thì người bán có thể đảm nhiệm việc thông quan hàng nhập vào nước người mua hàng (như điều kiện giao hàng DEQ- giao hàng tại cầu cảng (nước người mua)); DDP giao àng đã nộp thuế (ở nước người mua hàng). 7. Kiểm tra hàng hoá. Người mua nên thu xếp để hàng được kiểm tra trước khi người bán gửi hàng đi hoặc vào lúc người bán giao hàng cho người chuyên trở. Trừ trường hợp hợp đồng quy định khác, người mua phải chịu chi phí về việc kiểm tra này, vì nó phục vụ lợi ích của người mua. Nếu việc kiểm tra được tiến hành để người bán thực hiện được đầy đủ quy tắc bắt buộc trong nước người bán đối với hàng xuất khẩu thì người bán phải chịu chi phí về việc kiểm tra đó. II.BA ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ GIAO HÀNG THƯỜNG DÙNG NHẤT CỦA INCOTERMS 2000 1. FOB – Free on Board (…Name port of shipment) Giao hàng trên tàu (…Cảng bốc hàng quy định). Hàng do người bán giao trên tàu tại cảng xếp hàng. Nghĩa vụ của bên bán phải chịu chi phí đưa lên tàu. Tàu do bên mua đưa đến cảng bốc xếp ghi trong hợp đồng, trong thời gian quy định, đồng thời bên bán phải thông báo kịp thời cho bên mua là hàng đã giao lên tàu. Bên bán phải kịp thời gửi vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading – Clean B/L) cho bên mua, phải chịu chi phí và chịu rủi ro về việc xin giấy phép xuất khẩu và các thủ tục khác liên quan cho đến khi hàng lên tàu. Nghiã vụ của bên mua phải chịu chi phí thuê tàu đến nhận hàng đúng cảng quy định, đúng thời gian, phải kịp thời thông báo cho người bán biết tên tàu, thời gian tàu đến và địa đIểm bốc xếp hàng. Rủi ro, tổn thất chuyển từ nguời bán sang người mua lúc hàng thực sự chuyển qua lan can tàu ở cảng bốc hàng. Mọi chi phí tiếp theo từ khi hàng chuyển qua lan can tàu đã xếp trên tàu ở cảng xếp hàng do bên mua chịu (xin giấy phép nhập khẩu, thủ tục và chi phí nhập khẩu, chi phí dỡ hàng…) Nếu bên mua không thông báo kịp thời cho bên bán biết tên tàu, nơi bốc xếp và thời gian tàu đến, hoặc tàu không đến, đến chậm trong thời gian qui định phải bốc xếp thì bên mua phải chịu rủi ro và tổn thất xẩy ra, nhưng với điều kiện hàng đó phảI được tách rõ hoặc đã chỉ định là của hợp đồng đó. Những vấn đề cần chú ý khi sử dụng FOB: Rủi ro, tổn thất về hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua lúc hàng thực sự chuyển qua lan can tàu ở cảng bốc dỡ hàng. Đó là điều kiện của FOB, CIF, CFR khác biệt so với các thuật ngữ khác. Chính vì vậy, ký kết hợp đồng theo điều kiện FOB hai bên cần quy định cẩn thận thời gian bốc xếp, cảng bốc xếp. Khi thực hiện hợp đồng, hai bên cần quan tâm phối hợp việc làm – người bán chuẩn bị hàng, đưa hàng tới địa đIểm giao hàng, khớp với thời gian và địa điểm tàu đến nhận hàng. Còn tàu thì đến nhận hàng đúng thời gian và địa điểm hay không do người mua chịu trách nhiệm. Cần chú ý rằng, tuy ở Incoterms 2000 đã quy định rõ về điều kiện FOB là như thế, nhưng về chi tiết và thông lệ, tập tục ở một số cảng và một số nước lại không hoàn toàn thống nhất. Có khi việc giao hàng lại được thực hiện qua tàu chợ (liner) hoặc tàu chuyến (voyage charter). Sau đây là một số FOB cố điều kiện phụ: - FOB liner term (hoặc còn gọi FOB berth terms) FOB điều kiện tàu chợ: Do cước phí tầu chợ đã bao gồm cả phí bốc và dỡ hàng hoá nên người bán không cần phải trả chi phí này. - FOB under tackle (FOB giao hàng dưới cần cẩu hoặc xe cẩu). Bên bán đưa hàng tới chỗ cẩu móc hàng bên mua phải chịu những chi phí cẩu hàng vào khoang. Tổn thất và rủi ro được chuyển từ nguời bán sang người mua khi cần cẩu móc hàng. - FOB stowed (FOB xếp hàng). Ngoài nghĩa vụ như đã nêu trong Incoterms 2000, người bán còn phải xếp hàng trong khoang tàu và chịu chi phí, và rủi ro, tổn thất được chuyển từ người bán sang nguời mua vào thời điểm đó. - FOB Shipment to Destination (FOB hàng chở tới đích). Người bán nhận trách nhiệm thuê tàu giúp người mua để trở hàng tới đích theo uỷ thác của người mua, với rủi ro và chi phí thuê tau do người mua chịu. Các đIều kiện phụ của FOB ghi trên đây chỉ rõ ai chịu chi phí bốc xếp hàng chứ không thay đổi địa đIểm giao hàng và danh giới phân định rủi ro ở bến giao hàng. Ngoài ra cần chú ý việc áp dụng FOB khi quan hệ thương mại với các nước Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) do các nước này áp dụng “định nghĩa ngoại thương Mỹ, 1941”. Thế nên khi sử dụng FOB để ký kết hợp đồng tại các nước này cần ghi do (ví dụ: Incoterms 2000) để tránh rủi ro xảy ra. 2. CIF- Cost, Insurance and Freight- (… Name port of Destination) Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí – (… Cảng đến qui định) Nghĩa vụ của người bán phải lấy giấy phếp xuất khẩu và nộp lệ phí (nếu có), cung cấp hàng phù hợp với hợp đồng, phải ký hợp đồng thuê tàu, trả tiền cước phí vận tải, chịu chi phí đưa hàng lên boong tàu ở cảng xếp hàng, chịu phí tổn mua bảo hiểm với những đIều kiện thoả thuận trong hợp đồng hoặc nếu hợp đồng không quy định thì mua bảo hiểm loại thấp nhất. Người bán phải giao hoá đơn thuơng mại cho người mua, vận đơn hoàn hảo (clean bill of lading), giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance policy hay Insurance certificate). Người bán phải thông báo ngay cho ngưòi mua biết về việc giao hàng. Chi phí dỡ hàng ở cảng đến, kể cả chi phí lõng tàu ( khi tàu to không vào đựơc cảng, phải thuê tàu bé hơn vận tải hàng vào cảng), chi phí gửi kho ở các cảng đến do người mua chịu. Nghĩa vụ của người mua phải trả tiên hàng theo quy định trong hợp đồng (tiền hàng, cước phí và chi phí bảo hiểm), phải chịu chi phí làm các thủ tục và xin giấy phép nhập khẩu, phải trả cả chi phí dỡ hàng ở bến nhận hàng. Rủi ro, tổn thất chuyển từ người bán sang người mua lúc hàng thực sự chuyển qua lan can tàu ở cảng xếp hàng (như điều kiện FOB). Khi bán hàng theo điều kiện CIF, bên bán thực sự hoàn thành việc giao hàng ngay sau khi giao hàng xong ở cảng xếp hàng, nghĩa là bao gồm thuê tàu, trả cước phí, lấy giấy chứng nhận và trả phí bảo hiểm, thông báo cho người mua và gủi chứng từ cho người mua (hoá đơn thương mại, vận đơn…) 3. CFR – Cost and Freight- (…named port of Destination) Tiền hàng và cước phí (… cảng đến quy định) Nghĩa vụ của người bán: - Cung cấp hàng theo cam kết trong hợp đồng, thuê tàu trả cước phí vận tải, chịu chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng giao hàng. - Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu. - Cung cấp cho bên mua hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển hoàn hảo (clean B/L). Chi phí dỡ hàng ở cảng đến do người mua chịu, trừ trường hợp hàng trở bằng tàu chợ (liner), khi đó chi phí dỡ hàng đã tính vào cước phí vận chuyển do người bán đã trả. Nghĩa vụ của người mua: - Trả tiền hàng như quy định trong hợp đồng, nhận các chứng từ (vận đơn, hàng hoá…) và nhận hàng. - Chịu chi phí dỡ hàng ở cảng đến, trừ trường hợp hàng trở bằng tàu chợ (liner) hoặc có cam kết người bán trả tiền đó. Rủi ro và tổn thất chuyển từ người bán sang người mua khi hàng qua lan can tàu ở cảng xếp hàng (như trong FOB và CIF). Khác với CIF, bán hàng theo CFR không phải mua bảo hiểm hàng hoá, việc đó do người mua thu xếp. Sau khi xếp hàng ở cảng quy định, người bán kịp thời thông báo cho người mua về việc giao hàng để người mua ký hợp đồng bảo hiểm hàng hoá. Nếu người bán không thông báo cho người mua cho người mua, khi xẩy ra rủi ro, mất mát hàng hoá trên đường vận chuyển, thì bên bán chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cũng giống như FOB, CIF và CFR cũng có nhiều điều kiện phụ kèm theo những đIều kiện đã nêu lên ở Incoterms 2000. 1.CIF liner terms và CFR liner terms.( đIều kiện tầu chợ) Khi chuyên trở bằng tàu chợ (liner) thì chi phí bốc và dỡ đã đều được tính vào cước phí, nằm trong giá bán, người bán đã trả. Khi tàu đến cảng đích, người mua không phải trả phí dỡ hàng nữa. 2. CIF landed và CFR landed (dỡ hàng lên bờ) Ngoài những nội dung CIF và CFR đã nêu lên ở Incoterm 2000, theo điều kiện CIF landed và CFR landed bên bán còn phải chịu thêm trách nhiệm và chi phí dỡ hàng lên bờ cảng đến, kể cả chi lõng hàng (nếu có) , có nghĩa là bên bán chịu các chi phí liên quan tới dỡ hàng lên bờ, kể cả chi phí lõng hàng, chi phí thủ tục cảng. 3.CIF Quay và CFR Quay (dỡ hàng lên cầu cảng). Cũng như “dỡ hàng lên bờ”. CIF Quay và CFR Quay: thêm nhiệm vụ người bán phải trả chi phí dỡ hàng lên cầu cảng. 4.CIF landed duty paid – ( CIF hàng đã lên bờ nộp thuế) giá CIF cộng thêm chi phí dỡ hàng lên bờ và tiền thuế nhập khẩu do người bán chịu theo điều kiện đã thoả thuận với người mua ghi trong hợp đồng. Ngoài các biến dạng trên, còn có các biến dạng khác theo thoả thuận giữa người bán và người mua.Các dạng thay đổi của CIF và CFR chi xoay quanh chi phí dỡ hàng, bốc xếp hàng… hoàn toàn không làm thay đổi địa đIểm giao hàng và danh giới chuyển rủi ro, nếu hai bên không có cam kết khác. III. Những điều cần lưu ý về Incoterms 2000. Chỉ áp dụng Incoterms khi mua bán hàng hoá hữu hình. Incoterms không dùng cho hàng hoá vô hình như phần mềm, bí quyết công nghệ, know- how, các kiến thức công nghệ… Incoterm 2000 không phải là bộ luật hay pháp quy mà chỉ là văn bản để các bên ký kết hợp đồng tham khảo, lựa chọn thuận tiện cho việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá và thực hiện hợp đồng. Incoterms quy định nghĩa vụ của người bán và người mua về địa điểm giao hàng, vận tải, giao nhận bảo hiểm thông quan. Incoterms không thể thay thế hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua bán ngoại thương (xuất nhập khẩu) còn bao gồm nhiều điều khoản khác như tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán quốc tế, khiếu nại, trọng tài, giải quyết tranh chấp, bất khả kháng… Trong Incoterms 2000 không có các nội dung đó. Mặc dù Incoterms 2000 được các nước và các doanh nghiệp xuất khẩu ở thế giới sử dụng trong đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng, nhưng ở nhiều nước, nhiều vùng, nhiều cảng vẫn tồn tại tập quán, thói quen thương mại khác. Luật pháp liên quan đến hợp đồng xuất nhập khẩu ở các nước cũng khác nhau. Khi giải quyết tranh chấp, các trọng tài vận dụng luật nơi ký, nơi thực hiện hợp đồng… Để tránh rắc rối đó chỉ nên sử dụng Incoterms mà không dẫn chiếu tập quán thương mại hoặc dùng các từ ngữ dễ gây tranh chấp. Tốt nhất là với các thị trường mới hoặc chua rõ tập quán thương mại ở đó thì khi sử dụng các điều khoản FOB, CIF.., khi ký kết hợp đồng cần ghi rõ tham chiếu vận dụng Incoterms, ví dụ: FOB Incoterms 2000. Incoterms liên quan chặt chẽ với nghĩa vụ vận tải, bảo hiểm hàng hoá. Cần chọn các Incoterms giành lấy quyền về vận tải và quyền bảo hiểm hàng hoá. Chỉ khi chọn và dành được quyền bảo hiểm hàng hoá thì ngành vận tải (đặc biệt là ngành viễn dương) và bảo hiểm của nước ta mới có điều kiện phát triển ngang tầm và hoà nhập với thế giới. Các hãng tàu khi cấp vận đơn, bao giờ cũng chọn lợi thế cho mình. Khi tranh chấp, họ thường có lợi hơn. Khi ta thuê tàu nước ngoài chuyên trở, ta mất lợi thế đó. Incoterms ra đời để các bên đàm phán dễ dàng, thuận lợi, giảm bớt sự giải thích khác nhau về điều kiện, địa điểm và cơ sở giao hàng. Incoterms là văn bản để các bên vận dụng tham chiếu. Khi các chi tiết của Incoterms không phù hợp, các bên có thể thoả thuận thay đổi, điều chỉnh và ghi trong hợp đồng. Hợp đồng buôn bán đã ký kết, các bên tham gia phải thực hiện. IV. Một vụ tranh chấp thương mại điển hình giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. -Tóm tắt vụ tranh chấp Nguyên đơn là một doanh nghiệp Việt Nam (gọi là bên A) và bị đơn là một thương nhân nước ngoài có ký kết một hợp đồng mua bán gạo số: 2875/FIT. Theo đó người bán, bán cho người mua một số lượng là 10.000 tấn Gạo +/- 5% (dung sai cho người bán chọn), loại Gạo Mùa có 10% tấm của Việt Nam, đơn giá là 310 USD/ tấn theo điều kiện FOB Incoterms 2000. Sau khi ký hợp đồng xong, người mua đó bán lại lô hàng cho một thương nhân X (gọi là bên B) ở một nước thứ 3, và uỷ nhiệm cho người X (bên B) mở L/C cho người bán Việt Nam hưởng lợi. Và bên A chấp nhận. Bên B đã uỷ nhiệm cho công ty giao nhận Z tại Việt Nam nhận lô hàng trên (có hợp đồng đại lý thuê tàu). Sau đó, công ty Z đã gửi thông báo cho bên B, chỉ định tàu FUGODEN là tàu chở chuyến hàng đó. Và yêu cầu xếp hàng tại thời gian và địa điểm đã được định trước. Sau khi xếp hàng hoá xong, chủ tàu đã cấp vận đơn hoàn hảo cho chủ hàng Việt Nam. Nhưng ngay sau đó chủ tàu nhận được quyết định tạm giữ tàu của cơ quan Hải Quan nơi tàu đang cập bến do tàu vi phạm luật pháp. Và sau 2 tháng, hàng vẫn chưa rời cảng. Trong thời gian này hàng hoá ( gạo) đã bị giảm chất lượng khoảng 30%. Công ty A thông báo sẽ dùng tàu mới là tàu TAIYAN để vận chuyển chuyến hàng này. Và thông báo cho doanh nghiệp Việt Nam biết thời gian và địa điểm nơi tàu đỗ để chuyển hàng. Trên thông tin đó bên B nhờ bên A chuyển hàng hoá từ tàu FUGODEN sang tàu TAIYAN. Mọi chi phí phát sinh (hợp lý) mà bên A chi trả khi chuyển tàu lên đến khoảng 10% giá trị của hợp đồng hàng hoá. Khi nhận được hàng hoá và L/C thanh toán, bên B không chấp nhận thanh toán 30% hàng hoá không đủ chất lượng và những chi phí phát sinh do chuyển tàu lên đến 10% giá trị hợp đồng. -Ví dụ trên đây là 1 trong những ví dụ điển hình về tránh chấp thương mại đã xảy ra. Một số điểm cần chú ý đối với hợp đồng này nói riêng và trong buôn bán thương mại nói chung: Một là, người nhập khẩu hay người xuất khẩu khi uỷ thác cho người khác thuê hộ tàu thì phảI lựa chọn người có khả năng, kinh nghiệm và uy tín trong việc thuê tàu để đảm bảo thuê được con tàu không có tranh chấp và có đủ khả năng chuyên trở trên biển. Hai là, trước khi thực hiện một công việc phát sinh mà lại không thuộc trách nhiệm của mình thì người nhập khẩu (hay người xuất khẩu) phải thông báo ngay cho bến kia và thoả thuận bằng văn bản. Tránh những trường hợp tương tự như trên xảy ra. Ba là, sau khi bốc hàng lên tàu và nhận được vận đơn hoàn hảo thì người bán theo điều kiện FOB hoàn toàn có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán cho lô hàng đó cho dù hàng đã đến nơi người nhận hay chua. Bốn là, khi nhờ người khác thực hiện cho mình một công việc thì phảI thoả thuận bằng văn bản cho thạt chặt chẽ. Nếu không thoả thuận bằng văn bản thì không có quyền đòi lại những chi phí phát sinh hợp lý Năm là, phải xem xét đặc tính của hàng hoá và tính toán thời hạn bảo quản hàng, tránh những trường hợp để hàng hoá lưu trên tàu quá lâu so với đặc tính của hàng. PHẦN III: KẾT LUẬN Trong thương mại, những tranh chấp trong mua bán, làm hợp đồng…là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta nên tránh những trường hợp tranh chấp không đang có xẩy ra không chỉ vì tốn kém tiền bạc mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chúng ta. Chúng ta nên áp dụng chặt chẽ và triệt để Incoterms cũng như những tập quán thương mại đặc biệt của các quốc gia trên thế giới. Vì có giới hạn nên bài tiểu luận này chỉ nêu một số ý chính, một số kinh nghiệm được đúc kết qua thực tế về mua bán ngoại thương. Tác giả chi mong sau khi người đọc bài tiểu luận này sẽ hiểu hón về Incoterms và tránh gặp những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng thương mại. MỤC LỤC Lời nói đầu (tr.1) Phần I: Những vấn đề chung về luật thương mại quốc tế (tr.2) I.Khái niệm luật thương mại quốc tế (tr.2) II. Nguồn gốc của luật thương mại quốc tế (tr.2). Phần II: Nội dung chính của Incoterms 2000. Một số vấn đề cần quan tâm (tr.4) I. Nội dung chủ yếu của Incoterms 2000 (tr.4) 1. Mục đích của Incoterms 2000 (tr.4) 2. Các thuật ngữ về điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms 2000 (tr.4) 3. Nghĩa vụ các bên (tr.5) 4. Sự rằng buộc của các bên với tập quán của một cảng hay một vùng buôn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0134.doc
Tài liệu liên quan