Nội dung dạy học môn Địa lí khối 12 mức độ trung bình - yếu – kém

BÀI 33 : VẦN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẲNG SÔNG HỒNG

I. Các thế mạnh của vùng

1. Vị trí địa lí : (Atlat trang 26)

- Nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Bắc, giáp TDMN Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. Thuận lợi cho giao lưu với các vùng trong nước và các nước trên thế giới

- Gần các vùng giàu tài nguyên

2. Tài nguyên thiên nhiên : đa dạng

- Đất : Đất nông nghiệp chiếm 51 ,2 % diện tích đồng bằng , trong dó đất phù sa màu mở chiếm 70% thuận lợi để phát triển nông nghiệp

- Khí hậu : Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp

- Nước : phong thú ( nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng) thuận lợi để phát triển du lịch, giao thông, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước cho sản xuất

- Biển : phát triền du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, giao thông

- Khoáng sản (Alat / 8-26) : đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên nguyên liêu cho công nghiệp

3. Kinh tế - Xã hội

- Dân cư . lao động : nguồn lao động dồi dào với truyền thông và kinh nghiệm sản xuất phong phú chất lượng lao động đứng đầu cả nước

- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh (Giao thông , điện , nước )

- Cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thông thủy lợi , nhà máy .) tương đối tốt phục vụ cho sản xuất và đời sống

- Các thế mạnh khác : thị trường rộng, có lịch sử khai thac lâu đời

II Hạn chế của vùng

- Dân cư đông , mật độ dân số cao khó khăn cho giải quyết việc làm

- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như : bão , lũ lụt , hạn hán .

- Một số tài nguyên ( Đất , nước mặt ) bị suy thoái

- Thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp phải đưa từ các vùng khác đến

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3266 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung dạy học môn Địa lí khối 12 mức độ trung bình - yếu – kém, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nuôi, cây trồng chủ yếu. - Vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu và biểu đồ về cơ cấu sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tình hình tăng trưởng một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. Bài 23: Thực hành: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤN NGÀNH TRỒNG TRỌT - Tính được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng. - Tính được cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt . - Vẽ được biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng. - Phân tích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP I. Kiến thức: Qua bài học, học sinh cần hiểu và trình bày được: 1/- Những thuận lợi và khó khăn (về mặt tự nhiên kinh tế, xã hội) trong khai thác và nuôi trồng thủy sản của nước ta. - Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản. + Biết được ngành thủy sản đang có bước phát triển đột phá. + Các tỉnh có nghề cá phát triển mạnh. + Các vùng nuôi nhiều thủy sản. 2/- Hiểu được vai trò của ngành lâm nghiệp; về kinh tế về môi trường, … - Tài nguyên rừng nước ta giàu có nhưng đang bị suy thoái, chất lượng hệ sinh thái rừng giảm. - Tình hình phát triển và đặc điểm phân bố lâm nghiệp. II. Kĩ năng: - Vẽ biểu đồ, phân tích số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp. - Sử dụng Atlat trong lâm nghiệp, thủy sản. Xác định được các khu vực sản xuất, khai thác các vùng nuôi thủy sản quan trọng. Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP I. Kiến thức: - Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta: tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử. - Biết được sự phân hóa các điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu, …) tạo ra cái nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. - Biết được trên cái nền chung, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp các nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật và lịch sử có những tác động khác nhau. - Nêu được 7 vùng nông nghiệp của nước ta. - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản về: điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa sản xuất của từng vùng nông nghiệp. - Biết và nêu được những xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta. + Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. + Phát triển kinh tế trang trại. + Phát triển thành các vùng chuyên canh nông nghiệp. II. Kĩ năng: - Dựa vào Atlat trong nông nghiệp; nêu được sự phân hóa một số sản phẩm nông nghiệp (lúa, cà phê, cao su, chè, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản) và sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng nông nghiệp. Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP I. Kiến thức: Qua nội dung bài học, học sinh cần: - Hiểu và trình bày được: cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng và đang có sự chuyển dịch. - Hiểu và trình bày được: cơ cấu thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động sản xuất công nghiệp đang có sự thay đổi sâu sắc. - Hiểu và trình bày: cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ có sự phân hóa, các khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao và giá trị sản xuất lớn. - Giải thích được nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu ngành, lãnh thổ, thành phần kinh tế, trong sản xuất công nghiệp. II. Kĩ năng: - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế trong sản xuất công nghiệp. - Dựa vào Atlat trong công nghiệp chung trình bày được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM I. Kiến thức: Hiểu và nêu được đặc điểm phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. - Công nghiệp năng lượng: + Tình hình phát triển, phân bố: công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu, khí) + Tình hình phát triển và phân bố: công nghiệp điện lực + Tình hình phát triển và phân bố: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. + Tình hình phát triển và phân bố: công nghiệp chế biến các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản. II. Kĩ năng: - Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê về công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. - Dựa vào Atlat trong công nghiệp để phân tích, trình bày đặc điểm của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm. Nêu được các sản phẩm chuyên môn hóa của 3 trung tâm công nghiệp lớn trên cả nước. Bài 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP I. KIẾN THỨC: 1. Trình bày được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 2. Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Nhân tố bên trong (Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội) có ảnh hưởng rất quan trọng đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Nhân tố bên ngoài (thị trường, hợp tác quốc tế) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 3. Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước Đặc điểm phân bố của điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp II. KỈ NĂNG: Dựa vào Atlat nhận xét sự phân bố của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, xác định được một số điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp. Bài 29: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỔ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP 1/- Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học và một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp Việt Nam. - Củng cố kiến thức về sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp - Củng cố kiến thức về những nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp 2/- Kĩ năng: - Biết tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân hóa theo thành phần kinh tế. - Biết cách phân tích, nhận xét, giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên cơ sở số liệu và biểu đồ. - Biết phân tích, lựa chọn và vẽ được biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. - Dựa vào bảng số liệu và Atlat để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng, theo lãnh thổ của nước ta. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ BÀI 30 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC I. Các loại hình và hiện trạng phát triển : 1. Đường ô tô : - Sự phát triển : Mở rộng và hiện đại hóa, mạng lưới phủ kín khắp vùng - Các tuyến đường chính : ( Atlat Tr 23) + Quốc lộ 1A dài 2.300 Km, là tuyến đường sương sống nối các vùng kinh tế( trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước + Đường Hồ Chí Minh, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội cảu dải đất ở phía tây đất nước + Hệ thống đường xuyên Á : Nối kết hệ thống đường bộ trong khu vực 2.Đường sắt ( Atlat1 Tr 23) - Tổng chiều dài 3143 Km - Các tuyến đường chính: + Đường sắt Thống Nhất ( Hà Nội – TP Hồ Chí Minh) dài 1726 Km là trục giao thông Bắc Nam rất quan trọng + Các tuyến đường khác: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai, Hà Nội- Thái Nguyên... 3. Đường sông : - Chiều dài : 11.000 Km - các hệ thống sông chính : + Sông Hồng- Thái Bình + Sông Mekong- Đồng Nai + Một số sông lớn ở miền Trung 4. Đường biển (Atlat/23) - Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh kín gió, nằm trên đường hàng hải quốc tế thuận lợi để phát triển giao thông vận tải đường biển - Các tuyến đường biển chủ yếu là tuyến Bắc Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng- TP Hồ Chí Minh dài 1.500 Km - Các cảng biển và các cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng- Cai Lân, Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn- Vủng Tàu- Thị Vải. 5. Đường hàng không : - Là một ngành non trẻ, phát triển nhanh, hiện đại . - Năm 2007 : có 19 sân bay ( trong đó có 05 sân bay Quốc Tế ), các tuyến bay trong nước : Hà Nội. Tp HCM, Đà Nẵng. Ngoài ra còn mở các đường bay đến nhiều trong khu vực và cả thế giới . 6. Đường ống : - Vận chuyển đường ống ngày càng phát triển, gắn liền với sự phát triển ngành dầu khí . - Các tuyến đường ống quan trọng : + Phía Bắc : tuyến đường B12 (Bãi Cháy- Hạ Long) vận chuyển xăng dầu tới các tỉnh ĐB S.Hồng. + Phía Nam : một số đường ống dẫn dầu từ thềm lục địa vào đất liền II Bưu chính viễn thông : 1. Bưu chính : - Đặc điểm nổi bật: có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp - Hạn chế : + Mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ còn lạc hậu + Quy trình công nghiệp ở các địa phương còn mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao - Hướng phát triển : + Cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa + Phát triển các hoạt động công ích, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh 2. Viễn thông : - Đặc điểm nổi bật: tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu các thành tựu kỹ thuật hiện đại - Sự phát triển : + Trước thời kì đổi mới : mạng lưới và thiết bị cũ kĩ lạc hậu, dịch vụ nghèo nàn + Những năm gần đây: tăng trưởng với tốc độ cao đạt mức trung bình 30% /năm. - Mạng lưới viễn thông tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. Tuy nhiên sự phân bố không đều giữa các vùng. Bài 31 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI – DU LỊCH I . Thương mại : 1. Nội thương ( Alat/24 ) - Phát triển mạnh sau thời kì đổi mới, cả nước đã hình thành thị trường thống nhất , hàng hóa phong phú, đa dạng - Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế 2. Ngoại thương ( xuất – nhập khẩu ) - Tình hình phát triển ( Alat/24 ) + Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến : tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục + Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa + Năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và quan hệ mua bán với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới + Cơ chế quản lí có nhiếu đổi mới - Xuất khẩu ( Alat 24 ) : liên tục tăng + Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú : khoáng sản, công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, nông sản, thủy sản + Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là : Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc ... - Nhập khẩu : tăng khá mạnh ( Alat/24) + Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất, nguyên liệu + Thị trường nhập khẩu : khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Châu Âu II Du lịch ( Alat/25) 1.Du lịch Có 2 nhóm : a. Tự nhiên - Địa hình : có 124 bãi biển, 2 di sản thiên nhiên thế giới, 200 hang động - Khí hậu : đa dạng, phân hóa theo vĩ độ, độ cao , theo mùa - Nước : nhiều sông ( s.Hồng, s.Cửu Long ...), hồ ( Ba Bể, Dầu Tiến, Hòa Bình ...), nước khoáng, nước nóng - Sinh vật : có hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản b. Nhân văn : - Các di tích văn hóa lịch sử : có khoảng 4 vạn ( hơn 2.6 nghìn được xếp hạng ), 3 di sản văn hóa vật thể, 2 Di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội : diễn ra quanh năm - Các tài nguyên khác: làng nghề văn nghệ dân gian ẩm thực 2. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch : - Tình hình phát triển : ngành du lịch phát triển nhanh từ đầu thập kĩ 80 đến nay ( hình 31.6 SGK/142) - Các trung tâm du lịch : lớn nhất là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tp HCM .Ngoài ra còn có ở Hải Phòng, Hạ Long , Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ .... ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ BÀI 32 : VẤN ĐỀ KHAI THÁC CÁC THẾ MẠNH Ờ TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ I Những thuận lợi và khó khăn (thế mạnh và hạn chế ) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng 1. Thuận lợi a. Vị trí địa lí (Alat/26) - Giáp Trung Quốc , đồng bằng sông Hồng , vịnh Bắc Bộ . Giao thông vận tải đang được đầu tư nâng cấp thận lợi cho giao lưu với các vùng khác trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài b. Tự nhiên - TNTN đa dạng có khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế với những thế mạnh : + Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản , thủy điện + Nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới + Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch c. Kinh tế xã hội : - Có nhiều dân tộc ít người với kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phuc tự nhiên - Là vùng căn cứ địa cách mạng có di tích lịch sử Điện Biên Phủ - Cơ sở VCKT có nhiều tiến bộ 2. Khó khăn - Thưa dân : Hạn chế nguồn lao động và thị trường tại chổ - Tình trạng lạc hậu , nạn du canh du cư vẫn còn - Vùng núi cơ sở VCKT còn nghèo II Các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng Thế mạnh khai thác chế biến khoáng sản và thủy điện Khai thác chế biến khoáng sản (Alat /8-26) Giàu khoáng sản bật nhất nước : than , sắt , thiếc , chì , kẽm , đồng , apatit ... + Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn bật nhất , chất lượng than tốt nhất ĐNÁ . Sản lượng khai thác hiện nay trên 30 triệu tấn / năm + Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như đồng , niken , ( Sơn La ) , đất hiếm ( Lai Châu ) + Đông Bắc : sắt ( Yên Bái ) , Chì , Kẽm ( Chợ Điền – Bắc Cặn ) , đồng , vàng ( Lào Cai ) , Apatit ( Lào Cai ) , thiếc , boxit ở Cao Bằng *Hạn chế việc khai thác các mỏ đồi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao b. Thủy điện (Alat /22-26) - Trữ năng thủy điện lớn nhất nước + Hệ thống sông Hồng ( 11 triệu KW ) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước , riêng sông Đà gần (6 triệu KW ) + Đã xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà ( 110 MW ) trên sông Chảy , Hòa Bình ( 1920 MW) trên sông Đà ... + Hiện nay đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La ( 2400 MW ) trên sông Đà - Việc phát triển thủy điện tạo ra động lực mới cho vùng , nhất là khai thác và chế biến khoáng sản , cần chú ý đến vần đề MT * Hạn chế : Thủy chế phân hóa theo mùa khó khăn cho việc phân hóa thủy điện 2. Trồng và chế biến cây công nghiệp , cây dược liệu , rau quả cận nhiệt và ôn đới a. Thuận lợi : - Đất (Alat /11) : pheralit phát triển trên đá vôi và các loại đá khác , đất phù xa cổ ở vùng trung du - Khí hậu : nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh có sự phân hóa theo độ cao -> Thuận lợi cho phát triển các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đớt b. Khó khăn : - Rét đậm , rét hại , sương muối , thiếu nước vào mùa đông - Cơ sở công nghiệp chế biến chưa cân xứng với thế mạnh của vùng c. Hiện trạng phát triển : (Alat /18-26) - Chè :là vùng chè lớn nhất nước trồng nhiều ỏ Phú Thọ , Thái Nguyên , Yên Bái , Hà Giang , Sơn La .... - Cây thuốc quý : tam thất . đương qui , đỗ trọng , hồi , thảo quả ....ở các vùng núi Cao Bằng , Lạng Sơn , HLS - Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới sản xuất hạt giống quanh năm , trồng hoa xuất khẩu * Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng xuất cây cây nghiệp , câu đặc sản , cây ăn quả còn rất lớn d. Giải pháp : - Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản - Phát triển nển nông nghiệp hàng hóa - Hạn chế nạn du canh du cư 3 .Chăn nuôi gia súc : a. Thuận lợi - Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên cao 600-700 m thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lơn như trâu bò b. Khó khăn - GTVT chưa phát triển khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm tới vùng tiêu thụ - Các đồng cỏ diện tích không lớn , cần cải tạo để nâng cao năng suất c. Hiện trạng phát triển (Alat/18-26) + Bò sữa : Được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) + Trâu , bò thịt : nuôi rộng rãi nhất là trâu chiếm 1/2 đàn trâu cả nước và 16% đàn bò cả nước (2005) + Lợn hơn 5.8 triệu con chiếm 21% đàn lợn cả nước (2005) 4. Kinh tế biển - Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng , phát triển năng động - Phát triển mạnh đánh bắt , nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản - Phát triển du lịch biển – đảo , gồm quẩn thề du lịch Hạ Long - Đang xây dựng và nâng cấp cảng Cái Lân , tạo đà cho sự hình thành khu công nghiệp BÀI 33 : VẦN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẲNG SÔNG HỒNG I. Các thế mạnh của vùng 1. Vị trí địa lí : (Atlat trang 26) - Nằm trong vùng kinh tế trong điểm phía Bắc, giáp TDMN Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ. Thuận lợi cho giao lưu với các vùng trong nước và các nước trên thế giới - Gần các vùng giàu tài nguyên 2. Tài nguyên thiên nhiên : đa dạng - Đất : Đất nông nghiệp chiếm 51 ,2 % diện tích đồng bằng , trong dó đất phù sa màu mở chiếm 70% thuận lợi để phát triển nông nghiệp - Khí hậu : Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp - Nước : phong thú ( nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng) thuận lợi để phát triển du lịch, giao thông, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước cho sản xuất - Biển : phát triền du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, giao thông - Khoáng sản (Alat / 8-26) : đá vôi, sét, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên nguyên liêu cho công nghiệp 3. Kinh tế - Xã hội - Dân cư . lao động : nguồn lao động dồi dào với truyền thông và kinh nghiệm sản xuất phong phú chất lượng lao động đứng đầu cả nước - Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh (Giao thông , điện , nước ) - Cơ sở vật chất kĩ thuật (hệ thông thủy lợi , nhà máy ...) tương đối tốt phục vụ cho sản xuất và đời sống - Các thế mạnh khác : thị trường rộng, có lịch sử khai thac lâu đời II Hạn chế của vùng Dân cư đông , mật độ dân số cao khó khăn cho giải quyết việc làm Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như : bão , lũ lụt , hạn hán ... Một số tài nguyên ( Đất , nước mặt ) bị suy thoái Thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp phải đưa từ các vùng khác đến Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa phát huy thế mạnh của vùng III Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính Vì sao phải chuyển dịch - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - Là vựa lúa lớn thứ 2 ở Việt Nam - Dân đông , mật độ dân số cao - Khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có của vùng 2. Thực trạng ( phân tích biểu đồ hình 33.2 SGK/ 151 ) - Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng : giảm tỉ trọng khu vực 1 (Nông – lâm – ngư), tăng nhanh tỉ trọng khu vực 2 (công nghiệp – xây dựng) và khu vực 3 (dịch vụ) - Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực ,tuy nhiên vẫn còn chậm 3. Các định hướng chính - Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế : giảm tỉ trọng khu vực 1, tăng tỉ trọng khu vực 2,3, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vần đề xã hội, môi trường - Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh thế * Trong khu vực 1 : + Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản + Trồng trọt : giảm tỷ trọng cây lương thực ,tăng tỷ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả * Trong khu vực 2 : Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động : công nghiệp chế biến LT-TP , dệt may , da giày , cơ khí, điện tử ... * Trong khu vực 3 : Phát triển du lịch , dịch vụ tài chính ,ngân hàng ,giáo dục – đào tạo ... BÀI 34 : Thực hành : PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ VIỆC SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 1.Tính tốc độ tăng trưởng và so sánh : a. Cách tính : - Dựa vào bảng số liệu đã cho để tính . Thông thường phải lấy năm đâu tiên của bảng số liệu là 100 ,sau đó lấy năm tiếp theo so sánh với năm đầu tiên Các chỉ số ĐB S. Hồng Cả nước 1995 2005 1995 2005 Dân số 100.0 117.7 100.0 115.4 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 100.0 109.3 100.0 114.4 Sản lượng lương thực có hạt 100.0 122.0 100.0 151.5 Bình quân lương thực có hạt / người 100.0 109.4 100.0 131.4 So sánh tốc độ tăng trưởng giữa đồng bằng sông Hồng với cả nước : Dân số : tăng chậm hơn cả nước ( dẫn chứng ) Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt : tăng chậm hơn cả nước ( dẫn chứng ) - Sản lượng lương thực có hạt: tăng chậm hơn cả nước ( dẫn chứng ) - Bình quân lương thực có hạt/người : tăng chậm hơn cả nước ( dẫn chứng ) 2. Tính tỉ trọng của đồng bằng sông Hồng so với cả nước theo các chỉ số a. Tính tỉ trọng TỈ TRỌNG CỦA ĐỒNG BẲNG SÔNG HỒNG SO VỚI CẢ NƯỚC Đơn vị: % Các chỉ số ĐB S. Hồng Cả nước 1995 2005 1995 2005 Dân số 22.4 21.7 100.0 100.0 Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt 15.3 14.6 100.0 100.0 Sản lượng lương thực có hạt 20.4 16.5 100.0 100.0 Bình quân lương thực có hạt / người 91.1 75.9 100.0 100.0 b.Nhận xét So với cả nước dân số của đồng bằng sông Hồng chiếm 22.4% (1995) ,21.7% (2005) So với cả nước diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của đồng bằng sông Hồng chiếm 15.3% (1995) ,14.6%(2005) - So với cả nước sản lượng lương thực có hạt của đồng bằng sông Hồng chiếm 20.4%(1995) ,16.5%(2005) So với cả nước bình quân lương thực có hạt / người của đồng bằng sông Hồng chiếm 91.2% ( 1995 ) , 75.9 %( 2005 ) Tỉ trọng các chỉ số trong bảng số liệu của đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần so với tỉ trọng chung của cả nước trong giai đoạn 1995-2005 . Trong đó, giảm mạnh nhất là tỉ trọng bình quân lương thực có hạt của vùng đồng bằng so với cả nước , tiếp sau đó là tỉ trọng sản lượng lương thực có hạt ,diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt,số dân 3. Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng Phân tích : Tỉ trọng của dân số , diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt , sản lượng lương thực có hạt , bình quân lương thực có hạt /người của ĐB sông Hồng so với cả nước (2005) giảm so với (1995) . Tuy nhiên trong khi dân số có tỉ trọng giảm chậm hơn thì các chỉ số diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt , sản lượng lương thực có hạt , bình quân lương thực có hạt/người giảm nhanh hơn Giải thích : Dân số là tác nhân chính gây sức ép lên sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng . Trong điều kiện diện tích nông nghiệp bình quân đầu người thấp , không có khả năng mở rộng diện tích năng xuất không thể vượt quá giới hạn sinh học ... thì diện tích sản lượng lương thực không thể tăng nhanh và sản lượng bình quân đầu người sẽ giảm 4. Phương hướng giải quyết - Giảm tỉ lệ tăng dân số - Tăng cường thăm canh , tăng vụ để tăng năng suất sản lượng lương thực - Qui hoạch , sử dụng hợp lí đất nông nghiệp - Phân bố lại dân cư và lao động - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( trong nông nghiệp : giảm tỉ trọng ngành trồng trọt ,tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản , riêng ngành trồng trọt : giảm tỉ trong cây lưong thực cây công nghiệp , cây thực phẩm , cây ăn quả ) BÀI 35 : VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở BẮC TRUNG BỘ I. Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ 1. Thuận lợi : a. Vị trí địa lí (Atlat trang 27) - Giáp : ĐB sông Hồng, TDMN Bắc Bộ, Lào, Duyên Hải Nam Trung Bộ và biển Đông : Thuận lợi cho giao lưu kinh tế- văn hóa với các vùng trong nước và các nước bằng đường bộ và đường biển b. Điều kiện tự nhiên ( Atlat trang 8-11-27) - Đất : Phù sa, cát ven biển(ở đồng bằng), pheralit(vùng đồi gò) thuận lợi cho trồng cây lương thực,cây công nghiệp ngắn ngày,cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng và chăn nuôi đại gia súc - Khí hậu : Chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông bắc vào mùa đông - Khoáng sản : crôm, thiếc, sắt, đá vôi, sét làm xi măng... Thuận lợi để phát triển công nghiệp - Rừng : Diện tích lớn thứ hai sau Tây Nguyên : Thuận lợi cho nghành công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản - Sông ngòi : Hệ thống sông Mã và sông Cả có giá trị về thủy lợi giao thông, thủy lợi(hạ lưu), thủy điện(thượng lưu) - Biển : Các tỉnh đều giáp biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển - Tài nguyên du lịch( Atlat trang 25) :Các bãi tắm nổi tiếng : Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, di sản thế giới Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế... c. Kinh tế -Xã hội ; - Dân cư cần cù chịu khó - Cơ sở VCKT có tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A đi qua các tỉnh 2. Khó khăn: - Thường xuyên chịu thiên tai : Bão,lũ lụt, gió Lào... - Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh - Mức sống người dân còn thấp - Cơ sở hạ tầng còn nghèo nên việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn hạn chế II. Vấn đề hình thành cơ cấu nông-lâm- ngư - Bắc Trung Bộ có nhiều thuận lợi để hình thành cơ cấu nông- lâm-ngư :(lãnh thổ kéo dài,tỉnh nào cũng có đồi núi, đồng bằng và biển) 1. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp - Diện tích rừng 2.46 triệu ha, chiếm 20% diện tích rừng cả nước - Độ che phủ 47.8%(2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên - Rừng có nhiều gỗ quý(táu, lim, sến, lát hoa, trầm hương...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị - Hiện nay rừng giàu chỉ tập trung ở vùng sâu giáp biên giới Việt – Lào - Hàng loạt lâm trường khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng * Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ nguồn gen của các động vật quý hiếm,điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ.Việc trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió bão,ngăn cát bay 2. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển (Atlat trang 27) - Vùng đồi trước núi + Thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc: Đàn trâu chiếm ¼ đàn trâu cả nước, đàn bò chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước + Đất đỏ badan diện tích không lớn, khá màu mỡ: Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như : Cà phê, chè, cao su, hồ tiêu - Trên các đồng bằng + Phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm như: Lạc, mía, thuốc lá..., không thuận lợi cho trồng lúa + Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và thâm canh lúa, bình quân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung dạy học môn địa lí khối 12 mức độ trung bình- yếu – kém.doc
Tài liệu liên quan