Nội dung thuế - Thuế trong doanh nghiệp các loại thuế

Kế toán thuế là một phần hành không thể thiếu trong công tác kế toán của các doanh nghiệp. Tất cả các phần hành kế toán từ kế toán quá trình mua các yếu tố đầu vào tới quá trình bán ra và xác định kết quả kinh doanh đều có liên quan tới các yếu tố về thuế.

Kế toán thuế ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh có liên quan làm tài liệu cơ sở, phục vụ cho việc tính toán, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế. Kế toán thuế theo dõi diễn biến quá trình nộp thuế của từng loại thuế theo mỗi nghiệp vụ phát sinh phục vụ cho công tác quản lý, đôn đốc nộp thuế, thực hiện đúng nghĩa vụ đóng góp theo Luật thuế.

Việc tính đúng các khoản thuế ngay khi phát sinh góp phần quan trọng vào việc xác định đầy đủ và chính xác giá mua của các yếu tố đầu vào, chi phí của quá trình sản xuất, xác định đúng doanh thu trong kỳ. Do đó, việc nắm vững những quy trình hạch toán các loại thuế có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán của doanh nghiệp.

 

doc24 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung thuế - Thuế trong doanh nghiệp các loại thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống thuế. Chủ trương cải cách hệ thống thuế của Nhà nước ta đã được khởi xướng từ năm 1989. Ngày 1/10/1990, một hệ thống Pháp luật, pháp lệnh về thuế áp dụng thống nhất trong cả nước được ban hành. Và cho đến ngày 1/1/1999, hệ thống thuế GTGT và thuế TNDN bắt đầu có hiệu lực (thay thế cho thuế doanh thu và thuế lợi tức). Trong quá trình áp dụng, hệ thống chính sách thuế cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực trạng của nền kinh tế, đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, dễ làm, khắc phục dần những chắp và thiếu hệ thống trong nhiều năm qua... Tuy nhiên hệ thống thuế hiện hành còn có nhiều tồn tại như chưa bao quát hết các nguồn thu, diện thu, sử dụng từng sắc thuế còn tách rời nhau, sử dụng sắc thuế này thay cho sắc thuế khác nên thuế suất thường rất cao, kích thích trốn lậu thuế, hạn chế tác dụng chính của từng sắc thuế trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hiện nay, hệ thống thuế ở Việt Nam bao gồm 10 sắc thuế (tính từ năm 1999): Ù Thuế giá trị gia tăng, Ù Thuế tiêu thụ đặc biết, Ù Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Ù Thuế thu nhập doanh nghiệp, Ù Thuế môn bài, Ù Thuế sử dụng đất nông nghiệp Ù Thuế tài nguyên, Ù Thuế nhà, đất, Ù Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Ù Chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Ngoài các loại thuế còn có phí, lệ phí như: lệ phí trước bạ, lệ phí công chứng, lệ phí hải quan, án phí, lệ phí toà án... 2.1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Xét về bản chất, thuế GTGT do các nhà sản xuất, doanh nghiệp nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán. Đối tượng nộp thuế: Bao gồm các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế GTGT, gọi chung là người nhập khẩu. õ Căn cứ tính thuế GTGT. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế GTGT: Nguyên tắc chung: Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT. Cụ thể: Ù Đối với hàng nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu Việt Nam (CIF) cộng (+) với thuế nhập khẩu. Giá tính thuế GTGT Giá hàng hoá nhập khẩu tại cửa khẩu VN (CIF) Thuế nhập khẩu = + Ù Hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng... giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này. Ù Hoạt động cho thuê tài sản bao gồm cho thuê nhà, xưởng, kho tàng... giá tính thuế GTGT là giá cho thuê chưa có thuế GTGT. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê theo từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền thuê trả từng kỳ hoặc trả trước. Ù Đối với hoạt động bán hàng theo phương thức trả góp, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT của hàng hoá xuất bán theo giá bán trả một lần (không bao gồm lãi trả góp). Giá chưa có thuế GTGT Giá thanh toán thực tế ---------------------------------------------------------------- 1 + Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ = Ù Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính chất đặc thù được dùng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế như tem bưu điện, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết... giá chưa có thuế được tính như sau: Thuế suất: Thuế suất là linh hồn của một sắc thuế, nó được xây dựng trên cơ sở nền tảng là một thực trạng nền kinh tế xã hội của một đất nước, nhưng đồng thời nó cũng thể hiện đường lối chính sách của Chính phủ nước đó trong từng thời kỳ nhằm phục vụ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đó. Nếu hệ thống thuế suất hợp lý sẽ có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, ngược lại, nếu thuế suất quá cao sẽ gây hiện tượng trốn lậu thuế, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm thất thu ngân sách, và có thể còn xuất hiện nhiều ảnh hưởng xấu khác đến nền kinh tế xã hội. Theo quy định tại Điều 8 Luật thuế GTGT và Điều 7 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP của Chính phủ thì thuế suất thuế GTGT bao gồm 4 mức: 0%, 5%, 10%, 20% tuỳ theo mặt hàng và ngành sản xuất kinh doanh. õ Phương pháp tính thuế GTGT. Thuế GTGT được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. a) Phương pháp khấu trừ thuế Đối tượng áp dụng: Các đơn vị, tổ chức kinh doanh được tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là những đơn vị đã thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ, đó là: DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài, DN tư nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh khác. Cách tính thuế: Mức thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau đây: Mức thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Thuế GTGT đầu ra = - Trong đó: Thuế GTGT đầu ra được tính theo công thức sau: Thuế GTGT đầu ra Số lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ Đơn giá tính thuế đơn vị Thuế suất thuế GTGT = * * Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ toàn bộ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn lại trong kho. Cơ sở nộp thuế phải có chứng từ xác minh tổng số thuế được khấu trừ: Ù Thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ. Ù Chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu. b) Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng. Đối tượng áp dụng: Ù Các tổ chức cá nhân chưa thực hiện đầy đủ điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như: cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ù Các cơ sở kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Cách tính thuế: Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau: Số thuế GTGT phải nộp Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó = * GTGT của hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Giá trị hàng hoá, dịch vụ bán trong kỳ (1) Trị giá mua vào của hàng hoá, dịch vụ phân bổ cho lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ (2) = - Trong đó: Tính theo giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phải phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. Bao gồm: Ù Trị giá mua vào của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Ù Các chi phí về dịch vụ mua ngoài (bao gồm cả thuế GTGT) phân bổ cho hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Ngoài ra, đối với các hộ kinh doanh thực hiện chưa đầy đủ hoặc chưa thực hiện chế độ chứng từ, hoá đơn mua bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định doanh thu tính thuế và tỉ lệ % GTGT tính trên doanh thu để làm căn cứ tính thuế. Mức thuế GTGT phải nộp Doanh thu thực tế hoặc doanh thu khoán Tỉ lệ % giá trị gia tăng Thuế suất thuế GTGT = * * õ Hoàn thuế Theo chế độ hiện hành, các trường hợp sau đây được đề nghị hoàn thuế: Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế trong các trường hợp sau: Có số thuế đầu vào được khấu trừ của 3 tháng liên tiếp thường xuyên lớn hơn số thuế đầu ra phát sinh ở các tháng đó... õ Giảm thuế GTGT. Đối tượng được xét giảm thuế GTGT là các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải bị lỗ do mức thuế GTGT phải nộp lớn hơn mức thuế phải nộp tính theo thuế doanh thu trước đây. Thuế GTGT chỉ được giảm từng năm tính theo năm dương lịch và chỉ thực hiện trong 3 năm (từ năm 1999 đến năm 2001). õ Đăng ký, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Cơ sở sản xuất kinh doanh và người nhập khẩu hàng hoá phải có trách nhiệm kê khai thuế GTGT phải nộp theo quy định. Cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định để làm căn cứ xác định số thuế phải nộp của tháng cho cơ quan thuế. Cơ sở nhập khẩu phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thuế nơi cửa khẩu nhập. Đối với cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế hàng tháng theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán. Nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Như vậy, so với thuế doanh thu thì thuế GTGT có ưu điểm chính như sau: Ù Thuế GTGT khắc phục được việc tính thuế trùng lắp của thuế doanh thu, vì vậy tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ. Ù Thuế GTGT có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ hơn so với thuế doanh thu đối với các hoạt động xuất khẩu hàng hoá và đầu tư. Ù Thuế GTGT thể hiện rõ hơn là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu và không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Ù Thuế GTGT thúc đẩy các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, mua bán hàng có hoá đơn, chứng từ. 2.2- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Thuế TTĐB là loại thuế thu trên giá trị của một số hàng hoá được xem là đặc biệt. Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhập khẩu hay sản xuất các mặt hàng kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. õ Cách tính thuế TTĐB: Thuế TTĐB phải nộp Số lượng hàng hoá tiêu thụ hoặc NK Giá tính thuế đơn vị Thuế suất = * * Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp thuế GTGT đối với hàng hoá này ở khâu sản xuất. Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB là số lượng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế; giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế: Giá tính thuế TTĐB Giá bán hàng 1 + thuế suất = Ù Đối với hàng hoá sản xuất trong nước: Là giá do cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bán ra tại nơi sản xuất chưa tính thuế TTĐB. Ù Đối với hàng hoá nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu = Giá tính thuế NK + thuế NK. Thuế suất thuế TTĐB áp dụng đối với từng mặt hàng được quy định tại Biểu thuế TTĐB. VD: Rượu từ 15% đến 90%; Bia từ 70% đến 90%... õ Giảm thuế TTĐB Đối với các đơn vị sản xuất gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ tai nạn bất ngờ; các đơn vị mở rộng sản xuất mà bị thua lỗ thì được xét miễn giảm thuế TTĐB nhưng mức giảm không quá 30% số thuế phải nộp và thời hạn giảm không quá 2 năm. õ Đăng ký, kê khai nộp thuế. Cơ sở sản xuất hàng hoá kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh theo quy định về đăng ký thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế. Cơ sở sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB hàng tháng phải nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế và nộp thuế theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Đối với cơ sở nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế theo từng lần nhập khẩu tại nơi kê khai nộp thuế nhập khẩu. Thuế TTĐB được sử dụng như một công cụ hướng dẫn tiêu dùng đối với hàng hoá, dịch vụ nhằm khuyến khích việc tiết kiệm trong tiêu dùng các mặt hàng hoá thiết yếu. Từ đó tăng khả năng đầu tư vốn cho nền kinh tế. 2.3.Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (XK, NK). Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đều là đối tượng nộp thuế. Về bản chất, thuế xuất khẩu, nhập khẩu là thuế gián thu tức là thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng của hàng hoá. Trường hợp xuất, nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác (bên nhận uỷ thác) là đối tượng nộp thuế xuất, nhập khẩu. Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu theo quy định bao gồm hàng hoá xuất, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam (trừ hàng vận chuyển quá cảnh, hàng tạm nhập tái xuất, hàng viện trợ nhân đạo, hàng từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất hay từ khu chế xuất xuất ra nước ngoài hoặc từ khu chế xuất này sang khu chế xuất khác trong lãnh thổ Việt Nam...). õ Căn cứ và công thức tính thuế. Thuế xuất, nhập khẩu được tính căn cứ vào số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng. Cách tính số thuế phải nộp như sau: Thuế xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) phải nộp Số lượng mặt hàng chịu thuế kê khai trong tờ khai hàng hoá Giá tính thuế bằng VND Thuế suất = * * Trong đó: Giá tính thuế: Ù Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu đi theo hợp đồng (giá FOB). Ù Giá tính thuế nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu đến kể cả phí vận tải, phí bảo hiểm theo hợp đồng (giá CIF). Trong trường hợp mua, bán hàng theo các phương thức khác thì giá tính thuế phải dựa vào các chứng từ hợp lệ (biên lai, vận đơn, LC...) hoặc theo thoả thuận riêng về thuế giữa chính phủ Việt Nam với nước ngoài. Đối với các hợp đồng mua, bán theo phương thức trả chậm, giá tính thuế là giá mua (bán) đã trừ phần lãi trả chậm. Riêng với các khu chế xuất, giá tính thuế là giá thực tế đã mua hay đã bán tại cửa khẩu khu chế xuất. Thuế suất: Ù Thuế suất thuế xuất khẩu: được thể hiện trên biểu thuế thuế xuất khẩu. Ù Thuế suất thuế nhập khẩu: gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định trên các biểu thuế thuế nhập khẩu. Việc phân loại các mức thuế suất khác nhau của thuế xuất, nhập khẩu thể hiện rõ vai trò điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá của loại thuế này. õ Miễn giảm thuế Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định miễn giảm thuế đối với hàng viện trợ không hoàn lại, hàng tạm nhập tái xuất, hàng là vật tư, nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài... 2 .4. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập. Đối tượng nộp thuế TNDN: Bao gồm những tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. õ Cách tính thuế TNDN. TN chịu thuế trong kỳ tính thuế DT để tính TN chịu thuế trong kỳ tính thuế CF hợp lý trong kỳ tính thuế TN chịu thuế khác (nếu có) trong kỳ tính thuế = - + Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất. Thuế TNDN = TN chịu thuế trong kỳ tính thuế * thuế suất Ù Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ (không có thuế GTGT) bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng. Ù Chi phí hợp lý được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế: + Khấu hao TSCĐ + Chi phí NL,VL, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ. + Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi cho lao động nữ, chi bảo hộ lao động, chi bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp KPCĐ. + Trích nộp quỹ BHXH, BHYT. + Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh dịch vụ của ngân hàng, các tổ chức tín dụng. + Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp. + Trợ cấp thôi việc cho người lao động. + Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. + Chi trả hộ tiền thuê nhà ở cho người lao động. + Các khoản thuế, phí, lệ phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Ù Thu nhập chịu thuế khác: Chênh lệch về mua, bán chứng khoán, Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý, cho thuê tài sản, Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn... Thuế suất thuế TNDN: Ù Đối với các cơ sở kinh doanh trong nước và các tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì áp dụng mức thuế suất 32%. Ù Ngoài ra còn có các mức thuế suất 25%, 5%, 7%, 10%, 50% tuỳ vào các loại hình doanh nghiệp và lĩnh vưc kinh doanh. õ Miễn giảm thuế và hoàn thuế. Theo chế độ hiện hành, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ mới thành lập, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, cơ sở kinh doanh di chuyển đến miền núi hải đảo, vùng khó khăn... được miễn thuế TNDN từ 1-4 năm đầu và được giảm 50% số thuế TNDN phải nộp trong khoảng thời gian từ 2-9 năm tiếp theo. Việc hoàn thuế được áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập được chia để tái đầu tư. Tỷ lệ hoàn thuế thu nhập là 50%,70%,100% số thuế đã nộp đối với các trường hợp áp dụng thuế suất thu nhập là 20%, 15%, 10% trong thời hạn quy định. õ Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN. Kê khai thuế: Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào 25/1 hàng năm. Căn cứ để kê khai là kết quả kinh doanh năm trước và khả năng kinh doanh năm tiếp theo. Nộp thuế:  Ù Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ tạm nộp thuế hàng quý theo thông báo thuế của cơ quan thuế chậm nhất vào ngày cuối quý. Ù Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, kê khai và nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế chậm nhất vào ngày 25 của tháng sau. Quyết toán thuế: Cơ sở kinh doanh phải quyết toán thuế TNDN hàng năm tính theo năm dương lịch. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Luật thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 1/1/99, thay thế thuế lợi tức trước đây có những ưu điểm sau: Ù Thuế TNDN bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Ù Thông qua việc ưu đãi về thuế suất, về miễn giảm thuế đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm để dành vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ù Từng bước thu hẹp sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, giữa DNNN và DNTN, đảm bảo sự bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam. Ù Hệ thống hoá những quy định ưu đãi về thuế trong các luật khác vào luật thu nhập kinh doanh, đảm bảo sự rõ ràng, thống nhất trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi thuế. 2.5. Thu sử dụng vốn. Thu về sử dụng vốn đối với các tổ chức kinh tế là khoản thu tính trên vốn (bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động) do NSNN cấp và có nguồn gốc từ NSNN (gọi chung là vốn NSNN cấp). Đối tượng nộp về thu sử dụng vốn là các tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập có sử dụng vốn ngân sách đều phải nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không có lợi nhuận thì không phải nộp tiền thu sử dụng vốn cho NSNN. Tiền thu sử dụng vốn ngân sách được tính theo công thức sau: Số tiền thu sử dụng vốn phải nộp trong kỳ Tổng số vốn thuộc diện phải nộp thu sử dụng vốn Tỷ lệ thu = * Trong đó: Tổng số vốn thuộc diện phải nộp thu sử dụng vốn Số vốn ngân sách đầu kỳ Số vốn ngân sách tăng thêm trong kỳ Số vốn ngân sách giảm đi trong kỳ = + - Tỷ lệ thu về sử dụng vốn ngân sách phân theo ngành nghề từ 0.2% - 0.5% một tháng tuỳ theo ngành nghề. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp tiền thu sử dụng vốn hàng tháng chậm nhất vào ngày 5 tháng sau. 2.6.Thuế môn bài. Đối tượng nộp thuế môn bài là mọi cơ sở kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam trừ các đối tượng phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp. Thông qua thuế môn bài giúp Nhà nước quản lý tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở. Căn cứ tính thuế là thu nhập/ tháng, năng lực kinh doanh và kết quả kinh doanh của cơ sở: Biểu 1: Biểu thuế môn bài: Bậc thuế Thu nhập một tháng Mức thuế cả năm 1 Trên 1.250.000đ 850.000đ 2 Trên 900.000đ đến 1.250.000đ 550.000đ 3 Trên 600.000đ đến 900.000đ 325.000đ 4 Trên 350.000đ đến 600.000đ 165.000đ 5 Trên 150.000đ đến 350.000đ 60.000đ 6 Dưới 150.000đ 25.000đ Thuế môn bài phải nộp hàng năm, mỗi năm một lần, vào đầu năm. 2.7. Thuế nhà, đất. Thuế nhà, đất là thuế thu đối với nhà và đối với đất ở, đất xây dựng công trình nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc xây dựng và sử dụng nhà ở, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm phù hợp với Luật đất đai, động viên sự đóng góp của chủ sở hữu nhà và người sử dụng nhà, đất vào ngân sách Nhà nước. Hiện nay, Nhà nước tạm thời chưa thu thuế nhà và chưa quy định về thuế nhà. Đối tượng nộp thuế đất: là tất cả các tổ chức, cá nhân có sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế đất. Số thuế nhà, đất phải nộp Diện tích nhà đất tính thuế Giá tính thuế từng hạng đất, hạng nhà Thuế suất = * * Việc miễn giảm thuế đất được áp dụng đối với đất dùng để xây dựng trụ sở của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công trình văn hoá và dùng vào mục đích quốc phòng; đất vùng núi, đất của các gia đình thương binh liệt sĩ, người tàn tật... 2.8. Tiền thuê đất. Số tiền thuê đất phải nộp Diện tích đất tính thuế Đơn giá tính thuế trên 1m2 = * Hệ số k * Hệ số k được xác định tuỳ theo từng loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền thuê đất có thể nộp một năm 2 lần hoặc có thể nộp luôn một lần. 2.9. Thuế tài nguyên. Thuế tài nguyên được quy định bởi Pháp lệnh thuế tài nguyên do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1990 và có hiệu lực thi hành từ năm 1991. Đối tượng nộp thuế tài nguyên là mọi tổ chức, cá nhân có khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam dưới mọi hình thức. Đối tượng tính thuế tài nguyên bao gồm: các khoáng sản kim loại, các loại than mỏ, than bùn, dầu khí, khí đốt, khoáng sản tự nhiên, thuỷ sản tự nhiên và các tài nguyên khác... Thuế tài nguyên phải nộp Sản lượng tài nguyên khai thác Giá tính thuế tài nguyên Thuế suất = * * Thuế tài nguyên được tính như sau: Thuế suất thuế tài nguyên được quy định tuỳ theo loại tài nguyên khai thác theo khung như sau: Khoáng sản kim loại từ 2% đến 10%, Than từ 1% đến 10%... Pháp lệnh thuế tài nguyên quy định giảm thuế đối với đơn vị gặp khó khăn trong thời gian đầu mới khai thác hoặc tận dụng khai thác tại những vùng đã thôi khai thác. 2.10. Các loại thuế khác. Ngoài các khoản thuế trên, các doanh nghiệp còn phải nộp một số khoản thuế khác như thuế trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất... Thuế thu nhập cá nhân: áp dụng đối với những người có thu nhập cao nhằm điều tiết một phần thu nhập, tạo sự cân bằng trong xã hội. Theo Luật thuế hiện hành, công dân Việt Nam ở trong nước hoặc công tác, lao động ở nước ngoài và người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam ở mức cao đều phải nộp thuế thu nhập. Thuế suất thuế thu nhập được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Thuế trước bạ: Theo chế độ quy định, mọi trường hợp chuyển dịch quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng về nhà, đất, ô tô, xe gắn máy... bao gồm mua bán, chuyển đổi, thừa kế đều phải khai báo và nộp lệ phí trước bạ. Lệ phí trước bạ thu trên giá trị tài sản chuyển dịch nhân với thuế suất và do người nhận tài sản nộp. 3. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp. Kế toán thuế là một phần hành không thể thiếu trong công tác kế toán của các doanh nghiệp. Tất cả các phần hành kế toán từ kế toán quá trình mua các yếu tố đầu vào tới quá trình bán ra và xác định kết quả kinh doanh đều có liên quan tới các yếu tố về thuế. Kế toán thuế ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh có liên quan làm tài liệu cơ sở, phục vụ cho việc tính toán, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế. Kế toán thuế theo dõi diễn biến quá trình nộp thuế của từng loại thuế theo mỗi nghiệp vụ phát sinh phục vụ cho công tác quản lý, đôn đốc nộp thuế, thực hiện đúng nghĩa vụ đóng góp theo Luật thuế. Việc tính đúng các khoản thuế ngay khi phát sinh góp phần quan trọng vào việc xác định đầy đủ và chính xác giá mua của các yếu tố đầu vào, chi phí của quá trình sản xuất, xác định đúng doanh thu trong kỳ. Do đó, việc nắm vững những quy trình hạch toán các loại thuế có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác kế toán của doanh nghiệp. Để tính ra số tiền thuế phải nộp, đã nộp trong kỳ kế toán nhất thiết phải theo dõi chặt chẽ tài khoản “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”. Như vậy, chỉ có thể theo dõi chặt chẽ tài khoản “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” mới tính ra số tiền thuế đã nộp trong kỳ. Chỉ tiêu “Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước” kết hợp với việc tính đúng các chỉ tiêu còn lại trên các Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0100.doc
Tài liệu liên quan