Nông nghiệp, nông thôn và kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng

Trong văn kiện chính sách đầu tiên của năm 2010, Chính phủ

Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng thêm đầu tư, trợ cấp, những

hỗ trợ về tài chính và chính sách cho lĩnh vực" tam nông" để có thể

phối hợp tốt hơn sự phát triển giữa thành thị và nông thôn. Theo

văn kiện này, việc thúc đẩy nhu cầu của khu vực nông thôn sẽ là

biện pháp chính để thúc đẩy nhu cầu trong nước, trong khi việc

phát triển nông nghiệp hiện đại sẽ được xem là mục tiêu chính

trong việc chuyển đổi tính chất của tăng trưởng kinh tế Trung

Quốc

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp, nông thôn và kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THAM LUẬN : NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG Đặng Kim Sơn- Viện CSCL PTNNNT I. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới Việt Nam 1. Khủng hoảng kinh tế tác động lớn đến khu vực nông thôn, làm gia tăng mâu thuẫn và khoảng cách giữa nông thôn với thành thị : - Số lượng người mất việc tăng lên : 17,8% lao động di cư trong nước, lao động làm việc trong các doanh nghiệp tại địa phương bị mất việc từ đầu năm đến tháng 7/2009; lao động di cư mất việc diễn ra ở 71% xã; lao động làm việc trong các trang trại tại địa phương giảm 4,6%. - Hộ nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng nặng : 18% diện tích nuôi trồng thuỷ sản bỏ hoá, cao hơn năm 2008 là 3%. Do giá giảm nên phần lớn hộ nuôi trồng thuỷ sản bị lỗ. Các trang trại, gia trại giảm quy mô chăn nuôi và mặc dù vẫn có lãi, nhưng mức lãi rất thấp và giảm 60-90% so với năm 2008. Các hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ phần lớn là lỗ, vì vậy khoảng 20% hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ đã ngừng chăn nuôi. - Thu nhập của hộ nông dân bị ảnh hưởng khác nhau tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất của hộ. Hộ chăn nuôi quy mô lớn, hộ có nhiều hoạt động phi nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng hơn. Ở vùng đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc, các hộ nông dân bị giảm thu nhập từ 10 đến 37% 1. 2. Ngành nông nghiệp giúp Việt Nam giảm bớt ảnh hưởng của khủng hoảng. - Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã kề cận bên lề 3 cuộc khủng hoảng vào cuối thập kỷ 80, 90 và 2000. Cả 3 lần, trong khi công nghiệp và dịch vụ giảm tăng trưởng thì nông nghiệp vẫn giữ được đà tăng trưởng, tạo ra việc làm và thu nhập cho đông đảo lao động nông thôn và quan trọng nhất là đảm bảo an ninh lương thực, giảm lạm phát, bình ổn xã hội. Người lao động mất việc từ công nghiệp và đô thị thường quay trở về nông thôn làm nông nghiệp. Ngoài ra, trong mỗi giai đoạn khó 1 Báo cáo đánh giá "Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hộ nông thôn". Đơn vị thực hiện: Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Hội nông dân Việt Nam, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững, và Action Aid Việt Nam. khăn, xuất khẩu nông sản thường tăng, đóng góp quan trọng cho cán cân thương mại. Hình 1 : Tăng trưởng GDP theo ngành, 1986-2008 (%, giá so sánh năm 1994) Nguồn : Tổng cục thống kê - Nông nghiệp không chỉ là phao cứu sinh cho đất nước mỗi khi gặp khó khăn, với hiệu suất đầu tư cao, tác động lan toả lớn, đầu tư vào sản xuất nông nghiệp có tác động tốt cho tăng trưởng kinh tế của đất nước nói chung và còn lan truyền tác động tích cực cho các ngành khác. Dưới đây là kết quả mô phỏng tác động đến toàn nền kinh tế khi kích cầu cho từng ngành riêng lẻ. Cú sốc tăng cầu giả định này có giá trị tương đương với 1% GDP (tính theo giá sản xuất của năm 2005), làm tròn thành 7000 tỉ đồng. NLTS CN-XD DV Chỉ tiêu Giá trị ban đầu Thay đổi % so với ban đầu Thay đổi % so với ban đầu Thay đổi % so với ban đầu GDP toàn quốc 722,01 1 8,628 1.19% 4,587 0.64% 6,812 0.94% - NLTS 65,70 7 6,482 3.91% 870 0.53% 874 0.53% - CN-XD 310,90 890 0.29% 2,913 0.94% 726 0.23% - DV 245,39 1,255 0.51% 803 0.33% 5,213 2.12% Thu nhập nhân tố - Vốn 282,00 0 2,467 0.87% 1,985 0.70% 2,353 0.83% - Lao động NT 269,75 8 5,288 1.96% 1,616 0.60% 2,225 0.82% - Lao động TT 170,21 6 873 0.51% 986 0.58% 2,235 1.31% -4 -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 19 86 19 87 19 88 19 89 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 Tổng Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Thu nhập hộ gia đình - Hộ gia đình nông thôn 324,71 5 5,305 1.63% 1,631 0.50% 2,242 0.69% - Hộ gia đình thành thị 233,38 9 884 0.38% 995 0.43% 2,245 0.96% Yêu cầu về đầu vào Vốn 343,13 5 2,302 0.67% 2,065 0.60% 4,115 1.20% Lao động 42,526 1,026 2.41% 234 0.55% 369 0.87% (Đơn vị vốn : tỉ đồng, lao động : ngàn người; tính toán dựa trên SAM 2005, Tổng cục thống kê) Kết quả trên cho thấy : kích cầu vào ngành nông nghiệp (nông lâm thuỷ sản) mang lại hiệu quả cao nhất nhờ ngành nông nghiệp có liên kết xuôi và liên kết ngược mạnh nhất so với các ngành khác trong nền kinh tế, và có sự tham gia của 70% dân số nên có mức chi tiêu rất mạnh cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong nước. Như vậy, xét về khía cạnh hiệu quả đầu tư cho phát triển, đầu tư cho nông nghiệp mang lại hiệu quả rất tốt cho tăng trưởng kinh tế, phát triển và đảm bảo công bằng xã hội. II. Hành động của các quốc gia trong khu vực sau khủng hoảng 1. Trung Quốc : - Tăng lương cơ bản để tăng thu nhập cho người lao động, o Lương thấp gây ra một loạt các vụ tự sát của các công nhân tại nhà máy Foxconn, đình công đòi tăng lương tại nhà máy Toyota, Honda, Foxconn (Hon Hai), KOK Machinary International,…. Lương thấp cũng dẫn đến suy giảm tiêu dùng, một yếu tố quan trọng giúp tăng GDP. o Sau khi hàng loạt các công ty nối tiếp nhau tăng lương ở Trung Quốc. Từ 1/7/2010, mức lương tối thiểu tại Bắc Kinh sẽ tăng thêm 160 nhân dân tệ (xấp xỉ 23,5 USD), tương đương với 20% từ mức 800 nhân dân tệ (117,3 USD) mỗi tháng. Bắc Kinh là một trong 30 tỉnh, thành phố của Trung Quốc đang và sẽ tăng mức lương tối thiểu trong năm nay từ 13,1% đến 28,9%. o Lợi thế về lương thấp không còn là thế mạnh của địa bàn này. Áp lực tăng lương gây nhiều khó khăn cho các công ty, đặc biệt là các công ty nước ngoài tại Trung Quốc : khoảng 2.000 - 3.000 trong số 50.000 nhà máy của Hongkong tại Pearl River Delta, Trung Quốc có khả năng phải đóng cửa, do đó các nhà sản xuất có thể cân nhắc đến việc chuyển nhà máy sang các nước láng giềng của Trung Quốc, nơi giá nhân công rẻ hơn như Indonexia hay Việt Nam. 2 - Tăng cường đầu tư cho "tam nông" o Trong văn kiện chính sách đầu tiên của năm 2010, Chính phủ Trung Quốc cho biết nước này sẽ tăng thêm đầu tư, trợ cấp, những hỗ trợ về tài chính và chính sách cho lĩnh vực" tam nông" để có thể phối hợp tốt hơn sự phát triển giữa thành thị và nông thôn. Theo văn kiện này, việc thúc đẩy nhu cầu của khu vực nông thôn sẽ là biện pháp chính để thúc đẩy nhu cầu trong nước, trong khi việc phát triển nông nghiệp hiện đại sẽ được xem là mục tiêu chính trong việc chuyển đổi tính chất của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc o Đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước của Trung Quốc chiếm khoảng 1/3 tổng đầu tư cho nông nghiệp và tăng nhanh trong giai đoạn 2005-2008. Năm Tỉ lệ tăng tổng đầu tư cho nông nghiệp của Trung Quốc Tỉ lệ tăng đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước của Trung Quốc 2004 7.86 -1.23 2005 19.51 18.89 2006 9.77 7.93 2007 7.90 10.15 2008 8.05 9.40 Nguồn : Báo cáo của chuyên gia Triệu Vân Kỳ, Bộ Tài Chính Trung Quốc, tháng 6/2010 - Tăng giá đồng nhân dân tệ (NDT) : Đến 25/6/2010, NDT đạt mức giá cao nhất trong 5 năm qua. Việc điều chỉnh tỉ giá của Trung Quốc dường như là không tránh khỏi và sẽ tác động đến bản thân Trung Quốc cùng các quốc gia khác trên thế giới trong đó có Việt Nam : đầu tư của Trung quốc vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên, đồng NDT tăng giá tạo cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, có thể giảm bớt thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung quốc. Mặt khác, việc tăng giá đồng NDT cũng khiến 2 Tổng hợp từ một số báo như Người đại biểu nhân dân, Báo điện tử của Chính phủ cho lợi thế về xuất khẩu của Trung Quốc giảm đi, đây là yếu tố bổ sung khiến các nước đầu tư vào Trung Quốc để sản xuất những hàng hoá có giá trị gia tăng thấp phải chuyển hướng đầu tư sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Ngành thâm dụng lao động của Việt Nam có cơ hội phát triển. 2. Một số nước châu Á khác - Diễn ra cùng với quá trình suy thoái kinh tế thế giới là biến động chính trị diễn ra ở một số quốc gia như Thái Lan, Nêpan, Srilanka,...Những quốc gia nằm trong tình trạng căng thẳng về chính trị như Apganixtan, Pakistan, Bắc Triều Tiên, Myanmar,... không có các cải thiện đáng kể về ổn định xã hội. Tình hình này gắn chặt với sự yếu kém trong sản xuất nông nghiệp và tình trạng bất bình đẳng giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn, giữa nông thôn với đô thị. Ngay cả Trung Quốc, biến động Tân Cương cũng là một báo động cho vấn đề này. - Sau lần khủng hoảng về giá nông sản năm 2008 và trước tác động ngày càng rõ rêt của biến đổi khí hậu, Nhiều nước ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á cũng tập trung chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều nước đã tăng cường đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và áp dụng các chính sách trợ cấp, ít nhiều làm méo mó thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp, đồng thời đẩy sản lượng nông nghiệp lên cao hơn mức hiệu quả kinh tế. - Trước các dự báo tiêu cực về hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên, gần đây các nước công nghiệp đã cam kết đầu tư cao hơn để hỗ trợ các nước nghèo trong sản xuất nông nghiệp. Một phần đáng kể viện trợ lương thực thực phẩm trực tiếp được chuyển sang hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài gần đây có xu hướng ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt là các ngành hàng có liên quan đến an ninh lương thực, an ninh năng lượng. III. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam 1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài : - Trong hoàn cảnh FDI có xu hướng rời bỏ Trung Quốc sang Việt Nam, cần có chính sách đúng đắn để ngăn chặn tình trạng chất lượng FDI ngày càng giảm, năng suất thấp lại gây ô nhiễm môi trường. Sớm hay muộn tình trạng duy trì mức lương thấp ở Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi. Mức lương cao hơn gắn với năng suất lao động cao hơn, đồng nghĩa với việc định hướng thu hút FDI chất lượng cao, tăng nguồn thu cho đất nước, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng thu nhập cho đông đảo người lao động, mở rộng thị trường trong nước, cần phải có định hướng sớm đi thẳng vào bước phát triển này. - Tranh thủ xu hướng chuyển sang đầu tư vào nông nghiệp, cần có chính sách đột phá thu hút mạnh đầu tư FDI vào phát triển đồng bộ sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn, chế biến nông sản chất lượng cao và phát triển hệ thống kinh doanh, tiếp thị nông sản, hình thành các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hoá gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. - Chủ động huy động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đưa người sản xuất nông nghiệp Việt Nam ra đầu tư làm nông nghiệp ở nước ngoài, trước hết là các nước Đông Dương sau đó là Nam Mỹ, châu Phi,... - Tạo bước đột phá trong công tác đào tạo nghề, phối hợp giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tổ chức xuất khẩu lao động có tay nghề trên quy mô lớn để tranh thủ thị trường lao động thế giới đang phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng. 2. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn : - Đầu tư cho nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng đầu tư toàn xã hội và có xu hướng giảm dần Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tỷ trọng ĐT vào NN so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội (%) 8,5 7,9 7,5 7,4 6,7 6,7 Nguồn : Tổng cục thống kê Mặc dù Nghị quyết trung ương 7 đã cam kết tăng gấp đôi vốn đầu tư cho nông nghiệp sau 5 năm, cho đến nay chưa diễn ra một bước chuyển đáng kể. Cần kiên quyết tăng tỉ trọng đầu tư và thay đổi cơ cấu đầu tư hướng vào những ngành hàng Việt Nam có lợi thế và những lĩnh vực đầu tư có hiệu quả. - Đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính song song với tăng đầu tư để phát huy hiệu quả đồng vốn nhất là trong các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ bảo vệ sản xuất, dịch vụ phòng chống thiên tai, phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo. 3. Mở rộng thị trường cho ngành hàng nông sản - Áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những khó khăn mới xuất hiện do sự hồi phục ở các thị trường nhập khẩu truyền thông chưa thực sự rõ nét trong giai đoạn sau khủng hoàng; chất lượng các mặt hàng nông sản yếu kém; xu hướng siết chặt nhập khẩu bằng việc dựng lên các hàng rào kỹ thuật khe khắt. - Xây dựng hệ thống phân phối, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, củng cố hàng rào kỹ thuật với hàng nhập khẩu nhất là nhập khẩu biên mậu để phát triển thị trường trong nước. 4. Triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia phát triển nông thôn mới - Ngăn ngừa quan điểm chương trình mục tiêu quốc gia là dự án đầu tư bằng ngân sách của nhà nước. Thực sự phát động được phong trào phát triển cộng đồng, phát huy sức mạnh của cơ chế thị trường vào xây dựng nông thôn mới. - Ngăn ngừa khuynh hướng phát triển nông thôn mới chủ yếu hướng vào xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ bản. Phát triển tổng hợp sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và cải thiện văn hoá, xã hội, môi trường. - Ngăn ngừa xu hướng tập quyền, phát huy dân chủ cơ sở, lấy thôn bản làng xã làm địa bàn để phối hợp hiệu quả hoạt động liên ngành. Đổi mới thể chế, huy động tinh thần, trí tuệ và nội lực của cư dân nông thôn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_nghiep_nong_thon_va_kinh_the_viet_nam_sau_khung_hoang_3325.pdf
Tài liệu liên quan