Trước khi gia nhập, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nông nghiệp Trung Quốc là ngành có sức cạnh tranh yếu nhất trong nền kinh tế, cho nên sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm đầu, sản xuất nông nghiệp không có biến động lớn, nhập khẩu nông sản không hề tăng cao như nhiều người vẫn nghĩ. Trong 2 năm 2002 và 2003, giá trị sản lượng nông nghiệp cả nước tiếp tục tăng (năm 2002 tăng 2,9%). Tuy nhiên sản lượng lương thực lại có xu hướng giảm. Năm 1998, sản lượng cả nước đạt 512 triệu tấn. Năm 2002 chỉ đạt 457 triệu tấn, năm 2003 chỉ đạt 450 triệu tấn. Sản lượng lương thực suy giảm một phần là kết quả của những điều chỉnh trong cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho nông dân.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông nghiệp Trung Quốc hậu WTO: một số đánh giá bước đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC HẬU WTO:
MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU
Gia nhập WTO, theo Trung Quốc là có thêm cơ hội, thêm thách thức, có ngành được lợi, có ngành chịu thiệt, nói chung là có được có mất. Mức độ được mất về tổng thể theo người Trung Quốc là “7 lợi 3 hại” nghĩa là lợi nhiều, hại ít. Nông nghiệp là ngành có sức cạnh tranh yếu, theo đánh giá là tổn thất sẽ nhiều. Vậy thực tế sau 6 năm gia nhập WTO, nông nghiệp của Trung Quốc đã phát triển như thế nào và Trung Quốc đã làm gì để giảm bớt tổn thất cho ngành nông nghiệp, giúp nh nông nghiệp nước này vươn lên, hoà nhập vào môi trường cạnh tranh quốc tế.
1. Vai trò của nông nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc là nước lớn ở Châu á và thế giới, có dân số đông, có nhiều tiềm năng phát triển. Dân số Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới. Vì là nước đang phát triển lớn, có dân số đông, Trung Quốc chiếm một tỷ lệ lớn trong sản xuất lương thực và một số sản phẩm cây công nghiệp của thế giới. Trung Quốc là một trong số các nước có lượng sản xuất nông sản lớn nhất thế giới. Trong thời gian 1999-2001, sản lượng gạo của Trung Quốc so với tổng sản lượng gạo thế giới là 31,7%. Tỷ lệ này với ngô là 19,3%; với lúa mỳ là 17,5%; với lạc là 41,2%; với mía là 6,1%; với thuốc lá là 36,6% [80]. Ngoài các sản phẩm kể trên, Trung Quốc còn có sản lượng nhiều loại nông sản thực phẩm chiếm tỷ lệ lớn so với thế giới như rau và dưa chiếm 50% sản lượng thế giới; thịt lợn chiếm 48%; trứng gia cầm: 45%; lạc: 39%; táo: 35%; thóc: 31%; thịt cừu và dê: 30%; hạt cải: 27%; sợi: 24%; khoai tây: 23%. Những nông sản mà Trung Quốc có sản lượng lớn thứ hai thế giới là ngô: 19%; thịt gia cầm: 17%; Trung Quốc cũng đứng thứ 3 thế giới về sản lượng quả có múi: 13%; chuối: 9%; đứng thứ 4 thế giới về sản lượng đậu tương: 9%; thứ 5 về sản lượng nho: 8% và cao su tự nhiên: 7% (1). Cho đến cuối năm 2006, phần của Trung Quốc sản xuất so với thế giới chiếm 70% đối với lê, 48% đối với táo, 46% đối với thịt lợn, 32% đối với đào; 30 % đối với cà chua 24% đối với bông sợi (2). Là một nước lớn, lại có vai trò nhất định đối với nông sản hàng hoá thế giới, chính vì vậy, một khi làm chủ được những thành tựu khoa học hiện đại, rất có thể Trung Quốc sẽ chi phối thị trường thế giới trong nhiều lĩnh vực mà nông sản phẩm là lĩnh vực dễ nhận thấy nhất.
2. Tóm tắt các cam kết WTO chính của Trung Quốc trong nông nghiệp. Có rất nhiều cam kết, trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, ở đây chỉ tóm tắt một số cam kết chính.
Cắt giảm thuế quan. Theo cam kết, hàng rào thuế quan trung bình đối với hàng nông sản của Trung Quốc được cắt giảm từ mức 21,3% năm 2000 xuống 18,5% vào năm 2002 và giảm dần xuống còn 15,5% vào năm 2006. Đến năm 2008 mức thuế này sẽ giảm tới 15,1%. Một số sản phẩm “nhạy cảm” nhu lúa mì, ngô, gạo, bông và dầu đậu sẽ được đăng ký hạn ngạch thuế: dưới 10% đối với nhập khẩu một khối lượng nhỏ, trên 10% đối với khối lượng lớn. Những sản phẩm này sẽ được được đăng ký hạn ngạch thuế dưới 10% đối với nhập khẩu một khối lượng nhỏ; trên 10% đối với khối lượng lớn. Các hạn ngạch nhập khẩu từ bên ngoài với nhiều nông sản đều tăng lên, chẳng hạn so mức năm 2000 với năm 2004, hạn ngạch nhập khẩu lúa mì tăng từ trên 7 triệu tấn lên gần 10 triệu tấn; ngô từ trên 4 triệu tấn lên trên 7 triệu tấn; dầu đậu nành từ gần 2 triệu tấn lên trên 3 triệu tấn ... Ngay sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện giảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với nhiều loại hàng nông sản quan trọng như lương thực, dầu ăn, đường, bông, cho phép tư nhân và người nước ngoài tham gia nhập khẩu. Trung Quốc cam kết không trợ cấp hàng nông sản xuất khẩu, hỗ trợ thông thường trong toàn bộ nông nghiệp và hỗ trợ sản phẩm đặc biệt ở mức 8,5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp.
Bảng 1: Cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc 2000-2008 (%)
Năm
Mức thuế quan tổng thể
Thuế quan trung bình trong Nông nghiệp
2000
15,6
21,3
2001
14
19,9
2002
12,7
18,5
2003
11,5
17,4
2004
10,6
15,8
2005
10,1
15,5
2006
10,1
15,5
2007
10,1
15,5
2008
10,0
15,1
Nguồn: Tạp chi NVĐKTTG số /2005; Thạch Quảng Sinh (chủ biên): Kinh tế Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, Nxb Liên hiệp Công thương Trung Hoa (BK), 2004.
Những cam kết của Trung Quốc với Mỹ. Hiệp định Thương mại Trung - Mỹ về việc Trung Quốc gia nhập WTO đã cho phép Trung Quốc có 5 năm để xoá bỏ toàn bộ hạn ngạch và các hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu từ Mỹ; có 4 năm để giảm mức thuế chung đối với hàng nông sản nhập của Mỹ từ 45% xuống 17%; … Trung Quốc đồng ý giảm mức thuế chung đối với nhập khẩu nông sản từ mức 45% xuống 17% và xuống 14,5 - 15% đối với những sản phẩm Mỹ ưu tiên (như từ 45% xuống 12% đối với thịt bò; 40 xuống 12% đối với cam, quýt; 30% xuống 10% đối với táo; 50% xuống 12% đối với pho mát; 65% xuống 20% đối với rượu vang). Toàn bộ cắt giảm sẽ diễn ra trong khuôn khổ thời gian tối đa là 4 năm. Đồng thời định mức thuế tối đa cho nhập khẩu lúa mì, bông, ngô và gạo của Mỹ. Trung Quốc sẽ nhập thêm một số hàng nông sản như thịt, hoa quả... của Mỹ. Trung Quốc sẽ tự do hoá việc mua hàng nông sản khối lượng lớn như lúa mì, ngô, đậu tương, gạo, bông... với mức thuế rất thấp đối với một khối lương đã được xác định các hàng hoá trong các loại hàng hoá trên. Ví dụ, hạn ngạch đối với lúa mì từ 7,3 triệu tấn tăng lên 9,3 triệu tấn vào năm 2004 so với mức nhập khẩu năm 2000 dưới 2 triệu tấn. Trong tất cả các hạn ngạch thuế suất này, các doanh nghiệp tư nhân đảm bảo được hưởng một phần và có quyền sử dụng phần hạn ngạch chưa sử dụng đến được cấp cho các công ty nhà nước. Đồng thời Trung Quốc sẽ không tiến hành trợ giá xuất khẩu nông sản nữa.
Bảng 2: Biểu thuế nhập khẩu trung bình lương thực và nông sản của Trung Quốc
(%, 2005), so với một số nước khác
Nước
Lương thực và nông sản
Trung Quốc
9.6
Indonesia
5.0
Philippine
9.5
Việt Nam
36.6
ấn Độ
50.1
Nguồn:(A View From China, Presentation at the 30th Annual Conference of the Federation of ASEAN Economic Associations, 11/2005 Manila; Bert Hofman, Chief, Economics Unit World Bank Beijing.
Các cam kết phi thuế quan. Ngay sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện giảm và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan, tăng hạn ngạch nhập khẩu đối với nhiều loại hàng nông sản quan trọng như lương thực, dầu ăn, đường, bông, cho phép tư nhân và người nước ngoài tham gia nhập khẩu. Trung Quốc cam kết không trợ cấp hàng nông sản xuất khẩu, chỉ hỗ trợ thông thường trong toàn bộ nông nghiệp và hỗ trợ sản phẩm đặc biệt ở mức 8,5% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Một số sản phẩm “nhạy cảm” nhu lúa mì, ngô, gạo, bông và dầu đậu được đăng ký hạn ngạch thuế: dưới 10% đối với nhập khẩu một khối lượng nhỏ, trên 10% đối với khối lượng lớn. Các hạn ngạch nhập khẩu với nhiều nông sản đều tăng lên, chẳng hạn so mức năm 2000 với năm 2004, hạn ngạch nhập khẩu lúa mì tăng từ trên 7 triệu tấn lên gần 10 triệu tấn; ngô từ trên 4 triệu tấn lên trên 7 triệu tấn; dầu đậu nành từ gần 2 triệu tấn lên trên 3 triệu tấn ... Điều này cũng có nghĩa là Trung Quốc phải mở dần cửa thị trường cho hàng nông sản nước ngoài.
3. Tình hình nông nghiệp Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
Trước khi gia nhập, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nông nghiệp Trung Quốc là ngành có sức cạnh tranh yếu nhất trong nền kinh tế, cho nên sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm đầu, sản xuất nông nghiệp không có biến động lớn, nhập khẩu nông sản không hề tăng cao như nhiều người vẫn nghĩ. Trong 2 năm 2002 và 2003, giá trị sản lượng nông nghiệp cả nước tiếp tục tăng (năm 2002 tăng 2,9%). Tuy nhiên sản lượng lương thực lại có xu hướng giảm. Năm 1998, sản lượng cả nước đạt 512 triệu tấn. Năm 2002 chỉ đạt 457 triệu tấn, năm 2003 chỉ đạt 450 triệu tấn. Sản lượng lương thực suy giảm một phần là kết quả của những điều chỉnh trong cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, tính trong 6 năm (2001-2007), sản lượng nhiều loại nông sản chính đã tăng khá đều đặn. Tổng sản lượng lương thực cả nước tăng từ mức 452,6 triệu tấn năm 2001 lên 497 triệu tấn năm 2006. Năm 2007, sản lượng lương thực vượt 500 triệu tấn. Sản lượng rau tăng từ 2,98 triệu tấn năm 2001 lên 5,2 triệu tấn năm 2005; Sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc tăng từ mức 45 triệu tấn năm 2002 lên 48,5 triệu tấn năm 2004, tương đương hơn 30% sản lượng thế giới. Trong thời gian 2001-2006, sản lượng bông tăng từ 5,32 triệu tấn lên 6,73 triệu tấn. Năm 2007, cả nước bãi bỏ thuế nông nghiệp, kết thúc thời kỳ lịch sử nông dân phải nộp thuế. Đồng thời thực hiện toàn diện miễn học phí cho con em nông dân. Đây được xem là cột mốc quan trọng trong phát triển giáo dục cả nước, đồng thời thiết lập hệ thống y tế công cộng phủ khắp các vùng nông thôn. Thu nhập của cư dân nông thôn tăng từ 2366 NDT năm 2001 lên 3255 NDT năm 2005 và đạt 4140 NDT năm 2007.
Đặc biệt, trái với nhiều dự đoán, xuất khẩu nông sản vẫn gia tăng. Tổng xuất khẩu nông sản của Trung Quốc tăng từ 16,07 tỷ USD năm 2001 lên 21,43 tỷ USD năm 2003 ; 27,58 tỷ USD năm 2005 và 31,4 tỷ USD năm 2006. Mức tăng xuất khẩu nông sản tương ứng trong các năm 2001 - 2004 là 7,9%; 12,9%; 18,1% và 10,7%. Hiện Trung Quốc đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu nông sản. Trong xuất khẩu nông sản, xuất khẩu ngũ cốc và bột ngũ cốc tăng từ gần 9 triệu tấn năm 2001 lên hơn 10 triệu tấn năm 2005; xuất khẩu thuỷ hải sản tăng từ 1,54 triệụ tấn lên 1,76 triệu tấn. Hiện nay Trung Quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu thuỷ sản với tổng kim ngạch 4,5 tỷ USD.
Bảng 3: Nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc 2000-2006 (%)
Năm
2000
2005
2006
Nông nghiệp trong GDP
16,4
12,5
11,8
Nông nghiệp trong cơ cấu việc làm
50
44,8
42,6
Nông nghiệp trong cơ cấu xuất khẩu
6,3
3,6
3,2
Nông nghiệp trong cơ cấu nhập khẩu
5,0
4,3
4,0
Tỷ lệ dân sống ở nông thôn
63,8
57
56,1
Nguồn: Trình Quốc Cường, báo cáo tại HT quốc tế: Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO, chia sẻ kinh nghiệm với VN, tổ chức tại HN 24-25/9/2007.
Nhập khẩu nông sản tăng mạnh hơn, xuất hiện tình hình nhập siêu nông sản. Chỉ sau 5 năm gia nhập WTO, từ 2001 đến 2006, tổng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc đã tăng hơn 2,7 lần, từ 11,8 tỷ USD lên gần 32 tỷ USD. Nhập khẩu nhiều loại hàng nông sản như dầu ăn, nguyên liệu cho công nghiệp cũng tăng mạnh. Trong giai đoạn 2002-2006, mức nhập khẩu đỗ tương của Trung Quốc tăng từ 2,5 tỷ USD lên 7,5 tỷ USD (3). Năm 2006, nhập khẩu bông đạt 4,9 tỷ USD ; Nhập khẩu cá động lạnh đạt 2,41 tỷ USD ; nhập khẩu dầu cọ đạt 1,9 tỷ USD ; Nhập khẩu lông cừu đạt 1,26 tỷ USD… Trong giai đoạn 2002 - 2004, nhập khẩu các sản phẩm dầu thực vật (trong đó chủ yếu là dầu đậu lành và dầu cọ) tăng 17%, cao hơn mức trước đến 2,6 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ tăng từ 100 triệu USD năm 2002 lên 1,6 tỷ USD năm 2004 - tương đương 10% tăng trưởng nhập khẩu nông sản.
Bảng 4: Sản lượng một số loại nông sản chủ yếu của Trung Quốc, 2001-2005
(đơn vị: triệu tấn)
Tên sản phẩm
2001
2002
2003
2004
2005
Lương thực
452,62
457,11
430,67
469,67
484
Nguyên liệu dầu ăn
28,72
29,0
28,05
30,57
30.7
Lạc
14,47
14,95
13,37
14,31
14,3
Hạt cải
11,32
10,53
11,41
13,04
13,0
Bông
5,32
4,92
4,87
6,32
5,70
Nguyên liệu đường
87,9
101,51
96,7
95,28
95,5
Mía
77,0
88,83
90,51
89,48
87.6
Củ cải đường
10,9
12,68
6,19
5,8
7,9
Thuốc lá
2,04
2,13
2,01
2,14
2,41
Chè
0,69
0,74
0,78
0,84
0,92
Quả
65,36
68,09
114,7
152,43
160,7
Rau
-
528,5
539,6
549,27
562,8
Thịt
63,4
65,9
69,2
72,6
-
Thủy sản
43,75
45,13
46,9
48,55
-
Nguồn: Cục thống kê nhà nước TQ: Công báo thống kê phát triển kinh tế xã hội nước CHND Trung Hoa (các năm 2001, 2002, 2003, 2004). Nxb thống kê (TQ) các năm 2002, 2003, 2004, 2005.
Nhập khẩu ngũ cốc và bột ngũ cốc tăng từ 3,44 triệu tấn năm 2001 lên 6,27 triệu tấn năm 2005. Trong cùng kỳ, nhập khẩu đậu (hạt to) tăng từ 13,94 triệu tấn lên 26,59 triệu tấn. nhập khẩu dầu ăn thực vật tăng từ 1,655 triệu tấn tăng lên 6,21 triệu tấn. Từ năm 2000 đến năm 2003, Trung Quốc là nước xuất siêu nông sản, mức xuất siêu tương ứng trong 3 năm này là: 4,44 tỷ USD; 4,23 tỷ USD và 5,7 tỷ USD. Tuy nhiên từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc trở thành nước nhập siêu nông sản. Mức nhập siêu tương ứng là 4,64 tỷ USD/ 2004; 1,14 tỷ USD/2005 và 0,67 tỷ USD/2006 (4). Tại sao nhập khẩu nông sản lại tăng nhanh như vậy ? Lý do là Trung Quốc luôn tăng trưởng kinh tế cao, mức thuế nhập khẩu thấp dần, giá hàng hoá trong nước cao hơn giá quốc tế và nguồn cung ứng nội địa giảm, xuất khẩu nông sản của Trung Quốc tăng với mức chậm hơn. Nhập khẩu nông sản từ Mỹ vào Trung Quốc tăng từ 2 tỷ USD năm 2002 lên 5,5 tỷ USD năm 2004. Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc, trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 4 của của Mỹ. Nhiều hàng nông sản của Mỹ đã chiếm phần lớn trên thị trường Trung Quốc như: 40-50% đối với đỗ tương, 50% bông, hơn 90% thịt nhập khẩu…
Nhìn chung sản lượng nông sản tăng dần từng năm, sự suy yếu của nông nghiệp do việc gia nhập WTO đã không xảy ra (xin tham khảo thêm bảng trên). Nhờ những biện pháp dài hạn trong chuyển đổi cơ cấu, nông nghiệp Trung Quốc bước đầu đã chuyển hướng tích cực, vai trò của ngành này trong kinh tế quốc gia lẫn mậu dịch nông phẩm đều thay đổi. Khuynh hướng “mậu dịch” cho rằng cách hay nhất để tăng thu nhập cho nông dân là chuyển sang sản xuất những nông sản có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu, có lợi thế cạnh tranh… đã thể hiện tương đối rõ.
Những ngành nông nghiệp xuất khẩu có lợi thế so sánh ít cần đất đai và nhiều nhân công, thích hợp với điều kiện của Trung Quốc, như rau xanh, hoa quả, hoa v.v… phát triển tương đối mạnh, sản lượng thịt các loại, trứng, thuỷ sản tăng nhanh, những thực phẩm vô cơ không độc hại, thực phẩm xanh và thực phẩm hữu cơ cũng phát triển nhanh chóng.
Sự thể hiện tương đối rõ của khuynh hướng mậu dịch nói trên có thể thấy được qua những số liệu về mậu dịch hàng nông sản của Trung Quốc như sau: năm 1995 ngũ cốc chiếm 3/4 diện tích trồng trọt, vì nhiều lí do, nay chỉ còn chiếm 2/3. Trung Quốc phải nhập nhiều ngũ cốc, ví dụ năm 2003 Trung Quốc phải nhập hơn 21 triệu tấn đậu nành, còn năm 1998 chỉ phải nhập 4 triệu tấn. Ngược lại sản xuất rau quả và thịt lại tăng nhanh, năm 2003 giá trị xuất khẩu rau tăng 43% và quả tăng 80%. Trung Quốc hiện đứng đầu thế giới về xuất khẩu rau khô, nấm chế biến, tỏi và quả đóng hộp. Sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc đã tăng gấp 3 trong 10 năm, đạt 45 triệu tấn vào năm 2002 và năm 2004 đạt 48,5 triệu tấn, chiếm 1/3 sản lượng của thế giới. Trung Quốc hiện đứng đầu về xuất khẩu thuỷ sản với giá trị 4,5 tỷ USD. Nhìn chung mấy năm qua mậu dịch hàng nông sản của Trung Quốc tăng lên với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Trung Quốc thời gian 1997 - 2001 tăng trưởng với tốc độ 7,9%, những năm 2002, 2003 và 2004 tỷ lệ tăng trưởng đều vượt mức cũ, lần lượt đạt 12,9%, 18,1% và 10,7%. Hiện nay Trung Quốc đứng thứ 8 trên thế giới về xuất khẩu nông sản và hàng đầu châu á, cung cấp 15% nông sản nhập khẩu của Nhật. Nhiều người tiên đoán rằng, với đà phát triển như vậy, chẳng bao lâu Trung Quốc sẽ trở thành “nông trại của thế giới”.
Tóm lại, tác động chính của việc gia nhập WTO đối với nông nghiệp Trung Quốc có thể thấy ở những điểm sau đây:
1/ Nhìn chung nông nghiệp vẫn tăng trưởng tương đối tốt: Sản lượng lương thực vẫn tăng. Tính trung bình giai đoạn 1999-2003 và giai đoạn 2004-2006, sự cải thiện này thể hiện rõ. Sản lượng lương thực nói chung trong giai doạn trước giảm bình quân 4,1% năm đã tăng lên 2,96% năm ở giai đoạn thứ 2. Trong đó, tương ứng đối với lúa nước là: -5,1% và 0,97%; đối với tiểu mạch là: - 6,6% và 6,49%. Đối với ngô là: - 2,5% và 5,67%; đối với thuỷ sản là: 3,4% và 3,49%. Mức tăng sản lượng một số loại nông sản giai đoạn sau bị suy giảm như với đỗ tương: 1,9% và -4,1%; Bông: 6,1% và 3,44%; Rau xanh: 10% và 2,92%; Hoa quả: 23,5% và 6,07%; sản phẩm thịt: 4,2% và 5,42%.
Sản xuất gia tăng, trong khi thuế giảm và tăng nhập khẩu đã làm cho tiêu dùng của cư dân về nhiêu loại nông sản phẩm gia tăng nhanh. Từ năm 2000 đến năm 2006, tiêu dùng lương thực bình quân của dân nông thôn tăng từ 249,5 Kg/ người/ năm lên 205,6 Kg/ người/ năm. Tương ứng, mức tăng với rau xanh của cư dân đô thị tăng từ 114,7 Kg/ người/ năm lên 117,6 Kg/ người/ năm; tiêu dùng dâu fthực vật của cư dân đô thị tăng từ 8,2 Kg/ người/ năm lên 9,4 Kg/ người/ năm. tiêu dùng thịt lợn, bò, cừu của cư dân nông thôn tăng từ 14,6 Kg/ người/ năm lên 17 Kg/ người/ năm; của cư dân đô thị tăng từ 20,1 Kg/ người/ năm lên 23,8 Kg/ người/ năm; Tiêu dùng thuỷ sản của cư dân nông thôn tăng từ 3,9 Kg/ người/ năm lên 5,0 Kg/ người/ năm; của cư dân đô thị tăng từ 11,7 Kg/ người/ năm lên 13 Kg/ người/ năm.
2/ Nông nghiệp Trung Quốc tham gia sâu rộng vào hệ thống thương mại thế giới.
Sau 5 năm (2000-2006), tổng xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc tăng 2,27 lần, trong đó xuất khẩu tăng 1,88 lần; nhập khẩu tăng 2,85 lần. Cho đến năm 2006, Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn, đứng thứ 5 thế giới, chỉ sau Mỹ, EU, Canada và Braxin. Về nhập khẩu, Trung Quốc cũng trở thành nước có quy mô nhập khẩu hàng nông sản đứng thứ 4 thế giới, sau EU, Mỹ và Nhật Bản (so với vị trí thứ 8 vào đầu những năm 1990).
Bảng 5: Xuất nhập khẩu nông sản của Trung Quốc 2001-2006, tỷ USD
Năm
Tổng xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cân bằng
2000
27,7
16,5
11,2
+ 4,4
2002
30,5
18,1
12,4
+ 5,7
2004
31,1
23,1
28,0
- 4,9
2006
63,02
31,03
31,99
- 0,96
Nguồn: Trình Quốc Cường, báo cáo tại hội thảo quốc tế: Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO, chia sẻ kinh nghiệm với VN, tổ chức tại Hà Nội 24-25/9/2007.
* Nông sản ở đây (theo WTO) là tất cả các sản phẩm thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp bao gồm cả thuỷ sản
Thực tế trên đã giúp nông nghiệp Trung Quốc tham gia sâu sắc hơn vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Một mặt khai thác các lợi thế của Trung Quốc như lợi thế về các sản phẩm sử dụng lao động tập trung, trong khi lại dễ dàng đáp ứng các nhu cầu trong nước về các sản phẩm sử dụng đất đai tập trung (Trung Quốc không có lợi thế) như: bông hạt có dầu.. Thực tế cho thấy xuất khẩu các sản phẩm sử dụng lao động tập trung trong nông nghiệp (như thuỷ sản, sản phẩm chăn nuôi, làm vườn..) chiếm tới 87,8% tổng xuất khẩu nông sản của Trung Quốc năm 2006. Tham gia mạnh vào hệ thống thương mại quốc tế cũng giúp Trung Quốc khắc phục những hạn chế về thiếu hụt nguyên liệu nông nghiệp. Năm 2006, Trung Quốc phải nhập khẩu tới hơn 28 triệu tấn đỗ tương, trị giá 7,5 tỷ USD; phải nhập khẩu 3,64 triệu tấn bông, trị giá 4,9 tỷ USD.
Về thuế quan, hiện Trung Quốc là một nước đang phát triển có mức độ mở cửa thị trường nông sản rộng nhất thế giới. Năm 2001, mức thuế quan bình quân nông nghiệp của Trung Quốc là 23,2%. Đến năm 2006, mức này chỉ còn 15,3%, rất thấp so với mức 152% của Na Uy, với mức trung bình 62% của thế giới. Thậm chí còn thấp hơn mức 33,4% của Nhật Bản hay mức 21,1% của EU.
Cho đến nay, theo đánh giá, tác động đối với nông nghiệp không nhiều. Có thể lý giải điều này như sau:
1/ Thoả thuận gia nhập WTO quy định áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với mức thuế quan thấp 1%, nhưng Trung Quốc không bị đòi hỏi phải thực hiện các hạn ngạch này. Trên thực tế, hệ thống hạn ngạch thuế quan ít có tác dụng thúc đẩy nhập khẩu vào Trung Quốc. Nhập khẩu lúa mì, ngô, gạo chỉ chiếm dưới 10% hạn ngạch. Tính chung, nhập khẩu nông sản theo hạn ngạch thuế quan chỉ chiếm gần 21% tổng hạn ngạch cho năm 2002. Xuất khẩu nông sản của Trung Quốc tăng vì hầu hết các loại sản phẩm (như đã đề cập) đều đòi hỏi sử dụng nhiều lao động - phù hợp với điều kiện của Trung Quốc.
2/ Trung Quốc đã đưa ra chủ trương “Tam nông” rất đúng lúc. Đoán trước được những ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với nông nghiệp, từ năm 2001 đến năm 2006 Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ nông nghiệp có hiệu quả như:
Thứ nhất, từ năm 2001, từng bước xoá bỏ dần thuế nông nghiệp. Đến năm 2007, xoá bỏ hoàn toàn thuế nông nghiệp, thuế chăn nuôi, thuế đặc sản trên phạm vi toàn quốc. Mỗi năm giảm nhẹ gánh nặng 133,5 tỷ NDT cho nông dân. Thực hiện thưởng và trợ cấp cho những huyện lớn sản xuất lương thực và các huyện các xã khó khăn về tài chính.
Thứ hai, tăng đầu tư cho nông thôn. Trong 5 năm 2002-2007, Trung ương đã chi 1600 tỷ NDT cho tam nông, trong đó chi gần 300 tỷ NDT cho xây dựng các công trình cơ bản ở nông thôn. Trong 6 năm qua, Trung Quốc đã xây mới thêm 1,3 triệu Km đường nông thôn, đã tăng được 100 triệu mẫu diện tích được tưới nước theo mô thức tiết kiệm; đã giải quyết được khó khăn về nước uống và uống nước an toàn cho gần 100 triệu nhân khẩu ở nông thôn.
Thứ ba, có chính sách hỗ trợ ở nhiều lĩnh vực, nhiều mức độ khác nhau như: từ năm 2004 hỗ trợ trực tiếp đối với nông dân trồng lương thực, hỗ trợ về giống, hỗ trợ mua máy móc công cụ. Từ năm 2006 hỗ trợ tư liệu sản xuất nông nghiệp. Mức hỗ trợ trực tiếp đối với nông dân trồng lương thực trong các năm 2004-2006 tương ứng là 11600 triệu NDT; 13200 triệu NDT và 14200 triệu NDT. Mức hỗ trợ nhân rộng giống trong các năm 2004-2006 tương ứng là 2852 triệu NDT; 3752 triệu NDT và 4020 triệu NDT. Mức hỗ trợ mua máy móc công cụ là: 70 triệu NDT/2004; 300 triệu NDT/2005 và 670 triệu NDT/2006.
Cuối cùng, tác động của tư cách thành viên WTO đối với nông nghiệp Trung Quốc không lớn còn do một số yếu tố khác như:
1/ Trung Quốc có sản lượng lương thực lớn (512 triệu tấn năm 1998; 425,64 triệu tấn / 2001; 450 triệu tấn năm 2002, 484,01 triệu tấn /2005; 497 triệu tấn /2006), mức tự cung tự cấp nông sản ở nông thôn cao - khoảng xấp xỉ 70%. Tỷ lệ nông sản hàng hoá của Trung Quốc là trên dưới 30%, không cao như ở nhiều nước khác, hơn nữa có đến quá một nửa trong số này lại là phần cung ứng cho cư dân đô thị. Do vậy phần nông sản hàng hoá tham gia cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc thấp, chỉ có trên 10%, so với mức 41,1% của Mỹ, 34% của EU, 36% của Nga.
2/ Theo Hiệp định về nông sản hàng hoá của vòng đàm phán Urugoay, số lượng lương thực nhập khẩu của các nước đang phát triển trong WTO được giới hạn là từ 3 đến 5% tổng sản lượng trong nước. Như vậy, giới hạn nhập khẩu lương thực của Trung Quốc tối đa cũng chưa đến 30 triệu tấn.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, ảnh hưởng của nông nghiệp Trung Quốc có thể tăng lên do tăng nhập khẩu hàng nông sản cao cấp, nhưng những ảnh hưởng này chỉ có giới hạn, không quá lớn.
4. Những thách thức phải đối mặt và giải pháp.
Về cơ bản, nông nghiệp Trung Quốc vẫn kinh doanh theo quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, chủ yếu dựa vào ưu thế lao động, năng suất thấp, giá thành cao. Trong khi đó ở các nước nước phát triển - những đối tác cạnh tranh đầy đủ với Trung Quốc sau khi kết thúc thời kỳ quá độ - phổ biến là kinh doanh nông nghiệp theo lối hiện đại, quy mô lớn, năng suất cao, giá thành hạ. Do vậy, theo đánh giá, trong một vài năm trước mắt, những nhân tố có lợi cho nông nghiệp Trung Quốc sẽ giảm dần, những nhân tố bất lợi sẽ hiện ra rõ nét hơn, áp lực cạnh tranh quốc tế với nông nghiệp Trung Quốc sẽ mạnh mẽ hơn. Trong thời gian tới, nông nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những thách thức nhau sau:
1/ Mức nhập khẩu nông sản ngày càng nhiều. Điều này có nghĩa là áp lực cạnh tranh với hàng nông sản trong nước sẽ lớn hơn.
2/ Mức nhập siêu nông sản có thể càng cao hơn do tăng nhập khẩu, tăng nhu cầu của cư dân và nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất trong nước về hàng nông sản nhập khẩu.
3/ ảnh hưởng của những rủi ro trong thị trường nông sản quốc tế đối với nông nghiệp Trung Quốc có thể gia tăng (do nông nghiệp Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu và nhập khẩu). Các nhân tố rủi ro có thể là những biến động trong giá cả nông sản quốc tế, nông nghiệp Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những rào cản trong thương mại quốc tế như chống bán phá giá.
Trong Báo cáo công tác của Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất, Quốc Hội khoá XI họp ngày 5/3/2008, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Trung Quốc năm 2008 là: tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp phát triển và tăng thu nhập cho nông dân. Trong năm 2008, Trung Quốc sẽ chi 562,5 tỷ NDT (tương đương 78,12 tỷ USD) cho “tam nông”, phấn đấu để nâng cao đời sống cho nông dân, có thêm 32 triệu người nông thôn được dùng nước sạch trong năm 2008. Bên cạnh đó, Trung Quốc tiếp tục các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất lương thực, nâng giá sàn thu mua nông sản, hỗ trợ vật tư nông nghiệp như trợ giá máy nông nghiệp, hỗ trợ giống nông nghiệp có chất lượng cao… Phạm vi hỗ trợ sẽ bao phủ hết các huyện.
Hy vọng rằng, với nhiều giải pháp, được thực hiện rộng khắp, nông nghiệp Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển, đáp ứng các nhu cầu trong nước và tham gia sâu rộng hơn vào thị trường thế giới./.
Chú thích:
1. Hồng Vân, Trung Quốc thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới, Ngoại thương số 14, ngày 11-20/5/2005.
2 .NVĐKTTG số 2/2008.
3. T/c Phát triển và hội nhập số 8/2005
4. NVĐKTTG số 2/2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC HẬU WTO.doc