Ôn tập môn Quân sự

Câu 5: Vết thương chiến tranh do vũ khí thông thường gây ra có những đặc điểm gì? Thế nào là vết thương kín? Vết thương phần mềm; vết thương bụng; vết thương hàm - mặt, mắt có đặc điểm và thực hiện khái quát cấp cứu đầu tiên như thế nào? Ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

 * Đặc điểm của vết thương chiến tranh do vũ khí thông thường gây ra:

 - Vũ khí thông thường gồm: đạn bộ binh, đạn pháo, tên lửa, bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi

 - Tổn thương: do tác động trực tiếp của đầu đạn, mảnh đạn, bi gây nên nhiều vết thương chợt, vết thương xuyên, vết thương dập nát nhiều ngõ ngách, vết thương gãy xương, vết thương mạch máu, vết thương thần kinh, vết thương các tạng trong cơ thể Hoặc bằng các tác động của sức nổ tạo gây sức ép mạnh cho người khi ở gần tâm nổ tạo gây sức ép mạnh cho người khi ở gần tâm nổ, tạo nên nhữn chấn thương kín ở các tạng, nhiều khi rất nặng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3996 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Thủ đoạn tác chiến là gì? Thủ đoạn tác chiến đột phá, luồn sâu và vu hồi được sử dụng trong các hình thức chiến thuật như thế nào? ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? * Thủ đoạn tác chiến là hoạt động tác chiến nhằm phá vỡ thế trận, làm giảm hoặc mất khả năng tác chiến của đối phương tạo thế có lợi cho hoạt động tác chiến của ta. * Trong đó: - Thủ đoạn tác chiến đột phá: Đột phá, thủ đoạn tác chiến dùng sức mạnh phá vỡ một đoạn (một số đoạn) trong hệ thống phòng ngự hoặc vòng vây của đối phương, phát triển tiến công vào chiều sâu và hai bên sườn hoặc thoát khỏi vòng vây của đối phương. - Thủ đoạn tác chiến luồn sâu: Luồn sâu, thủ đoạn tác chiến lợi dụng sơ hở, khoảng cách trong phòng ngự của đối phương và những điều kiện khác (đêm tối, sương mù, địa hình…) bí mật cơ động một bộ phận lực lượng vào sâu trong thế trận của chúng để đánh chiếm hoặc tiêu diệt một số mục tiêu chủ yếu; ngăn chặn quân địch rút chạy hoặc tăng viện, làm rối loạn đội hình chiến đấu (bố trí chiến dịch) của chúng, tạo điều kiện và phối hợp với lực lượng chủ yếu tiêu diệt quân địch, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Luồn sâu được thực hiện trước, cũng có khi đồng thời với bắt đầu tiến công. Lực lượng luồn sâu phải được tổ chức tỉnh gọn, có khả năng chiến đấu độc lập. Chú ý: trong một trận nh nếu sử dụng thủ đoạn thọc sâu thì thôi không dùng lực lượng luồn sâu và ngược lại thọc sâu thì thôi không luồn sâu. - Thủ đoạn tác chiến vu hồi: Vu hồi, thủ đoạn tác chiến được thực hiện bằng cách cơ động lực lượng vào bên sườn, phía sau đội hình địch, phối hợp với lực lượng tiến công chính diện và các lực lượng khác thực hiện bao vây, đánh chiếm những mục tiêu quan trọng của đối phương. Khi quyết định vu hồi, người chỉ huy phải xác định: lực lượng và nhiệm vụ vu hồi, đường (hướng ) vu hồi, thời gian tiến đến và đánh chiếm mục tiêu đã định, nội dung hiệp đồng với các lực lượng có liên quan, chi viện, chỉ huy và bảo đảm. Lực lượng vu hồi phải được tổ chức và trang bị thích hợp để bảo đảm khả năng cơ động và tác chiến độc lập. Có vu hồi chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; vu hồi đường bộ, vu hồi đường thuỷ, vu hồi đường không. * ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc : Các thủ đoạn tác chiến là những biện pháp có ý nghĩa chiến thuật được nghiên cứu vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào trong từng hình thức chiến thuật, từng trận chiến đấu cụ thể và có thể được thực hiện nhiều lần, xen kẽ trong một hình thức chiến thuật nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tác chiến nói chung, từng hình thức chiến thuật nói riêng. Bên cạnh đó, chiến thuật là một trong nhưng nội dung quan trọng của Nghệ thuật quân sự, luôn luôn vận động, phát triển. Nghiên cứu vận dụng, kế thừa và phát triển chiến thuật là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của mọi người đối với đối với sự nghiệp xây dựng tiềm lực, thế trận quốc phòng toàn dân. Những nội dung cơ bản đòi hỏi người nghiên cứu phải dựa trên cơ sở lí luận chung, khi vận dụng trong thực tế phải linh hoạt, sáng tạo, tránh dập khuôn máy móc hay dựa dẫm, bảo đảm phù hợp với tình hình địch, địa hình thời tiết, yêu cầu nhiệm vụ … góp phần giữ vững thế trận phòng thủ của từng địa phương, cơ sở khi có chiến tranh, nâng cao hiệu quả chiến đấu, nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập. Câu 3: Ba bộ môn quân sự phối hợp là những môn gì? Trong thi đấu ba môn quân sự phối hợp phải nắm vững và thực hiện tốt quy tắc chung gì? Khi thi đấu bắn súng quân dụng phải thực hiện nghiêm những quy tắc nào? Cách tính điểm và xếp hạng cá nhân các môn thi như thế nào? ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? * Ba bộ môn quân sự phối hợp là những môn: - Bắn súng quân dụng. - Ném lựu đạn xa trúng đích. - Chạy vũ trang. * Trong thi đấu 3 môn quân sự phải nắm vững và thực hiện tốt những quy tắc chung: - Mỗi vận động viên phải thi đấu 3 nội dung trong hai ngày theo trình tự sau: + Ngày thứ nhất:sáng thi bắn súng quân dụng, chiều ném lựu đạn + Ngày thứ hai:sáng chạy vũ trang 3000m (nam),1500m(nữ). - Trang phục và trang bị thi đấu + Mặc quần áo lao động hoặc thể thao,đi dày hoặc chân đất. + Súng quân dụng:súng trờng SKS(hoặc tiểu liên AK). + Đeo số thi đấu ở ngực và đeo kết quả bốc thăm ở lng; không đợc thay đổi áo trong suốt quá trình thi. * Khi thi đấu bắn súng quân dụng phải thực hiện nghiêm những quy tắc: - Điều kiện bắn: +Dùng súng trờng SKS (hoặc tiểu liên AK), lực cò không nhẹ dới 2kg. + Mục tiêu cố định, bia số 4 có vòng tính điểm. + Cự li bắn 100m. + Tư thế: nằm bắn có bệ tỳ. + Số đạn bắn:3 viên(súng trờng tự động, tiểu liên AK bắn phát một). - Thứ tự bắn: Theo trình tự bốc thăm, vận động viên phải co mặt ở vị trí điểm danh trớc giờ thi đấu của mình 30 phút để làm công tác chuẩn bị, điểm danh, kiểm tra súng, đạn và trang bị. - Quy tắc bắn: +Khi vào tuyến bắn, sau khi khám súng và có lệnh “nằm chuẩn bị bắn” của trọng tài trởng,vận động viên mới đợc làm công tác chuẩn bị. Khi chuẩn bị xong phải báo cáo “số...chuẩn bị xong” và chỉ đợc bắn sau khi có lệnh của trọng tài. + Vận động viên đợc phép dùng vải bạt, nilon để nằm bắn. + Khi có lệnh bắn, mọi trờng hợp cớp cò, nổ súng coi nh đã bắn. Đạn thia lia không tính thành tích. + Đạn cham vạch đợc tính điểm vòng trong, đạn không nổ đợc bù thêm. + Trong thi đấu, súng bị hỏng hóc phải báo cáo với trong tài nếu đợc phép mới ra ngoài sửa hoặc đổi súng. * Cách tính điểm và xếp hạng cá nhân các môn thi: - Tính điểm bắn súng quân dụng: Căn cứ vào kết quả điểm chạm, cộng điểm của 3 viên bắn tính điểm. Đối chiếu với bảng điểm để quy ra điểm (xem bảng tính điểm), vận động viên có số điểm cao hơn xếp trên. Nếu điểm bằng nhau, sẽ so sánh ai có điểm 10,9,8,...nhiều hơn xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau thi xếp bằng nhau. - Tính điểm ném lựu đạn: Căn cứ vào điểm tính ném xa nhất, đối chiếu với bảng điểm để quy ra điểm (xem bảng tính điểm),vận động viên nào có số điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau xếp trực tiếp các quả ném đó, vận động viên nào ném xa hơn xếp trên (tính đến cm), nếu vẫn bằng nhau thì xét kết quả thứ 2,thứ3,... - Tính điểm chạy vũ trang: Căn cứ vào thời gian chạy (sau khi đã xử lý các trờng hợp phạm quy) để quy ra điểm (xem bảng tính điểm), vận động viên có điẻm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau, sẽ xét vận động viên nào có thời gian chạy ít hơn xếp trên, nếu vẫn bằng nhau,xếp bằng nhau. - Tính điểm cá nhân toàn năng: Căn cứ vào kết quả 3 môn, vận động viên có tổng điểm cao hơn xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau sẽ lần lợt so sánh thứ tự (các môn chạy vũ trang, bắn súng, ném lựu đạn), vận động viên có thứ hạng cao xếp trên, nếu bằng nhau xếp bằng nhau. - Tính điểm đồng đội từng môn: Cộng điểm từng môn của các vận động viên trong đội. Đội có tổng điểm cao hơn  xếp trên. Nếu bằng nhau, đội có vận động viên xếp thứ hạng cao hơn xếp trên. - Tính điểm đồng đội toàn năng: Cộng điểm toàn năng của các vận động viên trong đội, đội có tổng điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau, đội có vận động viên toàn năng cao hơn xếp trên. * ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: Giáo dục cho sinh viên ý chí quyết tâm, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo,sức chiến dấu, tâm lí trong quá trình chiến đấu, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là một trong những hình thức để xác định chất lợng huấn luyện thể lực và tình hình hoạt động thể thao của nhà trờng để từ đó xây dựng kế hoạch tác chiến, phòng vệ. Câu 5: Vết thương chiến tranh do vũ khí thông thường gây ra có những đặc điểm gì? Thế nào là vết thương kín? Vết thương phần mềm; vết thương bụng; vết thương hàm - mặt, mắt có đặc điểm và thực hiện khái quát cấp cứu đầu tiên như thế nào? ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? * Đặc điểm của vết thương chiến tranh do vũ khí thông thường gây ra: - Vũ khí thông thường gồm: đạn bộ binh, đạn pháo, tên lửa, bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi… - Tổn thương: do tác động trực tiếp của đầu đạn, mảnh đạn, bi gây nên nhiều vết thương chợt, vết thương xuyên, vết thương dập nát nhiều ngõ ngách, vết thương gãy xương, vết thương mạch máu, vết thương thần kinh, vết thương các tạng trong cơ thể … Hoặc bằng các tác động của sức nổ tạo gây sức ép mạnh cho người khi ở gần tâm nổ tạo gây sức ép mạnh cho người khi ở gần tâm nổ, tạo nên nhữn chấn thương kín ở các tạng, nhiều khi rất nặng. * Vết thương kín: Là loại vết thương không bị rách da hoặc chảy máu bên ngoài, thường gọi là chấn thương như: chấn thương ngực kín, chấn thương bụng kín, gãy xương kín do sức ép của bom, đạn làm đổ sập hầm, đổ cây. Loại vết thương này cũng rất nguy hiểm cần được phát hiện sớm và xử lí kịp thời. * Vết thương phần mềm: là loại vết thương có tổn thương da, gân, cơ trong đó tổn thương cơ là chủ yếu. - Đặc điểm: Vết thương ở các bộ phận khác đều kết hợp có tổn thương phần mềm. Nếu được xử lí tốt là cơ sở cho việc điều trị tốt đối với các tổn thương như vết thương gãy xương, vết thương thần kinh,… Vết thương do mảnh phá thường bị dập nát, nhiều ngõ ngách. - Cấp cứu đầu tiên: + Băng vết thương: nhằm bảo vệ vết thương không bị ô nhiễm thêm, cầm máu tại vết thương, hạn chế được biến chứng xấu. + Đưa người bị thương ra khỏi nơi nguy hiểm, cất dấu thương binh vào nơi tương đối an toàn, tổ chức chuyển về cơ sở điều trị. * Vết thương bụng: - Đặc điểm: thường tồn thương kết hợp nhiều bộ phận khác nhau như dạ dày, ruột, gan,… Vết thương do mảnh gây ra phức tạp hơn do đạn bắn thẳng gây ra. - Cấp cứu đầu tiên: Đây là vết thương nặng, cấp cứu đầu tiên phải đúng phương pháp và nhanh chóng chuyển về cơ sở phẫu thuật sớm, tốt nhất là chỉ sau từ 6 đến 12 giờ sau khi bị thương. Với vết thương thấu bụng: Băng bó che kín vết thương, nếu có các phủ tạng lòi ra ngoài tuyệt đối không được nhét vào ổ bụng, có thể dùng bát hoặc gáo dừa sạch úp lên chỗ phủ tạng lòi ra rồi băng lại hoặc dùng băng làm vành khăn để bao quanh chỗ phủ tạng lòi ra sau đó mới băng lại. Nếu người bị thương có hiện tượng choáng rõ rệt, cần để người bị thương yên tĩnh ở nơi tạm cất dấu, tiêm thuốc trợ lực, ủ ấm trước khi chuyển về phía sau. Khi vận chuyển để người bị thương nằm ngửa chân co (kê đệm ở dưới kheo chân). Không cho người bị thương ăn uống, không được tiêm thuốc moóc phin. Khi người bị thương ho phải lấy tay ép vào chỗ băng để phủ tạng đỡ chảy ra ngoài. * Vết thương hàm - mặt, mắt: - Đặc điểm: Vết thương hàm - mặt chia làm 3 loại: vết thương khu cư trú phần mền, vết thương phạm xương (sọ, mặt) và vết thương phối hợp (ngực, bụng). Vết thương mắt thường đe doạ mù mắt, chia làm 3 loại: + Loại thương tổn nhẹ: các vết thương cách mi mắt hoặc có dị vật ở nông (màng tiếp hợp, giác mạc) hay bỏng nhẹ ở màng tiếp hợp, giác mạc. + Loại tổn thương vừa: các vết thương rách hoặc sứt một phần nhỏ của mi mắt hay bỏng độ II ở mi, màng tiếp hợp, giác mạc. + Loại tổn thương nặng: vết thương rách, sứt rộng hoặc toàn bộ mi mắt. Vết thương xuyên màng thủng hoặc nghi xuyên nhãn cầu. Bỏng độ III, IV ở mắt (hoại tử da mi, có màng giả phủ lên màng tiếp hợp, giác mạc đục và dày). - Cách xử trí: Vết thương hàm mặt: + Nguyên tắc chung: bảo tồn tối đa tất cả các tổ chức da, niêm mạc, xương răng, chỉ lọc bỏ những phần chắc chắc hỏng hoặc những mảnh xương vụn và răng đã rời ra. Chống chỉ định cắt bỏ phần mềm (cắt lọc dự phòng). + Xử lí vết thương phần mềm: vết thương dập da, tổ chức dưới da bầm tím tại chỗ, lau cồn sát trùng (trừ vùng mắt). Vết thương sướt da nông rửa bằng nước xà phòng hoặc nước muối ấm hoặc dung dịch sát trùng. Vết thương da nông rửa nước muối sinh lí, băng ép cầm máu (nếu có). Vết thương nặng cầm máu bằng băng ép, băng nút hoặc kẹp. Khi vận chuyển có thể định lưỡi, chống choáng. Vết thương mắt: + Làm sạch mắt: dùng bông sạch gạt sạch những bụi bẩn ở trong và ngoài mắt rồi băng lại, không rửa vết thương mắt ngay, trừ khi bị bỏng mới được rửa mắt kết hợp gạt bỏ các hoá chất và phải rửa nhiều lần trong 10 - 15 phút bằng nước sạch thường. + Mắt bị hỏng không băng. Nhỏ thuốc sát khuẩn (1 vài giọt cloromixetin), nếu vết thương xuyên hoặc nghi xuyên nhãn cầu. Không làm động tác banh mắt làm mở rộng thêm vết thương gây biến chứng nặng thêm. * ý nghĩa thực tiễn khi nghiên cứu những nội dung trên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay : Nghiên cứu một số nội dung cơ bản vết thương chiến tranh không chỉ có tác dụng nâng cao nhận thức hiểu biết về vết thương và cấp cứu đầu tiên vết thương trong chiến tranh, trong các hoạt động quân sự, nâng cao hiệu quả cấp cứu, điều trị tiếp theo, hạn chế thấp nhất về tổn thất, thương tổn, đồng thời có thể vận dụng tốt vào trong thời bình cũng như trong thời chiến. Ngoài ra việc nắm được kĩ thuật băng bó, cấp cứu đầu tiên vết thương tốt là cơ sở thuận lợi cho những bước cấp cứu, điều trị vết thương tiếp theo, thuận lợi, ít biến chứng. Phát huy vai trò, trách nhiệm và khả năng của mọi người tham gia vào công tác khắc phục hậu quả, hạn chế tổn thương, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho cộng đồng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25838.doc
Tài liệu liên quan