PHẦN II: BÀI LÀM HOÀN CHỈNH
BÀI 1: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (NHÂN VẬT PHƯƠNG ĐỊNH)
MỞ BÀI:
Lê Minh Khuê là nữ nhà văn quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Bà là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ và rất thành công trong mảng đề tài truyện ngắn. “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn đầu tay xuất sắc nhất của bà. Truyện ca ngợi vẻ đẹp của ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến lửa Trường Sơn ác liệt thời kì chống Mĩ. Trong đó Phương Định, nhân vật chính của truyện, đã để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc nhất trong lòng người đọc.
28 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập Ngữ văn 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Định thường sống với những kỉ niệm về thời học sinh, về gia đình và thành phố thân yêu. “Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổiTôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”. Kỉ niệm ấy làm dịu mát khói lửa chiến tranh và nâng đỡ tâm hồn chị.
=> Vẻ đẹp của Phương Định chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước và ý thức trách nhiệm sẵn sàng cống hiến hi sinh.
c. Kết bài
- Bằng cách kể hấp dẫn, chân thực, ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo, ngôi kể hợp lí, Lê Minh Khuê đã làm nổi bật vẻ đẹp của Phương Định.
- Qua Phương Định và đồng đội của chị ta hiểu thêm về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ. Họ chính là những ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời.
Đề 5: Nhân vật ông Sáu
a. Mở bài
- Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ, các sáng tác của ông đều xoay quanh đề tài cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh cũng như sau hòa bình.
- “Chiếc lược ngà” là tác phẩm tiêu biểu của ông. Đây là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liệng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Ông Sáu, nhân vật chính trong truyện, là người yêu con tha thiết.
b. Thân bài
* Hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu
- Ông Sáu đi kháng chiến xa nhà nhiều năm chưa một lần về thăm con, khi có dịp trở về thì con gái ông đã lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ông là cha, không thích sự có mặt của ông trong ngôi nhà nhỏ. Điều này khiến ông buồn và đau đớn vô cùng.
- Đến khi bé nhận ra ba và ân hận vì những lời nói, hành động của mình thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường nhận nhiệm vụ mới và rồi không bao giờ trở về nữa.
-> Đó không chỉ là cảnh ngộ của cha con ông Sáu, mà còn là sự thiệt thòi, mất mát của đồng bào miền Nam trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc.
- Bi kịch của gia đình ông Sáu là do chiến tranh gây ra. Chỉ vì vết thương mà thằng Tây gây ra trên khuôn mặt ông mà con ông nhất quyết không nhận ba. Vết sẹo không chỉ là nỗi đau thể xác làm biến dạng khuôn mặt ông, mà còn là nỗi đau tinh thần lớn đối với người cha. Vì nó mà ông thể gần gũi và yêu thương đứa con duy nhất.
* Nỗi nhớ thương, niềm mong ước được gặp con của ông Sáu.
- Những năm tháng xa nhà, nơi chiến trường ác liệt ông Sáu luôn thương nhớ con. Ông chỉ có thể ngắm nhìn con qua bức ảnh nhỏ. Đó cũng là niềm an ủi duy nhất của ông trong hoàn cảnh ấy. Nhiều lần vợ ông lên thăm nhưng không thể mang con cho ông gặp vì đường xá xa xôi cách trở.
- Thời gian xa cách càng làm tăng lên trong lòng người cha nỗi mong chờ, ao ước cháy bỏng gặp con, mong ngày đoàn tụ để được nghe con gọi tiếng “ba”.
* Ông Sáu khao khát được gần con để yêu thương, vỗ về cho con gái bé bỏng.
- Ông Sáu được về phép, suốt chặng đường về cái tình người cha cứ nôn nao trong ông. Xuồng chưa cập bến nhưng khi mới nhìn thấy con gái, ông Sáu đã “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra” rồi “bước vội vàng những bước dài” và gọi to tên con gái.
- Ông những tưởng đứa con gái bé nhỏ sẽ mừng rỡ “chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh” để rồi “anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con”. Nhưng ngờ đâu bé Thu khi nghe anh gọi lại ngơ ngác, lạ lùng, giật mình hoảng sợ rồi với gương mặt tái đi, nó vụt chạy và thét lên cầu cứu má.
- Lúc ấy, ông cảm thấy đau đớn tột cùng, sự bất ngờ hiện rõ trên gương mặt. Ông như bị dội gáo nước lạnh từ chính sự sợ hãi, lạ lùng của đứa con gái yêu mà ông hằng ngày mong nhớ. Hai tay buông xuống như bị gãy, mặt sầm lại, tâm trạng ông lúc này thật đau đớn và thất vọng tột cùng.
- Những ngày ở nhà, ông Sáu tha thiết muốn nghe một tiếng gọi ba từ chính cô con gái bé nhỏ nhưng sao khó quá. Chưa bao giờ ông được nghe một tiếng ba mà chỉ nghe được những lời nói “trổng” của bé Thu và có lúc nó gọi ông là “người ta”. Ông muốn chăm sóc, yêu thương, vỗ về bé nhưng ông chỉ nhận lại một thái độ cự tuyệt, ngang bướng đến không ngờ.
- Ngay cả khi anh gắp miếng trứng cá vàng to, phần ngon nhất của con cá cho bé thì bé lại hất văng tung tóe ra mâm mà không một lời xin lỗi. Giận con, anh liền đánh vào mông bé mà không kịp suy nghĩ. Ông chỉ thấy buồn, đau khổ và bất lực trước thái độ ương bướng của con chứ không hề giận con, cho thấy ông là một người cha yêu thương con tha thiết. Ông cảm thấy ân hận khi đã trót đánh con cũng nói lên lòng vị tha của người cha.
* Tuy yêu thương con là vậy nhưng ông được hưởng tình yêu từ con quá ít, quá ngắn ngủi.
- Đến phút cuối cùng lúc chia tay, ông vẫn nghĩ rằng bé Thu sẽ không chịu gọi một tiếng ba nên mặc dù muốn ôm con, hôn con nhưng ông cũng chỉ dám đứng từ xa nhìn con bằng mắt trìu mến lẫn buồn rầu rồi nói lời tạm biệt. Người cha yêu con chỉ thể gửi tình yêu thương qua cái nhìn ấm áp.
- Thật bất ngờ bé Thu cất tiếng gọi “ba”. Ông Sáu được ôm con vào lòng, được đón nhất tất cả tình cảm yêu mến chân thành, sâu sắc, mãnh liệt của con. Cảm xúc trong ông vỡ òa, ông vội lấy khăn lau nước mắt.
-> Ông Sáu thỏa mãn niềm khao khát, nỗi nhớ mong con trong suốt tám năm qua. Đó là những giây phút hạnh phúc và ngọt ngào nhất trong cuộc đời làm cha của ông. Niềm xúc động được thể hiện trong từng cử chỉ của ông. Nhưng thật trớ trêu, giây phút con nhận cha, niềm vui hội ngộ quá ngắn ngủi, vì ông phải lên đường làm nhiệm vụ.
* Ông Sáu trở lại những ngày nhớ con, yêu thương con tha thiết.
- Ở chiến khu, ông đã dồn tất cả tấm lòng tình cảm dành cho con vào làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi. Ông làm chiếc lược tỉ mỉ, kì công rồi cẩn thận khắc ghi dòng chữ “yêu mến tặng Thu con của ba”.
- Nhớ con ông lại day dứt vì đã lỡ tay đánh con, nhớ con ông lại đem chiếc lược ra ngắm rồi mài lên mái tóc mình cho nó thêm bóng mượt. Cây lược chưa chải được mái tóc của con, nhưng như gỡ rối được phần nào tâm trạng của ông. Tấm lòng của người cha dành cho con thật sâu đậm.
- Chiếc lược ngà đối với ông không chỉ là chiếc lược bình thường, mà là vật kỉ niệm, mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương nỗi nhớ của ông đối với cô con gái bé nhỏ. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông trong những tháng ngày gian khổ. Đó cũng là biểu tượng của tình thương yêu, săn sóc của cha dành cho con gái thật thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt.
- Chiến tranh thật nghiệt ngã, người cha đã không kịp tận tay trao cây lược cho con và cũng không bao giờ được chải mái tóc cho con gái nhỏ. Ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn, trước lúc nhắm mắt ông đã kịp gửi chiếc lược cho bác Ba, người đồng đội chiến đấu cảu mình. Và chỉ khi bác Ba hứa sẽ trao tận tay chiếc lược cho con gái ông thì ông mới yên lòng nhắm mắt đi xuôi. Những việc làm trên của ông cho ta thấy được tình yêu thương con của ông thật sâu đậm và thiết tha.
c. Kết bài
- Với nghệ thuật miêu tả tâm lí, tính cách nhận vật đặc sắc, xây dựng tình huống bất ngờ và tự nhiên, đã khẳng định tài năng của Nguyễn Quang Sáng.
- “Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động về tình cảm cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện khẳng định một ý nghĩa lớn lao tình cha con, tình đồng đội là cội nguồn của sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, kiên cường mà cũng rất đỗi nhuần nhị, nhân hậu, thiết tha của những con người trên mảnh đất Nam Bộ.
PHẦN II: BÀI LÀM HOÀN CHỈNH
BÀI 1: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (NHÂN VẬT PHƯƠNG ĐỊNH)
MỞ BÀI:
Lê Minh Khuê là nữ nhà văn quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Bà là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ và rất thành công trong mảng đề tài truyện ngắn. “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn đầu tay xuất sắc nhất của bà. Truyện ca ngợi vẻ đẹp của ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến lửa Trường Sơn ác liệt thời kì chống Mĩ. Trong đó Phương Định, nhân vật chính của truyện, đã để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc nhất trong lòng người đọc.
THÂN BÀI:
Phương Định – một cô gái thanh niên xung phong sống và chiến đấu cùng đồng đội là Thao, Nho, trên cao điểm, giữa một vùng trọng điểm ở tuyến đường Trường Sơn với bao gian khổ và ác liệt. Công việc của chị và đồng đội là đứng trên cao điểm đếm bom rơi, sau đó lao ra mặt đường đo khối lượng đất đá cần san lấp hố bom; đánh dấu những quả bom chưa nổ; khi cần thì phá bom. Công việc của chị và đồng đội là bảo vệ con đường “huyết mạch” Trường Sơn an toàn cho những đoàn xe băng về phía trước vận chuyển vũ khí, đạn dược, sức người, sức của vào miền Nam để đánh Mĩ. Công việc thật vinh quang nhưng đầy hi sinh gian khổ. Chính trong hoàn cảnh gian khổ, hiểm nguy ấy ở chị ngời sáng lên vẻ đẹp đầy ấn tượng.
Trước hết ở chị ngời lên vẻ đẹp của sự dũng cảm, bình tĩnh, tự tin vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày chị và đồng đội phá bom từ ba đến năm lần. Mỗi lần phá bom là mỗi lần chị phải đối mặt với ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Thế nhưng chị vẫn rất bình thản và thậm chí còn cảm thấy thú vị. Khi máy bay Mĩ đang ì ầm xa dần, mặt đất bốc khói, không khí bàng hoàng là lúc chị và đồng đội thực hiện nhiệm vụ.Chị và đồng đội phải chạy trên cao điểm bị bom đạn cày nát, mặt đường bị đánh lở loét, chỉ trơ lại những cây khô cháy sém, lòng đường còn ẩn giấu những quả bom chưa nổ, có nghĩa là sẽ nổ và sẽ nổ bất cứ lúc nào. Như vậy chị và đồng đội luôn phải đối mặt với hiểm nguy, thần chết mà thần chết thì không hề biết đùa. Hắn ta ẩn náu trong ruột những quả bom và sẵn sàng cướp đi tính mạng của các chị. Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, bom đạn ùng oàng, vô cùng nguy hiểm nhưng chị mặc kệ, chị đã quen rồi bởi đây là việc thường ngày. Công việc gian nan chính là sự thử thách, tôi luyện chị trở thành một con người gan dạ, dũng cảm. Chị vẫn lên đường, sát cánh chiến đấu bên đồng đội dù trên đùi còn một vết thương chưa lành miệng.
Chị rất bình tĩnh khi phá bom. Chị tiến sát đến cạnh quả bom trong tư thế đàng hoàng hiên ngang, bởi chị cảm nhận được có ánh mắt của các anh chiến sĩ dõi theo mình nên chị không đi khom. Lòng dũng cảm của cô như được kích thích bởi sự tự trọng. Mọi thao tác được chị thực hiện thành thạo, nhanh chóng và chính xác. Chị dùng xẻng đào một hố nhỏ cạnh quả bom, cẩn trọng đặt gói thuốc mìn, châm ngòi, khỏa đất rồi chạy về nơi ẩn nấp. Cũng có lúc chị nghĩ tới cái chết nhưng nó chỉ mờ nhạt không cụ thể, thoáng qua, còn ý nghĩ cháy bỏng trong đầu chị là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?”. Mục đích hoàn thành nhiệm vụ được chị đặt lên hàng đầu dù có phải hi sinh. Cảm xúc và suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và sự khâm phục. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp chị thực hiện tốt công việc của mình.
Ở Phương Định luôn thường trực tình đồng chí, đồng đội, nồng ấm. Phương Định là cô gái giàu lòng hi sinh, sống vị tha. Chị luôn quan tâm, lo lắng cho đồng đội của mình. Khi Nho và Thao lên cao điểm chưa về, chị đứng ngồi không yên, chạy ra chạy vào, rồi lắng nghe tiếng sung hỗ trợ của các anh pháo binh. Qúa lo lắng khiến chị nói như gắt vào máy với cả đại đội trưởng “Trinh sát chưa về”. Chị, chị Thao và Nho mỗi người một quê hương từ xa lạ trở nên quen than, các chị xem nhau như chị em ruột thịt trong gia đình. Họ cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Chị phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương của Nho. Với chị, Nho như cô em út bé nhỏ, đáng yêu. Còn Thao, thì Phương Định xem chị như là chị cả và rất khâm phục, ngưỡng mộ sự quyết đoán táo bạo của chị Thao. Lúc Nho bị thương, Phương Định “hết lòng chăm sóc cho Nho, rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than, tự tay mình tiêm cho Nho, pha sữa cho Nho uống”. Sự chăm sóc tận tình của chị đã giúp Nho khỏe lại nhanh chóng. Chị còn dành tình cảm trân trọng, yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. Trong suy nghĩ của chị, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Tình đồng đội là ngọn lửa ấm, là niềm tin, động lực khích lệ chị và đồng đội vững vàng trên mặt trận gian nguy này. Phương Định rất coi trọng tình cảm, sự khích lệ, động viên của đồng đội. Chị cảm thấy ấm lòng khi cảm thấy ánh mắt dõi theo của các anh pháo binh. Sự cảm mến của các anh đối với chị làm cho tình đồng đội, đồng chí thêm gắn bó sâu đậm. Chính tình đồng chí, đồng đội đã giúp chị có sức mạnh, niềm tin để chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.
Nét hấp dẫn nhất của Phương Định là tâm hồn trong sáng, mộng mơ, hồn nhiên, tươi trẻ. Chị là một cô gái Hà Nội xinh xắn điệu đà, đáng yêu, cũng như các cô gái mới lớn, chị nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Chị kiêu hãnh với vẻ đẹp rất riêng: hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao như đài hoa loa kèn, đôi mắt vói ánh nhìn xa xăm. Chiến trường khốc liệt không đốt cháy nổi tâm hồn nhạy cảm của chị. Chị biết mình đẹp và được nhiều người để ý. Các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm chị, hay “viết những lá thư gửi đường dây, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Phương Định cảm nhận được điều đó, chị cảm thấy vui và tự hào nhưng chưa dành tình cảm cho một ai. Chị chỉ thích ngắm mình trong gương và làm điệu hoặc có vẻ kiêu kì một chút khi thấy các đồng đội của mình tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đó.
Những thử thử thách, hiểm nguy ở chiến trường thậm chí cả cái chết không làm mất đi ở chị sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai. Chị mang cả niềm say mê ca hát vào chiến trường ác liệt, chị có tài bịa lời bài hát. Chị thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca Nga, dân ca Ý. Chị hát trong những khoảnh khắc “im lặng” khi máy bay trinh sát rè trè trên đầu, khi cơn bão lửa sắp chụp xuống cao điểm. Chị hát để động viên đồng đội và cũng là để động viên chính bản thân mình, để gửi vào trong tiếng hát nỗi khát khao của tuổi trẻ, của người chiến sĩ, mong được trở về quê hương yêu dấu. Phương Định thường sống với những kỉ niệm về thời học sinh, về gia đình và thành phố thân yêu. “Tôi bỗng thần thờ, tiếc không nói nổi Tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố”. Kỉ niệm ấy làm dịu mát khói lửa chiến tranh và nâng đỡ tâm hồn chị. Vẻ đẹp của Phương Định chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu đất nước và ý thức trách nhiệm sẵn sang cống hiến hi sinh.
KẾT BÀI:
Bằng ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tinh tế, cách kể tự nhiên chân thực tác giả đã khắc họa thành công thế giới nội tâm phong phú của nhân vật Phương Định. Chúng ta luôn tự hào về một Phương Định gan dạ, dũng cảm, kiên cường, mơ mộng, lạc quan, yêu đời. Chúng ta càng thêm yêu mến tự hào về chị, càng biết ơn và học tập tinh thần của những người như chị trong công cuộc xây dựng đất nước hôm nay. Chị là cô gái dũng cảm kiên cường, có trái tim vì miền Nam ruột thịt, sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do tổ quốc. Vẻ đẹp của chị chính là vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Chị là tấm gương sáng cho tuổi trẻ Việt Nam noi theo.
BÀI 2: LÀNG (NHÂN VẬT ÔNG HAI)
MỞ BÀI:
Kim Lân được mệnh danh là nhà văn nông thôn Việt Nam. Vì hầu hết các tác phẩm của ông hướng về đề tài nông thôn và nông dân Việt Nam. Truyện ngắn “Làng” là một tác phẩm xuất sắc được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện ca ngợi vẻ đẹp tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân. Ông Hai, nhân vật chính của truyện, có những nét tình cảm cao đẹp và đáng quý đó.
THÂN BÀI:
Ở mỗi người nông dân, quả thực tình yêu làng quê là bản chất có tính truyền thống. Yêu làng, gắn bó với làng, tự hào về làng của mình vốn là tâm lý rất quen thuộc có tính gốc rễ. Vậy nên, người nông dân thường tự hào, hãnh diện về làng của mình. Cũng như ông Hai - một lão nông cần cù, chất phác, đôn hậu, rất yêu và gắn bó tha thiết với làng chợ Dầu của mình. Điểm nổi bật ở ông là tính hay khoe làng. Cái gì của làng ông cũng quý, cũng tốt, cũng nhất thiên hạ. Tuy nhiên, kháng chiến chống Pháp bùng nổ đã buộc ông phải rời làng đi tản cư. Ông không muốn. Ông muốn ở lại sát cánh bên các anh em chiến đấu nhưng vâng lệnh cụ Hồ đi tản cư cũng là tham gia kháng chiến nên ông mới chịu xa làng. Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ về làng, một nỗi nhớ da diết thường trực, và thế là căn bệnh “khoe làng” lại trỗi dậy trong ông. Bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào ông đều kể chuyện mà câu chuyện luôn quanh về cái làng chợ Dầu. Cứ rảnh rỗi là ông lại vắt tay lên trán mà nghĩ về làng. Ông nhớ lại những ngày cùng anh em đào hào, đắp ụ. Ông thấy độ ấy sao mà vui thế, thấy mình như trẻ ra cũng hát hò, bông phèng.Ông thường sang gian nhà bác Thứ khoe về làng một cách hào hứng say sưa. Mỗi lần nói đến làng chợ Dầu, ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường. “Hai con mắt sang hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động” Ông yêu tất cả những cảnh vật ở làng ông. Từ nhà ngói san sát, đường lát đá xanh đến không khí kháng chiến sôi sục trong làng. Tình yêu làng của ông Hai thật tha thiết và sâu nặng.
Tình yêu làng của ông Hai được lớn lên trong thử thách. Nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư ông không ngừng theo dõi tin tức kháng chiến ở mọi vùng, mọi miền và ở cả làng ông. Hằng ngày, ông tới phòng thông tin hóng các tin thắng trận ở mọi nơi. Điều này khiến ông vui như mở cờ trong bụng, ruột gan ông cứ múa cả lên. Nào là một em bé ở ban tuyên truyền xung phong dũng cảm cắm cờ lên Tháp Rùa; một anh trung đội trưởng giết được 7 tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng; đội nữ du kích giả người mua hàng bắt sống tên quan hai giữa chợ. Ông Hai cứ tấm tắc khen: “Khiếp thật! Tinh là những người giỏi cả”. Ngoài việc khâm phục những người anh hùng trong kháng chiến, ông Hai còn hả hê trước thất bại của địch: “Chỗ này giết được tên Pháp với hai tên Việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe zip. Ông vui quá!”.
Ông vui vẻ, sung sướng và tự thưởng cho mình bằng cách vào quán uống chè. Niềm hưng phấn đang dâng cao cực điểm bị nhấn chìm bởi tin dữ: làng ông theo Tây, phản bội cụ Hồ, phản bội kháng chiến. Ông Hai đau đớn, bàng hoàng “cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lặng đi tưởng như không thở được”. Mặc dù đau khổ, bàng hoàng lắm nhưng ông vẫn cố bình tĩnh hỏi lại lần nữa, ông hi vọng điều mình vừa nghe không phải là sự thật. Người đàn bà khẳng định và đưa ra cả bằng chứng “Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng Chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đinh đồng vải vóc lên xe cam- nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc.”. Lúc này thì không thể không tin được, ông lão lờ đi, đánh trống lảng và lặng lẽ ra về. Đây là cú sốc lớn như sét đánh ngang tai đối với ông. Hình ảnh làng quê là một hình ảnh đẹp trong mắt ông lão. Nơi ông sinh ra, lớn lên, nơi ấy đã trở thành da thịt, trở thành hơi thở của ông lão. Cái làng chợ Dầu mà ông vô cùng yêu quý, tự hào giờ khiến ông khổ sở, đau đớn, tủi nhục. Tất cả mọi thứ như sụp đổ dưới chân, ông dường như ngã quỵ hoàn toàn. Ông không chấp nhận được sự thật ấy và đấu tranh nội tâm dữ dội. Nỗi đau, sự tủi nhục, dằn vặt khiến ông lâm vào trạng thái hoang mang. Tin làng theo Tây luôn ám ảnh ông “cực nhục chưa, cả làng Việt gian” tiếng nói ấy như được thốt lên từ trái tim đầy tổn thương của ông, từ niềm tự hào bị chà đạp.
Suốt chặng đường về, tâm trạng ấy cứ đeo bám ông, ông chẳng dám nhìn ai “Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi”, bên tai văng vẳng câu nói của người đàn bà tản cư “Cha mẹ tiên sư chúng nó”... Về đến nhà, “ông nằm vật ra giường”, nhìn lũ con mà nước mắt ông giàn giụa. Ông thương cho những đứa con, thương cho những con người làng chợ Dầu, bởi họ sẽ bị người ta rẻ rúng, hắt hủi, bị xa lánh vì họ là người của làng Việt gian. Tình yêu làng đã đánh thức tình đồng hương trong ông. Ông không chỉ đau cho mình, cho gia đình mình mà đau cho cả dân làng ông. Ông càng phẫn nộ, căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Ông nắm chặt tay mà rít lên “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Niềm tin, nỗi nghi ngờ giằng xé trong ông, ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả, đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy. Nhưng dẫn chứng rành rành tên người, tên việc thì ông không tin làm sao được. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu, “chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi. Nhà văn Kim Lân đã sử dụng hàng loạt các câu cảm, câu hỏi để lột tả sự đau đớn xót xa, uất ức mà ông Hai đang phải chịu đựng. Lúc này làng không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà nó đã trở thành cái gì đó lớn lao là lòng tự trọng, là danh dự.
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy, ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”, là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và lòng tự hào về làng chợ Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào cụ Hồ vào cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác địnhthế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởi thế mà ông càng xót xa, đau đớn. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều thật giản dị: “Thế nhà con ở đâu? Thế con ủng hộ ai?”. Lời đứa con vang lên trong ông thật thiêng liêng: “Nhà ta ở làng chợ Dầu, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”. Ông xúc động, nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông đối với làng, với nước thật sâu nặng và thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến, với cụ Hồ.
Tình yêu làng của ông Hai được hòa quyện thống nhất trong tình yêu đất nước. Qủa thật niềm tin về làng của ông đã được đền đáp. Tin đồn thất thiệt về làng chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã, lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt sạch! Đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả”. “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng, hạnh phúc. Bởi lẽ, trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kì lạ, thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hi sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến mãnh liệt là vẻ đẹp của ông Hai nói riêng và của tất cả người nông dân Việt Nam nói chung, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp dân tộc. Tình yêu làng của ông Hai khiến người đọc cảm động.
Nhà văn Kim Lân đã khá thành công khi xây dựng nhân vật ông Hai, một lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê như máu thịt. Nhà văn đã chọn được một tình huống khá độc đáo là sự thử thách bên trong bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Tâm lý nhân vật được nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ. Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây được ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.
KẾT BÀI:
Với cốt truyện hấp dẫn, nhiều chi tiết bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại đa dạng, xây dựng tình huống đầy bất ngờ căng thẳng, Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng người nông dân qua nhân vật ông Hai, họ yêu làng, yêu nước hồn nhiên chất phác, đôn hậu. Hình tượng nhân vật ông Hai vừa phản ánh chân thực những nếp cảm, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệ bạn đọc. Có thể thấy, nhân vật ông Hai và truyện ngắn “Làng” đã đưa tên tuổi Kim Lân sống mãi với thời gian.
BÀI 3: CHIẾC LƯỢC NGÀ (NHÂN VẬT ÔNG SÁU)
MỞ BÀI:
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ, các sáng tác của ông đều xoay quanh đề tài cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh cũng như sau hòa bình. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được ông viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Đây là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Ôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 30 On tap ve truyen_12510838.doc