Bài 2: CHỦ THỂ QUAN HỆ QUỐC TẾ - QUỐC GIA
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CHỦ THỂ QUAN HỆ QUỐC TẾ
Câu 1: Chủ thể quan hệ quốc tế là gì?
- Chủ thể quan hệ quốc tế là những thực thể đóng một vai trò có thể nhận thấy được trong quan hệ quốc tế.
Câu 2: Quốc gia là gì?
Theo Công ước Montevideo đưa ra là: “Quốc gia là một thực thể pháp lý quốc tế và phải có các đặc tính sau: một dân cư thường xuyên, một lãnh thổ xác định và một chính phủ có khả năng duy trì sự kiểm soát hiệu quả trên lãnh thổ của nó và tiến hành quan hệ quốc tế với quốc gia khác”.
Câu 3: Khái niệm quốc gia – dân tộc
- Là thuật ngữ chỉ một nhà nước có chủ quyền trên một lãnh thổ xác định và được các quốc gia – dân tộc khác công nhận.
- Là sự tương đối thống nhất giữa quốc gia và dân tộc về mặt lãnh thổ, chính trị, luật pháp và kinh tế.
Câu 4: Những đặc trưng chủ yếu của chủ thể quan hệ quốc tế?
Chủ thể quan hệ quốc tế có 4 đặc trưng chính:
- Có mục đích, động cơ khi tham gia quan hệ quốc tế.
- Có tham gia vào quan hệ quốc tế.
- Có khả năng tham gia vào quan hệ quốc tế.
- Có khả năng thực hiện quan hệ quốc tế.
- Hành vi quyết định có ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế.
13 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập nhập môn Quan hệ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế khi các lợi ích quốc gia được thực hiện qua quan hệ quốc tế.
Câu 8: Vai trò của chủ nghĩa dân tộc đối với quan hệ quốc tế?
- Là động lực để hình thành và duy trì quốc gia. Là định hướng cho chính sách đối ngoại và sự hướng dẫn hành vi của quốc gia trong quan hệ quốc tế.
- Là một trong những cơ sở làm nên sức mạnh quốc gia trong quan hệ quốc tế thông qua sự thống nhất ý chí dân tộc và khả năng huy động xã hội.
Câu 9: Vì sao quốc gia là chủ thể quốc tế quan trọng nhất?
- Quốc gia tham gia quan hệ quốc tế lâu đời nhất.
- Mục đích của quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế cũng lớn nhất khi gắn liền với những lợi ích cơ bản của quốc gia và cộng đồng dân cư là tồn tại và phát triển.
- Quốc gia có khả năng thực hiện quan hệ quốc tế hơn bất cứ các chủ thể phi quốc gia.
- Ảnh hưởng của quốc gia cũng rất lớn trên trường quốc tế.
Bài 3: CHỦ THỂ QUAN HỆ QUỐC TẾ - CHỦ THỂ PHI QUỐC GIA
Câu 1: Chủ thể phi quốc gia là gì?
Là những chủ thể quan hệ quốc tế nhưng không phải là quốc gia. Do chúng vẫn còn có sự lệ thuộc đáng kể vào quốc gia nên nhiều học giả gọi đó là chủ thể hỗn hợp. Chủ thể phi quốc gia bao gồm: Tổ chức quốc tế phi chính phủ và công ty xuyên quốc gia, một số nhóm chính trị - xã hội nhất định: tổ chức tôn giáo quốc tế, nhóm sắc tộc, tổ chức tội phạm quốc tế
Câu 2: Khái niệm tổ chức quốc tế?
Là thể chế có thẩm quyền xác định, được thành lập trên cơ sở thoả thuận đa phương của nhiều quốc gia và nhằm mục đích hợp tác qua biên giới.
Câu 3: Tổ chức quốc tế phi chính phủ và chủ thể phi quốc gia là gì?
- Tổ chức quốc tế tư là tổ chức quốc tế phi chính phủ, nó đã có sự tăng trưởng khá nhanh về số lượng cũng như chất lượng, vai trò của INGO trong quan hệ quốc tế ngày càng tăng.
+ Xét trên tiêu chí tham gia, sự hiện diện của INGO diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau của quan hệ quốc tế như: kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá xã hội Ví dụ như Hiệp hội Mã vạch Quốc tế, Tổ chức Hoà bình Xanh, Liên đoàn bóng đá quốc tế
+ Xét trên tiêu chí mục đích, các INGO đều có mục đích tôn chỉ rõ ràng trong văn bản thành lập. Ví dụ Uỷ ban Oxford cứu trợ nạn đói hay còn gọi là Oxfam, thành lập năm 1942 tại Anh có mục tiêu ban đầu là cứu trợ tình trạng thiếu lương thực, hoạt động của Oxfam dần dần đã được mở rộng ra nước ngoài với mục đích xoá nghèo trên toàn thế giới.
+ Xét trên tiêu chí năng lực, các INGO có nguồn nhân lực và tài lực từ cá nhân và các nhóm thành viên cũng như lực lượng ủng hộ chúng. Ví dụ tổ chức Hoà bình Xanh được thành lập năm 1971, có sự tham gia của 5 triệu người ở khoảng 150 nước trên thế giới.
+ Xét trên tiêu chí ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế vai trò của INGO là dễ nhận thấy. Các INGO góp phần thúc đẩy xu hướng hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau, hội nhập trong quan hệ quốc tế. Ví dụ tại Hội nghị Rio de Janeiro năm 1992 các INGO tạo được áp lực đủ mạnh để dẫn đến thoả thuận về việc kiểm soát khí thải CO2
Câu 4: Vai trò của tổ chức quốc tế phi chính phủ trong quan hệ quốc tế?
Đóng vai trò của một chủ thể quan hệ quốc tế.
Câu 5: Khái niệm công ty xuyên quốc gia?
Công ty xuyên quốc gia là những tổ chức kinh doanh có quyền sở hữu hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra trên địa bàn nhiều quốc gia.
Công ty xuyên quốc gia là công ty có sự quốc tế hoá hoạt động kinh doanh nhưng chủ đầu tư thường thuộc một quốc tịch. Có các dấu hiệu chính sau: tổ chức kinh doanh, có quyền sở hữu đa quốc gia, có sự quốc tế hoá hoạt động kinh doanh.
Câu 6: Công ty xuyên quốc gia là chủ thể phi quốc gia là vì lý do nào?
Do có tính độc lập tương đối với quốc gia, TNC có thể được coi là chủ thể phi quốc gia.
Câu 7: Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quan hệ quốc tế?
Thứ nhất xét trên tiêu chí tham gia, về mặt thời gian các TNC (Transnational Corporation) bắt đầu vươn ra thị trường nước ngoài từ nửa cuối thế kỷ XIX, phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Các TNC phủ sóng hầu khắp các quốc gia trên toàn thế giới.
Thứ hai, xét trên tiêu chí mục đích, các TNC đều có mục đích lợi nhuận được phản ánh trong điều lệ, trong tổ chức và mọi hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, xét trên tiêu chí năng lực, các TNC có nguồn tài lực và nhân lực riêng từ các chủ sở hữu và những người tham gia khác.
Thứ tư, xét trên tiêu chí ảnh hưởng trong quan hệ quan tế, các TNC có được vị trí khá lớn trong quan hệ quan tế không chỉ nhờ thực lực và khả năng kiến tạo các quan hệ xuyên quốc gia.
> TNC đóng vai trò của một chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Câu 8: Quan niệm khác nhau về vai trò chủ thể phi quốc gia của INGO và TNC?
INGO được coi là chủ thể phi quốc gia. Tuy nhiên, khả năng của nó vượt khỏi sự chi phối của quốc gia vẫn là cái gì đó xa vời. INGO vẫn còn nhiều hạn chế so với quốc gia trên nhiều phương diện cả về thực lực lẫn địa vị pháp lý.
Do có tính độc lập tương đối với quốc gia, TNC có thể được coi là chủ thể phi quốc gia. Tuy nhiên, do mối quan hệ phức tạp của nó đối với quốc gia cũng như tác động hai mặt của TNC đối với quan hệ quốc tế, vẫn có những quan niệm khác nhau về vai trò chủ thể quan hệ quốc tế của công ty xuyên quốc gia.
Bài 4: QUYỀN LỰC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Câu 1: Khái niệm quyền lực theo nghĩa hẹp?
Quyền lực là khả năng của chủ thể này thuyết phục hoặc ép buộc chủ thể khác thực hiện điều mà mình muốn.
Câu 2: Khái niệm quyền lực theo nghĩa rộng?
Quyền lực là năng lực thực hiện mục đích của chủ thể trong quan hệ quốc tế.
Câu 3: Các cách phân loại quyền lực?
- Dựa trên cơ sở thời gian ta có quyền lực thực tại (actual power) và quyền lực tiềm năng (potential power).
- Dựa trên hình thức biểu hiện của quyền lực ta có quyền lực hữu hình (tangible power) và quyền lực vô hình (intangible power).
- Dựa trên lĩnh vực hoạt động, có thể chia quyền lực theo những lĩnh vực khác nhau như: quyền lực chính trị, quyền lực quân sự, quyền lực kinh tế, quyền lực văn hoá
- Dựa trên phương thức biểu hiện quyền lực: quyền lực cứng (là khả năng bắt chủ thể khác thực hiện điều mình muốn còn chủ thể kia không muốn bằng cách sử dụng lực lượng quân sự hay trừng phạt kinh tế, bao vây, cấm vận) và quyền lực mềm (khả năng dùng ảnh hưởng thuyết phục chủ thể khác làm theo ý mình).
Câu 4: Các thành tố của quyền lực là gì?
- Điều kiện địa lý gồm vị trí địa lý: diện tích đất đai, địa hình địa mạo.
- Dân số: số lượng dân cư, thành phần dân cư.
- Lực lượng quân sự.
- Kinh tế.
- Công nghệ.
- Các yếu tố tinh thần.
Câu 5: Vì sao lực lượng quân sự, kinh tế và công nghệ được coi là những thành tố căn bản của quyền lực?
- Lực lượng quân sự là phương tiện duy trì quyền lực quốc gia. Là phương tiện đạt được quyền lợi cao hơn. Là một phương tiện giải quyết xung đột. Nó không chỉ là năng lực mà còn là nguồn tạo nên quyền lực quốc gia.
- Kinh tế phát triển giúp cho quốc gia tránh được sự phụ thuộc và hạn chế can thiệp từ bên ngoài. Kinh tế còn đem lại cho quốc gia sự chủ động và khả năng thực hiện mục đích, lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế, là phương tiện giúp quốc gia đạt được quyền lợi quốc tế.
- Công nghệ đem lại sự phát triển kinh tế và nâng cao sức mạnh quân sự, là thành tố có khả năng đem lại sự biến đổi nhanh chóng về quyền lực, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế và nâng cao năng lực quân sự. Nó vừa là năng lực và nguồn của quyền lực.
Câu 6: Vai trò của quyền lực đối với quốc gia?
- Bảo vệ an ninh quốc gia, duy trì sự tồn tại của quốc gia.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Thực hiện và bảo đảm lợi ích quốc gia.
Câu 7: Đặc điểm của quyền lực trong quan hệ quốc tế?
- Quyền lực được phản ánh qua so sánh lực lượng hay tương tác giữa các chủ thể quan hệ quốc tế.
- Nó quan hệ vừa độc lập, vừa gắn bó giữa các thành tố/năng lực trong quyền lực.
- Quốc gia thường khó có đủ mọi thành tố/năng lực của quyền lực.
- Quyền lực có thể biến đổi do sự thay đổi bên trong hay tác động từ bên ngoài.
- Không phải có quyền lực là đạt được mục đích trong quan hệ quốc tế.
Câu 8: Các hiện tượng chủ yếu phản ánh quyền lực trong quan hệ quốc tế?
- Cán cân quyền lực và cân bằng lực lượng.
- Sự lưỡng nan an ninh.
- Chạy đua vũ trang.
- Liên minh.
Bài 5: HỆ THỐNG QUỐC TẾ
Câu 1: Kể tên các thành tố cơ bản của hệ thống quốc tế?
+Phần tử của hệ thống quốc tế chính là các quốc gia và các chủ thể phi quốc gia.
+ Môi trường của hệ thống quốc tế bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Môi trường bên ngoài bao gồm những cái bao quanh hệ thống như môi trường sinh thái, môi trường chính trị quốc tế, môi trường xã hội quốc tế. Môi trường bên trong là môi trường nằm trong hệ thống quốc tế, là ràng buộc của phần tử với hệ thống.
+ Cơ cấu của hệ thống quốc tế được phản ánh qua sự phân bố quyền lực giữa các quốc gia.
+ Chức năng của hệ thống quốc tế có thể thấy được qua các xu thế chủ đạo và các vấn đề chung trong quan hệ quốc tế.
+ Tính bền vững của quan hệ quốc tế.
Câu 2: Khái niệm hệ thống quốc tế?
Hệ thống quốc tế là một tập hợp các mối quan hệ giữa những chủ thể quan hệ của thế giới, được cơ cấu theo những luật lệ và mẫu hình nhất định.
Câu 3: Những yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của hệ thống quốc tế?
- Khi quốc gia có quan hệ đối ngoại ngày càng nhiều, sự tương tác giữa các quốc gia với nhau ngày càng tăng, tính tương tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì hệ thống quốc tế mới có điều kiện hình thành.
- Điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi. Quan hệ đồng tộc đan xen, quá trình lịch sử liên kết chính trị lâu dài, nền tảng văn hoá tương đồng, sự phát triển thương mại liên quốc gia và quá trình tương tác sâu sắc về nhiều mặt.
- Các cuộc phát kiến địa lý mở đường cho sự hình thành tương tác liên châu lục, sự phát triển của thương mại và chủ nghĩa thực dân, hoạt động kinh tế của chủ nghĩa tư bản, các hoạt động chính trị của chủ nghĩa đế quốc.
- Sự thống nhất ngày càng tăng của thị trường và nền kinh tế thế giới, các mối quan hệ liên quốc gia, toàn cầu hoá
Câu 4: Các cách phân loại hệ thống quốc tế?
- Dựa trên quy mô không gian địa lý: hệ thống toàn cầu và hệ thống khu vực.
- Dựa trên chức năng chính của hệ thống. Về kinh tế, có hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa hay hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa: ví dụ hệ thống kinh tế Tây Âu (EU) hay Bắc Mĩ (NAFTA) Về chính trị có thể là hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa hay hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
- Dựa trên trạng thái, tính chất. Dựa trên trạng thái phân chia thành: hệ thống quốc tế ổn định và hệ thống quốc tế không ổn định. Dựa trên tính chất chia thành: hệ thống quốc tế xung đột và hệ thống quốc tế hợp tác.
- Dựa vào sự phân phối quyền lực hay cơ cấu quyền lực, chia thành hệ thống quốc tế đơn cực, hai cực, ba cực và đa cực.
Câu 5: Những đặc điểm cơ bản của hệ thống quốc tế?
- Hệ thống quốc tế chỉ mang tính chỉnh thể một cách tương đối.
- Hệ thống quốc tế là hệ thống phi hình thức: không nhận thức được bằng các giác quan.
- Hệ thống quốc tế là một kiểu dạng hệ thống xã hội.
- Hệ thống quốc tế là sự tập trung các điểm chung của quan hệ quốc tế.
- Hệ thống quốc tế là một hệ thống mở.
- Hệ thống quốc tế là một hệ thống có tính tổ chức yếu.
- Hệ thống quốc tế đóng vai trò là phương pháp nghiên cứu và dự báo.
Câu 6: Vai trò và tác động của quốc gia và quan hệ quốc tế đối với hệ thống quốc tế?
- Quốc gia và quan hệ quốc tế là nền móng của hệ thống quốc tế.
- Quốc gia và quan hệ quốc tế có thể ảnh hưởng tới cơ cấu của hệ thống quốc tế.
- Quốc gia và quan hệ quốc tế có thể ảnh hưởng tới tính chất của hệ thống quốc tế.
- Quốc gia và quan hệ quốc tế có thể ảnh hưởng tới tính chỉnh thể và mức độ thuần nhất của hệ thống quốc tế.
Câu 7: Vai trò và tác động của hệ thống quốc tế đối với quốc gia và quan hệ quốc tế?
- Thứ nhất, hệ thống quốc tế góp phần quy định các xu hướng vận động chung trong quan hệ quốc tế.
- Thứ hai, hệ thống quốc tế tác động tới quốc gia và quan hệ quốc tế qua việc nó tạo ra một chế độ đối với các phần tử của mình.
- Thứ ba, hệ thống quốc tế tác động tới quốc gia và quan hệ quốc tế qua tác động của nó tới diễn biến và kết quả của quan hệ quốc tế.
- Thứ tư, hệ thống quốc tế tác động tới chính sách đối ngoại của quốc gia.
II. Thực tế
Biểu tình bùng phát ở quảng trường Talaat Harb ở trung tâm thủ đô Cairo Ai Cập ngày 26/11. Người biểu tình đã đụng độ với các Lực lượng An ninh khi họ giải tán đám đông. Tổng thống lâm thời của Ai Cập Adly Mansour đã thông qua một đạo luật cho phép các Lực lượng an ninh sử dụng vũ lực từng bước một để giải tán người biểu tình.
Tin thế giới: Thái Lan: Người biểu tình xông vào điểm bầu cử, cảnh sát bắn hơi cay Đám đông khoảng 1.000 người biểu tình hôm qua đã xông vào ông vào chiếm trụ sở Quân đội Hoàng gia Thái Lan ở Bangkok. Đây được xem là bước leo thang mới nhất trong các cuộc biểu tình của phe đối lập hòng gây áp lực lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Trong ảnh, những người biểu tình leo qua cánh cổng trụ sở chính của Quân đội Hoàng gia Thái Lan.
Ai Cập liệt phong trào Anh em Hồi giáo vào "tổ chức khủng bố"
Thiếu nữ trẻ quàng một lá cờ Liên minh châu Âu đang khóc sau các cuộc đụng độ giữa các nhà hoạt động và cảnh sát chống bạo trong cuộc biểu tình ở tại Kiev vào ngày 25/11.
Thủ tướng Nhật thăm đền Yasukuni, Trung Quốc phản ứng
Thanh trừng chú dượng: Điều gì đang chờ đợi ông Kim Jong-un?
Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời một nhà lập pháp nước này cho hay, vụ xử tử chú dượng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là do phe “diều hâu” trong quân đội “đạo diễn” và chính người đứng đầu phe nhóm này là người có “thực quyền” ở Triều Tiên.
Tờ Korea Times của Hàn Quốc dẫn lời một nhà lập pháp nước này cho hay, vụ xử tử chú dượng của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là do phe “diều hâu” trong quân đội “đạo diễn” và chính người đứng đầu phe nhóm này là người có “thực quyền” ở Triều Tiên.
Nhà thờ Khaled bin Walid bị hư hại do bạo lực tại thành phố Homs, Syria.
Động thái đơn phương công bố Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông của Trung Quốc khiến căng thẳng Trung-Nhật dậy sóng trong suốt tuần qua. ADIZ của Trung Quốc bao trọn gần như toàn bộ Biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Bắc Kinh, Tokyo đang tranh chấp chủ quyền. Chính phủ nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... mạnh mẽ phản đối và tuyên bố không công nhận ADIZ của Trung Quốc.
Căng thẳng tranh chấp biển của Trung Quốc: Một trong những thách thức nan giải mà Trung Quốc phải đối mặt trên con đường trở thành một siêu cường quốc có liên quan đến khả năng sống hòa thuận của nước này với những nước láng giềng.
Một trong những bài kiểm tra rõ ràng nhất cho tham vọng của Bắc Kinh nằm ở các vùng biển xung quanh Trung Hoa đại lục. Những cuộc tranh chấp lãnh hải ở biển Đông và biển Hoa Đông đe dọa trở thành một cuộc khủng hoảng khu vực trong năm 2013.
Vào tháng 1, Philippines cho biết sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc vì Bắc Kinh xem phần lớn biển Đông là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ. Hành động của Trung Quốc bị nhiều quốc gia ASEAN phản ứng dữ dội, đặc biệt là hai nước láng giềng Việt Nam và Philippines.
Vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật và Trung Quốc thậm chí còn căng thẳng hơn. Sự tranh chấp này trở nên nhức nhối vào thán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- on_tap_nhap_mon_quan_he_quoc_te.docx