Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 4,05gam kim loại R hóa trị III bằng HNO3 sau phản ứng thu được 10,08lít khí
màu nâu đỏ (ở đktc). Tìm tên kim loại R đó.
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 9gam kim loại R chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được
0,672 lít khí không màu, không duy trì sự cháy (ở đktc). Tìm tên kim loại R.
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 2,7gam kim loại R bằng HNO3, thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm hai khí không
màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỷ khối của X đối với hiđro là 19,2. Tìm R.
Câu 18. Cho m gam Al tác dụng với HNO3 10% thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và N2O (ở đktc) có tỷ khối
đối với hiđro là 16,5.
a. Tính giá trị m.
b. Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng biết dùng dư so với phản ứng 10%
2 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập nitơ và hợp chất của nitơ Hóa học 11 (cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biên soạn & Giảng dạy – Nguyễn Duy Bảo
Cần cù bù thông minh. Trang 1
CÂU LẠC BỘ GIA SƯ TÂN ĐỨC
TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA
Giảng dạy – Nguyễn Duy Bảo
ÔN TẬP NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
HÓA HỌC – 11 CƠ BẢN
“Cảm ơn đời vì mỗi sớm thức dậy ta lại nhận thêm 1 nụ cười”
Câu 1. Em hãy viết phương trình chứng minh:
a. N2 có tính khử và N2 có tính oxi hóa.
b. NH3 có tính khử và NH3 là dung dịch bazơ yếu.
c. HNO3 thể hiện tính axit mạnh và HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
Câu 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho: Ba, Al, Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, P, C, HI lần lượt tác dụng
với HNO3 cho sản phẩm khử là khí màu nâu đỏ.
Câu 3. Nêu hiện tượng và viết phương trình chứng minh:
a. Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch magie nitrat.
b. Cho dung dịch đồng (II) nitrat đến dư vào dung dịch amoniac.
c. Cho từ từ đến dư dung dịch amoniac vào dung dịch nhôm sunfat.
d. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch ammoniac vào dung dịch đồng (II) sunfat.
Câu 4. Lập phương trình hóa học:
a. Al + HNO3 → khí màu nâu đỏ
b. Mg + HNO3 → khí không màu hóa nâu ngoài không khí.
c. Al + HNO3 → khí kích thích (khí cười)
d. Zn + HNO3 → sau phản ứng không thấy khí thoát ra.
Câu 5. Hòa thành các phản ứng hóa học sau:
a. Fe3O4 + HNO3 dd → e) FeCl2 + HNO3 dd →
b. FeS + HNO3 dd → f) HI + HNO3 dd →
c. FeS2 + HNO3 đ, n → g) H2S + HNO3 dd →
d. FeCO3 + HNO3 dd → h) FexOy + HNO3 dd → Fe(NO3)3 + NO + ?
Câu 6. Cho kẽm tác dụng với HNO3 loãng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm Zn(NO3)2, N2 và NH4NO3.
Cho tiếp dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp thu được sau phản ứng. Giải thích hiện tượng hóa học xảy ra và
viết tất cả phương trình phản ứng.
Câu 7. HNO3 là một axit có tính oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa hầu hết các kim loại trừ Au và Pt. Bằng kiến
thức đã được truyền dạy ở trường. Em hãy viết phương trình hóa học để chứng minh vàng có thể tan khi
tác dụng với hỗn hợp axit.
Câu 8. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:
a. Các khí sau: Cl2, N2, O2, CO2, NH3
b. Các dung dịch sau: NaCl, KNO3, Na2CO3, K2SO4
c. Các dung dịch sau: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3.
Câu 9. Hoàn thành chuỗi biến hóa sau:
a. N2
( )
→ NH3
( )
→ NO
( )
→ NO2
( )
→ HNO3
( )
→ NH4NO3
( )
→ N2O
b. (NH4)3PO4
( )
→ NH3
( )
→ Cu
( )
→ Cu(NO3)2
( )
→ NO2
( )
→ NaNO3
( )
→ HNO3
c. (NH4)2Cr2O7
( )
→ N2
( )
→ NO
( )
→ NO2
( )
→ NaNO2
( )
→ N2
( )
→ Li3N
d. (NH4)2SO4
( )
→ NH3
( )
→ N2
( )
→ NH3
( )
→ Cu(OH)2
( )
→ [Cu(NH3)4](OH)2
( )
→ Cu
Câu 10. Viết phương trình nhiệt phân các muối sau:
NaNO3, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2, Ca(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3.
Câu 11. Cần bao nhiêu lít nitơ và hiđro để điều chế 6,72 lít ammoniac? Biết rằng thể tích của các khí điều đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 35%.
Câu 12. Cho hỗn hợp khí từ tháp tổng hợp NH3 ra đi qua dung dịch H2SO4 loãng thì thấy thể tích giảm 20%.
Tính thành phần % N2 và H2 trong hỗn hợp này. Biết rằng lúc đầu N2 và H2 lấy đúng tỉ lệ mol 1: 3.
Câu 13. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dung dịch A có chứa các ion
. Có
trong 5,825gam kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 67,2 cm3 (đktc) một chất khí bay ra. Tính nồng độ
mol /lít của mỗi muối trong dung dịch A.
Biên soạn & Giảng dạy – Nguyễn Duy Bảo
Cần cù bù thông minh. Trang 2
Câu 14. Cho lượng dư khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 8gam CuO nung nóng đến khi thu được chất rắn A và
hỗn hợp khí. Chất A phản ứng vừa đủ với 70 cm3 dung dịch H2SO4 1M.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính thể tích khí nitơ (ở đktc) được tạo thành sau phản ứng.
Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 4,05gam kim loại R hóa trị III bằng HNO3 sau phản ứng thu được 10,08lít khí
màu nâu đỏ (ở đktc). Tìm tên kim loại R đó.
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 9gam kim loại R chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được
0,672 lít khí không màu, không duy trì sự cháy (ở đktc). Tìm tên kim loại R.
Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 2,7gam kim loại R bằng HNO3, thu được 1,12 lít hỗn hợp X gồm hai khí không
màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí, tỷ khối của X đối với hiđro là 19,2. Tìm R.
Câu 18. Cho m gam Al tác dụng với HNO3 10% thu được 8,96 lít hỗn hợp khí NO và N2O (ở đktc) có tỷ khối
đối với hiđro là 16,5.
a. Tính giá trị m.
b. Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng biết dùng dư so với phản ứng 10%.
Câu 19. Cho 8,1 gam Al tác dụng vừa đủ với 1,35 lít dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp gồm hai khí NO và
N2O có tỉ khối của hỗn hợp khí so với hiđro là 18.
a. Tính thể tích mỗi khí ở đktc.
b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3.
Câu 20. Cho 13,5gam Al tác dụng vừa đủ 2 lít HNO3 thu được hỗn hợp gồm NO và N2 có tỉ khối hơi hỗn hợp
so với hiđro là 14,75.
a) Tính thể tích mỗi khí sinh ra (ở đktc).
b) Tính nồng độ mol/l của HNO3 đem dùng?
Câu 21. Cho 140,4gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp 3 khí NO, N2 và N2O
với tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2: 2. Hãy tính thể tích hỗn hợp khí thu được (ở đktc).
Câu 22. Cho 1,92gam Cu vào 100ml dung dịch chứa đồng thời KNO3 và H2SO4 0,4M thấy sinh ra 1 chất khí
không màu hóa nâu trong không khí và dung dịch A.
a) Viết phương trình ion rút gọn và tính thể tích thể tích khí sinh ra ở (1 atm và 13,6 0C ).
b) Tính V dd NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa hoàn toàn trong dung dịch A.
Câu 23. Nung 66,2gam muối Pb(NO3)2 sau một thời gian, thu được 55,4gam chất rắn.
a) Tính hiệu suất của phản ứng.
b) Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn 21,3gam hỗn hợp Al và Al2O3 bằng dung dịch HNO3 loãng, vừa tạo ra dung dịch
A và 13,44 lít khí NO (đktc).
a. Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng.
c. Cần cho vào dung dịch A bao nhiêu ml dung dịch NaOH 2M để thu được 31,2g kết tủa.
Câu 25. Hỗn hợp X gồm Fe và MgO.Hòa tan toàn toàn X vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,112 lít khí
không màu hóa nâu ngoài không khí (đo ở 27,30C và 6,6 atm). Hỗn hợp muối cô cạn cân nặng 10,2gam.
a) Xác định % khối lượng muối trong hỗn hợp ban đầu?
b) Tính V dung dịch HNO3 0,8M phản ứng?
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 0,368gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 25cm3 dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng
thu được hỗn hợp 3 muối. Tính thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 27. Lấy 8,85gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì thu được 2,38 dm
3. Tính phần
trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 28. Chia 34,8gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, thu được 4,48 lít khí (đktc)
Phần 2: Cho tác dụng với HCl thì thu được 8,96 lít khí (đktc)
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
The end
Chúc các em học tốt!!!
TÀI LIỆU CỦNG CỐ KIẾN THỨC HÓA HỌC 11 ─ CƠ BẢN.
Ngày soạn 14 – 10 – 2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 13 Luyen tap Tinh chat cua nito photpho va cac hop chat cua chung_12437856.pdf