Ôn tập phần Tiếng Việt

B. BÀI TẬP THỰC HÀNH:

BT1: Tìm những phép lặp cụ thể được sử dụng trong đoạn văn sau đây và cho biết tác dụng diễn đạt của nó:

(1) Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao, chắc nịch. (2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. (3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. (4) Trời ầm ầm giông gió, biển đục ngầu, giận dữ.

BT2: Hãy xác định và chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau:

(1) Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. (2) Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.

BT3:

Hãy chỉ ra phương tiện liên kết trong đoạn văn sau:

“Hẳn không có ai làm thơ như Bác. Thơ tứ tuyệt mà đến câu thứ ba vẫn chưa tìm ra thơ. Nhưng khi câu cuói cùng đột ngột vút lên một cách vô cùng sảng khoái thì toàn bộ bài thơ lại bộc lộ rất rõ tâm trạng náo nức rất vui của bác Hồ trong không khí chiến thắng của dân tộc, mùa xuân 1968

Cho nên thơ Bác vừa rất dễ lại vừa rất khó. Đối với người đọc cũng thế, đối với nhà thơ cũng vậy”

(Nguyễn Đăng Mạnh)

BT4:

Hãy chỉ ra phép thế trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của nó:

“Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã sông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm ” (Nguyễn Đình Thi)

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập phần Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ đề giữa các câu trong đoạn văn: +Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối. b. Lỗi về liên kết nội dung: -Lỗi: Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý: -Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ về thời gian giữa các sự kiện Năm 19 tuổi chị đẻ đứa con trai, sau đó chồng mắc bệnh, ốm liền trong hai năm rồi chết. Suốt hai năm anh ốm nặng, chị làm quần quật phụng dưỡng cha mẹ chồng, hầu hạ chồng, bú mớm cho con. Có những ngày ngắn ngủi cơn bệnh tạm lui, chồng chị yêu thương chị vô cùng. BT 4: a. Lỗi về liên kết hình thức: -Lỗi: dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất. -Chữa: thay đại từ “nó”(câu 2) bằng đại từ “chúng” b. Lỗi về liên kết hình thức: -Lỗi: từ “văn phòng” (câu 1) và từ “hội trường” (câu 2) không cung fnghĩa với nhau trong trường hợp này. - Chữa: thay từ “hội trường” (câu 2) bằng từ “văn phòng”. BÀI 4: ĐOẠN VĂN A. LÝ THUYẾT: Có nhiều cách sắp xếp nội dung trong một đoạn văn: 1.Trình bày nội dung theo cách diễn dịch: Diễn dịch là cách trình bày nội dung đi từ ý chung, khái quát đến các ý chi tiết hơn, cụ thể hơn. Theo đó, câu (hoặc những câu) mang ý chung, khái quát được đặt ở đầu đoạn văn và thường có tính chất câu chốt; các câu mang ý chi tiết, cụ thể được đặt sau đó. Lược đồ: (1) câu chốt (2) (3) (4) Ví dụ: (1)Thơ thiên nhiên trong tập “Ngục trung nhật ký” thật sự có những bài rất hay.(2) Có những phác họa sơ sài mà chân thật và đậm đà, càng nhìn càng thú vị, như một bức tranh thủy mặc cổ điển. (3) Có những cảnh lộng lẫy, sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. (4) Cũng có bài làm cho người đọc chỉ nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp,… 2. Trình bày nội dung theo cách quy nạp: Quy nạp là cách trình bày nôïi dung đi từ các cý chi tiết, cụ thể rút ra ý chung, khái quát. Theo đó, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước; câu(hoặc những câu) mang ý chính chung, khái quát đứng cuối đoạn văn và câu này cũng thường có tính chất câu chốt. Lược đồ: (1) (2) (3) (4) câu chốt Ví dụ: (1)Hiện nay, trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài. (2)Điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài. (3)Thì giờ của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. (4) Vì vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng nấy. 3. Trình bày nội dung theo cách móc xích: Móc xích là cách trình bày nội dung theo kiểu ý nọ tiếp ý kia, ý sau móc nối vào ý trước(qua những từ ngữ cụ thể) để bổ sung, giải thích cho ý trước. Lược đồ: (1) câu chốt (2) (3)… Ví dụ: (1) Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. (2) Muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cải tiến. (3) Muốn sử dụng tốt kỹ thuật thì phải có văn hóa. (4) Vậy việc bổ túc văn hóa là cực kỳ cần thiết. (Hồ Chí Minh) 4. Trình bày nội dung theo cách song hành: Song hành là cách trình bày nội dung theo kiểu sắp xếp các ý ngang nhau, không có hiện tượng ý này bao quát ý kia hoặc ý này móc vào ý kia. Lược đồ: (1) (2) (3)… Ví dụ: (1)Mọi tiếng động trong nông trường đã im bặt từ lâu. (2) Những quả đồi trọc nằm gối đầu vào nhau ngủ im lìm. (3) Chỉ có gió và bóng tối vẫn thì thào đi lại. (4) Hơi lạnh trên khắp mọi nẻo căm căm. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH: BT1: Hãy phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn sau: (1) Cái nóng hừng hực bốc lên. (2) Bên ngoài, trời không có nắng. (3) Trong trường, trời không có gió.(4) Trên đầu, mái tôn như miếng sắt nung.(5) Những cái đầu nghiêng nghiêng, hết lắc bên này lại lắc bên kia. (6) Những đỉnh trán tươm mồ hôi hột. (7) Chỉ có đầu cây viết thì thào với trang giấy trắng hết dòng này qua dòng kia. (8) Học sinh đang thi. (9) Trời đất thì như rán mỡ. BT2: (1) “Tính dân tộc-hiện đại là một trong những nét nổi bật của thế giới hình ảnh thơ Chế Lan Viên. Nhà thơ chú trọng trước hết khai thác những hình ảnh truyền thống và góp phần đổi mới sáng tạo. Rõ nhất là vận dụng những ẩn dụ vốn có trong văn học dân gian. Con cò, chim cuốc, chim tu hú được huy động vào thơ với vẻ đẹp và sức hấp dẫn mới mẻ” Đoạn văn trên được trình bày nội dung theo cách nào? Căn cứ vào đâu mà em biết? BT3: Các ý trong đoạn văn sau đây được trình bày theo cách móc xích. Em hãy chỉ ra những từ ngữ tạo nên cách móc xích giữa câu đứng sau với câu đứng trước liền kề nó theo từng cặp câu: câu (2) với câu (1), câu (3) với câu (2), … câu (5) với câu (4). Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người khi đọc khó mà biết có đúng là thơ nguyễn Trãi không. (2) Đúng là thơ Nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải dễ mà hiểu đúng. (3) Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. (4) Không hiểu vì không biết chắc chắn bài thơ đã được viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều nổi chìm của Nguyễn Trãi. (5) Cùng một bài thơ nếu viết năm 1420 thì một ý nghĩa, nếu viết năm 1430 thì ý nghĩa lại khác hẳn. (Hoài Thanh) BT4: “Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” ta càng thấy chị Dậu thật là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát. Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột biến của gia đình, phải đương đầu với những thế lực tàn bạo quan lại,cường hào, địa chủ và tay sai của chúng. Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay mà tích cực tìm cách cứu được chồng ra khỏi cơn hoạn nạn. Hình ảnh chị Dậu hiện lên vững chải như một chỗ dựa chắc chắn của gia đình”.(Nguyễn Đăng Mạnh) Đoạn văn trên được trình bày nội dung theo cách nào? Căn cứ vào đâu mà em biết? BT5: Tách đoạn văn là gì? Em hãy tách phần văn bản sau đây thành 3 đoạn văn và nêu ý chính của mỗi đoạn: “Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật là nhộn nhịp. Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ lò lên tầng, vào lò, tiếnồcì bíp bíp inh ỏi… Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bêbs Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa…Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạch, vẩy xám hoa đen lốm đốm”. BT6: Tại sao gọi chuỗi câu sau đây là môt văn bản? “Một nhạc sĩ trẻ tuổi mời một giáo sư nổi tiếng đến nhà để nghe tác phẩm mới của mình. Trong lúc nghe, vị giáo sư liên tiếp nhấc mũ lên rồi lại đội xuống đầu. Nhạc sĩ trẻ ngạc nhiên bèn hỏi lý do. Vị giáo sư trả lời: “Tôi có thói quen bao giờ cũng ngã mũ chào khi gặp người quen. Trong bản nhạc của anh, tôi gặp nhiều người quen quá, nên cứ phải liên tiếp chào họ”. BT7: Tìm câu chốt trong đoạn văn sau đây, nói rõ vị trí của nó và ý ở các câu khác phụ htuộc vào nó như thế nào? “Gió bắt đầu thổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phtú yên tĩnh của rừng ban mai biến dần đi”. BT8: Đoạn văn sau đây trình bày nội dung theo cách nào? Hãy xác định các phép liên kết đã được sử dụng trong đoạn văn. “Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông một mảng trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh” .(Tô Hoài) nhẹ tỏa lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phtú yên tĩnh của rừng ban mai biến dần đi”. BT9: Hãy sắp xếp các câu sau đây theo một trình tự phù hợp để thành một đoạn văn và giải thích rõ đoạn văn được trình bày nội dung theo cách nào? (1) Tác phẩm đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống quân Minh xâm lược. (2) Tác phẩm còn là bản tuyên ngôn độc lập lần hai của dân tộc ta. (3) Bài cáo cũng đã thể hiện khí thế hào hùng, mạnh mẽ của nhân dân ta qua hai cuộc phản công thần tốc đánh giặc Minh giành độc lập. (4) “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là một áng thiên cổ hùng văn của văn học cổ. BT10: Đoạn văn sau được trình bày nội dung theo cách nào? Căn cứ vào đâu mà em biết? “Văn học làm cho chúng ta sống lại những quãng đời xưa. Văn học làm cho chúng ta căm thù chế độ phong kiến, thông cảm với nỗi khổ của nhân dân. Văn họcgiúp ta thêm yêu cuộc sống ngày nay, cuộc sống do Đảng và Bác Hồ mang lại” (Xuân Diệu) BT11: Đoạn văn trên được trình bày nội dung theo cách nào? Căn cứ vào đâu mà em biết? Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học và mời bác về nhà chơi. Em thương thầy giáo một hôm trời mưa, đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường” (Xuân Diệu) HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC BÀI TẬP VỀ ĐOẠN VĂN: BT1: -Câu chốt: đoạn văn không có câu chốt (không có câu nào thể hiện tập trung nội dung chính của đoạn văn) -Ý của 9 câu trong đoạn văn đều ngang nhau (có tầm quan trọng như nhau) trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn, không có ý nào bao quát ý nào. -Đoạn văn được trình bày theo cách song hành. BT2: -Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách diễn dịch. - Đoạn văn có 4 câu: câu 1 là câu chốt, mang ý nghĩa khái quát, có tư cách là đề tài của toàn đoạn. Ba câu còn lại mang ý nghĩa cụ thể, có nhiệm vụ giải thích và minh họa cho nội dung của câu 1. BT3: Các câu đứng tiếp liền nhau trong đoạn văn móc xích nhau qua những từ ngữ: +Câu (2) với câu (1): “đúng”, “hiểu đúng” của câu (2) với “có đúng” của câu (1). +Câu (3) với câu (2): “hiểu đúng”, “hiểu đúng”, “không hiểu” của câu(3) với “hiểu đúng” của câu (2). +Câu (4) với câu (3): “không hiểu”, “viết ra lúc nào” của câu (4) với “không hiểu” của câu (3) +Câu (5) với câu (4): “viết năm 1420”, “viết năm 1430” của câu (5) với “viết ra lúc nào” của câu (4) BT4: -Đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch. -Đoạn văn có 4 câu: câu 1 là câu chốt, mang ý nghĩa khái quát, có tư cách là đề tài của toàn đoạn (Sự đảm đang tháo vát của chị Dậu). Ba câu còn lại mang ý nghĩa cụ thể, có nhiệm vụ giải thích và minh họa cho nội dung của câu 1(Chị Dậu một mình giải quyết những khó khăn, một mình đương đầu với những kẻ tàn bạo, tích cực tìm mọi cách cứu chồng chứ không đầu hàng trước hoàn cảnh). BT5: - Tách đoạn văn là sắp xếp một câu hay một số câu vào một đoạn văn nối tiếp nhau, phân biệt nó với phần văn bản trước nó và sau nó, nhằm những mục đích diễn đạt nhất định. -Văn bản trên có thể tách thành 3 đoạn văn: + “Hòn Gai … inh ỏi”: sinh hoạt ở Hòn Gai vào buổi sáng sớm. + “Dọc theo vịnh Hạ Long… như cánh chim trong mưa”: sinh hoạt dọc theo bờ vịnh Hạ Long. + “Chợ Hòn Gai … lốm đốm”: cảnh ở chợ Hòn Gai. BT6: Chuỗi câu trên là một văn bản, vì nó có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức: -Về nội dung: Văn bản xoay quanh câu chuyện nghe nhạc. Các câu tập trung giới thiệu việc nghe nhạc, từ người nghe đến người sáng tác, diễn biến của việc nghe nhạc, sự đánh giá của người nghe, bài học nêu lên từ câu chuyện nghe nhạc: nghệ thuật không chấp nhận sự ăn cắp, sự lặp lại. -Về hình thức: Văn bản có 5 câu. Câu mở đầu giới thiệu sự việc. Ba câu tiếp theo nêu diễn biến của sự việc. Và, câu kết thúc gợi lên những suy nghĩ mới cho người đọc. BT7: Trong đoạn văn trên, câu (3) là câu chốt (câu chủ đề) đứng ở vị trí cuối đoạn. Các câu (1) và (2) lần lượt diễn tả về phút yên tĩnh của rừng ban mai đã dần biến đi như thế nào. BT8: -Đoạn văn trên trình bày nôïi dung theo cách song hành. Các ý được sắp xếp ngang nhau, không có hiện tượng bao quát nhau hay móc nối vào nhau. -Các phép liên kết đã sử dụng: +Lặp từ vựng: “mưa” ở câu (1) và (4); “trời” ở câu (2) và (5). +Liên tưởng: * Các từ “mưa” ở câu (1) và (4) – từ “trời” ở câu (2) và (5), từ “mặt trời” ở câu (6) có liên tưởng với nhau. * Các từ “ngớt”, “rạng”, “râm ran”, “tạnh”, “trong vắt”, “ló”, “chói lọi”, “lấp lánh” trong các câu có liên tưởng với nhau. BT9: Sắp các câu thành đoạn văn theo thứ tự: (4), (1), (3), (2) Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách diễn dịch: +Câu (1) là câu chốt của đoạn văn: nêu ý đánh giá khái quát về tác phẩm “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi. +Các câu (2), (3), (4) giải thích rõ giá trị của áng thiên cổ hùng văn “Cáo bình Ngô”. BT10: Đoạn văn trên trình bày nôïi dung theo cách song hành. Nội dung của các câu (1), (2), (3) được sắp xếp ngang nhau, không có hiện tượng bao quát nhau hay móc nối vào nhau. BT11: Đoạn văn được trình bày nội dung theo cách diễn dịch: +Câu (1) là câu chốt của đoạn văn: nêu ý khái quát về lòng yêu thương của Trần Đăng Khoa. +Các câu (2), (3) nêu cụ thể, rõ ràng về lòng yêu thương đó của Trần Đăng Khoa. BÀI 5: NHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý I.ÔN TẬP LÝ THUYẾT: 1. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý: -Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 2. Điều kiện sử dụng hàm ý: -Người nói(người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. -Người nghe(người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. Ví dụ: Phân tích nghĩa tường minh và hàm ý của các phát ngôn (in nghêng)sau: (1)Nam học không kém gì An. -NTM: so sánh tương đương lực học giữa Nam và An. -HY: có ý đánh giá cao học lực của An. (2) Cô gái ấy thông minh nhưng không đẹp. -NTM: đối lập giữa thông minh và không đẹp. -HY: có ý chê cô gái không đẹp hơn là thích thông minh. (3)Biết con gái đang nấu cơm, bà mẹ hỏi : -Con nấu cơm hay nấu cháo ấy? -NTM: hỏi con là nấu cơm hay nấu cháo. -HY: chê con nấu cơm mà cho quá nhiều nước. (4) Chị hấp tấp nói với em đang mãi chơi ngoài sân: -Mưa rồi em ơi! -NTM: thông báo là trời mưa. -HY: yêu cầu em phải vào nhà tránh mưa. II. BÀI TẬP THỰC HÀNH: BT1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: -Trời ơi, chỉ còn có 5 phút! Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già. -Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trả lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kỹ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi. (“Lặng lẽ SaPa”-Nguyễn Thành Long) a) Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với hoạ sĩ và cô gái? b). Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không? * Giải: a) Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!”, anh thanh niên muốn nói: Tiếc quá, thời gian sao mà trôi nhanh thế!.Nhưng anh không muốn nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giáu tình cảm. b) Câu nói “Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!”, của anh thanh niên không chứa ẩn ý. BT2: Đọc lại đoạn trích đã dẫn ở BT1 (“Lặng lẽ SaPa”-Nguyễn Thành Long) và cho biết: a. Câu nào cho thấy hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó? b.Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa? * Giải: a) Câu “Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy” , đặc biệt là cụm từ “tặc lưỡi” cho thấy ông hoạ sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên. Đây là cách dùng hình ảnh để diễn đạt ý của ngôn ngữ nghệ thuật. b) Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi soa là: -mặt đỏ ửng (ngượng). -nhận lại chiếc khăn(không tránh được) -quay vội đi (quá ngượng) Qua các hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để khăn lại làm kỉ vật cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô bỏ quên, nên gọi cô để trả lại. BT3: Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau: Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hoạ sĩ và cô gái: -Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kỹ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè:ở lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như hoa của Yên Sơn nhà anh. (“Lặng lẽ SaPa”-Nguyễn Thành Long) * Giải: Hàm ý của câu “Tuổi già cần nước chè:ở lào Cai đi sớm quá”: Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè. BT4: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: -Vô ăn cơm ! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé đứng đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. (“Chiếc lược ngà”-Nguyễn Quang Sáng) * Giải: Câu “Cơm chín rồi!”có chứa hàm ý; đó là “Ông vô ăn cơm đi”. BT5: Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn “Làng” của Kim Lân) cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không ? Vì sao? a. Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?... - Aáy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào… Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. b. –Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. -Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn… Ông lão gắt lên: - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt. * Giải: Những câu in đậm ở đây không chứa hàm ý. Cụ thể: +Câu in đậmthứ nhất là câu nói lảng (nói sang chuyện khác tránh đề tài đang bàn). +Câu in đậm thứ hai là câu nói dở dang. BT6: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chị Dậu vừa nói vừa mếu: -Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn co u. Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: -Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: -Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoia vào rổ và oà lên khóc: -U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con. (“Tắt đèn”-Ngô Tất Tố) 1. Nêu hàm ý của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? 2. Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đạon trích cho thấy cái Tí đã hiểu lầm hàm ý trong câu nói của mẹ? * Giải: 1. Hàm ý câu nói in đậm thứ nhất của chị Dậu “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi “ có hàm ý là: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con rồi. Chị Dậu không dám nói thẳng ra điều này vì đó là điều rất đau lòng. 2. Hàm ý câu nói in đậm thứ hai của chị Dậu” Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý là: Mẹ đã bán con hco nhà cụ Nghị ở thôn Đoài rồi. Hàm ý này rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư?” cho thấy Tí đã hiểu ý mẹ. BT7: Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó? a) –Anh nói nữa đi. –Ông giục. -Báo cáo hết! – Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ.- Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy. Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Oân gtheo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. (“Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long) * Giải: a)-Người nói câu in đậm là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái. - Hàm ý của câu “Chè đã ngấm rồi đấy” là: Mời bác và cô vào trong nhà uống nước. - Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà” và “ngồi xuống ghế” cho biết điều này. b)-[…] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất. -Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để… -Aùi chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là kkhông sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu! Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm. -Oâi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không giám rời một đồng xu lại càng giàu có! (“Cố hương”-Lỗ Tấn) * Giải: -Người nói câu in đậm là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước). -Hàm ý của câu” Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…” là: Chúng tôi không thể cho được. -Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Oâi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không giám rời một đồng xu lại càng giàu có!”. c) Thoắt trông nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. (“Truyện Kiều”-Nguyễn Du) * Giải: -Người nói các câu in đậm là Thuý Kiều, người nghe là Hoạn Thư. -Hàm ý của câu “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!” là: nói “mát mẻ”, nói “giễu cợt” rằng: Quyền quý như tiểu htư mà cũng có lúc phải đến quỳ trước mặt “Hoa Nô” này sao? Hàm ý của câu” Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” là: Hãy chuẩn bị mà nhận sự báo ứng thích đáng . - Hoạn Thư có h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔn tập phần Tiếng Việt.doc
Tài liệu liên quan