14) Biến động số lượng cá thể của quần thể do thiên tai, dịch bệnh được gọi là:
A. Biến động theo khí hậu. B. Biến động đột ngột.
C. Biến động không theo chu kì. D. Biến động do yếu tố ngẫu nhiên.
15) Trong điều kiện nào quần thể có số lượng được điều chỉnh ở mức cân bằng ?
A. Khi mức sinh sản bằng mức tử vong.
B. Khi không xảy ra sự nhập cư cũng như xuất cư.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể không tăng cũng không giảm theo thời gian.
D. Khi tổng mức sinh sản , nhập cư bằng tổng mức tử vong và xuất cư.
16) Các nhân tố sinh thái không phải là nhân tố phụ thuộc mật độ của quần thể là
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt.
B. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. sức sinh sản và mức độ tử vong.
D. sự xuất cư và nhập cư của quần thể.
17) Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện của mối quan hệ
A. hội sinh. B. hợp tác. C. cạnh tranh. D. cộng sinh.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Sinh học 12 bài 35 đến 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) Người ta chia các nhân tố sinh thái thành:
A. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
B. Nhóm nhân tố sinh thái bất lợi và có lợi.
C. Nhóm nhân tố sinh thái của địa quyển, thủy quyển và khí quyển
D. Nhóm nhân tố sinh thái sinh vật và con người.
2) Giới hạn dưới của nhân tố sinh thái là:
A. Điều kiện sinh thái tại đó sinh vật phát triển thuận lợi nhất, vượt qua giới hạn dưới sinh vật sẽ chết.
B. Điều kiện sinh thái tại đó sinh vật có thể tồn tại, vượt qua mức giới hạn dưới sinh vật sẽ chết.
C. Giới hạn chịu đựng của sinh vật về 1 loại nhân tố sinh thái nào đó, ngoài giới hạn này sinh vật không thể tồn tại.
D. Cận trên giới hạn chịu đựng về 1 nhân tố sinh thái nào đó.
3) Trong rừng mưa nhiệt đới những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
A. ưa bóng và chịu hạn. B. ưa bóng. C. ưa sáng. D. chịu bóng.
4) Nơi ở của các loài là
A. địa điểm cư trú của chúng. B. địa điểm dinh dưỡng của chúng.
C. địa điểm thích nghi của chúng. D. địa điểm sinh sản của chúng.
5) Tập hợp nào sau đây là quần thể ?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con cá sống trong Hồ Tây.
C.Những con tê giác 1 sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên.
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
6) Cây sống tập trung lại với nhau có thể chịu đựng gió bão và hạn chế thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Đây là biểu hiện của:
A. Cạnh tranh sinh học khác loài. B. Quan hệ hợp tác.
C. Hiệu quả nhóm. D. Cạnh tranh sinh học cùng loài.
7) Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn đến
A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức phù hợp.
D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể.
8) Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Đa dạng loài. B. Tỉ lệ đực cái. C. Tỉ lệ nhóm tuổi. D. Mật độ quần thể.
9) Thời gian sống thực tế của 1 cá thể nào đó trong quần thể được gọi là:
A. Tuổi sinh thái. B. Tuổi trung bình. C. Tuổi quần thể. D. Tuổi sinh lí.
10) Vai trò quan trọng của việc nghiên cứu nhóm tuổi của quần thể là:
A. Biết được tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
B. Giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên hợp lí.
C. Cân đối tỉ lệ giới tính.
D. So sánh về tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể này với quần thể khác.
11) Kích thước tối thiểu của quần thể là trường hợp:
A. Khoảng không gian bé nhất mà quần thể có thể tồn tại và phát triển.
B. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể có thể duy trì và phát triển.
C. Kích thước cá thể bé nhất so với các cá thể khác trong quần thể.
D. Ảnh hưởng tối thiểu của quần thể này đối với quần thể khác trong cùng 1 loài.
12) Hầu hết các quần thể trong tự nhiên, cấu trúc tuổi chia thành các nhóm chính:
A. Nhóm tuổi sơ sinh, nhóm tuổi sinh trưởng, nhóm tuổi phát triển.
B. Nhóm tuổi mới sinh, nhóm tuổi lớn lên, nhóm tuổi trưởng thành.
C. Nhóm tuổi sinh trưởng và nhóm tuổi sinh sản.
D. Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.
13) Tăng trưởng kích thước của quần thể theo tiềm năng sinh học là trường hợp:
A. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện không giới hạn về diện tích cư trú và môi trường sống thuận lợi.
B. Kích thước quần thể tăng trưởng phụ thuộc vào nguồn thức ăn của quần thể đó.
C. Quần thể tích lũy sinh khối trong 1 đơn vị thời gian nào đó.
D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện các mối quan hệ hữu sinh thuận lợi nhất.
14) Biến động số lượng cá thể của quần thể do thiên tai, dịch bệnh được gọi là:
A. Biến động theo khí hậu. B. Biến động đột ngột.
C. Biến động không theo chu kì. D. Biến động do yếu tố ngẫu nhiên.
15) Trong điều kiện nào quần thể có số lượng được điều chỉnh ở mức cân bằng ?
A. Khi mức sinh sản bằng mức tử vong.
B. Khi không xảy ra sự nhập cư cũng như xuất cư.
C. Khi số lượng cá thể của quần thể không tăng cũng không giảm theo thời gian.
D. Khi tổng mức sinh sản , nhập cư bằng tổng mức tử vong và xuất cư.
16) Các nhân tố sinh thái không phải là nhân tố phụ thuộc mật độ của quần thể là
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt.
B. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. sức sinh sản và mức độ tử vong.
D. sự xuất cư và nhập cư của quần thể.
17) Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau, là biểu hiện của mối quan hệ
A. hội sinh. B. hợp tác. C. cạnh tranh. D. cộng sinh.
18) Trong các mối quan hệ sinh học giữa các loài sau đây, quan hệ nào là kiểu quan hệ cạnh tranh?
A. Chim ăn sâu và sâu ăn lá. B. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn.
C. Mối và trùng roi sống trong ruột mối D. Lúa và cỏ dại sống trong cùng một ruộng lúa.
19) Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ đậu là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh – vật chủ.
20) Một quần xã có độ đa dạng càng cao thì:
A. Sẽ có sự cạnh tranh càng gay gắt. B. Sau đó có khống chế sinh học và làm giảm độ đa dạng.
C. Số lượng cá thể trong quần xã rất cao. D. Số lượng loài cao.
21) Mỗi quần xã có cấu trúc phân tầng, thể hiện ở sự phân bố cá thể theo hình thức nào?
A. Đồng đều ngẫu nhiên. B. Theo chiều ngang, theo chiều xiên.
C. Đồng đều theo nhóm, ngẫu nhiên. D. Theo chiều thẳng đứng, theo chiều ngang.
22) Cấu trúc phân tầng của quần xã có vai trò chủ yếu nào sau đây ?
A. Xảy ra cạnh tranh khác loài, giúp điều chỉnh số lượng cá thể trong quần xã.
B. Làm giảm mức độ cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
C. Xảy ra quan hệ hỗ trợ giữa các loài, giúp số lượng cá thể của quần xã tăng lên.
D. Phân bố đồng đều các cá thể trong quần thể và quần xã.
23) Một quần xã ồn định thường có
A.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp.
B.số lượng loài nhò và số lượng cá thể của loài cao.
C.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao.
D.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp.
24) Diễn thế nguyên sinh là gì?
A. Diễn thế dựa trên 1 quần xã có sẵn nhưng bị suy thoái hay hũy diệt.
B. Diễn thế khởi đầu từ môi trường trống trơn và kết quả cuối cùng hình thành quần xã tương đối ổn định.
C. Diễn thế có chiều hướng phân hủy quần xã.
D. Diễn thế bắt đầu từ ao hồ hoặc sông biển từ đó hình thành 1 quần xã tương đối ổn định.
25) Nguyên nhân bên ngoài thúc đẩy diễn thế sinh thái xảy ra là:
A. Quan hệ đối địch giữa các loài trong quần xã.
B. Sự sinh sản của các loài trong quần xã.
C. Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.
D. Sự cạnh tranh sinh học giữa các loài trong QX.
26) Trong một đảo mới hình thành do hoạt động núi lửa, nhóm sinh vật có thể đến cư trú đầu tiên là
A. thực vật thân cỏ có hoa. B. sâu bọ. C. thực vật hạt trần. D. địa y.
27) Giai đoạn nào dưới đây không có trong diễn thế nguyên sinh?
A. Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ồn định.
B. Giai đoạn khời đầu từ môi trường chỉ có rêu.
C. Giai đoạn tiên phong là giai đoạn các sinh vật phát tán đầu tiên tới hình thành nên quần xã tiên phong.
D. Giai đoạn giữa là giai đoạn hỗn hợp gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- on tap sinh hoc 12 bai 35 den 40 cho hoc sinh tbinh kha_12309791.doc