Hoạt động 2: Nhạc lí: Gam trưởng, giọng trưởng.(15p)
- GV: ghi nội dung 2.
- HS: cả lớp ghi bài.
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK trang 55 và trả lời câu hỏi sau:
+ Đơn vị đo độ cao trong âm nhạc là gì? (Cung - nửa cung).
+ Khái niệm về gam Đô trưởng?
+ Âm chủ là gì?
- HS: nghiên cứu và cá nhân trả lời.
- GV: yêu cầu HS đọc gam Đô trưởng.
- HS: cả lớp đọc gam.
- GV: yêu cầu HS nêu khái niệm về giọng trưởng.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 8 - Nhạc lí: Gam trưởng - Giọng trưởng âm nhạc thường thức: nhạc sĩ Huy Du và bài hát đường chúng ta đi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7, Tiết 30
Tuần 30
Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN SỐ 8
Nhạc lí: GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG
Âm nhạc thường thức:
NHẠC SĨ HUY DU VÀ BÀI HÁT
ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết khái niệm và công thức cấu tạo của gam trưởng - giọng trưởng.
- HS hiểu biết vài nét về nhạc sĩ Huy Du và nội dung bài hát Đường chúng ta đi.
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện thành thạo: đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 8 kết hợp vỗ tay theo phách.
- HS thực hiện được: biết được khái niệm gam trưởng, giọng trưởng và biết được đôi nét về nhạc sĩ Huy Du cũng như bài hát Đường chúng ta đi.
3. Thái độ:
- Thói quen: Giáo dục cho HS thái độ trân trọng với những nhạc sĩ đã có đóng góp cho sự phát triển nền âm nhạc của đất nước.
- Tính cách: HS tích cực hơn trong học tập.
II/ NỘI DUNG HỌC TẬP:
Nhạc lí: gam trưởng, giọng trưởng.
Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Đàn, máy đĩa; đĩa nhạc; đọc nhạc, hát lời thuần thục bài TĐN số 8; hát thuần thục 1 đoạn trích các bài hát của nhạc sĩ Huy Du và bài hát “Đường chúng ta đi” để giới thiệu trong phần âm nhạc thường thức.
2. Học sinh: vở ghi bài và đồ dùng học tập của học sinh.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p)
2. Kiểm tra miệng: lồng ghép vào nội dung 1.
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Oân tập TĐN số 8.(10p)
- GV: ghi nội dung 1.
- HS: cả lớp ghi bài.
- GV: Hỏi: bài TĐN số 8 được chia làm mấy câu? (6 câu).
- HS: cá nhân trả lời.
- GV: Đàn và bắt nhịp cho HS luyện theo thanh gam trưởng 1-2 lần.
- HS: cả lớp luyện thanh.
- GV: hướng dẫn HS ôn tập TĐN: chia lớp thành 2: nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời và ngược lại kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có.
- GV: đọc nhạc hát lời bài TĐN số 8 cho HS nghe lại 1-2 lần.
- HS: cả lớp nghe và tự điều chỉnh.
- GV: chỉ định hoặc cho HS xung phong trình bày bài TĐN.
- HS: 1-2 cá nhân trình bày(đọc đúng nhạc, hát thuộc lời: Đ, ngược lại: CĐ).
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá.
Hoạt động 2: Nhạc lí: Gam trưởng, giọng trưởng.(15p)
- GV: ghi nội dung 2.
- HS: cả lớp ghi bài.
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu kĩ nội dung trong SGK trang 55 và trả lời câu hỏi sau:
+ Đơn vị đo độ cao trong âm nhạc là gì? (Cung - nửa cung).
+ Khái niệm về gam Đô trưởng?
+ Âm chủ là gì?
- HS: nghiên cứu và cá nhân trả lời.
- GV: yêu cầu HS đọc gam Đô trưởng.
- HS: cả lớp đọc gam.
- GV: yêu cầu HS nêu khái niệm về giọng trưởng.
- HS: cá nhân nêu.
- GV: bắt giọng và yêu cầu HS đọc nhạc bài TĐN số 4 trong SGK trang 55.
- HS: cả lớp đọc nhạc.
- GV: chốt ý, kết luận.
- HS: cả lớp ghi nội dung
Hoạt động 3: Aâm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát đường chúng ta đi.(15p)
- GV: ghi nội dung 3.
- HS: cả lớp ghi bài.
- GV: giảng giải: trong những bài học trước chúng ta được thưởng thức 1 số bài hát của 2 nhạc sĩ quen thuộc là Hoàng Việt và Đỗ Nhuận. Hai nhạc sĩ này đã đóng góp nhiều cho sự nghiệp phát triển âm nhạc của đất nước. Hôm nay chúng ta sẽ làm quen với nhạc sĩ Huy Du người viết nhiều tác phẩm âm nhạc mà những tác phẩm đó của ông có sức sống lâu bền cùng thời gian.
- HS: cả lớp theo dõi.
- GV: chỉ định HS đọc to rõ ràng, diễn cảm lời giới thiệu về nhạc sĩ Huy Du.
- HS: cá nhân đọc.
- GV: Mở đĩa 1 số đoạn trích bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ như: Anh vẫn hành quân, tình em,
- HS: cả lớp lắng nghe.
- GV: chỉ định HS đọc phần giới thiệu về bài hát Đường chúng ta đi trong SGK/56.
- HS: cá nhân đọc.
- GV: Mở đĩa cho HS nghe bài hát Đường chúng ta đi qua 1 lần.
- HS: cả lớp nghe và có thể hát cùng GV.
I. Ôn tập TĐN: TĐN SỐ 8
CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG
Nhạc: Pháp
Lời Việt: Hoàng Anh
II. Nhạc lí:
GAM TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG
1. Gam trưởng:
- Là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung.
- Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ.
2.Giọng trưởng:
Là các bậc âm trong gam trưởng được sử dụng để xây dựng giai điệu 1 bài hát( bản nhạc) kèm theo tên âm chủ.
III. Âm nhạc thường thức:
NHẠC SĨ HUY DU VÀ BÀI HÁT ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
1. Nhạc sĩ Huy Du:
- Sinh ngày 1/12/1926 quê ở Tiên Du - Bắc Ninh.
- Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Sẽ về thủ đô, Anh vẫn hành quân, Nổi lửa lên em,
- Oâng được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VH-NT.
2. Bài hát Đường chúng ta đi:
- Ra đời năm 1968 giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước đang diễn ra ác liệt.
- Bài hát viết ở nhịp và được chia làm 3 đoạn.
4. Tổng kết: (3p)
- GV: yêu cầu HS nêu khái niệm gam trưởng và giọng trưởng.
- HS: cá nhân nêu.
- GV: nhận xét, tuyên dương HS.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Đọc nhạc và hát lời thuần thục bài TĐN số 8 - Chú chim nhỏ dễ thương.
- Học thuộc nhạc lí gam trưởng và giọng trưởng.
- Tìm nghe những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Huy Du.
- Xem trước lời ca của bài hát Tiếng ve gọi hè để chuẩn bị cho tiết học sau.
V/ PHỤ LỤC: (không có)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 29 NL Gam truongGiong truong ANTT Nhac si Huy Du va bai hat Duong chung ta di_12322425.docx