Ôn thi học kì 2 môn Địa lí 9

§ C.PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KT VÀ

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO.

 

1. Biển và đảo Việt Nam ?

a.Vùng biển nước ta:

-Đường bờ biển dài 3260 km, S khoảng 1 triệu km2

-Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền KT và thềm lục địa.

-Cả nước có 28/63 tỉnh (thành) giáp biển.

b. Các đảo và quần đảo:

-Có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ và quần đảo:

+ Đảo ven bờ (2800 đảo) tập trung: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

+ Đảo xa bờ: qđ Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng), qđ Trường Sa (Khánh Hòa), đảo Bạch Long Vĩ.

+ Đảo có S lớn, đông dân: Phú Quốc(567 km2), Các Bà (100 km2)

Vẽ sơ đồ mặt cắt khát quát vùng biển Việt Nam ?

(Vẽ theo hình 38.1/SGK/135)

2. Phát triển tổng hợp KT biển ?

-Ý nghĩa: phát triển tổng hợp KT biển có ý nghĩa to lớn đối với nền KT và bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước.

 

doc12 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3585 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi học kì 2 môn Địa lí 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§ A.VÙNG ĐÔNG NAM BỘ. 1.Trình bày vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ? -Diện tích: 23550 km2 -Dân số: 10,9 triệu người (02). a. Vị trí: -Bắc: Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ. -Nam: ĐB Sông Cửu Long. -Đông Nam: Biển Đông. -Tây: Campuchia. b. giới hạn: -Gồm: Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. HCM, Đồng Nai, Bình Phước. Thuận lợi giao lưu KT- XH với các vùng: Tây Nguyên, DH Nam Trung Bộ, ĐB Sông Cửu Long và các nước trong khu vực ĐNÁ. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? ( Học bảng 31.1/ SGK/113) Khó khăn: -Trên đất liền ít khoáng sản. -S rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp. -Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải khu CN và đô thị. 3. Đặc điểm dân cư, xã hội? -Số dân đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề, phát triển năng động. 4. Tình hình phát triển KT ? a. CN: -Có sự thay đổi sâu sắc. -Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, CN phụ thuộc nước ngoài, chỉ có CN chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng -Ngày nay, cơ cấu đa dạng gồm: khai thác dầu khí, cơ khí điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ cao. -Trung tâm CN lớn của ĐNB là: TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu. Khó khăn: -Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu. -MT bị suy giảm. -Công nghệ chậm đổi mới. b. NN: * Trồng trọt: 1 -ĐNB là vùng trồng cây CN lớn và quan trọng của cả nước nhờ vào: đất xám, đất bazan, khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, người dân có kinh nghiệm sản xuất -Cây CN lâu năm: cao su, café, tiêu, điều. -Cây CN hàng năm, cây ăn quả ( mía đường, đậu lạc, thuốc lá, hoa quả) đang phát triển. * Chăn nuôi: -Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo phương pháp CN. -Nuôi trồng đánh bắt thủy sản nước mặn, ngọt, lợ đem lại nguồn lợi lớn. c. DV: -Đa dạng, gồm: thương mại, du lịch, GTVT, bưu chính viễn thông. -ĐNB có sức hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài, nhờ vào vị trí thuận lợi, ít bị thiên tai, cơ sở hạ tầng phát triển, nguồn nhân công có kĩ thuật lành nghề. -TP. HCM là đầu mối giao thông vận tải wan trọng và hàng đầu, là nơi dẫn đầu các hoạt động xuất nhập khẩu và trung tâm du lịch lớn I của vùng và cả nước. -ĐNB dẫn đầu cả nước về các hoạt động xuất nhập khẩu. 5. Các trung tâm KT ? -TP. HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu. -Vùng KT trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh ĐNB và Long An. 6. Vẽ biểu đồ Bảng 33.3/ SGK/ 123 ? 7.Vì sao khu vực CN phát triển mạnh ở Đông Nam Bộ ? -Vị trí địa lí thuận lợi. -Cơ sở hạ tầng phát triển. -Khí hậu ít bị thiên tai. -Nguồn nhân công có kĩ thuật lành nghề. 8.Vì sao ĐNB có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước ? -Do có nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao hơn. 9. ĐNB trở thành vùng trồng cây cao su nhiều I trong cả nước là do: -Điều kiện đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho cây cao su. -Có cơ sở chế biến gần nơi tiêu thụ và sản xuất. -Người dân có kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm. -Thị trường tiêu thụ thuận lợi, đặc biệt là thị trường các nước trong khu vực. § B. VÙNG ĐB SÔNG CỬU LONG. 1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ ? -Diện tích: 39734 km2 -Số dân: 16,7 triệu người (02) a. Vị trí: -Đông Bắc: ĐNB. -Bắc: Campuchia -Tây Nam: Vịnh Thái Lan. 2 -Đông Nam: Biển Đông. b. Giới hạn: -Phần đất liền: gồm 13 tỉnh (thành). -Vùng Biển Đông rộng ở phía Tây Nam và Đông Nam. Thuận lợi phát triển KT, mở rộng wan hệ hợp tác với các nước tiểu vùng sông Mê Kông. 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? -Địa hình: thấp và bằng phẳng. -Khí hậu: nhiệt đới cận xích đạo nóng ẩm, hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.Đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước. ( Học Bảng 35.2/ SGK/ 127 ) Khó khăn; -Lũ lụt, thiếu nước ngọt vào mùa khô. -Đất phèn, đất mặn chiếm S lớn. * Biện pháp: thoát lũ, chủ động sống chung với lũ, khai thác các lợi thế do chính lũ mang lại. -Cải tạo đất phèn, đất mặn. -Cung cấp nước ngọt vào mùa khô. 3. Đặc điểm dân cư xã hội ? -Số dân đứng thứ II cả nước. -Thành phần dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa… -Mặt bằng dân trí chưa cao nhưng người dân cần cù năng động thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hóa. 4. Tình hình phát triển KT ? a. NN: Trồng trọt: -Là vùng trồng lúa lớn I cả nước với S và sản lượng cao. -Các tỉnh trồng nhiều lúa là: Kiên Giang, An Giang, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng. -Bình quân lương thực đầu người là 1066,3 kg, gấp 2,3 lần TB cả nước (02). -Trở thành vùng trọng điểm xuất khẩu lúa gạo của nước ta. -Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn I cả nước: xoài, dừa, cam, bưởi…Ngoài ra, còn trồng mía đường, rau, đậu… -Trồng rừng giữ vị trí wan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Chăn nuôi: -Nuôi trồng thủy sản chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Nhiều I là: Cà Mau, An Giang, Kiên Giang. -Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, vịt được nuôi nhiều I ở: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long. -Nuôi thủy sản tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh. b. CN: 3 -Tỉ trọng sản xuất CN thấp, chiếm 20% GDP toàn vùng (02). -Ngành CN chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao 65%. -Phân bố chủ yếu ở TP, TX đặc biệt là TP. Cần Thơ. c. DV: -Gồm xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch. -Xuất khẩu gạo chiếm 80%, thủy sản đông lạnh và hoa quả. -Vận tải thủy hoạt động sôi nổi. -Du lịch sinh thái đang được đầu tư. 5. Các trung tâm KT ? -Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau. -TP. Cần Thơ là trung tâm KT lớn I của vùng. 6. Vẽ Biểu đồ Bảng 36.3/ SGK/ 133 và Bảng 37.1/ SGK/134 ? 7. Trình bày một số khó khăn của ngành thủy sản ở vùng ĐB Sông Cửu Long ? -Thiên tai, vốn ít, môi trường bị suy thoái, vốn đầu tư đánh bắt xa bờ hạn chế, hệ thống CN chế biến chất lượng cao chưa được đầu tư nhiều, nguồn giống và chất lượng sản phẩm chưa cao, thị trường còn nhiều rào cản. § C.PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KT VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN, ĐẢO. 1. Biển và đảo Việt Nam ? a.Vùng biển nước ta: -Đường bờ biển dài 3260 km, S khoảng 1 triệu km2 -Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền KT và thềm lục địa. -Cả nước có 28/63 tỉnh (thành) giáp biển. b. Các đảo và quần đảo: -Có hơn 4000 đảo lớn, nhỏ và quần đảo: + Đảo ven bờ (2800 đảo) tập trung: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang. + Đảo xa bờ: qđ Hoàng Sa (TP. Đà Nẵng), qđ Trường Sa (Khánh Hòa), đảo Bạch Long Vĩ. + Đảo có S lớn, đông dân: Phú Quốc(567 km2), Các Bà (100 km2)… Vẽ sơ đồ mặt cắt khát quát vùng biển Việt Nam ? (Vẽ theo hình 38.1/SGK/135) 2. Phát triển tổng hợp KT biển ? -Ý nghĩa: phát triển tổng hợp KT biển có ý nghĩa to lớn đối với nền KT và bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước. * Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản: - Biển ấm, ngư trường rộng, đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá. 4 -Trữ lượng hải sản lớn, chủ yếu là cá biển > 2000 loài, có giá trị KT > 100 loài, có trên 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao. Nhiều loài đặc sản biển như: hải sâm, bào ngư, sò huyết… -Đánh bắt ven bờ là chủ yếu, xa bờ chiếm tỉ lệ nhỏ. -Nuôi trồng đang phát triển, cần đẩy mạnh đánh bắt, khai thác xa bờ, nuôi trồng hải sản, phát triển đồng bộ và hiện đại CN chế biến hải sản. * Du lịch biển đảo: -Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú như phong cảnh đẹp, bờ biển dài. thu hút khách du lịch. -Du lịch biển phát triển nhanh, chủ yếu hoạt động tắm biển. -Xu hướng phát triển nhiều loại hình du lịch như: lướt ván, ca-nô, du thuyền… Kể tên các bãi tắm từ Bắc đến Nam ? (Tự kể) * Ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển: -Biển VN có nhiều khoáng sản như: dầu mỏ, khí đốt, cát trắng, muối… + Muối: nghề muối phát triển mạnh ở Duyên Hải Nam Trung Bộ. + Cát trắng: có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa)… +Dầu mỏ và khí đốt: thềm lục địa phía Nam. -Dầu khí là ngành KT mũi nhọn trong sự nghiệp CN hóa hiện đại hóa đất nước, bắt đầu khai thác từ 1986 đến nay phát triển nhanh. -Xu hướng hình thành ngành CN hóa dầu. Trước mắt: xây dựng các nhà máy lọc dầu, các cơ sở hóa dầu để sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp… -CN chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, s/xuất phân đạm, chuyển sang chế biến khí công nghệ cao kết hợp xuất khẩu khí tự nhiên và khí hóa lỏng. * Phát triển tổng hợp giao thông, vận tải biển: -Nước ta nằm gần tuyến giao thông quốc tế, nhiều vũng, vịnh, cảng nước sâu, thuận lợi xây dựng cảng. -Cả nước có hơn 90 cảng lớn nhỏ, cảng có công suất lớn I là cảng Sài Gòn (12 triệu tấn/năm). Cần phát triển nhanh đội tàu biển, cụm cơ khí đóng tàu, dịch vụ hàng hải để hội nhập KT thế giới. 3. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo ? a.Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển, đảo: -Tài nguyên biển ngày càng giảm, rừng ngập mặn, độ che phủ rặng san hô, một số loài cá có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy). -Môi trường biển đảo bị ô nhiễm ngày càng tăng do: + Chất độc hại từ trên bờ theo nước sông ra biển. + Hoạt động GT biển. + Khai thác dầu khí. b .các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo: -Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật, vùng biển sâu. Đầu tư chuyển hướng khai thác 5 sang xa bờ. -Bảo vệ rừng ngập mặn ven biển đẩy mạnh trổng rừng ngập mặn. -Bảo vệ rặng san hô ngầm ven biển, cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. -Bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản. -Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. Học bảng 40.1/SGK/144 ! -Các đảo thích hợp I để phát triển tổng hợp các ngành KT biển là: Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo. § D. ĐỊA LÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG. 1.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính ? -S: 2695,54 km2 -Số dân: 1.400.000 người (09) a. Vị trí địa lí: -Bình Dương nằm ở Trung tâm miền ĐNB: -10o52’B =>11o30’B -106o20’Đ=>106o58’Đ -Bắc: Bình Phước. -Nam và Tây Nam: TP.HCM. -Đông: Đồng Nai. -Tây: Tây Ninh. Thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong vùng, trong và ngoài nước để phát triển KT. b. Sự phân chia hành chính: * Quá trình thành lập: -Được tái lập ra từ tỉnh Sông Bé cũ vào ngày 1/1/1997. * Các đơn vị hành chính: -Gồm 7 huyện(thị): TX.TDM(tỉnh lị), huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An và huyện Dĩ An. -Có 79 đơn vị hành chính: 1 TX, 8 thị trấn, 91 xã(phường) (09). 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ? a. Địa hình: -Địa hình thấp và bẳng phẳng, lượn sóng yếu, cao 10-30 m ở phía Nam và 35-60 m ở phía Bắc. b. Khí hậu: -Nhiệt đới cận xích đạo nóng ẩm, hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-10, mùa khô từ tháng 11-4. -Nhiệt độ TB: 26-27oC -Lượng mưa: 1800 mm/năm. -Độ ẩm: 80 %. 6 Thuận lợi: -Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới toàn diện. Khó khăn: -Hạn hán, sâu bệnh hại… c. Thủy văn: -Gồm các sông: Sài Gòn, Đồng Nai, sông Bé, sông Thị Tính, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. -Hồ lớn: hồ Dầu Tiếng. -Mật độ sông suối: thuộc loại trung bình. -Nước ngẩm dồi dào: Bến Cát, Thuận An. d. Thổ nhưỡng: -Có 7 loại đất: đất xám, đất đỏ vàng, dốc tụ, phù sa, đất phèn, đất xói mòn trơ sỏi đá, đất sông hồ. Thích hợp trồng các loại cây lương thực, cây CN và cây ăn quả. e. Tài nguyên sinh vật: -Rừng tự nhiên: 4687 ha (05). -Rừng trồng: 8839 ha (05). -Phân bố ở: Bến Cát, An Bình(Phú Giáo), Lạc An, Tân Mỹ(Tân Uyên), núi Cậu(Dầu Tiếng). f. Tài nguyên khoáng sản: -Chủ yếu là khoáng sản phi kim: cao lanh, đất sét, đá xây dựng, cát xây dựng, cát kết, cuội sỏi, laterit… + Đá xây dựng khai thác ở mỏ Thường Tân(Tân Uyên), Định Thành(Bến Cát), núi Châu Thới(huyện Dĩ An)… + Cát xây dựng khai thác dọc sông Sài Gòn và sông Đồng Nai. + Sét, cao lanh: 23 vùng mỏ. 3.Dân cư và lao động ? a. Gia tăng dân số: -Số dân: 1.400.000 người (09). -Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1,09 % (05). -Gia tăng cơ giới: 9%. Dân số tăng ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống. b. Kết cấu dân số: -Giới nữ nhiều hơn nam. -Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao góp phần thúc đẩy phát triển KT. c. Phân bố dân cư: -Mật độ dân số: 550 người/km2 -Phân bố không đều, tập trung ở thị xã, thị trấn, khu CN. -Các loại hình cư trú: thành thị và nông thôn. d. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục và y tế: -Đờn ca tài tử. -Lễ hội chùa Bà. 7 -Làng nghề truyền thống, gốm sứ, hàng mĩ nghệ, sơn mài. -Đua thuyền. -Giáo dục: gồm các cấp học từ mầm non đến đại học, số học sinh tăng. -Y tế: phát triển nhiều bệnh viện nhà nước và tư nhân. 4. Tình hình phát triển KT ? * Đặc điểm chung: -KT phát triển vượt bậc, trình độ và tốc độ cao. -Chuyển dịch và phát triển KT từ NN sang CN-DV. * Các ngành KT: a. CN: -Chiếm vị trí wan trọng trong nền KT tỉnh. Cơ cấu theo hình thức sở hữu nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Gồm: dệt may, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, giấy, sản xuất hàng tiêu dùng…phân bố tập trung các khu công nghiệp. -Sản phẩm gồm: hàng may mặc(giày, dép), gốm sứ… b. NN: -Đang được đầu tư. -Trồng trọt: chuyển đổi cây trồng từ ngắn hạn sang dài hạn như: cao su, tiêu, điều, hoa quả… -Chăn nuôi: bò sữa, heo,…theo phương pháp CN. Thủy sản: nuôi tôm, cá ở ven sông, hồ Dầu Tiếng. -Lâm nghiệp : phát triển mạnh rừng ở Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng. c. DV: -Chiếm vị trí wan trọng. Gồm: GTVT, bưu chính viễn thông, đầu tư nước ngoài, ngày càng tăng. 5.Vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường ở BD ? a. Dấu hiệu ô nhiễm môi trường: -Chất thải từ khu CN chưa wa xử lí. -Khói bụi từ phương tiện GT. -Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá liều. -Do khai thác khoáng sản. -Do thiên tai. -Ô nhiễm môi trường đô thị… b. Biện pháp bảo vệ: -Xây dựng hệ thống lọc nước thải, phân loại các chất thải rắn để tái chế và xử lí, trồng cây xanh… 6. Phương hướng phát triển KT ? -Kêu gọi, thu hút nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân công có tay nghề và trình độ cao. 7. Cơ cấu KT tỉnh là:(09) -CN: 65,5% -NN: 4,5% 8 -DV: 30% Một số khu CN: -Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp được xây dựng và đưa vào hoạt động (2010): Việt Nam-Singapore, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, B, Mai Trung, Sóng Thần I,II,II, Đồng An, Việt Hương, Rạch Bắp, Mĩ Phước I,II,III, Đại Đăng,… Các sản phẩm CN xuất khẩu chủ lực của BD: -Hạt điều, café, thủy sản chế biến, mì ăn liền,… Bình Dương hôm nay đã là một điểm sáng trên bản đồ kinh tế đất nước, với những thành tựu đạt được vể đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trước hết là kết quả nổi trội về thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài./. = = =HẾT= = = 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔn thi học kì 2 môn địa lí 9.doc
Tài liệu liên quan