Ôn thi Tốt nghiệp Hóa học

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit tạo ra dòng điện.

B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.

C. Tất cả đều đúng.

D. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim dưới dạng h.học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại.

Câu 10: phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là

A. muối rắn. B. dung dịch muối. C. hidroxit kim loại. D. oxit kim loại.

Câu 11: Khi điện phân dung dịch CuCl2( điện cực trơ) thì nồng độ dung dịch biến đổi

A. tăng dần. B. không thay đổi.

C. Chưa khẳng định được vì chưa rõ nồng độ phần trăm hay nồng độ mol. D. giảm dần.

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4561 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi Tốt nghiệp Hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44,5. CTCT của A là A. H2N – CH2 – CH2 – COOCH3 B. H2N – CH2 – COOCH3 C. H2N – CH2 – CH(NH2) – COOCH3 D. CH3 – CH(NH2) – COOCH3 Câu 54: Đốt cháy hoàn toàn a mol aminoaxit A thu được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Aminoaxit A là A. H2NCH2COOH B. H2N[CH2]2COOH C. H2N[CH2]3COOH D. H2NCH(COOH)2 Câu 55:Cho các chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3NH2. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên? A. NaOH B. HCl C. CH3OH/HCl D. Quỳ tím Câu 56: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit ? A. H2N – CH2CONH – CH2CONH – CH2COOH B. H2N – CH2CONH – CH(CH3) – COOH C. H2N – CH2CH2CONH – CH2COOH D. H2N – CH2CONH – CH2CH2COOH Câu 57: Trong dung dịch các amino axit thường tồn tại A. chỉ dạng ion lưỡng cực B. vừa dạng ion lưỡng cực vừa dạng phân tử với số mol như nhau C. chỉ dạng phân tử D. dạng ion lưỡng cực và một phần nhỏ dạng phân tử CHƯƠNG 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Câu 1: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa về polime : “Polime là những hợp chất có phân tử khối ...(1)..., do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là ....(2)....) liên kết với nhau tạo nên. A. (1): trung bình; (2): monome B. (1): rất lớn; (2): mắt xích C. (1): rất lớn; (2): monome D. (1): trung bình; (2): mắt xích. Câu 2: Cho công thức: (-NH-[CH2]6-CO-)n .Giá trị n trong công thức này không thể gọi là A. Hệ số polime hóa B. Độ polime hóa C. Hệ số trùng hợp D. Hệ số trùng ngưng. Câu 3: Phát biểu không đúng là A. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên. B. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số trùng hợp. C. Những phân tử nhỏ có liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome. D. Polime tổng hợp được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng. Câu 4: Trong bốn polime cho dưới đây, theo nguồn gốc, polime cùng loại polime với tơ capron là A. tơ tằm B. tơ nilon- 6,6 C. xenlulozơ trinitrat D. cao su thiên nhiên. Câu 5: Trong bốn polime cho dưới đây, polime cùng loại polime với cao su Buna là A. Poliisopren. B. Nhựa phenolfomanđehit. C. Poli(vinyl axetat). D. Policaproamit. Câu 6: Nhận xét về tính chất vật lý chung của polime không đúng là A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi. B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng. C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt. D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền. Câu 7: Phát biểu sau đây không đúng là A. Polime có khối lượng phân tử rất cao và kích thước phân tử rất lớn B. Polime là hợp chất mà phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau C. Protit không thuộc loại hợp chất polime D. Các polime đều khó bị hoà tan trong các chất hữu cơ. Câu 8: Đặc điểm cấu tạo của các phân tử nhỏ (monome) tham gia phản ứng trùng hợp là A. phải là hiđrocacbon B. phải có 2 nhóm chức trở lên C. phải là anken hoặc ankađien. D. phải có một liên kết đôi hoặc vòng no không bền. Câu 9: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp? A. Tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin. B. Tơ capron từ axit ε- aminocaproic C. Tơ nilon - 6,6 từ hexametilenđiamin và axit ađipic. D. Tơ lapsan từ etilenglicol và axit terephtalic. Câu 10: Polime (- CH2- CH(CH3)-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n được điều chế bằng phản ứng trùng hợp của monome nào dưới đây? A. CH2=CH-CH3 B. CH2=C(CH3)-CH=CH2 C. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)- CH2 -CH=CH2 D. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)- CH=CH2 Câu 11: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. stiren; clobezen; isopren; but-1-en. B. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua. C. 1,2-điclopropan; vinyl axetilen; vinyl benzen; toluen. D. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en. Câu 12: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế theo sơ đồ. X ® Y ® Z ® PVC. chất X là A. etan. B. butan. C. metan. D. propan. Câu 13: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ (như nước) gọi là phản ứng A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng Câu 14: Polime thiên nhiên: tinh bột (C6H10O5)n; cao su isopren (C5H8)n; tơ tằm (-NH-R-CO-)n. Polime có thể được coi là sản phẩm trùng ngưng là A. tinh bột (C6H10O5) B. tinh bột (C6H10O5); cao su isopren (C5H8)n. C. cao su isopren (C5H8)n D. tinh bột (C6H10O5); tơ tằm (-NH-R-CO-)n Câu 15: Chất hoặc cặp chất sau đây có phản ứng trùng ngưng là A. ancol etylic và hexametilenđiamin B. axit w-aminoenantoic C. axit stearic và etylen glicol D. axit eloric và glixerol Câu 16: Trong các cặp chất sau, cặp chất tham gia phản ứng trùng ngưng là A. CH2 = CH-Cl và CH2 = CH-OCO - CH3. B. CH2 = CH - CH = CH2 và C6H5-CH=CH2. C. CH2 = CH-CH=CH2 và CH2 = CH-CN. D. HOCH2- CH2OH và p-HOOC-C6H4-COOH. Câu 17: Chất hoặc cặp chất dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng là A. phenol và fomanđehit B. butađien-1,3 và stiren. C. axit ađipic và hexametilen điamin D. axit ε-aminocaproic Câu 18: Poli(vinyl axetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp A. C2H5COOCH=CH2. B. CH2=CHCOO-C2H5. C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=CHCOOCH3. Câu 19: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là A. Polietilen; tơ tằm, nhựa rezol. B. Polietilen; cao su thiên nhiên, PVA. C. Polietilen; đất sét ướt; PVC. D. Polietilen; polistiren; bakelit (nhựa đui đèn) Câu 20: Polime sau đây thực tế không sử dụng làm chất dẻo ? A. Poli(metylmetacrylat) B. Poliacrilonitrin C. Poliphenol fomanđehit. D. Poli(vinyl clorua) Câu 21: Thường dùng poli(vinyl axetat) để làm vật liệu A. Chất dẻo B. Tơ C. Cao su D. Keo dán. Câu 22: Poli(vinylancol) được tạo ra từ A. phản ứng trùng hợp CH2=CH(OH) B. phản ứng thủy phân poli(vinyl axetat) trong môi trường kiềm. C. phản ứng cộng nước vào axetilen D. phản ứng giữa axit axetic với axetilen. Câu 23: Nhựa rezol được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với A. HCHO trong môi trường bazơ. B. CH3CHO trong môi trường axit. C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit. Câu 24: Nhựa novolac được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với A. HCHO trong môi trường bazơ. B. CH3CHO trong môi trường bazơ. C. HCHO trong môi trường axit. D. HCOOH trong môi trường axit. Câu 25: Nhựa rezit được điều chế bằng cách A. Đun nóng nhựa rezol ở 150oC để tạo mạng không gian. B. Đun nóng nhựa novolac ở 150oC để tạo mạng không gian. C. Đun nóng nhựa novolac với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian. D. Đun nóng nhựa rezol với lưu huỳnh ở 150oC để tạo mạng không gian. Câu 26: Mô tả ứng dụng của polime dưới đây không đúng là A. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện. B. PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa… C. Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả. D. Nhựa novolac dùng để sản xuất đồ dùng, vỏ máy, dụng cụ điện... Câu 27: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong định nghĩa về vật liệu compozit. “Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất ....(1)...thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà........(2).... A. (1) hai; (2) không tan vào nhau B. (1) hai; (2) tan vào nhau C. (1) ba; (2) không tan vào nhau D. (1) ba; (2) tan vào nhau Câu 28: Phát biểu về cấu tạo của cao su thiên nhiên dưới đây không đúng là A. Cao su thiên nhiên là polime của isopren. B. Các mắt xích của cao su tự nhiên đếu có cấu hình trans- C. Cao su thiên nhiên có thể tác dụng với H2 ; HCl ; Cl2,…. và đặc biệt là lưu huỳnh. D. Các phân tử cao su xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Câu 29: Tính chất dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên là A. Không tan trong xăng và benzen. B. Không dẫn điện và nhiệt. C. Không thấm khí và nước. D. Tính đàn hồi Câu 30: Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của A. buta-1,4-đien. B. buta-1,3-đien. C. 3-metybuta-1,3-đien. D. 2-metybuta-1,3-đien. Câu 31: Bản chất của sự lưu hoá cao su là A. tạo cầu nối đisunfua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian. B. tạo loại cao su nhẹ hơn. C. giảm giá thành cao su. D. làm cao su dễ ăn khuôn. Câu 32: Phát biểu sau đây không đúng là: A. Cao su isopren tổng hợp là vật liệu polime có cấu tạo tương tự cao su thiên nhiên. B. Cao su thiên nhiên thuộc loại hợp chất hiđrocacbon. C. Cao su có tính đàn hồi, không dẫn điện và không dẫn nhiệt. D. Cao su lưu hóa có cấu tạo mạch hở không nhánh gồm nhiều sợi xen kẽ nhau. Câu 33: Loại cao su dưới đây được sản xuất từ polime của phản ứng đồng trùng hợp là A. cao su Buna B. cao su Buna-S C. cao su isopren D. cao su cloropren. Câu 34: Cao su được sản xuất từ sản phẩm trùng hợp của buta-1,3-đien với CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường là A. cao su Buna. B. cao su Buna-S. C. cao su Buna- N. D. cao su cloropren. Câu 35: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. Câu 36: Tơ gồm 2 loại là A. tơ hóa học và tơ tổng hợp. B. tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo. C. tơ hóa học và tơ thiên nhiên. D. tơ tổng hợp và tơ nhân tạo. Câu 37: Trong các chất sau, chất không phải sợi nhân tạo là A. tơ visco. B. tơ poliamit. C. tơ axetat. D. tơ đồng amoniac. Câu 38: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enan. Những tơ thuộc loại tơ nhân tạo là A. Tơ tằm và tơ enan. B. Tơ visco và tơ nilon-6,6. C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat. Câu 39: Nilon–6,6 là một loại A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco. Câu 40: Theo nguồn gốc, loại tơ dưới đây cùng loại với len là A. bông B. capron C. visco D. xenlulozơ axetat. Câu 41: Loại tơ dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là A. tơ capron B. tơ nilon -6,6 C. tơ capron D. tơ nitron. Câu 42: Tơ sợi axetat được sản xuất từ A. visco. B. sợi amiacat đồng. C. poli(vinylaxetat). D. xenlulozơđiaxetat và xenlulozơtriaxetat. Câu 43: Tơ nilon- 6,6 được sản xuất từ A. hexacloxiclohexan. B. poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin. C. poliamit của axit e- aminocaproic. D. polieste của axit ađipic và etylen glicol. Câu 44: Tơ lapsan được sản xuất từ A. polieste của axit ađipic và etylen glicol. B. poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin. C. poliamit của axit e- aminocaproic. D. polieste của axit terephtalic và etylen glicol. Câu 45: Trong số các polime sau đây: tơ tằm, sợ bông, len, tơ enan, tơ visco, sợi đay, nilon-6,6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là A. tơ tằm, sợi bông, nilon-6,6. B. sợi bông, len, tơ axetat, tơ visco. C. sợi bông, len, tơ enan, nilon-6,6. D. tơ visco, sợi bông, sợi đay, tơ axetat. Câu 46: Phát biểu sai là A. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ tằm và len là protit; của sợi bông là xenlulozơ. B. Bản chất cấu tạo hoá học của tơ nilon là poliamit C. Quần áo nilon, len, tơ tằm không nên giặt với xà phòng có độ kiềm cao D. Tơ nilon, tơ tằm, len rất bền vững với nhiệt. Câu 47: Phát biểu sau đây không đúng là A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O6)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không. B. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm. C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét. D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn. Câu 48: Poli (metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. D. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. Câu 49: Phát biểu sau đây đúng là A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. B. Tơ visco là tơ tổng hợp. C. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng. D. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). Câu 50: Kết luận nào sau đây không hoàn toàn đúng: A. Cao su là những polime có tính đàn hồi. B. Nilon - 6,6 thuộc loại tơ tổng hợp C. Vật liệu compozit có thành phần chính là các polime D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên Câu 51: Số dạng cấu trúc của polime là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 52: Polime dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit là A. Amilozơ B. Glicogen C. Cao su lưu hóa D. Xenlulozơ. Câu 53: Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, nhựa rezit, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Dãy gồm tất cả các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là A. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá .B. PE, PVC, polibutađien, nhựa rezit, poliisopren, xenlulozơ. C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ. D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ. Câu 54: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(vnyl clorua), glicozen, tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat). Các polime có cấu trúc mạch phân nhánh là A. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat) B. amilopectin, PVC, tơ nilon - 6,6; poli(vinyl axetat) C. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat) D. amilopectin, glicozen. Câu 55: Hai polime đều có cấu trúc mạng không gian là A. nhựa rezit, cao su lưu hóa. B. amilopectin, glicozen. C. nhựa rezol, nhựa rezit. D. cao su lưu hóa, keo dán epoxi. Câu 56: Một loại polietilen có phân tử khối là 50000. Hệ số trùng hợp của loại polietilen đó khoảng A. 920. B. 1230. C. 1529. D. 1786 Câu 57: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 (u) và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 (u). Số lượng mắt xích trong một đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là A. 113 và 152. B. 121 và 114. C. 113 và 114. D. 121 và 152. Câu 58: Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là A. PE. B. PP. C. PVC. D. Teflon. Câu 59: Khi đốt cháy một polime Y thu được khí CO2 và hợi nước theo tỉ lệ số mol tương ứng là 1 :1. Vậy Y là A. poli(vinyl clorua). B. polistiren. C. polipropilen. D. xenlulozơ. Câu 60: Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là A. 80% ; 22,4 gam. B. 90% ; 25,2 gam. C. 20% ; 25,2 gam. D. 10%; 28 gam. Câu 61: Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 ® C2H2 ® C2H3Cl ® PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên, hiệu suất của cả quá trình là 50%) A. 224,0. B. 448,0. C. 286,7. D. 358,4. Câu 62: Cao su Buna không tham gia phản ứng A. cộng H2. B. tác dụng với dd NaOH. C. tác dụng với Cl2 khi chiếu sáng. D. cộng brôm. Câu 63: Polime sau đây có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là A. polistiren. B. poli(metyl metacrylat). C. xenlulozơ. D. amilopectin. Câu 64: Dựa trên nguồn gốc thì trong bốn loại polime dưới đây, polime nào cùng loại polime với tơ lapsan A. tơ tằm B. xenlulozơ axetat C. poli(vinyl clorua) D. cao su thiên nhiên Câu 65: Trong các phản ứng giữa các cặp chất sau đây, phản ứng nào làm giảm mạch polime A. poli(vinyl clorua) + Cl2 B. cao su thiên nhiên + HCl C. poli(vinyl axetat) + H2O D. amilozơ + H2O Câu 66: Trong phản ứng với các chất hoặc cặp chất dưới đây, phản ứng nào giữ nguyên mạch polime A. cao su buna + HCl B. polistiren C. Nilon-6 + H2O D. rezol Câu 67: Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Hỏi trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC. Câu 68: Mô tả của polime nào sau đây là không đúng ? A. PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu điện B. PVC được dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa C. Polimetylmetacrylat được dùng để làm kính máy bay, ôtô, răng giả D. Nhựa novolac dùng để sản xuất đồ dùng trong gia đình, vỏ máy, dụng cụ điện Câu 69: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong định nghĩa về vật liệu compozit : Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất ...(1)...thành phần vật liệu phân tán vào nhau mà...(2)... A. (1) hai ; (2) không tan vào nhau B. (1) hai ; (2) tan vào nhau C. (1) ba ; (2) không tan vào nhau D. (1) ba; (2) tan vào nhau Câu 70: Theo nguồn gốc, loại tơ nào cùng loại với len ? A. bông B. visco C. Capron D. xenlulozơ axetat Câu 71: Loại tơ nào dưới đây thường dùng để may quần áo ấm hoặc bền thành sợi “len” đan áo rét? A. tơ capron B. tơ lapsan C. tơ nilon-6,6 D. tơ nitron CHƯƠNG 5. ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Câu 1: Giả sử cho 9,6 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 32,4 gam. B. 2,16 gam C. 12,64 gam. D. 11,12 gam Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 50 gam hỗn hợp Al, Ag trong axit HNO3 đặc, nguội. Sau phản ứng thu được 4,48 lit khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là: A. 42 gam B. 34 gam C. 24 gam D. Kết quả khác. Câu 3: Thứ tự hoạt động của 1 số kim loại: Mg > Zn > Fe > Pb > Cu > Hg. Phát biểu nào sau đây đúng: A. Nguyên tử Mg có thể khử ion kẽm trong dung dịch. B. Nguyên tử Pb có thể khử ion kẽm trong dung dịch. C. Nguyên tử Cu có thể khử ion kẽm trong dung dịch. D. Nguyên tử Fe có thể khử ion kẽm trong dung dịch. Câu 4: Trong sự ăn mòn tấm tôn (lá sắt tráng kẽm) khi để ngoài không khí ẩm thì A. Sắt bị ăn mòn, kẽm được bảo vệ. B. Kẽm bị khử, sắt bị oxi hoá. C. Kẽm là cực âm, sắt là cực dương. D. Sắt bị khử, kẽm bị oxi hoá. Câu 5: Dung dịch Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất AgNO3. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất A. Bột Fe dư, lọc. B. Bột Cu dư, lọc. C. Bột Ag dư, lọc. D. Bột Al dư, lọc. Câu 6: Chất nào sau đây có thể oxi hoá Zn thành Zn2+? A. Fe B. Ag+. C. Al3+. D. Mg2+. Câu 7: Cho 3 kim loại Cu, Fe, Al và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và MgSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối? A. Cu B. Fe C. Al. D. Tất cả đều sai. Câu 8: Phương trình phản ứng hoá học sai là A. Al + 3Ag+ = Al3+ + Ag. B. Zn + Pb2+ = Zn2+ + Pb. C. Cu + Fe2+ = Cu2+ + Fe. D. Cu + 2Fe3+ = 2Fe2+ + Cu2+. Câu 9: Chọn câu trả lời đúng nhất A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit tạo ra dòng điện. B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao. C. Tất cả đều đúng. D. Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim dưới dạng h.học của môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại. Câu 10: phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là A. muối rắn. B. dung dịch muối. C. hidroxit kim loại. D. oxit kim loại. Câu 11: Khi điện phân dung dịch CuCl2( điện cực trơ) thì nồng độ dung dịch biến đổi A. tăng dần. B. không thay đổi. C. Chưa khẳng định được vì chưa rõ nồng độ phần trăm hay nồng độ mol. D. giảm dần. Câu 12: Nhóm kim loại không tan trong cả axit HNO3đ nóng và axit H2SO4đ nóng là A. Ag, Pt B. Pt, Au C. Cu, Pb D. Ag, Pt, Au Câu 13: Một vật bằng hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm ( có chứa khí CO2) xảy ra ăn mòn điện hoá. Quá trình xảy ra ở cực dương của vật là A. quá trình khử Cu. B. quá trình khử ion H+. C. quá trình oxi hoá ion H+. D. quá trình khử Zn. Câu 14: Kim loại có các tính chất vật lý chung là A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. Câu 15: Axit H2SO4 và các muối sunfat () có thể nhận biết bằng dung dịch nào sau đây? A. dd muối Al3+. B. dd muối Mg2+. C. dd quỳ tím. D. dd muối Ba2+. Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng ? A. Bản chất của liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện. B. Một chất oxi hoá gặp một chất khử nhất thiết phải xảy ra phản ứng hoá học. C. Với một kim loại, chỉ có thể có một cặp oxi hoá – khử tương ứng. D. Đã là kim loại phải có nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 17: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là A. Cu B. Mg C. Al D. Zn Câu 18: Cho 1 bản kẽm ( lấy dư) đã đánh sạch vào dung dịch Cu(NO3)2, phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng bản kẽm giảm đi 0,01g. Khối lượng muối CuNO3)2 có trong dung dịch là A. < 0,01 g B. 1,88 g C. ~ 0,29 g D. giá trị khác. Câu 19: Cho 3 kim loại Ag, Fe, Mg và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2 và CuSO4. Kim loại nào sau đây khử được cả 4 dung dịch muối? A. Fe B. Mg. C. Ag D. Tất cả đều sai. Câu 20: Hoà tan 5,1 gam oxit của kim loại hoá trị 3 cần dùng 54,75 gam dung dịch HCl 20%. Công thức của oxit kim loại đó là A. Al2O3. B. Fe2O3. C. Cr2O3. D. Pb2O3. Câu 21: Trong không khí ẩm, vật làm bằng chất liệu gì dưới đây sẽ xảy ra htượng sắt bị ăn mòn điện hoá? A. Sắt tây ( sắt tráng thiếc). B. Sắt nguyên chất. C. Hợp kim gồm Al và Fe. D. Tôn ( sắt tráng kẽm). Câu 22: Trường hợp không xảy ra phản ứng là A. Cu + (dd) HNO3 B. Cu + (dd) Fe2(SO4)3 C. Cu + (dd) HCl D. Fe + (dd) CuSO4 Câu 23: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4 thì hiện tượng là A. Có kết tủa vàng. B. Có kết tủa trắng. C. Không có hiện tượng gì. D. Có hiện tượng sủi bọt khí Câu 24: Muốn điều chế Pb theo phương pháp thuỷ luyện người ta cho kim loại nào vào dd Pb(NO3)2: A. Ca B. Na C. Cu D. Fe Câu 25: Cho 5,4 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 26,7 gam muối. Kim loại X là A. Mg B. Al C. Cu D. Fe Câu 26: Cho 13 gam một kim loại X tác dụng với khí clo dư, thu được 27,2 gam muối. Kim loại X là A. Cu B. Mg C. Zn D. Ag Câu 27: Hoà tan hoàn toàn 3 gam hợp kim Cu – Ag trong dung dịch HNO3 đặc, người ta thu được 1,568 lit khí màu nâu đỏ duy nhất (đktc). Thành phần % khối lượng của Cu và Ag lần lượt là A. 63; 37. B. 36; 64. C. 64; 36. D. 40; 60. Câu 28: Điện phân dung dịch muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng? A. AgNO3 ( điện cực trơ) B. NaCl C. CaCl2 D. AlCl3 Câu 29: Hoà tan 15 gam Al, Cu trong axit HCl dư, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí hiđrô (đktc). Thành phần % kim loại Al trong hỗn hợp là A. 28% B. 10% C. 82% D. Kết quả khác. Câu 30: M là kim loại. Phương trình sau đây: Mn+ + ne = M biểu diễn A. Nguyên tắc điều chế kim loại. B. Tính chất hoá học chung của kim loại. C. Sự khử của kim loại. D. Sự oxi hoá ion kim loại. Câu 31: Những tính chất vật lý chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính ánh kim được xác định bởi yếu tố nào sau đây? A. Các electron tự do. B. Khối lượng nguyên tử. C. Các ion dương kim loại. D. Mạng tinh thể kim loại. Câu 32: Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo thứ tự Na+/Na<Al3+/Al< Fe2+/Fe< Ni2+/Ni< Cu2+/Cu< Fe3+/ Fe2+< Ag+/Ag< Au3+/Au. Trong các kim loại Na(1), Al(2), Fe(3), Ni(4), Cu(5), Ag(6), Au(7) thì kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt III là A. 3, 4, 5, 6, 7. B. 2, 3, 4, 5, 6. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6. Câu 33: Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl thì hiện tượng là A. Có hiện tượng sủi bọt khí. B. Có kết tủa vàng. C. Không có hiện tượng gì. D. Có kết tủa trắng. Câu 34: Bột Ag có lẫn tạp chất là bột Fe, Cu và bột Pb. Muốn có Ag tinh khiết có thể ngâm hỗn hợp vào một lượng dư dung dịch X, sau đó lọc lấy Ag. Dung dịch X là dung dịch của A. AgNO3 B. NaOH C. H2SO4 D. HCl Câu 35: Kim loại dẫn điện tốt nhất là A. Bạc B. Vàng C. Đồng D. Chì Câu 36: Nhúng 2 lá kim loại Zn và Cu vào dung dịch axit H2SO4 loãng rồi nối 2 lá kim loại bằng một dây dẫn. Khi đó sẽ có A. Dòng electron chuyển từ lá đồng sang lá kẽm qua dây dẫn. B. Dòng electron chuyển từ lá kẽm sang lá đồng qua dây dẫn. C. Dòng ion H+ trong dung dịch chuyển về lá đồng. D. Cả B và C cùng xảy ra. Câu 37: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch CuSO4? A. Fe B. Al C. Ag D. Zn. Câu 38: Đốt 1 kim loại trong bình kín chứa clo dư thu được 65 gam muối clorua và thấy thể tích khí clo trong bình giảm 13,44 lit (đktc). Kim loại đã dùng là: A. Fe B. Cu C. Zn D. Al Câu 39: Khi cho hợp kim Fe-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, chủ yếu xảy ra A. sự thụ động hoá. B. ăn mòn hoá học. C. ăn mòn điện hoá. D. ăn mòn hoá học và điện hoá. Câu 40: Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thou tự A. Al < Ag < Cu B. Cu < Al < Ag C. Al < Cu < Ag D. Tất cả đều sai. Câu 41: Hợp kim là A. chất rắn thu được khi trộn lẫn các kim loại với nhau. B. là chất rắn thu được khi trộn lẫn kim loại với phi kim. C. tất cả đều sai. D. là chất rắn thu được sau khi nung nóng chảy hỗn hợp các k.loại khác nhau hoặc hhợp k.loại với phi kim. Câu 42: Có 1 mẫu bạc lẫn tạp chất là kẽm, nhôm, chì. Có thể làm sạch mẫu bạc này bằng dung dịch: A. AgNO3. B. HCl C. H2SO4 loãng. D. Pb(NO3)2. Câu 43: Dung dịch MgSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Chất nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất? A. Bột Mg dư, lọc. B. Bột Cu dư, lọc. C. Bột Al dư, lọc. D. Bột Fe dư, lọc. Câu 44: Có 3 ống nghiệm đựng3 dung dịch: Cu(NO3)2; Pb(NO3)2; Zn(NO3)2 được đánh số theo thứ tự ống là 1, 2, 3. Nhúng 3 lá kẽm( giống hệt nhau) X, Y, Z vào 3 ống thì khối lượng mỗi lá kẽm sẽ A. X giảm, Y tăng, Z không đổi. B. X tăng, Y giảm,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÔn thi Tốt nghiệp Hóa học.doc