2. Vẻ đẹp tâm hồn, tính cách
2.1. Cụ Mết là người có tình yêu sâu sắc, sự gắn bó máu thịt với quê hương
- Khi Tnú đi xa về, cụ dẫn anh ra máng nước đầu làng dội rửa, bằng việc ấy, cụ như muốn nhắc nhở người con xa quê: dù có đi tới phương trời nào cũng phải ghi nhớ và trân trọng nguồn cội thiêng liêng của quê hương.
- Nói chuyện với Tnú, cụ luôn tự hào khẳng định bằng cách nói tuyệt đối, có phần hơi cực đoan, thái quá, cách nói quen thuộc của lòng yêu: “Không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, “Gạo người Strá mình làm ra ngon nhất rừng núi này”. Với cụ Mết, quê hương thật đẹp đẽ và lớn lao, thiêng liêng và thân thuộc, từ dòng nước trong nguồn, hạt gạo trên nương cho tới những cánh rừng xà nu bạt ngàn, mạnh mẽ và cường tráng.
- Cụ luôn tâm niệm và dặn dò con cháu: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Như vậy, lòng trung thành với Đảng và cách mạng của cụ Mết cũng xuất phát từ tình yêu sâu sắc với rừng núi quê hương.
415 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Ngữ văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hình cho thân phận người dân lao động nói chung và người phụ nữ miền núi nói riêng trong xã hội cũ. Số phận nô lệ của Mị chính là bản cáo trạng tội ác của chúng.
- Nhân vật Mị còn là bài ca về vẻ đẹp của người lao động, bài ca về sức sống bất diệt của nhân dân mìên núi.
2. Sức hấp dẫn, sức sống của nhân vật Mị còn bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Tô Hoài
- Mị là nhân vật số phận song nhà văn không thể hiện cô như một công thức định mệnh mà rất chân thực, sinh động. Bút pháp xây dựng nhân vật Mị của Tô Hoài không đơn điệu, một chiều mà ông đã khám phá ra hai nghịch lí tồn tại trong một con người: nghịch lí về thân phận và nghịch lí về tâm hồn.
- Nhà văn Tô Hoài đã thể hiện khả năng tài tình trong việc khắc họa Mị thành một điển hình của kiếp trâu ngựa
- Đặc biệt, qua nhân vật Mị tác giả cho thấy khả năng diễn tả tâm lí chân thực, sâu sắc và tinh tế
Tham khảo: Thành công của truyện Vợ chồng A Phủ trước hết là ở cốt truyện mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giác ngộ của người nông dân miền núi, cũng như của nhân dân lao động nói chung trong sự gặp gỡ cách mạng. Mô típ cốt truyện này rất tiêu biểu cho các tác phẩm văn xuôi trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như cá trong giai đoạn văn học từ 1945-1975. Nhưng tác phẩm gây lại được ấn tượng sâu sắc là ở nghệ thuật xây dựng nhân vật. Nhân vật vừa mang tính tiêu biểu cho giai cấp tầng lớp, vừa có được nét cá tính khá rõ. A Phủ thì mạnh mẽ gan góc mà bộc trực, cả tin, chất phác; Mị giàu sức sống nhưng trầm lắng hơn, có một đời sống nội tâm sôi nổi dưới vẻ ngoài lặng lẽ.
Ở truyện Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã có một bút pháp miêu tả tâm lí khá sắc sảo, tinh tế, nhất là ở phần đầu của truyện. Những đoạn miêu tả diễn biến trong tâm hồn Mị, sự thức tỉnh của Lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc của Mị là những đoạn văn đặc sắc. Điều này càng có ý nghĩa nếu ta đặt trong tình hình chung của văn xuôi thời kháng chiến chống thực dân Pháp, khi mà nghệ thuật miêu tả tâm lí chưa phải đã được chú ý đúng mức.
Vợ chồng A Phủ còn lôi cuốn người đọc bởi chất thơ trong sáng vời vợi. Chất thơ ấy toát lên từ chủ đề của tác phẩm, từ tâm hồn đôn hậu, chất phác của nhân vật chính, thấm đượm trong những bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc và đường nét uyển chuyển, hài hòa, những cảnh sinh hoạt, phong tục giàu chất trũ tình của đồng bào miền núi
Tô Hoài đã vượt qua những hạn chế trong các tác phẩm đầu của mình viết về miền núi: Núi cứu quốc, Xuống làng. Nhà văn không còn dừng ở sự quan sát từ bên ngoài mà đã hòa nhập sâu sắc vào cảnh sống, vào số phận, cuộc đời các nhân vật mình, tạo ra một cái nhìn và giọng điệu trần thuật gần gũi, thống nhất giữa người kể chuyện và nhân vật. Giá trị nhân đạo của tác phẩm càng giàu thêm bởi ngòi bút của nhà văn đã đồng cảm, trân trọng và khơi dậy ở nhân vật của mình những phẩm chất đẹp đẽ, những giá trị chân chính, những khát vọng sống hạnh phúc và tự do. Đồng thời tư tưởng nhân đạo cách mạng giúp cho nhà văn hướng tới sự mô tả quá trình giải phóng của nhân dân lao động theo con đường cách mạng như một quy luật tất yếu. Các nhân vật anh Núp (Đất nước đứng lên), chị Tư Hậu ( Một chuyện chép ở bệnh viện) , chị Sứ( Hòn đất) , chị Út Tịch ( Người mẹ cầm súng) sẽ là sự tiếp nối tự nhiên của Mị và A Phủ, trở thành những tính cách anh hùng.
Vấn đề 3: Phân tích nhân vật A Phủ
I. A Phủ là một hình tượng nhân vật điển hình cho kiếp người lao động cơ cực trong xã hội miền núi thời kì trước cách mạng
1. Hoàn cảnh sống của A Phủ hết sức cơ cực, bất hạnh
- A Phủ vốn là một đứa trẻ sớm chịu cảnh mồ côi. Cha mẹ, anh em của A Phủ đều là nạn nhân của bệnh đậu mùa và nạn đói làm chết người hàng loạt
- Khi mới mười tuổi , A Phủ đã bị đem bán xuống vùng người Thái, trải qua bao cơ cực A Phủ mới trốn được và lần hồi kiếm sống lưu lạc đến Hồng Ngài
- Ở Hồng Ngài A Phủ quanh năm phải đi làm thuê và chỉ vì cái nghèo mà anh không thể lấy được vợ. Số phận của A Phủ có nét gì đó thật giống với số phận anh Tràng dưới miền xuôi trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân.
2. A Phủ cũng không được sống yên với kiếp làm thuê mà bị nhà thống lí Pá Tra biến thành kiếp người nô lệ thê thảm
a. Chỉ vì một cuộc ẩu đả trong cuộc chơi xuân giữa các trai làng mà A Phủ đã bị đánh đập, hành hạ khủng khiếp. Bọn thống lí và chức việc kéo nhau đến ăn cỗ, hút thuốc phiện và đánh đập A Phủ suốt từ trưa đến hết đêm. A Phủ phải quì giữa nhà chịu đòn đến mặt sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu.
Việc A Phủ bị bắt làm người ở gạt nợ càng làm tăng thêm sức tố cáo của tác phẩm : một chàng trai khỏe mạnh, gan góc, vốn không nợ nần gì nhà Pa Tra, lại lao động giỏi, sống tự do như chim trời giữa núi rừng, vậy mà cuối cùng cũng không thoát khỏi ách áp bức của chúa đất, phải rơi vào cảnh thân phân nô lệ suốt đời cho nhà thống lí Pá Tra. Hơn thế nữa cho cả đời con, đời cháu cũng vậy, bao giờ trả hết nợ mới thôi!
Cảnh bọn chức viện trong làng xử kiện A Phủ lại thêm một bức tranh cụ thể, sống động, giàu sức tố cáo về một tập tục là hiện thân của ách áp chế kiểu trung cổ ở miền núi. Cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt “ tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút, xanh như khói bếp” và “ người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hut”, cứ thế suốt từ trưa cho đến hết đêm. Còn A Phủ gan góc, quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá
b. Không chỉ bị đánh đập dã man A Phủ còn bị cột chặt kiếp đời nô lệ
- Nhà thống lí còn dùng cách phạt vạ nhằm cột chặt A Phủ vào kiếp đời nô lệ
- Thế là A Phủ trở thành một đầy tớ lao động không công cho nhà thống lí quanh năm một thân một mình ngoài đồng với bao công việc: đốt rừng, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa.
- Lao động cơ cực là vâỵ nhưng nhà thống lí sẵn sàng trói đứng A Phủ giữa trời lạnh hết đêm này sang đêm khác. Và chắc hẳn A Phủ sẽ chết trong vòng dây trói ấy nếu không có sự cứu giúp của Mị.
* Tóm lại, phản ánh cuộc sống cơ cực, đau thương của nhân vật A Phủ , Tô Hoài đã lên án bọn chúa đất dã man, tàn bạo đồng thời qua nhân vật nhà văn đã biểu lộ niềm xót thương, đồng cảm sâu sắc với thân phận, với kiếp người dưới đáy của xã hội cũ.
II. Nhân vật A Phủ còn là một biểu tượng cho vẻ đẹp của nhân dân lao động Tây Bắc
1. Vẻ đẹp nổi rõ ở chàng trai A Phủ đó là sự khỏe mạnh: “A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê”
2. Cùng với sự khỏe mạnh ấy là đức tính cần cù, ham mê lao động: A Phủ biết đúc lưỡi cày, đúc cuốc cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo
Chính cuộc sống cùng cực ấy đã hun đúc thêm ở A Phủ một sức sống mạnh mẽ, lòng ham chuộng tự do và một tính cách thật gan góc, cùng với một tài năng lao động đáng quý. A Phủ thạo và ham thích những công việc nặng nhọc, khó khăn và nguy hiểm : “ biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. A Phủ là đứa con của núi rùng tự do. Cuộc sống phóng khoáng, ưa tự do, gần gũi thiên nhiên và chất phác của A Phủ cũng là một nét tính cách đặc trưng của người Mông.
3. Dẫu là thân phận mồ côi, nghèo khổ nhưng không làm mất đi ở A Phủ sự lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống
-> A Phủ không có mọi thứ, không có gia đình, không có ruộng, không có bạc, không có quần áo mới thế nhưng đến tết A Phủ vẫn cùng trai làng đem sáo khèn , đem con quay và quả pao đi tìm người yêu ở các làng
4. Phẩm chất đặc biệt ngời sáng ở A Phủ đó là sự quả cảm, nghĩa khí, quật cường
a. Ngay từ nhỏ A Phủ đã có một tâm hồn phóng khoáng, dũng cảm: Khi bị bắt đem bán, mới 10 tuổi nhưng A Phủ gan bường không chịu ở dưới cánh đồng thấp mà trốn lên lưu lạc trên núi cao
b. Khi thấy bạn bè bị ức hiếp A Phủ không ngần ngại trừng phạt dù biết kẻ đó là con trai thống lí đầy uy quyền: nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp
c. Sự ngang tàng, quả cảm của A Phủ còn được thể hiện trong rất nhiều chi tiết, đó là A Phủ bị đánh đòn tần khốc nhưng chỉ “im như cái tượng đá” rồi khi bị hổ bắt mất bò A Phủ sẵn sàng vào rừng để bắt con ác thú
-> Chính sự quả cảm quật cường đó đã tạo nên sự vùng dậy của A Phủ: Khi được Mị cắt dây trói A Phủ khụy xuống không bước nổi nhưng anh đã quật sức vùng lên chạy và thoát khỏi bàn tay của chúa đất. Cũng chính với lòng qủa cảm A Phủ đã cầm súng theo ánh sáng cách mạng, tiêu diệt bọn thực dân tựbảo vệ lấy cuộc sống tự do, hạnh phúc.
III. Đánh giá chung:
1. Hình tượng nhân vật thể hiện nghệ thuật khắc họa nhân vật đặc sắc của nhà văn Tô Hòai
Nhân vật A Phủ so với nhân vật Mị về mặt số phận rất tương đồng nhưng về mặt tính cách lại rất khác nhau và nhà văn Tô Hoài thể hiện bằng những bút pháp khác nhau
+ Mị được miêu tả bằng rất ít hành động mà chủ yếu hiện ra qua dòng ý nghĩ, tâm tư rất giàu sắc thái nữ tính
+ Còn A Phủ là tính cách gan góc, bộc trực, táo bạo ngang tàng đầy nam tính, nhà văn đã khắc họa những nét tính cách ấy bằng nhiều hàng động. Ngay những lời của A Phủ cũng rất ngắn, đầy bộc trực.
2. Hình tượng nhân vật A Phủ trong truyện có một ý nghĩa tư tưởng sâu sắc
a. Trước hết: đó là giá trị hiện thực: Qua cuộc đời A Phủ, nhà văn đã phản ánh, lên án bọn thống trị phong kiến thực dân với những tội ác tàn bạo đồng thời hình ảnh một A Phủ vùng dậy cầm súng đánh Pháp còn có ý nghĩa điển hình cho quá trình đứng lên của nhân dân Tây Bắc, đó là quá trình từ tự phát đến tự giác tham gia cách mạng để đấu tranh chống kẻ thù dân tộc, kẻ thù giai cấp
b. Hình tượng A Phủ cũng biểu hiện rõ nét tinh thần nhân đạo cách mạng của Tô Hoài. Đó là niềm cảm thôngvới số phận cơ cực, phát hiện những phẩm chất cao đẹp của người lao động; tin tưởng ở sự vùng lên, ở khả năng cách mạng của quần chúng lao khổ.
Vấn đề 4: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
A. Đặt vấn đề:
Mở bài 1:
- Tô Hoài trước 1945 nổi tiếng với tiểu thuyết “Dế mèn phiêu lưu ký”. Đi theo Cách mạng rồi đi kháng chiến chống Pháp, Tô Hoài hoạt động ở vùng rừng núi Tây Bắc. Kết quả rực rỡ của chuyến đi thực tế dài ngày đó là tập “Truyện Tây Bắc” ra đời, được giải nhất giải thưởng Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954-1955.
- “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm hay nhất trong trong truyện “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài. Truyện đã diễn tả quá trình giác ngộ và vùng dậy chống phong kiến và đế quốc của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo vủa Đảng. “Vợ chồng A Phủ” cũng là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng và tình cảm nhà văn. Tình cảm của tác giả đã quyện lẫn với tình cảm của dân tộc anh em một cách chan hòa tự nhiên, đó là tấm lòng biết ơn, thủy chung, tình nghĩa đối với các vùng du kích đã tiếp tế che chở cho cán bộ, bộ đội hoạt động ở vùng địch hậu Tây Bắc”. Làm nên thành công của VCAP phải kể đến giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc được truyền tải bằng một tài năng truyện ngắn bậc thầy.
Mở bài 2:
Trước cách mạng tháng Tám, Tô Hoài nổi tiếng với tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí . Sau cách mạng tháng Tám và đi theo kháng chiến, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng của mình bằng tập Truyện Tây Bắc . Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc . Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể . Truyện viết về cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi . Đặc biệt truyện đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của họ
B. Giải quyết vấn đề:
1. Giới thuyết chung về các giá trị hiện thực và nhân đạo trong văn học
2. Giá trị hiện thực:
2.1. Tác phẩm phản ánh hiện thực về cuộc sống đen tối, ngột ngạt trong xã hội miền núi dưới chế độ thực dân phong kiến
- Tác phẩm đã nói lên một cách đau xót nỗi thống khổ bao đời của các dân tộc anh em ở Tây Bắc dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và bè lũ tay sai là quan lang, quan châu, phìa (Thái), tạo (Mường), thống lí (H’Mông). Dưới chế độ thống trị tàn bạo man rợ của bọn thống lí, quan bang, những người đi ở trừ nợ như A Phủ, làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí như Mị là những “kiếp trâu ngựa”, khốn khổ, nhục nhã ê chề. Thật ra những kiếp người như Mị, như A Phủ là những kẻ nô lệ ở vùng cao. Bọn thống lí là một thứ “vua” ở vùng cao, chúng có quyền sinh quyền sát đối với người dân Tây Bắc. Chúng có quyền bắt bớ, đánh đập, bắt làm nô lệ, gả bán, thậm chí có thể giết người một cách dã man (trong truyện có nhắc đến một người con gái bị trói đứng rồi chết và A Phủ thì suýt chết).
- Bóc lột nhân dân lao động bằng cách cho vay nặng lãi, tước đoạt tự do, hạnh phúc, tuổi trẻ, tình yêu, biến con người thành nô lệ, chà đạp dã man con người, đối xử với con người như con vật, tước đoạt ngay cả ý thức làm người của những thân phận cơ cực
+ Mị là một cô gái đẹp (tả gián tiếp ví như những đêm tình mùa xuân, con trai đến đứng nhẵn đầu buồng Mị), tài hoa (biết thổi khèn, thổi sáo, thổi lá cũng hay như thổi sáo) và giàu tình cảm. Vẻ đẹp của Mị gợi nhớ Kiều. Sinh ra trong một gia đình nghèo, Mị bị A Sử, con trai thống lí cướp về làm vợ để trừ nợ. Mị là vợ của A Sử nhưng thực ra chỉ là một người đầy tớ, một nô lệ của gia đình thống lí. Mị lặng lẽ như một con rùa trong xó cửa, quanh năm chỉ biết vùi đầu vào những công việc lao động nặng nhọc “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đén mùa thì đi nương bẻ bắp Bao giờ cũng thế, suốt đời suốt năm như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm,cả ngày”. Ngày tết, A Sử trói Mị trong buồng tối rồi rủ bạn đi chơi. Tô Hoài, qua nhân vật Mị còn phản ánh những tập tục man rợ của các dân tộc vùng cao. Người đàn bà khi bị cướp về trình ma thì vô hình người đàn bà (mà Mị là điển hình) đã trói cả đời mình vào nhà ấy. Nếu chẳng may chồng chết thì người ấy phải làm vợ người khác trong nhà, có khi là một người anh chồng già lụ khụ, có khi là một người em chồng còn ở tuổi trẻ con, và nếu chồng lại chết, lại vẫn phải ở với một người đàn ông khác vẫn trong nhà ấyPhải suốt đời ở trong nhà ấy. Mị chết dần chết mòn ở trong nhà của thống lí. Ngoài những lúc còng lưng làm việc như con trâu, con ngựa thì Mị lại bị nhốt trong cái buồng kín mít chỉ được nhìn ra ngoài qua một cái “lỗ vuông bàng bàn tay, lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
+ A Phủ là chàng trai H’Mông nghèo khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa, săn bò tót rất giỏi. Con gái trong bản rất thích A Phủ, “đứa nào lấy được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà”. A Phủ cũng là một thanh niên yêu tự do. Ngày Tết, A Phủ rủ bạn đi chơi đánh pao, A Sử đến phá đám bị A Phủ đánh. Thống lí Pá tra bắt A Phủ đánh đập, hành hạ, phạt vạ một trăm đồng bạc trắng. A Phủ phải ở cho thống lí trừ nợ. Thế là trong nhà thống lí có thêm một con người bất hạnh nữa làm nô lệ. Mị thì làm tôi tớ trong nhà, còn A Phủ thì làm tôi tớ ngoài rừng. “Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. A Phủ một mình ngoài rừng, trên núi cao đốt nương chăn bò, săn bò tót Chẳng may một lần động rừng, hổ xuống ăn mất một con bò. Thống lí đã bắt A Phủ trói đứng suốt ngày đêm ngoài trời.
Có thể nói cha con thống lí Pá Tra và bọn tay chân như lí dịch, quan lang, xéo phải là những điển hình cho giai cấp thống trị tàn bạo, man rợ của vùng cao Tây Bắc. Mị và A Phủ - Hai số phận bi thảm là hiện thân của thứ nô lệ của chế độ phong kiến man rợ ở Tây Bác.
2.2. Lên án bộ mặt tàn ác của bọn thực dân Pháp
2.3. Bên cạnh đó những trang văn của Tô Hoài còn phản ánh sinh động những phong tục tập quán sinh hoạt của nhân dân TB và cảnh sắc thiên nhiên đầy thơ mộng của núi rừng Tây Bắc.
3. Giá trị nhân đạo
Tô Hoài không dừng lại ở việc phản ánh bản chất tàn bạo, dã man của giai cấp thống trị Tây Bắc, nhà văn còn đi sâu vào bản chất của cuộc sống của dân tộc vùng cao, phản ánh sức sống mãnh liệt của các dân tộc Tây Bắc và sự vùng dậy chiến thắng của các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
3.1. Sự cảm thông sâu sắc với nỗi khổ cực của người dân lao động TB, nhà văn đã cảm thương cho những số phận bất hạnh bị đày đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần (Mị, A Phủ)
3.2. Tác phẩm đã hướng tới ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của đồng bào miền núi
+ Đẹp về đời sống tâm hồn: yêu đời, đầy ý thức về nhân phẩm, hiếu thảo, yêu tự do
+ Giàu tài năng: âm nhạc, lao động.
+ Có một sức sống tiềm tàng và sự quật khởi mãnh liệt (sự vùng lên của Mị)
Mị bị trói buộc, bị chà đạp nặng nề, nhưng trong sự câm lặng của Mị tiềm tàng một sự sống mãnh liệt. Ngày Tết, Mị cũng muốn đi chơi, nhưng bị A Sử trói vào cột nhà, quấn tóc vào cột. “Cả đêm Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sủa xa xa”. Sự đàn áp tàn bạo ấy cũng không thể nào dập tắt được sức sống của tuổi xuân, không thể nào dập tắt được ngọn lửa của tình yêu. Đau khổ ê chề như thế, nhưng chỉ nhìn thấy A Phủ bị trói là Mị lại động lòng, thương. “Trời ơi, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này . Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôiNgười kia việc gì phải chết thế”. Đấy là biểu hiện của sự nổi loạn trong lòng, còn đây là hành vi nổi loạn của Mị: Nàng đã cắt dây trói cho A Phủ cũng chính là nàng tự cắt dây trói vô hình trói nàng vào gia đình thống lí Pá-Tra. Rồi cả hai cũng lao chạy xuống dốc núi. Mị đã tự giải thoát khỏi ách áp bức nô lệ của chế độ phong kiến tàn bạo, dã man. Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã trỗi dậy. Tuổi trẻ, sức xuân, tình yêu đã chiến thắng bạo tàn.
3.3. Tác phẩm mở ra một tương lai tươi sáng cho những số phận bất hạnh (Mị và A Phủ đã vùng lên chống lại kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc để tự bảo vệ cuộc sống của mình)
Mị và A Phủ đã đi mệt một tháng đường rừng. Họ đến Phiềng Sa và đã thành vợ chồng - vợ chồng A Phủ. Họ tự dựng nhà dựng cửa làm ăn sinh sống ở Phiềng Sa. Họ mơ ước có một gia đình hạnh phúc. Nhưng giặc Pháp lại tràn đến Phiềng Sa. Gia đình A Phủ bị cướp bóc. A Phủ bị giặc Pháp bắt hành hạ. Nhưng A Phủ vẫn chưa hiểu được vì sao anh lại bị giặc Pháp bắt, anh lại “thù cán bộ” vì thằng Tây bảo anh nuôi cán bộ nên mới bắt lợn của anh, đánh đập anh, cắt tóc anh. Được A Châu giác ngộ, vợ chồng A Phủ tham gia đội du kích chống Pháp ở Phiềng Sa. Vợ chồng A Phủ đã từ đấu tranh tự phát vươn lên tự giác. A Phu trở thành đội trưởng đội du kích Phiềng Sa. Mị đã giúp việc đắc lực cho A Phủ. từ đấu tranh giải thoát áp bức phong kiến, đến tham gia kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó cũng là hiện thực sâu sắc của quá trình phát triển các dân tộc Tây Bắc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C. Kết thúc vấn đề:
Cách 1:
“Vợ chồng A Phủ” có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã phản ánh trung thực quá trình giác ngộ và vùng dậy của Mị và A Phủ, qua đó phản ánh được sự trưởng thành của các dan tộc Tây Bắc dưới ánh sáng của Đảng. Đồng thời tác phẩm cũng phản ánh được chính sách nhân đạo của Đnảg đối với các dân tộc anh em là giải phóng người lao động bị áp bức, bóc lột, giải phóng mọi sức sống đang bị các thế lực thống trị kìm hãm, trói buộc. Chính vì có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà truyện “Vợ chồng A Phủ” có sức hấp dẫn và có giá trị bền lâu.
Cách 2:
Viết Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã chứng tỏ sự lão luyện của một nhà văn hiện thực trong việc xây dựng điển hình, khẳng định một cách nhìn mới về hiện thực. Đó cũng chính là kết quả của một quá trình chuyển biến đến độ chín muồi của tư tưởng, tình cảm nhà văn. Vợ chồng A Phủ là một câu chuyện có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, tác phẩm đã khái quát được con đường đi, sự đổi đời của nhân dân Tây Bắc sau Cách mạng bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, sống động và đặc sắc là một tấm lòng sâu nặng đối với các dân tộc miền núi anh em.
VỢ NHẶT
Kim Lân
A. Giới thiệu chung
1.
a. Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920. Quê quán: Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh. Thế giới nghệ thuật của ông là xóm làng quê với người dân cày Việt Nam. Ông viết rất hay về những thú chơi dân dã đồng quê như chọi gà, thả diều, nuôi bồ câu, chơi núi non bộ, mà ông gọi là thú “phong lưu đồng ruộng”
2. Trong số các sáng tác ít ỏi của KL, có sức hấp dẫn nhất là truyện ngắn “Vợ nhặt”. Tiền thân của truỵên “Vợ nhặt” là truyện dài “Xóm ngụ cư” được KL viết ngay sau cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đang dở dang thì bản thảo bị thất lạc. Năm 1954, nhà văn nhớ lại và viết thành truỵên ngắn “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).
3. Vợ nhặt là câu chuyện “nên vợ nên chồng” của những con người cơ cực ngay giữa nạn đói khủng khiếp làm chết người hàng loạt. Thông qua câu chuyện “li kì” ấy nhà văn KL đã phản ánh thân phận bọt bèo của con người trong xã hội cũ, đồng thời cũng viết lên một bài ca về khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của những kiếp đời bất hạnh
Qua câu chuyện anh cu Tràng nhặt được vợ, tác giả nói lên niềm cảm thông và trân trọng hạnh phúc muộn mằn và niềm hy vọng về một sự đổi đời của người nông dân năm đói Ất Dậu.
B. Các vấn đề chính:
Câu 1: Tóm tắt tác phẩm
Anh Tràng ở xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò chở thuê. Đã nhiều tuổi, thô kệch, có tính vừa đi vừa nói lảm nhảm . Bà cụ Tứ mẹ hắn nghèo khổ. Hai mẹ con ở trong một mái nhà tranh vắng teo, rúm ró. Trận đói kinh khủng đang diễn ra, người chết đói như ngả rạ. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, hắn hò một câu vượt dốc rất tình. Một cô gái ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tít. Lần thứ hai, Tràng gặp lại thị, trông khác hẳn, thị gầy sọp hẳn đi, áo quần tả tơi như tổ đỉa. Một vài câu trách móc, mời chào, thị ăn một chập 4 bát bánh đúc do Tràng đãi. Mua một cái thúng và 2 hào dầu, Tràng dẫn thị về nhà ra mắt mẹ. Xóm ngụ cư ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà xa lạ đi theo Tràng họ bàn tán, có phần lo ngại. Trong nhá nhem tối, bà cụ Tứ gặp và nói chuyện với nàng dâu mới. Lần đầu nhà Tràng có dầu thắp đèn Tiếng ai hờ khóc người chết đói ngoài xóm lọt vào. Sáng hôm sau, bà mẹ chồng và nàng dâu mới quét dọn trong nhà ngoài sân. Bữa cơm – cháo cám – đón nàng dâu mới. Bà cụ Tứ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng sau này. Lại một buổi sáng. Tiếng trống thúc thuế dồn dập. Quạ đen bay vù như mây đen. Thị nói về chuyện Việt Minh phá kho thóc Nhật. Tráng nhớ lại lá cờ đỏ bay phấp phới hôm nào
Câu 2 : Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt
Nêu tình huống
Phân tích tình huống
Ý nghĩa của tình huống
1.Tình huống truyện VN
Đó là chuyện một anh nông dân nghèo khổ, xấu trai, dân ngụ cư “nhặt được vợ” vào đúng cái năm đói. Anh ta “nhặt được vợ” như người ta nhặt cái rơm, cái rác, “chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận”, buông ra vài lời tán tỉnh ỡm ờ, mà cô nàng đã “theo không”
2.Phân tích tình huống:
a. Thành công đầu tiên của VN là KL đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, lạ lùng, oái oăm và hấp dẫn:
- Cái lạ ở đây chính là: Việc dựng vợ gả chồng xưa nay vốn vô cùng quan trọng, cẩn tắc. Thế nên dân gian đã đúc kết:
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”
Còn NDu thì viết
“Trăm năm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”
Thế mà giờ đây cái việc vô cùng hệ trọng ấy bỗng trở nên cực kì giản đơn. Chỉ cần tầm phơ, tầm phào mấy câu mà nên vợ nên chồng. Cái biểu trưng cho thiêng liêng, cho hạnh phúc (vợ) lại có thể nhặt được một cách dễ dàng.
- Điều lạ nữa là người nhặt được vợ dễ dàng như vậy lại là anh cu Tràng. Anh ta có thể coi là một nhân dạng mà hoá công đã đẽo gọt quá sơ sài: hai con mắt nhỏ tí, hai bên quai hàm bạnh ra, mặt thì thô kệchĐã thế Tràng lại nghèo, lại là dân ngụ cư vốn vẫn bị xem là một thứ cỏ rác nơi hương thôn.
- Tràng lại có vợ theo về đúng vào lúc mọi người và gia đình anh ta đang cận kề với cái chết vì đói. Tràng có vợ là thêm một miệng ăn nghĩa là sẽ đẩy gia đình tới vực thẳm chết đói nhanh hơn.
b. Đây là một tình huống oái oăm mà ngay cả những người trong cuộc cũng hết sức ngỡ ngàng, ngạc nhiên và không biết nên vui hay nên buồn, mừng hay lo. Tình huống nhặt vợ đã giúp cho nhà văn khắc hoạ rõ nét tâm trạng, tính cách nhân vật.
- Từ tình huống đầy oái oăm ấy, đời sống inh thần của người dân xóm ngụ cư hiện lên thật sinh động. Đầu tiên họ ngạc nhiên rồi họ xôn xao rạng rỡ hẳn lên khi hiểu ra Tràng có vợ theo về. Rồi họ buồn lo cho hạnh phúc mong manh của Tràng
- Bản thân Tràng trước tình huống có vợ theo về cũng lấy làm lạ lùng, nhìn vợ ngồi ngay giữa nhà mà anh ta cũng còn ngờ ngợ như không phải thế. Và rồi cùng với niềm vui, sự yêu thương và ý thức về bổn phận đối với gia đình đã dâng trào trong anh.
- Tình huống đó cũng giúp cho nhà văn diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc đời sống tâm hồn hết sức phong phú của người mẹ. Trước hoàn cảnh đó bà cụ Tứ quả là lòng ngổn ngang trăm mối vừa mừng vừa lo vừa thương vừa tủi.
- Đặc biệt, tâm trạng người vợ cũng thật đầy những xáo trộn. Ban đầu cái đói đã đẩy người đàn bà đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, lại đanh đá, thô thiểnNhưng rồi tình người và mái ấm gia đình đã làm biến chuyển người đàn bà thô tục ấy thành một người vợ dịu dàng, tình tứ, một người dâu hiền
3. Ý nghĩa của tình huống truyện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an tong hop_12472957.docx