Quyết định lập pháp là một dạng quyết định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục dưới hình thức nhất định nhằm quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng trong đời sống xã hội.
Ví dụ: Pháp luật xử lí vi phạm hành chính; Luật cán bộ công chức: Luật khiếu nại tố cáo
Quyết định tư pháp là một dạng quyết định pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục tư pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động tư pháp
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20397 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân biệt quyết định hành chính, quyết định lập pháp, quyết định tư pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU
Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật. Trong đó, hành chính nhà nước là một lĩnh vực hoạt động rất phức tạp, gắn liền với quyền hành pháp- quyền thi hành pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật của nhà nước và kỉ cương của xã hội được tôn trọng, những quyền cơ bản của công dân được thực hiện. Hành chính nhà nước có sự tác động rất lớn tới sự ổn định chính trị và sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.
Để thực hiện quyền lực nhà nước, trên phương diện lí luận cũng như thực tiễn người ta đều thừa nhận vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên cơ sở của quyền hành pháp- lĩnh vực thể hiện quyền lực nhà nước một cách thiết thực nhất bởi lẽ đó là những hoạt động với mục đích thực hiện luật(thi hành luật) nhằm cụ thể hóa các qui định của luật vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính vì vậy, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là ra các quyết định hành chính để đề ra những chủ trương, chĩnh sách lớn, xây dựng qui tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể ( quyết định hành chính cá biệt) nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua quyền hành pháp.
Quyết định hành chính luôn tồn tại song song với quyết định hành pháp và quyết định tư pháp, tạo thành một chỉnh thể quản lí xã hội thống nhất bằng pháp luật. Việc phân biệt ba loại quyết định này là cần thiết đối với những người theo học cũng như nghiên cứu luật pháp. Và cũng chính việc nhìn nhận điểm khác nhau đó mà ta thấy được vai trò quan trọng của mội loại quyết định đối với hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
B. NỘI DUNG
I. Giải thích khái niệm:
Quyền lực của nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Một trong những biểu iện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định pháp luật. Quyết định pháp luật bao gồm những quyết định của cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp.
Theo từ điển tiếng việt thì “Quyết định” là định một cách chắc chắn với ý nhất định phải thực hiện.
Theo giáo trình luật hành chính (Khoa luật trường đại học KHXH và nhân văn, năm 1994) thì quyết định được bắt nguồn từ thuậ ngữ la tinh là : “Actus” có nghĩa là hành động. Vì vậy, trong khoa học pháp lí, quyết định tạo ra hiệu lực pháp luật và đó chính là quyết định pháp luật. Chính vì vậy mà những quyết định hành chính cũng là một dạng của quyết định pháp luật. Do đó có rất nhiều quan điểm về quyết định hành chính. Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Nxb CAND Hà Nội, 1999) thì “Quyết định hành chính”còn được hiểu là : “Kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được trao quyền, thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề phân công phụ trách”.
Về mặt lí luận thì quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trường, biện pháp, đặt ra những quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ : Nghị quyết của chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết việc của công dân và tổ chức
Quyết định lập pháp là một dạng quyết định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục dưới hình thức nhất định nhằm quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng trong đời sống xã hội.
Ví dụ: Pháp luật xử lí vi phạm hành chính; Luật cán bộ công chức: Luật khiếu nại tố cáo…
Quyết định tư pháp là một dạng quyết định pháp luật do chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục tư pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động tư pháp
Ví dụ : Quyết định bổ nhiệm ông A làm giám độc sở thành phố K.
II. Phân biệt quyết định hành chính, quyết định lập pháp, quyết định tư pháp.
Tiêu chí
Quyết định hành chính
Quyết định lập pháp
Quyết định tư pháp
Chủ thể có thẩm quyền ban hành
Do nhiều chủ thể khác nhau trong cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Gồm :
+ Chính phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là những nghị quyết,
+ Nghị định thủ tướng chính phủ,
+ Các bộ, UBND, các cơ quan chuyên môn thộc ủy ban nhân dân, sự phối hợp giữa các cơ quan hành chính với tổ chức xã hội
Chỉ có Quốc Hội mới có quyền ban hành hiến pháp, Luật, Nghị quyết
Ủy ban thường vụ quốc hội thì ban hành pháp lệnh và nghị quyết
Hội đông thẩm phán tòa án nhân dân tối cáo, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao
Hình thức tên gọi
Có nhiều hình thức tên gọi khác nhau như : quyết định, nghị quyết, thông tư.
Ví dụ :
+ quyết định của thủ tướng chính phủ số 21/QĐ-TTG ngày 16/2/200 về việc đổi mới công tác xây dựng đê điều.
+ Nghị quyết của chính phủ số 03/CP ngày 2/2/1998 về kinh tế trang trại.
+ Thông tư của bộ tài chính số 120/TT-BTC ngày 27/8/1998 hướng dẫn chế độ thu lệ phí kiểm định phương tiện đo
+Thông tư liên tịch của Bộ nội vụ và bộ ngoại giao số 02-1998/TTLT/BNV-BNG ngày 19/5/1998
Chỉ có Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Ví dụ :
+ Luật tổ chức chính phủ, luật tổ chức Quốc Hội.
+Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc Hội ngày 15/6/2004.
+ Nghị Quyết số 02 của UBTVQH ban hành về tổ chức nhiệm vụ của văn phòng Quốc Hội; Nghị quyết số 369 của UBTVQH ban hành về việc thành lập ban công tác lập pháp năm 2005
Quyết định mở phiên tòa, quyết định xét xử sơ thẩm....
Ví dụ :
+ Quyết định giám đốc thẩm số 06/2008/KDTM-GDT ngày 20/6/2008 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
Trình tự thủ tục
Được ban hành theo trình tự thủ tục hành chính. Mặc dù có nhiều chủ thẻ ban hành nhưng cũng tuân theo trình tự sau :
+ Sáng kiến ban hành quy định.
+ Dự thảo quyết định : đây là khâu rất quan trọng. Bởi lẽ mục ddihcj của quyết định được thực hiện trong nội dung của dự thảo
+Trình tự dự thảo là khâu đánh giá quyết định hành chính về cả hình thức lẫn nội dung.
+ Truyền đạt quyết định : thực chất đây là việc đăng tải quyết định hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc một số hoặc một số hình thức khác nhằm thông tin đến các đối tượng thi hành.
Ví dụ: luật quy định trong việc xây dựng và ban hành quyết định quy phạm của Quốc Hội, UBTVQH, việc dầu tiên là phải thành lập ban soạn thảo sau đó luật quy định về trình tự thẩm tra dự án của các quyết định trước việc xem xét và cho ý kiến về các dự án đó. Tiếp đến là việc thông qua dự án luật cũng như dự thảo nghị quyết và công việc cuối cùng là công bố quyết định. Chủ tịch nước sẽ là người ban hành lệnh để công bố luật , nghị quyết của Quốc Hội cũng như pháp lện và nghị quyết của UBTVQH.
Là thủ tục làm hiến pháp và làm luật do các chủ thể sử dụng quyền lập pháp tiến hành.
Ví dụ : thủ tục ban hành hiến pháp của Quốc Hội thủ tục ban hành luật dân sự, luật hình sự....
Xây dựng và ban hành theo trình tự thủ tục tố tụng, nó là kết quả của hoạt động giải quyết các vụ án có thể như hình sự, dân sự, hành chính dưới hình thức là các bản ản quyết định của tòa án quyết định của viện kiểm sát là chủ yếu. Khi các quyết định này các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành các thủ tục theo quy định của luật tố tụng.
Ví dụ : bản án quyết định của tòa hình sự dựa trên những quy định của luật tố tụng hình sự bản án
Hiệu lực pháp lý giá trị pháp lý
Có hiệu lực pháp lý mang tính ổn định thấp. Chính vì vậy mà những quyết định hành chính có thể sửa đổi, hủy bỏ bởi bất kì cơ quan nào trong bộ máy nhà nước
Ví dụ : quyết định thu hồi của UBND quận Đống Đa. HĐND quân Đống Đa quyết định hủy bỏ.
+ quyết định cấp giấy phép kinh doanh của chủ tịch UBND quận Đống Đa , UBND thành phố Hà Nội quy định hủy bỏ quyết định của UBND quận Đống ĐA
Có giá trị hiệu lực pháp lý và tính ổn định cao nhất.
Ví dụ : Quốc Hội ban hành hiến pháp, hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Là cơ sở cho các luật và các quy phạm pháp luật khác.
Có hiệu lực mang giá trị pháp lý ổn định. Nó chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bởi chính cơ quan cấp trên trong hệ thống.
Ví dụ : quyết định xét xử án hình sự của thẩm phán tòa ánh tỉnh chỉ có chánh án tòa án nhân dân tối cao mới có quyefn hủy bỏ hoặc sửa đổi.
Nội dung, mục đích, tính chất
Quyết định hành chính nhà nước chứa đựng các qui tắc xử sự (nếu là quyết định qui phạm) hoặc tình trạng pháp lí cụ thể (nếu là quyết định cá biệt theo khoản 1 điều 4 PL TTGQCVAHC). Tất cả đều nhằm giải quyết những việc phát sinh trong quản lí hành chính nhà nước.
Quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đời sống xã hội
Nhằm giải quyết các công việc phát sinh trong hoạt động tư pháp
III.Vai trò của các loại quyết định đối với quản lí hành chính nhà nước.
Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Một trong những biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nước là ra các quyết định. Quyết định pháp luật bao gồm những quyết định của cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Với tư cách là cơ quan hành pháp trong bộ máy nhà nước, các quyết định do chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống các cơ quan này ban hành đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Với tính chất là các mệnh lệnh điều hành, quyết định hành chính trực tiếp phản ánh ý chí của nhà nước. Thông qua các quyết định được ban hành theo luật định, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lí và điều hành xã hội. Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước nên các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật, nhằm thi hành luật. Với nội dung là những nguyên tắc xử sự, xây dựng các quyền và nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, quyết định quy phạm tạo ra một khuôn khổ pháp lý, trong đó các chủ thể thuộc pháp luật hành chính sẽ thể hiện các quyền và nghĩa vụ. Trên cơ sở của quyết định quy phạm, quyết định cá biệt được ban hành nhằm mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được quyền và nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Với tư cách là cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước, những quyết định của cơ quan tư pháp chủ yếu là những quyết định cá biệt dưới hình thức là những bản án của tòa ánh, quyết định của VKS. Tuy nhiên để thực hiện nghĩa vụ của mình các cơ quan này còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm (do HĐ thẩm phán TANDTC, chánh án TANDTC và viện trưởng VKSNDTC ban hành). Các quyết định hành chính để giải quyết việc nội bộ hoặc thực hiện việc thúc đẩy phát triển cải cách nền hành chính, buộc những cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức phải tự nâng cao năng lực quản lý và trách nhiệm công vụ đồng thời bảo đảm và tạo điều kiện để phát huy dân chủ, xây dựng bộ máy hành chính ngày càng trong sạch vững mạnh. Thông qua việc xét xử các vụ án hành chính đã khiến cho những quyết định hành chính trái pháp luật bị tuyên bố hủy hoặc phải cải sửa. Nhiều quyết định hành chính trái pháp luật đã bị tòa án tuyên chấm dứt.
Theo quy định của hiến pháp 1992 thì Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ngoài quyền lập hiến Quốc Hội còn có quyền ban hành các quyết định dưới hình thức luật, nghị quyết; UBTVQJ ban hành pháp lệnh và nghị quyết. Vì là quyết định của cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước nên các quyết định hành chính phải dựa trên cơ sở luật và dược ban hành để cụ thể hóa, hướng dẫn, thi hành luật. Những quyết định hành chính không phù hợp với hiến pháp và luật sẽ bị đình chỉ để sửa đổi hoặc bãi bỏ và chỉ có Quốc Hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chủ thể duy nhất có quyền ban hành hiến pháp và luật mới có quyền bãi bỏ các văn bản của chính phủ, thủ tướng chính phủ khi những quyết định này trai với hiến pháp và luật và nghị định của quốc hội.
C.KẾT LUẬN
Phân biệt quyết định hành chính với các quyết định lập pháp và quyết định tư pháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc áp dụng pháp luât một cách hiệu quả, nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thông qua quyết định hành chính có thể đánh giá được thủ tục hành chính, năng lực cán bộ, công chức, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính. Những quyết định hành chính là một phần của thể chế hành chính, quyết định hành chính, giúp bộ máy hành chính hoạt động hài hòa nhịp nhàng, các quyền và nghĩa vụ của công dân được thực hiện trên thực tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình luật hành chính Việt Nam , trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân
Giáo trình luật hành chính nhà nước, ĐHQGHN- Khoa luật, Nxb ĐHQGHN, 2005
Giáo trình luật hành chính và tài phán hành chính Việt Nam, Học viện chính trị quốc gia, Nxb Giáo dục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân biệt quyết định hành chính, quyết định lập pháp, quyết định tư pháp.doc