Phân tích chiến lược của KFC

Nổi tiếng với phương thức tẩm ướp đặc biệt từ 11 loại hương vị thảo

mộc, KFC trở thành thương hiệu gà rán nổi tiếng trên toàn thế giới từ thập

niên 30. KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi

tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. Đến với

các cửa hàng thuộc hệ thống KFC, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức món

gà quay có hương thơm đặc biệt chỉ có ở KFC.

Thành công lớn của KFC có lẻ là hình ảnh vị đại tá phương Nam -

Harland Sanders. Ông nghĩ rằng nếu ông muốn làm cho trạm xăng nhỏ của

mình vượt lên so với những trạm khác, ông cần phải làm cho nó khác biệt

với tất cả, và phải làm được điều mà chưa ai từng làm. Và người giúp ông

làm được điều này là. chính ông. Đây cũng là một trong những mẹo kinh

doanh của Sanders “Quảng bá bằng hình ảnh của chính mình”.

Khi vừa mới khởi nghiệp, ông bắt đầu sử dụng các đặc điểm riêng và

phẩm chất cá nhân của mình để tạo nên hình ảnh của công ty. Sanders đã trở

thành đại tá của bang Kentucky và ông muốn tận dụng đầy đủ hiệu quả của

nó. Ông nghĩ, bằng việc khai thác ưu thế của những đặc điểm của một đại tá

phương Nam, ông sẽ làm cho khách hàng có sự liên hệ với công ty một cách

hợp lý.

Ngay lập tức, từ những thứ như tấm bảng quảng cáo cao khoảng 2 mét

rưỡi tới những cái hộp đựng món gà rán Kentucky đều được phủ bằng hình

ảnh của Sanders. Khuôn mặt ông không chỉ trở thành thương hiệu của công

ty, mà bộ comple trắng, chiếc nơ đen, chòm râu bạc cũng là hình ảnh đập

vào mắt khách hàng khi đến các cửa hàng có món gà rán của ông. Bất kỳ khi

nào Sanders xuất hiện trên truyền hình địa phương để quảng bá cho món gà

rán của mình, doanh thu công ty lại tăng lên 10%. Thành công đó lí giải tại

sao hình ảnh của Sanders tiếp tục trở thành một phần để quảng bá cho công

ty kể cả khi ông đã qua đời.

pdf41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chiến lược của KFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn ngành. Do đó ngành có khả năng thương lượng rất cao với nhà cung cấp. Song sự hội nhập xuôi chiều của các nhà cung cấp là một mối lo ngại cho các công ty trong ngành và có thể cạnh tranh trực tiếp với công ty. Các nhà cung cấp các sản phẩm sạch cho ngành này là rất quan trọng bởi nó không những ảnh hưởng đến chất lượng của thức ăn nhanh mà còn ảnh hưởng đến sứ khỏe và tính mạng của khách hàng. Vì số lượng các nhà cung cấp thực phẩm hiện nay là hạn chế vì vậy mà tiếng nói của họ có giá trị hơn. Do vậy mà có thể nói rằng năng lực thương lượng của nhà cung cấp là thấp nhưng muốn có những nguyên liệu sạch để chế biến thì ngành lại chịu “lép vế” đối với họ. e. Các sản phẩm thay thế Áp lực chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là nhân tố về giá, chất lượng, các yếu tố khác như của môi trường như văn hoá, chính trị, công nghệ cũng sẽ ảnh hưương tới sự đe doạ của các sản phẩm thay thế. Đây là những điều kiện bất lợi cho sự phát triển của ngành. Khi người tiêu dùng quan tâm hơn đến những bữa ăn trong gia đình thì ngành thức ăn nhanh sẽ bị cạnh tranh rất khốc liệt. Thế nhưng điều này khó có thể phát triển bởi đa số người dân bây giờ luôn bận rộn với công việc và việc nấu những món ăn cho gia đình là rất khó khăn bởi họ không có đủ thời gian để làm điều này. Hiện nay thì mọi người thường sử dụng những loại sữa khác nhau cùng với một số loại thuốc để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mình đang rất phổ biến. Tuy nhiên thì những thứ đó không tạo cảm giác no nên cũng không thể nào thay thế cho ngành thức ăn nhanh được. Ngành thức ăn nhanh còn có thể bị thay thế bởi các sản phẩm được chế biến tại các quán hay nhà hàng như phở, mỳ… Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu còn cho thấy các tác hại của thức ăn nhanh, làm cho nguời tiêu dùng có thế sẽ không sử dụng thức ăn nhanh như trước mà chuyển sang dùng những loại thức ăn thay thế này. 2. Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi: a) Các thay đổi về người mua sản phẩm và cách thức sử dụng chúng Đó là sự thay đổi về cách suy nghĩ của người tiêu dùng về quan niệm thức ăn nhanh. Trước đây viêc sử dụng thức ăn nhanh được xem là không tốt cho sức khỏe.Nhưng hiện nay với nhịp sống năng động, thói quen công nghiệp và những cải tiến về công nghệ chế biến, việc tìm ra những nguyên liệu và công thức chế biến…phù hợp cho sức khỏe khiến người tiêu dùng thay đổi cách nhìn về thức ăn nhanh. Người dân bắt đầu sử dụng nhiều hơn với phương pháp ăn nhanh của thức ăn có sẵn mở ra cơ hội cho ngành phát triển. b) Sự phát sinh những sở thích của người mua về những sản phẩm khác biệt hơn là những hàng hóa thông thường Việc ăn thức ăn nhanh trong các cửa hàng sang trọng không những được nhiều người ưa thích mà nó còn đang thể hiện đẳng cấp ăn uống riêng cho mình. Chính vì vậy mà những thức ăn nhanh đã có thương hiệu có tiềm năng phát triển. c) Toàn cầu hóa Ranh giới của ngành không dừng lại giữa các quốc gia, các công ty nếu chỉ bó hẹp trong thị trường quê nhà thì họ sẽ không sẵn sàng đối phó với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài hiệu quả. Vì vậy sản phẩm của KFC không chỉ được tiêu thụ tại Mỹ mà còn có cơ hội bành trướng sản phẩm của mình ra thế giới thể hiện sự toàn cầu hoá thông qua việc nhượng quyền thương hiệu. Chính vì vậy KFC không những phải bành trướng các sản phẩm của mình sang các nước khác mà còn phải phòng thủ sân nhà trước các đối thủ nội địa cũng như các đối thủ ngoài nước. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa KFC và các đối thủ cạnh tranh lớn như Lotteria,McDonald's … sẽ làm cho lợi nhuận trong ngành sẽ giảm và để tăng cường sức cạnh tranh thì các công ty buộc phải cải tiến chất lượng cũng như hoạt động marketing. Khi toàn cầu hoá xảy ra thì nó sẽ hình thành nên một xu hướng mới đó là xu hướng liên kết giữa các thương hiệu lớn để tập trung sức mạnh cạnh tranh với đối thủ mạnh nhất, đồng thời tranh thủ địa bàn kinh doanh và mạng lưới phân phối sẵn có của phía đối tác để mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Trong thời đại toàn cầu hoá, không còn ranh giới địa lý, xu hướng này sẽ càng phát triển và trên thương trường số lượng các thương hiệu sẽ ít dần, trong tương lai sẽ chỉ còn là cuộc chơi giữa những thương hiệu lớn. 3. Các nhân tố then chốt của sự thành công: Các nhân tố then chốt để thành công trong ngành thức ăn nhanh chính là chiến lược marketing, R&D, sự nắm bắt nhu cầu khách hàng. Thứ nhất đó là chiến lược marketing. Một ví dụ cho nhân tố này, đó là logo quảng cáo thương hiệu KFC : Quảng bá bằng hình ảnh của chính mình.Nếu có gì đó mà Sanders biết rõ hơn cách tạo ra một món gà rán đặc biệt, thì đó chính là cách tự quảng bá. Ngay từ đầu, Sanders hiểu rằng nếu ông muốn làm cho trạm xăng nhỏ của mình vượt lên so với những trạm khác, ông cần phải làm cho nó khác biệt với tất cả, và phải làm được điều mà chưa ai từng làm. Và người giúp ông làm được điều này là... chính ông. Sanders trở thành người sở hữu thương hiệu rất sớm trong sự nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh của mình. Khi vừa mới khởi nghiệp, ông bắt đầu sử dụng các đặc điểm riêng và phẩm chất cá nhân của mình để tạo nên hình ảnh của công ty. Sanders đã trở thành đại tá của bang Kentucky và ông muốn tận dụng đầy đủ hiệu quả của nó. Ông nghĩ, bằng việc khai thác ưu thế của những đặc điểm của một đại tá phương Nam, ông sẽ làm cho khách hàng có sự liên hệ với công ty một cách hợp lý. Ai có thể biết làm thế nào để có món gà rán ngon ngoài vị đại tá phương Nam? Ngay lập tức, từ những thứ như tấm bảng quảng cáo cao khoảng 2 mét rưỡi tới những cái hộp đựng món gà rán Kentucky đều được phủ bằng hình ảnh của Sanders. Khuôn mặt ông không chỉ trở thành thương hiệu của công ty, mà bộ comple trắng, chiếc nơ đen, chòm râu bạc cũng là hình ảnh đập vào mắt khách hàng khi đến các cửa hàng có món gà rán của ông. Sanders hiểu sức mạnh của hình ảnh này và đó là lí do tại sao, sau rất nhiều năm hoạt động, hình ảnh đó chỉ thay đổi chút ít, theo từng thập kỷ. Cuối năm 2006, KFC thay đổi logo cũ (trái) bằng logo mới nhưng vẫn giữ nguyên các chi tiết, từ chiếc nơ con bướm, gọng kính đen, chòm râu phơ phất của vị cố Chủ tịch cho đến hai màu trắng - đỏ đặc trưng. Sanders cũng là một trong những doanh nhân người Mỹ thành đạt chỉ cho thế giới thấy rằng, một người phát ngôn nổi tiếng và được yêu thích có thể làm tăng thêm uy tín cho công ty. Với chiến lược này, KFC đã đánh vào một trong những yếu huyệt tâm lý quan trọng nhất của người Mỹ: khẳng định ý chí vươn lên, bất chấp mọi trở lực.Và điều này đã giúp KFC dành một vị trí số 1 trong tâm trí khách hàng. Tiếp theo là sự nắm bắt nhu cầu của khách hàng.Việc tạo ra ngày càng nhiều món ăn mới phù hợp với khẩu vị nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau giúp KFC nắm giữ khách hàng và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tâm trí người tiêu dùng. Và cuối cùng là Hoạt động R&D đang là công cụ được các tập đoàn trong ngành sử dụng mạnh nhất để dịch chuyển vị thế. Các ngành sản xuất thức ăn nhanh ngày nay đang áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản phẩm của mình. Họ tạo ra các sản phẩm phong phú, chất lượng, tiện lợi và hấp dẫn hơn. Đó chính là nghệ thuật marketing về mặt công nghệ. Các đầu bếp của KFC phải nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng để tìm ra công nghệ mới nhằm cải tiến sản phẩm như việc tìm ra các nguyên liệu mới,các món ăn mới.... 4. Kết luận về sức hấp dẫn của ngành: Ngành SX thức ăn nhanh đang là một ngành hấp dẫn nhưng cũng là nơi diễn ra những cuộc cạnh tranh gay gắt, nhiều lần đổi ngôi xáo vị. Vị thế cạnh tranh của các công ty lớn ngày càng mạnh, rào cản nhập cuộc ngày càng cao. Đây là một ngành tập trung bị dẫn đạo bởi các hãng lớn. Điều đó tạo ra một viễn cảnh rất khó khăn cho KFC. Tuy nhiên, KFC đang chiếm thị phần cũng tương đối trong ngành và không ngừng cải tiến công nghệ, tung ra các chiến dịch đột phá để giữ vững vị trí hiện tại. Và sau khi phân tích môi trường bên ngoài, ta có thể rút ra những cơ hội và đe dọa Cơ hội: -Phát triển hơn nữa tại các thị trường tiềm năng: Các nước Châu Á Thái Bình Dương khi mà ở khu vực này nhịp sống của người dân đang tăng cao. -Tìm kiếm công nghệ mới -Áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào quản lý, chế biến. -Phát triển sản phẩm theo xu hướng thị hiếu của các tầng lớp thanh niên và mọi người hiện nay. Đe doạ: -Nguy cơ cạnh tranh gay gắt và tham gia vào cuộc chạy đua công nghệ. -Bị chia sẻ thị phần dưới tác động của toàn cầu hóa. -Khách hàng ngày càng có đòi hỏi cao hơn C. PHÂN TÍCH BÊN TRONG Trong bất kì ngành nào cũng có một số công ty sinh lợi hơn những công ty khác. Không phải chỉ có sự tác động của môi trường bên ngoài mà KFC có được vị thế như hiện nay, đó còn do yếu tố của lợi thế cạnh tranh và sức mạnh bên trong của doanh nghiệp. Vậy chiến lược hiện tại của KFC là như thế nào, họ tập trung vào khối cạnh tranh cơ bản nào và nguồn lực, khả năng nào để đáp ứng thực hiện các hành động chiến lược đó? Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, giờ đây, cuộc đua tranh trong lĩnh vực R&D cũng không kém phần khốc liệt so với cuộc đua tranh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. KFC cũng chú trọng vào đầu tư cho các hoạt động R&D. Kinh doanh trong thời đại hiện nay đòi hỏi có sự hòa trộn giữa công nghệ với những sáng tạo trong sản phẩm. Thị trường thức ăn nhanh cũng không nằm ngoài quy luật này. I. Các hoạt động: 1. Hoạt động marketing Từ chỗ sân ai nấy đá thành sân chung mà mọi người ai muốn đá cũng vào đá được, tòan cầu hóa đã thay đổi bản chất của họat động kinh doanh, từ chỗ tập trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể được, doanh nghiệp đã phải dịch chuyển sự chú tâm của mình ra thị trường. Đơn giản là vì họ muốn khách hàng tin dùng và mua sản phẩm của họ hơn là của đối thủ cạnh tranh. Và để làm được việc đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt hơn, họ cần truyền thông tốt hơn về sản phẩm của họ, và họ cần xây dựng quan hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Chính vì những lý do trên, marketing ngày càng trở nên một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp. Nhưng marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Quảng bá bằng hình ảnh của chính mình Sanders trở thành người sở hữu thương hiệu rất sớm trong sự nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh của mình. Khi vừa mới khởi nghiệp, ông bắt đầu sử dụng các đặc điểm riêng và phẩm chất cá nhân của mình để tạo nên hình ảnh của công ty. Sanders đã trở thành đại tá của bang Kentucky và ông muốn tận dụng đầy đủ hiệu quả của nó. Ngay lập tức, từ những thứ như tấm bảng quảng cáo cao khoảng 2 mét rưỡi tới những cái hộp đựng món gà rán Kentucky đều được phủ bằng hình ảnh của Sanders. Khuôn mặt ông không chỉ trở thành thương hiệu của công ty, mà bộ comple trắng, chiếc nơ đen, chòm râu bạc cũng là hình ảnh đập vào mắt khách hàng khi đến các cửa hàng có món gà rán của ông. Sanders hiểu sức mạnh của hình ảnh này và đó là lí do tại sao, sau rất nhiều năm hoạt động, hình ảnh đó chỉ thay đổi chút ít, theo từng thập kỷ. Sanders cũng là một trong những doanh nhân người Mỹ thành đạt chỉ cho thế giới thấy rằng, một người phát ngôn nổi tiếng và được yêu thích có thể làm tăng thêm uy tín cho công ty. Sanders đã không gặp khó khăn nào khi thực hiện vai trò đó. Ông tin rằng mình có những sản phẩm tuyệt vời mà mọi người sẽ "phải lòng" ngay từ lần thử đầu tiên. Đằng sau đó là một công thức mà ông đã mất nhiều năm để hoàn thiện, và những sản phẩm đặc biệt cho Sanders. Ai sẽ bán sản phẩm tốt hơn chính người đam mê nó nhất. Tình yêu đối với sản phẩm không phải là lí do duy nhất khiến Sanders quyết định tự đặt mình vào trung tâm của chiến dịch tiếp thị dành cho công ty. Qua thời gian, kết quả sẽ tự nó nói lên tất cả. Chẳng hạn, bất kỳ khi nào Sanders xuất hiện trên truyền hình địa phương để quảng bá cho món gà rán của mình, doanh thu công ty lại tăng lên 10%. Không chỉ thế, Sanders hiểu rằng để thu hút mọi người đến cửa hàng của ông, ông phải xuất hiện trước mặt họ bất cứ khi nào có thể. Ông không bỏ lỡ các cơ hội để xuất hiện ở các nơi công cộng hoặc ở các phương tiện truyền thông đại chúng địa phương. Bất cứ khi nào mở ra cửa hàng mới, Sanders sẽ đến để trao phiếu thưởng đặc biệt cho khách hàng. Ông cũng chụp ảnh với trẻ con và nói chuyện với các đài phát thanh và truyền hình địa phương để được quảng bá miễn phí. Thành công đó lí giải tại sao hình ảnh của Sanders tiếp tục trở thành một phần để quảng bá cho công ty kể cả khi ông đã qua đời. Trên thực tế, KFC trở thành thương hiệu đầu tiên được nhìn thấy từ bên ngoài vũ trụ. Năm 2006, KFC chính thức ra mắt logo mới bằng chiến dịch “diễu hành” khá rầm rộ: một tấm biển vĩ đại diện tích hơn 8.000m2 đặt trên đại bản doanh ở bang Louisville, Mỹ, chưa kể 65.000 cờ vải in logo cắm dọc sa mạc Nevada trong suốt 24 ngày. Đây có thể là bước tiếp theo trong chiến lược của Sanders về việc sử dụng hình ảnh của chính mình để bán sản phẩm. 2. Hoạt động R&D: Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường mới. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa lý. Khách hàng giờ đây có nhiều quyền hơn trước đây. Nhờ vào công nghệ họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Công nghệ cũng đã giúp rút ngắn thời gian mà một ý tưởng cần có để thể trở thành một sản phẩm sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp nhu cầu thực khách mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của khách hàng. Theo tin NewYork, ngày 30 tháng 10 năm 2006, sau 2 năm bí mật thử nghiệm một loại dầu chiên Gà ít chất béo, KFC chính thức tuyên bố sẽ thay đổi loại dầu mới này vào tháng 4-2007 ngoại trừ loại bánh mì biscuits. 5500 tiệm KFC sẽ thay đổi dầu chiên loại đậu nành thay vì dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh đau tim, thực ra hai năm qua KFC đã bí mật dùng loại dầu đậu nành để bán cho thực khách và chờ đợi phản ứng của họ về khẩu vị thay đổi của mỗi người khác nhau ra sao. Đậu nành có hàm lượng linolenic thấp có chứa hàm lượng axit linolenic dưới 3% trong khi hàm lượng này ở dầu nành thông thường là 8%. Kết quả là dầu nành ổn định hơn cần ít hydro hoá hơn và do vậy tạo ra ít axit béo no hơn. Do đó người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm KFC, đặc biệt trong giới thanh thiếu niên hiện nay, khi mà tình trạng béo phì đang ngày càng có sự gia tăng rõ rệt. Việc thay đổi nguyên liệu dầu chiên này sẽ thu hút nhiều người đến với KFC hơn. Các bạn trẻ sẽ thoải mái ăn KFC hơn mà không bị ám ảnh tình trạng thừa cân và béo phì. Đây là bước tiến quan trọng để KFC tấn công vào thị trường. 3. Hoạt động chế biến: Chế biến cũng là một hoạt động quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho KFC. Điều đáng chú ý ở đây là KFC biết tận dụng các nguồn lực bên ngoài, KFC tạo cho mình lợi thế cạnh tranh từ các nguồn lực này chủ yếu là do khả năng quản lý nổi bật từ khâu mua bán, quản lý nguyên liệu cho đến việc quản lý các khâu chế biến rồi bán sản phẩm. II. Các nguồn lực: 1. Các nguồn tài chính Trong hai năm 2005-2006, khi dịch Sars và đại dịch cúm gia cầm hoành hành ở nhiều nước khiến thị phần của KFC giảm sút nghiêm trọng, nhiều thị trường gà rán KFC có chứa một số phẩm mầu, hàm lượng gây Cholesterol và béo phì cho người sử dụng... gây tổn thất không nhỏ đến doanh thu, kế hoạch phát triển thị trường KFC. Nhưng bằng chiến lược kinh doanh phù hợp, sản phẩm đã trở nên quen thuộc với nhiều thị trường, KFC đã nhanh chóng lấy lại hình ảnh, thương hiệu của mình, đặc biệt là thị trường châu Á. Năm 2005 là năm thắng lớn của KFC. Đặc biệt chỉ trong tháng 10, doanh số tăng 6%, so với mức giảm 3% trong năm trước đó. Trong 3 tháng trước đó, tổng doanh số tăng 6%. Sang năm 2006, có thể nói là năm châu Á của gà rán KFC. KFC đạt doanh thu 5,3 tỉ USD từ các nhà hàng của công ty và các cửa hàng nhượng quyền. Chỉ tính riêng tại thị trường Trung Quốc, doanh thu năm qua của KFC tại Trung Quốc lên hơn 200 triệu USD, vượt xa đối thủ cùng thị trường là L'etoile (Pháp), có mặt ở đây đã nhiều năm nay. Khoảng 60% lợi nhuận là từ thị trường Trung Quốc và một số thị trường nước ngoài. Những thị trường này đã giúp Yum! (công ty mẹ của KFC) và các công ty như McDonald ổn định trong cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ năm 2008. Nhưng hiện nay các thị trường này đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu sụt giảm. Doanh số của các cửa hàng tại Trung Quốc trong quí 4-2008 chỉ tăng 1%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng là 17%. Trong khi đó, doanh số tại các thị trường nước ngoài khác tăng 5% và tại Mỹ mức tăng trưởng là 2%. Do tình hình tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc, các nhà phân tích cho rằng Yum lần đầu tiên trong nhiều năm sẽ phải chuyển sang dựa vào thị trường Mỹ. Mặc dù, có lúc doanh thu của bị sụt giảm, nhưng nhìn chung những con số đó cho thấy tài chính cũng là một trong những nguồn lực mạnh của KFC.Với doanh thu như vậy, khả năng tự tài trợ của KFC là hoàn toàn có thể. Nguồn lực này đã cung cấp cho KFC khoảng vốn không nhỏ cho các hoạt động duy trì và tăng trưởng khác của mình. 2. Các nguồn tổ chức Thế giới biết đến KFC là một thương hiệu nổi tiếng về món gà rán. KFC bán được nhiều gà hơn bất kỳ nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh nào trên thế giới và chiếm lĩnh hơn 50% thị trường, là món ăn được ưa chuộng trên toàn thế giới. Trên thực tế, mọi hoạt động của các cửa hàng KFC đều nằm duới sự điều hành, quản lý nghiêm ngặt của công ty mẹ - YUM. Đây là một trong những nguyên tắc Franchise bất biến mà Tập đoàn Restaurant đang áp dụng. YUM là chi nhánh và là thành viên của tập đoàn những nhà hàng lớn nhất thế giới. Với hơn 32000 nhà hàng trên hơn 10 quốc gia và lãnh thổ, bốn trong năm loại chi nhánh nhà hàng của YUM! chiếm ưu thế mạnh trên thị trường thế giới về món gà, pizza, món ăn Mexico và hải sản, trong đó có KFC. Kết quả của sự hợp tác chặt chẽ này là các đại lý KFC có quyền tự do chọn lựa và chuyển nhượng các chi nhánh với nhau.Các đại lý đa chi nhánh không chỉ có nhiều loại thực đơn thu hút thực khách mà họ còn không ngừng đẩy mạnh tên tuổi của mình và tìm kiếm thị trường đầu tư, chia sẻ những phương sách, không gian và nhân lực giữa những chi nhánh có thu nhập cao để tăng doanh thu cho họ.YUM! gần đây tập trung vào mở rộng các chi nhánh như là phương tiện truyền bá chính để phát triển trong tương lai. YUM! sẽ xem mỗi chi nhánh như là một đội “những khách hàng kỳ quặc”, mà mục đích của họ là đảm bảo thực khách luôn luôn nhận được sự phục vụ tốt nhất. Sở giao dịch và hệ thống đảm bảo chất lượng cũng sẽ cung cấp cho các chi nhánh nguồn thực phẩm an toàn, sự huấn luyện chu đáo với các cách thức kiểm tra sổ sách. 3. Các nguồn vật chất Đến cuối năm 2007, KFC đã có tổng cộng 14.892 điểm kinh doanh trên khắp thế giới và hiện nay đã lên tới 34 nghìn nhà hàng trên toàn cầu. Trong đó, thị trường châu Á, đang là thị trường tiềm năng, phát đạt nhất của KFC. KFC luôn cố gắng tạo dựng lòng tin nơi khách hàng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm cho hoạt động lâu dài của mình. KFC chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và bảo đảm chất lượng. Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng Sản phẩm của KFC được chế biến theo tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới. 4. Nguồn nhân sự Hiện nay số lượng nhân viên của KFC rất lớn, chỉ riêng chi nhánh KFC UK đã có tới 20.000 lao động hiện đang làm việc tại Anh và Ireland và trong vòng 3 - 5 năm tới sẽ tuyển thêm 9.000 lao động mới, đặc biệt tập trung tại khu vực miền bắc nước Anh và miền nam xứ Wales, đây được coi là một biện pháp thúc đẩy nền kinh tế hai nước đang rơi vào suy thoái sâu này. KFC cũng cho biết thêm rằng hãng này sẽ dành 100-150 triệu bảng Anh cho kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh đầy tham vọng của nó. Đội ngũ nhân viên của KFC là những người linh hoạt, nhanh nhẹn và chu đáo trong công việc. Đặc biệt thái độ “Hết lòng vì khách hàng” xuất phát từ mỗi nhân viên luôn được xem là một trong những nhân tố mang lại sự thành công của công ty. Bên cạnh đó, KFC còn có một đội ngũ đầu bếp luôn nghiên cứu để tìm ra những món ăn mới phù hợp với khẩu vị của mỗi nơi mà KFC hoạt động. Điều này khiến cho nguồn nhân sự là một trong những nền tảng tạo ra các khả năng và năng lực cốt lõi. 5. Các nguồn sáng kiến KFC là một trong những thương hiệu đứng đầu trong thế giới thức ăn nhanh về khă năng tạo ra những món ăn hợp khẩu vị với người tiêu dùng, đặc biệt là món gà rán, làm cho nó luôn là mục tiêu của một số đối thủ cạnh tranh. Mỗi lần xuất hiện là một lần người tiêu dùng phải trầm trồ về hương vị của sản phẩm. Nguồn sáng kiến được tạo ra từ các chuyên gia đầu bếp của KFC, luôn luôn nghiên cứu để tìm ra những món ăn ngon, vừa hợp với khẩu vị của người tiêu dùng vừa tốt cho sức khỏe và không đắt đỏ Tiếp tục phát triển công thức nổi tiếng của nhà sáng lập Harland Sanders, trong những năm qua, chính Roger Eaton - chủ tịch KFC cùng với một nhóm đầu bếp đã nghiên cứu chế biến món gà nướng thay thế cho món gà rán và thực hiện chương trình tiếp thị với thời gian dài nhất từ trước đến nay. Món ăn được cho là sẽ thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng. Đây sẽ là món ăn giúp KFC lôi kéo được những khách hàng đã vắng mặt từ lâu trở lại với nhà hàng. Ông Eaton khẳng định. "Món ăn này cũng thu hút thêm những thực khách chưa từng thưởng thức KFC đến với nhà hàng". Cũng như các món ăn trước đây của KFC, tất cả các món gà nướng đều có bí quyết riêng. Công thức nguyên bản gồm có 6 loại thảo mộc và gia vị được bảo quản cẩn thận trong hộp điện chống ẩm đặt tại trụ sở của hãng. Sự khác biệt còn nằm trong cả hàm lượng dinh dưỡng. Theo KFC, mỗi miếng gà nướng có từ 70 đến 180 calorie và 4 đến 9 gam chất béo. So với công thức nguyên bản, các món thường có từ 110 đến 370 calorie và 7 đến 21 gam chất béo, tùy từng miếng lớn hay nhỏ. Miếng gà nướng chứa đựng từ 160 đến 440 milligram sodium. Hàm lượng này từ 290 đến 1.050 milligram sodium trên mỗi miếng gà rán theo công thức nguyên bản. Ông Eaton cho biết quy trình chế biến lần này có một phần khác biệt. Nhờ bộ giá nướng được thiết kế riêng nên thời gian chế biến một mẻ thịt gà chỉ mất 20 phút. Ban đầu, món gà nướng mới này chỉ được cung cấp tại các tiệm ăn KFC ở Mỹ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, món ăn này sẽ có mặt tại thị trường các nước khác. 6. Các nguồn danh tiếng Nổi tiếng với phương thức tẩm ướp đặc biệt từ 11 loại hương vị thảo mộc, KFC trở thành thương hiệu gà rán nổi tiếng trên toàn thế giới từ thập niên 30. KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. Đến với các cửa hàng thuộc hệ thống KFC, bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức món gà quay có hương thơm đặc biệt chỉ có ở KFC. Thành công lớn của KFC có lẻ là hình ảnh vị đại tá phương Nam - Harland Sanders. Ông nghĩ rằng nếu ông muốn làm cho trạm xăng nhỏ của mình vượt lên so với những trạm khác, ông cần phải làm cho nó khác biệt với tất cả, và phải làm được điều mà chưa ai từng làm. Và người giúp ông làm được điều này là... chính ông. Đây cũng là một trong những mẹo kinh doanh của Sanders “Quảng bá bằng hình ảnh của chính mình”. Khi vừa mới khởi nghiệp, ông bắt đầu sử dụng các đặc điểm riêng và phẩm chất cá nhân của mình để tạo nên hình ảnh của công ty. Sanders đã trở thành đại tá của bang Kentucky và ông muốn tận dụng đầy đủ hiệu quả của nó. Ông nghĩ, bằng việc khai thác ưu thế của những đặc điểm của một đại tá phương Nam, ông sẽ làm cho khách hàng có sự liên hệ với công ty một cách hợp lý. Ngay lập tức, từ những thứ như tấm bảng quảng cáo cao khoảng 2 mét rưỡi tới những cái hộp đựng món gà rán Kentucky đều được phủ bằng hình ảnh của Sanders. Khuôn mặt ông không chỉ trở thành thương hiệu của công ty, mà bộ comple trắng, chiếc nơ đen, chòm râu bạc cũng là hình ảnh đập vào mắt khách hàng khi đến các cửa hàng có món gà rán của ông. Bất kỳ khi nào Sanders xuất hiện trên truyền hình địa phương để quảng bá cho món gà rán của mình, doanh thu công ty lại tăng lên 10%. Thành công đó lí giải tại sao hình ảnh của Sanders tiếp tục trở thành một phần để quảng bá cho công ty kể cả khi ông đã qua đời. Sanders hiểu sức mạnh của hình ảnh này và đó là lí do tại sao, sau rất nhiều năm hoạt động, hình ảnh đó chỉ thay đổi chút ít, theo từng th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích chiến lược của KFC.pdf
Tài liệu liên quan