Phân tích dân số và nguồn lao động

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG. 3

I. Mục đích và ý nghĩa của phân tích mối quan hệ giữa dân số và lao động. 3

1. Vai trò của dân số. 3

2. Quy mô dân số và quy mô nguồn lao động. 3

3. Sinh, tử và cơ cấu dân số. 6

3.1. Mức sinh là yếu tố quyết định hình dáng, cấu trúc tuổi,giới tính và chi phối những biến đổi trong quy mô, phân bố, tốc đọ tăng dân số và nguồn lao động. 6

3.2. Tử : Mức chết thay đổi làm ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn lao động. 8

3.3. Cơ cấu dân số 10

4. Di dân 12

II. Một số chỉ tiêu cơ bản trong phân tích dân số và nguồn lao động 16

1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô (Crude Labour Force Participation Rate – CLFPR) 16

2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (General Labour Force Participation Rate – GLFPR). 18

3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi (Age Sex Specific Labour Force Participation Rate – ASSLFPR). 19

4. Tỷ số phụ thuộc: 21

4.1 Khái niệm: 21

4.2 Phân loại: 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích dân số và nguồn lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên độ tuổi lao động. -Trong điều kiện bình thường, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao nhất. Quy mô của nó không những nhiều hơn nhóm dân số trẻ và nhóm dân số già mà trong nhiều trường hợp nó còn nhiều hơn tổng số dân của 2 nhóm này cộng lại. -Sự phát triển của dân số trong 1 thời kì phụ thuộc vào các thành phần chính: biến động tự nhiên (sinh, tử) và di cư thuần tuý ( nhập cư, xuất cư). Do vậy, tỷ lệ phát triển dân số ( r ) được xác định như sau: Công thức: r = x100 Trong đó: : là dân số trung bình; B: Số trẻ em sinh ra; D: Số người chết; I:Số người nhập cư O: Số người xuất cư của kỳ nghiên cứu Tương tự như vậy, tỷ lệ tăng của lực lượng lao động trong 1 thời kỳ nào đó phụ thuộc vào sự phát triển dân số ( tăng tự nhiên và di dân thuần tuý) và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Các yếu tố quyết định đến quy mô lực lượng lao động được thể hiện ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô lực lượng lao động Các nhân tố: sinh, tử và di dân (trong và ngoài nước) Các nhân tố kinh tế, xã hội và văn hoá Quy mô và cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính Quy mô và cơ cấu của lực lượng lao động theo tuối - giới tính Chú giải: Quan hệ chặt Quan hệ lỏng Có 3 nhân tố quyết định đến cung lao động là: - Quy mô dân số, quyết định bởi tăng tự nhiên và di dân thuần tuý ( mức sinh, mức chết,di dân). - Cơ cấu theo tuổi và giới tính - Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo tuổi và giới tính 3. Sinh, tử và cơ cấu dân số. 3.1. Mức sinh là yếu tố quyết định hình dáng, cấu trúc tuổi,giới tính và chi phối những biến đổi trong quy mô, phân bố, tốc đọ tăng dân số và nguồn lao động. -Như ta biết mức sinh sản biểu thị sự sinh đẻ của phụ nữ, nó liên quan tới số trẻ em sinh sống mà 1 người phụ nữ thực có trong suốt cuộc đời sinh đẻ của mình. Mức sinh cao ( thấp), phát triển nhanh hay chậm làm cấu trúc tuổi của dân số và nguồn lao động trẻ ra ( hoặc già đi) làm cấu trúc giới tính có thể mất cân đối hoặc hài hòa, hợp lý hơn, làm tăng hoặc giảm gánh nặng kinh tế của những nười trong độ tuổi lao động; làm thay đổi quy mô dân số tăng hoặc giảm . Tại thời điểm mức sinh cao làm mật độ tham gia vào lực lượng lao động phụ nữ trẻ giảm ảnh hưởng tới những nghành sản xuất cần nhiều phụ nữ như nghành chế biến, may mặc, giày,…hạn chế điều kiện học tập của phụ nữ, làm giảm chất lượng lao động nữ, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động. VD: Theo số liệu điều tra từ năm 1998 đến năm 2003 cho thấy xu hướng thay đổi mức sinh (ASFR vaTFR) ở nước ta như sau. Biểu 1: Xu hướng thay đổi mức sinh (ASFR và TFR) 15 năm qua Nhóm tuổi Năm 1988 (TĐTDS 1.4.1989) Năm 1998 (TĐTDS 1.4.1999) Năm 2000 (Điều tra 1.4.2001) Năm 2001 (Điều tra 1.4.2002) Năm 2002 (Điều tra 1.4.2003) Năm 2003 (Điều tra 1.4.2004) 15-19 35 29 24 23 32 31 20-24 197 158 147 145 143 140 25-29 209 135 137 141 136 143 30-34 155 81 79 83 75 83 35-39 100 41 39 39 35 38 40-44 49 18 13 14 11 11 45-49 14 6 4 3 2 1 TFR 3.8 2.33 2.25 2.28 2.12 2.23 Từ Biểu 1, có thể rút ra mấy nhận xét sau đây: Điều tra 1/4/2003 (tính cho năm 2002), TFR đạt mức sinh thay thế, tất cả các tỉ suất sinh đặc trưng(ASFR) của các nhóm tuổi đều đạt thấp. -Điều tra 1/4/2004 ( tính cho năm 2003), mức sinh tăng khá ở các nhóm 25-29 và 30-34; gần như “dừng” ở nhóm 20-24 và 35-39 (tăng /giảm không đáng kể). -Xét cho cả thời kì 5 năm (1998-2003): Mức sinh của Việt Nam (TFR) vẫn liên tục giảm. Năm 2002 (số liệu điều tra 1/4/2003) Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế (TFR=2,1 con/ phụ nữ). Năm 2003 (số liệu điều tra 1/4/2004) mức sinh có “nhích lên”, song TFR vẫn thấp hơn các năm trước 2002. Hiện tượng mức sinh có sự “dao động” khi đã tiệm cận hoặc đạt mức sinh thay thế là một hiện tượng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, hiện tượng mức sinh “nhích lên” của Việt Nam trong năm 2003 không phải là ngoại lệ, đồng thời cũng vì thế mà khẳng định mức sinh sẽ không giảm trong những năm tiếp theo. Nước ta là một nước đang phát triển , mức sống còn thấp do vậy mức sinh cao sẽ là gánh nặng cho xã hội. Vì vậy Nhà Nước phải áp dụng các biện pháp giảm mức sinh bằng chính sách dân số như: . Biện pháp tuyên truyền giáo dục: giúp người dân tự nguyện, tự giác chấp nhận mục tiêu của chương trình dân số, tự nguyện sinh đẻ có kế hoạch. . Biện pháp kinh tế: Muốn giảm mức sinh phải thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân. Nước ta hiện nay chỉ mới quan tâm tới thưởng, phạt để giảm mức sinh. . Biện pháp hành chính: Xử lý kỉ luật đối với những người không chấp nhận hoặc vi phạm các mục tiêu của chương trình (đây chỉ là biện pháp nhất thời khi ý thức chưa cao). . Biện pháp kĩ thuật: Áp dụng để tránh có thai. Tuy nhiên nước ta cũng cần quan tâm đến tỉ lệ nạo phá thai. 3.2. Tử : Mức chết thay đổi làm ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố nguồn lao động. - Múc chết tăng làm cho nguồn lao động thường giảm xuống, tỷ lệ phụ thuộc có thể giảm theo (do số trẻ em và người già đa phần nhiều hơn so với dân số trong độ tuổi lao động). - Mức chết giảm làm cho tuổi thọ trung bình dân cư tăng, cung lao động lão niên nhiều hơn. Đặc biệt tỷ suất chết trẻ em giảm xuống làm cho mức sinh giảm và cung lao động trẻ trong tương lai giảm và cơ cấu lao động già hoá, chất lượng nguồn lao động bị ảnh hưởng. - Múc độ chết thường được đo bằng tỷ suất chết sơ sinh (IMR= tỷ lệ % giữa số trẻ em chết khi chưa đạt 12 tháng tuổi trong năm/ tổng số trẻ em mới sinh ra trong năm đó). Ví dụ: Theo số liệu điều tra IMR và CDI của Việt Nam. Biểu 2. So sánh mức độ chết và xu hướng thay đổi mức đọ chết của Việt Nam. Tỷ suất chết sơ sinh (IMR)- phần nghìn. Năm 1998 (TĐTDS 1/4/1999) CCDR Năm 2000 (TĐTDS 1/4/2001) CCDR NNăm 2001 (TĐTDS 1/4/2002) CCDR NNăm 2002 (TĐTDS 1/4/2003) CCDR Năm 2003 (TĐTDS 1/4/2004 CDR Đông Nam Á Indonesia Malaysia Philipine Singapore Thailand Việt Nam 1. ĐB Sông Hồng 2. Đông Bắc 3. Tây Bắc 4. Bắc Trung Bộ 5. Nam Trung Bộ 6. Tây Nguyên 7. Đông Nam Bộ 8. ĐB Sông Cửu Long 46 46 8 35 3.3 25 37 27 41 58 37 41 64 24 38 7 7 5 7 5 7 5.6 5.1 6.4 7.0 6.7 6.4 8.7 4.5 5.0 41 42 8 31 3 18 31 26 36 41 32 29 43 23 32 7.1 7.2 4.4 5.3 4.5 6.0 5.6 4.8 6.5 7.3 5.7 5.4 7.8 4.4 5.8 41 40 8 30 3 21 26 20 30 41 31 24 31 19 21 7.0 7.1 4.6 5.2 4.5 6.0 5.8 6.0 6.4 6.8 6.8 5.5 5.3 5.3 4.9 21 15 29 37 22 17 29 10 13 5.8 6.2 7.0 7.1 6.7 6.0 5.4 5.1 4.9 18 10 27 36 19 19 36 12 13 5.4 6.0 6.3 7.0 6.7 6.0 5.9 4.5 5.0 Tỷ suất chết thô ( ký hiệu là CDR) được định nghĩa là tỷ lệ phần nghìn giữa tổng số người chết trong năm chia cho dân số trung bình của năm đó. Khác với tỷ suất chết sơ sinh, tỷ suất chết thô lại phụ thuộc rất chặt vào cơ cấu dân số theo độ tuổi: với cùng mức độ chết như nhau nhưng dân số nào có tỷ trọng của nhóm dân số có nguy cơ chết cao (như trẻ em và người già) thì dân số đó có CDR càng cao, và ngược lại. Vì vậy CDR chỉ để ước lượng dân số mà không được sử dụng trực tiếp để đánh giá mức độ chết cao hay thấp, tăng hay giảm (nếu chưa qua kỹ thuật “chuẩn hoá CDR”. Số liệu của biểu 1 và biểu 2 cho thấy: Mức độ chết (biểu thị qua IMR) của Việt Nam chỉ bằng khoảng một nửa so với mức độ chết chung của khu vực Đông Nam Á. IMR của cả nước và các vùng liên tục giảm biểu thị sự thành công của chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nhất là từ khi triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng những năm qua. Cần lưu ý đến IMR của năm 2002 ở Tây Nguyên đã tăng khá so với năm 2003 (từ 29 lên 36 phần nghìn). Tây Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mức độ chết cao. CDR của Việt Nam thuộc mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực. Mặc dù mức độ chết (biểu thị qua IMR) của Tây Nguyên cao nhất cả nước song do cơ cấu dân số của Tây Nguyên thuộc loại “trẻ” nên CDR của vùng này khá thấp so với vùng khác. 3.3. Cơ cấu dân số Cơ cấu theo tuổi và giới tính của dân số ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, phẩn bố chất lượng nguồn lao động - Dân số trẻ (người trẻ dưới 15 tuổi đông và chiếm tỉ trọng cao) có nghĩa là hằng năm số người lao động gia nhập vào lực lượng lao động nhiều hơn số người già ra khỏi lực lượng lao động làm quy mô nguồn lao động tăng, cơ cấu nguồn lao động được trẻ hoá liên tục, dòng di chuyển của lao động diễn ra nhiều và mạnh, chất lượng nguồn lao động sẽ được cải thiện hơn so với dân số già (do tuổi trẻ năng động, ham học hỏi, có sức khoẻ, có ý trí…) -Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính phản ánh một bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và mức độ gia tăng dân số của nhiều thế hệ, trong đó các thế hệ mới sinh trong vòng 5 đến 10 năm gần đây. -Cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi phản ánh một bức tranh tổng quát về mức sinh, mức chết và tốc độ gia tăng dân số của nhiều thế hệ, trong đó có các thế hệ mới sinh trong vòng 5-10 năm gần đây. Một công cụ hữu ích để mô tả cơ cấu dân số là tháp dân số. 8 6 4 2 0 0 2 4 6 8 Nam Nữ Thap dan so. Viet Nam, 2004 8 6 4 2 0 0 2 4 6 8 Nam Nữ Thap dan so. Viet Nam, 1999 So sánh tháp dân số đã thu thập trong cuộc tổng điều tra dân số 1/4/1999 với số liệu của cuộc điều tra biến động dân số 1/4/2004 (cách nhau 5 năm) cho thấy: - Sự thu hẹp tương đối nhanh của ba thanh ở đáy tháp đối với cả nam và nữ, đặc biệt là của nhóm 0-4 tuổi và nhóm 5-9 tuổi, nói lên rằng mức sinh giảm liên tục và nhanh trong suốt 10 năm qua. - Sự “nở ra” khá nhanh của các thanh trên đỉnh tháp đối với cả nam và nữ cho thấy dân số nước ta đã bắt đầu có xu hướng lão hoá với tỷ trọng người già ngày càng tăng. - Sự “nở ra” khá đều của các thanh từ 15-49 tuổi và 15-54 tuổi đối với cả nam và nữ làm cho hình dạng của tháp dần dần trở thành “hình tang trống” cho thấy: (1) Số phụ nữ bước vào các độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ 20-24 tuổi có tỷ suất mắn đẻ cao nhất (là những thế hệ “sinh bù sau chiến tranh” đã xảy ra trong những năm 1976-1980); (2) Số người bước vào độ tuổi lao động cũng ngày càng tăng nhanh, đây là một lợi thế nhưng cũng là một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm ở nước ta; (3) Mức độ chết ngày càng giảm và tuổi thọ của dân số đang tăng khá nhanh. 4. Di dân Cùng với sinh và chết thì di dân có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố dân số làm ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu nguồn lao động. -Di dân là một hiện tượng kinh tế xã hội đã và đang diễn ra ở mọi quốc gia và trong mọi thời kỳ. Vậy di dân là gì? Di dân là sự di chuyển của người dân từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác dựa theo những chuẩn mực về không gian và thời gian xác định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú. - Hiện trạng di dân: + Xu hướng di dân Di dân là hiện tượng mang bản chất kinh tế xã hội sâu sắc nên mỗi loại hình di dân đều gắn liền với một giai đoạn phát triển nhất định. . Dòng di dân từ nông thôn ra thành thị ở các nước phát triển đã làm tăng dân số ở thành thị tăng gấp 3 lần ở nông thôn. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ phát triển dân số thành thị thường gấp đôi ở nông thôn. Quá trình đô thị hoá này ngay lập tức ảnh hưởng đến tình trạng việc làm ở khu vực thành thị dẫn đến ảnh hưởng đến nguồn lao động của cả nơi đi và nơi đến. Phần lớn dân di cư là từ nông thôn, những nơi có ít việc làm đến những khu công nghiệp đang cần nhiều lao động phổ thông và không yêu cầu tay nghề cũng như bằng cấp. Chính vì vậy mà phần lớn dân di cư đến các đô thị đều có trình độ văn hoá tay nghề cũng như trình độ chuyên môn không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động ở các khu vực kinh tế hiện đại. Do vậy nó bổ sung thêm vào nguồn lao động ở thành thị đội quân thất nghiệp hay thiếu việc làm. Đây là một gánh nặng kinh tế. . Dòng di dân quốc tế: quá trình di dân này gắn liền với quá trình di chuyển lao động (có thời hạn hoặc lâu dài) từ các nước đang phát triển (đông dân và khan hiếm tài nguyên) sang các nước phát triển (ít dân và có tiềm năng về vốn, nguồn lực). Điều đáng chú ý là số lao động này không những chỉ bao gồm những lao động giản đơn mà còn bao gồm lao động có tay nghề, học vấn cao. Quá trình di chuyển lao động này đã tạo ra hiện tượng “chảy máu chất xám” từ các nước nghèo sang các nước giàu và góp phần làm sâu sắc thêm sự phân hoá giàu nghèo giữa hai nước này. + Tuổi thường di dân: mục đích của di dân chủ yếu là tìm việc làm có thu nhập cao. Vì vậy những người di dân thường trong độ tuổi lao động từ 15 đến 30 tuổi. + Giới tính thường di chuyển: nam giới thường có sức khoẻ không bị vướng bận việc gia đình và có cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều hơn nữ giới nên thường hay di chuyển nhiều hơn và những người có trình độ văn hoá cao cũng thường như vậy. - Nguyên nhân dẫn đến di dân + Các nguyên nhân như là lực hút tại các vùng có dân di chuyển đến . Đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hoà, môi trường sống thuận lợi. . Dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiện đời sống. Đây là nguyên nhân chủ yếu trong quá trình di dân, nguyên nhân này đã làm thay đổi không chỉ nơi cư trú mà cả nghề nghiệp của những người di dân. Cơ hội tìm kiếm việc làm và các hoạt động khác như giáo dục, y tế, nhà ở, thông tin liên lạc, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi đã kích thích việc di dân từ nông thôn ra thành thị. . Các điều kiện về anh ninh chính trị ổn định + Các nguyên nhân là lực đẩy với người di dân . Điều kiện sống quá khó khăn, mức sống thấp, ít có cơ hội để nâng cao mức sống. . Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất đai bạc màu, khó kiếm việc làm và thiếu nguồn lực như vốn và công nghệ để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống. . Môi trường an ninh chính trị bất ổn định. Theo số liệu ở biểu 3 phản ánh bức tranh chung về tình hình di cư giữa các vùng đến năm 2004 trong số 8 vùng chỉ có Đông Nam Bộ là vùng duy nhất nhập cư thuần từ các vùng khác đến (7.2%0), 7 vùng còn lại đều xuất cư thuần đi các vùng khác. Bắc Trung Bộ là vùng có tỷ lệ xuất cư thuần lớn nhất (-2.8%0), tiếp đến là vùng ĐB Sông Cửu Long (-2.3%0), vùng có tỷ suất xuất cư thấp nhất là vùng Tây Bắc (-0.2%0) và ĐB Sông Hồng (-0.3%0). So với các vùng khác thì Tây Nguyên có xu hướng di cư khá đặc biệt. Trước năm 2002 Tây Nguyên luôn luôn là vùng nhận dân với số lượng lớn từ các vùng khác, song từ năm 2002 trở đi vùng này lại trở thành vùng xuất cư. Đây là hậu quả của tình hình giảm giá cà phê, ca cao và một số nông sản đặc thù khác của Tây Nguyên những năm qua cộng với tình hình an ninh chính trị thiếu ổn định của vùng này. Biểu 3: Tỷ suất di cư thuần trong 12 tháng trước thời điểm điều tra Việt Nam (1999-2004) TĐTDS 1/4/1999 Điều tra 1/4/2001 Điều tra 1/4/2002 Điều tra 1/4/2003 Điều tra 1/4/2004 A.Các vùng: 1.ĐB Sông Hồng 2. Đông Bắc 3. Tây Bắc 4. Bắc Trung Bộ 5. Nam Trung Bộ 6. Tây Nguyên 7. Đông Nam Bộ 8. ĐB Sông Cửu Long B. Ba tỉnh trọng điểm 1. Hà Nội 2. TP HCM 3. Bình Dương -0.22 -0.24 -0.03 -0.59 -0.26 1.57 1.07 -0.24 9.7 18.7 13.7 -0.48 -2.48 -1.53 -4.25 -3.35 3.93 10.37 -2.037 23.9 16.9 27.2 1.09 -1.75 -0.98 -0.99 -1.05 -1.97 3.71 -1.30 19.4 7.1 11.8 -1.36 0.05 0.24 -1.45 -3.47 -0.52 7.37 -1.77 12.0 16.7 11.6 -0.25 -1.30 -0.15 -2.80 -1.17 -0.33 7.22 -2.27 15.3 13.4 23.2 Vùng Đông Nam Bộ tiếp tục là vùng có tốc độ đô thị hoá cao, các khu công nghiệp phát triển mạnh nên vẫn là vùng thu hút dân nhập cư lớn nhất, tỷ suất nhập cư thuần luôn duy trì ở mức độ cao nhất trong cả nước. Trong 3 năm từ 2002 đến 2004, tỷ suất nhập cư của vùng Đông Nam Bộ đều duy trì ở mức trên 10%0. Thị trường lao động có bước phát triển khá mạnh. Nghiên cứu các luồng di cư đến các tỉnh, thành phố cho thấy tốc độ đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp ngày càng gia tăng đã thu hút lao động rất lớn từ các vùng, tỉnh khác tới. Riêng năm 2004 đã có 37 vạn lao động di chuyển ngoại tỉnh vì lý do đi làm ăn. Trong số đó, đáng kể là 4 tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội (nhập cư 57.000 người), Đà Nẵng (13.000 người), TP HCM (91.000 người) và Bình Dương (23.000 người). Biểu 4: Số người nhập/ xuất cư giữa các vùng trong 12 tháng trước 1/4/2004 Nhóm tuổi Tổng số dân có đến 1/4/2004 Số người nhập/xuất cư từ các vùng khác Tỷ trọng phần trăm (%) Tỷ suất nhập/xuất cư (%0) (A) (1) (2) (3) (4) = (2)/(1)*1000 Cả nước Dưới 15 15 – 44 45 + 80.517.586 23.553.134 40.276.793 16.687.658 205.365 31.284 154.722 19.362 100 15.2 75.4 9.4 2.6 1.3 3.8 1.2 Biểu 4 cho thấy rõ hơn về mô hình di cư giữa các vùng. Nhìn chung những người di cư tập trung ở độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi. Tỷ trọng người di cư trong nhóm tuổi này chiếm tới 75%, trong đó tập trung cao nhất thuộc nhóm tuổi thanh niên (15 đến 34 tuổi). Di cư chủ yếu vì mục đích kiếm việc làm và đi học ở các khu đô thị. Vùng nhập cư lớn nhất là Đông Nam Bộ, hầu hết nhận dân ở độ tuổi từ 15 đến 34 là độ tuổi sung sức nhất (chiếm 70%) II. Một số chỉ tiêu cơ bản trong phân tích dân số và nguồn lao động 1. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô (Crude Labour Force Participation Rate – CLFPR) 1.1. Khái niệm: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô là tỷ lệ giữa dân số hoạt động kinh tế trên tổng số dân trong năm và thường biểu bị bằng %. 1.2. Ký hiệu: CLFPR 1.3. Công thức: CLFPR= Dân số hoạt động kinh tếTông dân sô×100 CLFPR = Trong đó PLF : dân số hoạt động kinh tế. P : tổng dân số. Ví dụ : Có số liệu của 2 cuộc tổng điều tra 1989 và 1999 như sau: Chỉ tiêu 01/4/1989 01/4/1999 Hoạt động kinh tế 28420 37324 Làm việc 26918 35847 Không có việc làm 1502 1477 Không hoạt động kinh tế 9822 13442 Dân số từ 15 tuổi trở lên 38242 50766 Tổng dân số 64405 76327 Như vậy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô năm 1989 là CLFPR=2842064405×100=44.12% Kết quả này phản ánh trong 100 người có 44 người tham gia hoạt động kinh tế. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô năm 1999 là CLFPR=3732476327×100=48.9% Kết quả này phản ánh trong 100 người có 49 người tham gia hoạt động kinh tế. 1.4. Ưu nhược điểm: - Ưu điểm: + Ước tính quy mô dự trữ lao động trong phạm vi một nền kinh tế. + Phản ánh mức độ tham gia hoạt động kinh tế của dân số. - Nhược điểm: Bị chi phối nhiều bởi cơ cấu dân số (tuổi và giới tính của dân số). Do ở mỗi tuổi, mỗi giới, mức độ tham gia hoạt động kinh tế khác nhau. Mà ở mẫu là toàn bộ dân số bao gồm cả trẻ em và người già không tham gia lực lượng lao động. Chính vì thế mà chỉ tiêu này chưa phản ánh đầy đủ và chính xác mức độ tham gia hoạt động kinh tế của dân số trong tuổi lao động. Để khắc phục nhược điểm của chỉ tiêu này trong nghiên cứu mối quan hệ Dân số - Lao động có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung. 2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung (General Labour Force Participation Rate – GLFPR). 2.1. Khái niệm: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung phản ánh tỷ lệ dân số tham gia hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lên trong tổng số dân từ 15 tuổi trở lên. 2.2. Ký hiệu: GLFPR 2.3. Công thức: GLFPR= Dân số hoạt động kinh tế từ 15 tuổi trở lênTổng dân số từ 15 tuổi trở lên ×100 VD: dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể có: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung năm 1989: GLFPR= 2842038242 ×100=74.3% Tỷ lệ này phản ánh vào năm 1989, cứ trong 100 người từ 15 tuổi trở lên thì có 74 người tham gia hoạt động kinh tế. GLFPR'= 3732450766 ×100=73.5% Tỷ lệ này phản ánh vào năm 1999, cứ trong 100 người từ 15 tuổi trở lên thì có 73 người tham gia hoạt động kinh tế. 2.4. Ưu, nhược điểm: - Ưu điểm của chỉ tiêu này là có thể sử dụng trong những so sánh đơn giản về dân số hoạt động kinh tế. Khi tính toán, nó loại trừ những trường hợp trẻ em hay người già, những người chưa đủ hay đã hết khả năng lao động. - Nhược điểm của chỉ tiêu này là không phản ánh hết được mức độ tham gia hoạt động kinh tế của mỗi giới và độ tuổi khác nhau. Nó vẫn bị chi phối bởi các yếu tố có liên quan đến cơ cấu tuổi và giới tính của người lao động, vì ở mỗi độ tuổi và giới tính khác nhau thì mức độ tham gia hoạt động kinh tế của mỗi người lao đông không giống nhau. Do đó, để khắc phục nhược điểm này thì người ta còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi. 3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đặc trưng theo giới và tuổi (Age Sex Specific Labour Force Participation Rate – ASSLFPR). 3.1. Khái niệm .Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia hoạt động kinh tế ở mỗi giới và cá độ tuổi khác nhau, đo bằng số người tham gia hoạt động kinh tế ở độ tuổi (nhóm tuổi) của giới nào đó trên tổng số dân địa phương tương ứng ở độ tuổi (nhóm tuổi) của giới đó. 3.2. Ký hiệu: ASLFPR 3.3. Công thức: Ta khái quát hóa định nghĩa thành công thức Dân số nam (nữ) độ tuổi x (x, x+n) than gia hđ kinh tế ASLFPR = x 100 Dân số nam (nữ) độ tuổi x (x.x+n) Ví dụ: Tính riêng cho nam & nữ, tại cuộc tổng điều tra dân số ngày 01/04/1999 ta có Dân số nam độ tuổi 30 – 34 là 2.984.912 người. Trong đó dân ố nam độ tuổi 30 – 34 tham gia hoạt động kinh tế là 2.934.241 người. Như vậy ta có: = x100 = 98% ---à Phản ánh trong 100 nam trong độ tuổi 30 – 34 có 98 người tham gia hoạt động kinh tế. 3.4. Ưu, nhược điểm: - Ưu điểm của chỉ tiêu này là có thể sử dụng để so sánh giữa các vùng lãnh thổ khác nhau vì không bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tuổi và giới, khắc phục được yếu tố cơ cấu tuổi và giới tính là chỉ tiêu quan trọng phản ánh toàn diện mức độ tham gia hoạt động kinh tế của dân số. - Bên cạnh đó chỉ tiêu này cũng còn nhược điểm là fải so sánh nhiều chỉ tiêu đồng thời, nó vẫn chưa thật “tinh” vì chịu chi phối & chưa loại trừ ra ngoài hết ảnh hưởng của yếu tố thể lực ( yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực), những người lớn tuổi, lao động tàn tật, mất sức vẫn chưa bị loại trừ (không còn khả năng lao động). Trong thực tế tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam giới trước 25 tuổi tăng dần theo tuổi, đạt đỉnh cao trong vòng 40 – 45 tuổi hoặc 50 -55 tuổi sau đó giảm dần và giảm nhanh sau 65 tuổi. Khi so sánh theo giới thì tỷ lệ tham gia lao động đặc trưng theo tuổi cảu nam giới cao hơn nữ giới ở tất cả các độ tuổi. Ngoài ra các nước công nghiệp hiện đại, tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế nói chung cao hơn các nước đang phát triển. Mặt khác tỷ lệ này con fgiảm ở tuổi sinh đẻ đối với nữ do yêu cầu về sức khỏe và đặc điểm tâm sinh lý 4. Tỷ số phụ thuộc: 4.1 Khái niệm: Tỷ số phụ thuộc chung là số người trong độ tuổi phụ thuộc (dưới tuổi lao động và trên tuổi lao động) so với 100 người trong độ tuổi lao động của một dân số. Tỷ số phụ thuộc chung = Dân số dưới tuổi lao động và trên tuổi lao động X 100 Dân số trong tuổi lao động Hay DR = P0 – 14 + P60+ X 100 P15 - 59 Tỷ số phụ thuộc chung phản ánh mức độ đảm nhận (hay gánh nặng kinh tế) của những người trong độ tuổi lao động phải làm việc để nuôi sống chính mình và nuôi bao nhiêu trẻ em và người già ăn theo. Tỷ số này thường xuyên thay đổi do sự biến đổi của các quá trình dân số như sinh, chết, di dân quyểt định. Tỷ số này càng cao, mức đảm nhận của những người trong độ tuổi lao động càng lớn. Để đảm bảo điều kiện sống không bị giảm sút mỗi người trong độ tuổi lao động phải làm việc nhiều hơn so với cường độ và năng suất lao động vao hơn. Bảng 5: Tỷ số phụ thuộc của Việt Nam theo số liệu của các cuộc điều tra 1979, 1989, 1999, 2006 Tỷ số phụ thuộc (%) 1979 1989 1999 2006 Tỷ số phụ thuộc trẻ em (0 – 14) 84 73 57 40.7 Tỷ số phụ thuộc già (60+) 14 13 14 14.3 Tỷ số phụ thuộc chung 98 86 71 55 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ số phụ thuộc qua các năm giảm dần từ 98% (năm 1979) xuống còn 55% (năm 2006). Tỷ số này phản ánh năm 2006 cứ 1 người trong độ tuổi lao động không những phảo làm việc tự nuôi sống mình mà còn phải nuôi thêm 0.55 người già và trẻ em ăn theo. 4.2 Phân loại: Để phản ánh đầy đủ và chính xác mức độ đảm nhận của dân số trong độ tuổi lao động trên thực tế thường được đo lường bằng tỷ số phụ thuộc theo từng nhóm tuổi. Có 2 loại tỷ số phụ thuộc: - Tỷ số phụ thuộc trẻ: Là tỷ số giữa số lượng trẻ em và 100 người trong độ tuổi lao động. Đây là chỉ tiêu thô nói lên sự phụ thuộc của trẻ em theo nghĩa về chi phí chăm sóc sức khoẻ, tiêu dùng, y tế và giáo dục. Công thức tính: Tỷ số phụ thuộc trẻ = Dân số dưới tuổi lao động X 100 Dân số trong tuổi lao động Hay DR0 – 14 = P0 - 14 X 100 P15 - 59 Trong đó: DR0 – 14: Là tỷ số phụ thuộc trẻ P0-14: Là Dân số dưới tuổi lao động P15-59: Là dân số trong tuổi lao động: Phản ánh gánh nặng kinh tế những người trong độ tuổi lao động phải nuôi mình và nuôi thêm bao nhiêu trẻ em. Tỷ số phụ thuộc trẻ càng cao thì đầu tư phải lớn, các nhu cầu về xã hội như trường học, bệnh viện nhiều hơn so với việc đầu tư về thể chất cho người lao động. Tỷ số này thường thay đổi, tốc độ tăng (giảm) nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tăng (giảm) mức sinh. Ví dụ theo số liệu điều tra năm 2006 tỷ số phụ thuộc trẻ em là 40.7% tức là 1 người trong độ tuổi lao động không những phải làm việc để tự nuôi sống mình mà còn phải nuôi thêm 0.407 trẻ em. - Tỷ số phụ thuộc già: Là tỷ số giữa số người trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24665.doc
Tài liệu liên quan