3.(câu cuối) Biểu tượng đẹp của tình đồng chí đồng đội:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
a)Hoàn cảnh :+)Thời gian:đêm xuống
+)không gian:rừng hoang sương muối
Gian khổ,khó khăn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với người lính.
b)Con người: “ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”-Sự kết hợp giữa hai từ đồng nghĩa là “cạnh”và “bên” đã tô đậm và làm nổi bật hình ảnh những người đồng chí đồng sinh cộng tử.Bởi vì những người đồng chí đồng đội họ giám thách thức những nguy hiểm của hoàn cảnh chiến đấu và thách thức cả sự hung hãm bạo tàn của giặc ngoại xâm.chữ “chờ” đã thể hiện rõ nét tư thế chủ động của các anh bộ đội cụ Hồ.
c) “Đầu súng trăng treo”là hình ảnh biểu tượng có nhiều liên tưởng sâu sắc:
12 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Đồng chí - Chính Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A,ĐỒNG CHÍ
-Chính Hữu-
I)TÁC GIẢ:
-Trần Đình Đắc quê ở Can Lộc-Hà Tĩnh.
-Năm1946,ông gia nhập Trung đoàn Thủ Đô và phục vụ cho hai cuộc chống Pháp và chống Mĩ.
-Bắt đầu làm thơ 1947,chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh.
-Thơ ông không nhiều nhưng cảm xúc dồn nén.
II)TÁC PHẨM:
1,Hoàn cảnh sáng tác: năm 1948,sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc (1947).
2,Xuất xứ: in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo”
3,Ý nghĩa nhan đề:
-Đồng chí : cùng chung chí hướng.
-Là tên gọi của một tình cảm mới được hình thành từ trong CMT8/1945 của người lính đầu tranh vì lí tưởng cộng sản.
-Là bản chất cách mạng của tình đội.
III)KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1,(7 câu thơ đầu) nói về Cơ sở hình thành tình đồng chí ,đồng đội: “Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá.”
a)-Đối xứng: Quê hương anh-Làng tôi
-Thành ngữ: “Nước mặn đòng chua” - nước nhiễm mặn,đất nhiễm phèn ý chỉ vùng đất duyên hải trung bộ,ven biển khó khan cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
-Biến thể thành ngữ: “Đất cày nên sỏi đá”-vùng đất trung du miền núi phía Bắc bị lẫn sỏi đá nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
è+Anh với tôi đều là nông dân
+Anh với tôi đều đến từ những miền quê nghèo khó.
èChung hoàn cảnh xuất thân.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu”
-Từ “đôi”: là danh tuef chỉ một đơn vị việc sử dụng từ “đôi” thì mặc dù họ đến từ phương trời khác nhau nhưng những người đồng chí,đồng đội đẫ trở thành một cặp không thể tách rời.
-Điệp ngữ: điệp lại hai lần từ “Súng”và “đầu”trên cùng một câu thơ :
+Súng là h/ả biểu tượng cho nhiệm vụ của những người lính cầm súng đấu tranh để bảo vệ hòa bình.
+Đầu là h/ả biểu tượng cho lí tưởng cao đẹp của những anh chiến sĩ cộng sản.
+Từ nối “bên”và “sát bên” cho thấy những người lính luôn kề vai sát cánh bên nhau để thực hiện nhiệm vụ vì một lí tưởng chung.
èChung nhiệm vụ ,chung lí tưởng.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
c)-Tri kỉ:hiểu bạn cũng như hiểu mình.
èCùng nhau chia sẻ những gian khổ thiếu thốn trong cuộc đời người lính.
“Đồng Chí !”
d)-Xét về cấu tạo:thuộc câu đặc biệt.
-Xét về mục đích nói:thuộc câu cảm thán.
-Sau khi giải thích về cơ sở hình thành tình đồng chí ,đồng đội nhà thơ đã khẳng định chắc chắn về sự hình thành tình cảm mới cao đẹp và vững chắc đó là đồng chí.
-Câu thơ giống như một cái bản lề khép lại cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội và mở ra những biểu hiện đẹp của tình đồng chí,đồng đội.
2.(10 câu tiếp) Những biểu hiện đẹp của tình đồng chí đồng đội.
a) “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Lời của tác giả nói về gia đình,lí tưởng và nỗi nhớ của đồng đội:
-Gia cảnh: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”-Cày quốc trong nông nghiệp là một công việc nặng nhọc thường dành cho những người đàn ông trong gia đình.Khi anh nông dân nhập ngũ phải nhờ cậy tới công việc nặng nhọc ấy tới những người bạn thân điều đó cho bạn đọc hiểu gia cảnh neo đơn của người lính.
-Lí tưởng,kinh tế:Hình ảnh gia nhà không là một hoán dụ cho thấy cảnh khổ nghèo nàn của một người lính.Vượt lên trên khó khăn vật chất ấy, người chiến sĩ vẫn quyết tâm lên đường thực hiện lí tưởng đấu trnh giải phóng dân tộc.Hai từ “ mặc kệ”phần nào tô đậm ý chí quyết tâm.
-Câu thơ 10 “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là sự hòa quyện của nhiều biện pháp nghệ thuật:
+)Nhân hóa: từ “nhớ”-biến những vật thể như giếng nước,gốc đa trở thành những sinh thể mang tâm trạng nhớ nhung người ra lính.
+)Hoán dụ:dùng những hình ảnh giếng nước để thể hiện nỗi lòng của làng quê hướng về những người con ra trận.
+)Ẩn dụ:giếng nước gốc đa là những vật thể bất biến,giống như tâm trạng nhớ nhung của làng quê,của mẹ già,vợ trẻ và của người con thơ gửi tới anh bộ đội cụ Hồ.
èDiễn tả nỗi nhớ của quê hương với người ra trận nhưng lại được thể hiện bằng lời nhười ra trận.Chứng tỏ cho thấy tâm trạng nhớ nhung –sự nặng lòng của cả kẻ ở và người đi.
èNhân vật trữ tình nói về gia cảnh lí tưởng nỗi nhớ của đồng đội mình như chính cảm xúc của mình vậy . Điều đó thể hiện cho biểu hiện đẹp thứ nhất của tình đồng chí đồng đội về sự thấu hiểu lẫn nhau.
b) “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
-Cùng nhau vượt qua cơn sốt rét rừng
-Liệt kê:áo anh rách vài/quần tôi có vài mảnh vá/chân không giày:gian khổ thiếu thốn trong cuộc đời người lính.
-“Miệng cười buốt giá” là hình ảnh thực biểu thị cho tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh sống của các anh cụ Hồ.
è Đồng cam cộng khổ:
+cùng nhau vượt qua cơn sốt rét rừng,cùng trải qua danh giới giữa hai bờ sinh tử.
+cùng nhau chia sẻ những gian khổ thiếu thốn trong cuộc đời người lính.
+cùng nhau vượt qua những gian khó thiếu thốn ấy với tinh thần hết sức lạc quan.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
c)-Thương yêu nhau giữa những người lính được nói trực tiếp.
-Đây là cái nắm tay truyền cho nhau hơi ấm cái nắm tay cùng vượt qua những gian khổ,khó khăn nắm tay để thực hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền tổ quốc.
èThương yêu lẫn nhau.
3.(câu cuối) Biểu tượng đẹp của tình đồng chí đồng đội:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
a)Hoàn cảnh :+)Thời gian:đêm xuống
+)không gian:rừng hoang sương muối
èGian khổ,khó khăn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với người lính.
b)Con người: “ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”-Sự kết hợp giữa hai từ đồng nghĩa là “cạnh”và “bên” đã tô đậm và làm nổi bật hình ảnh những người đồng chí đồng sinh cộng tử.Bởi vì những người đồng chí đồng đội họ giám thách thức những nguy hiểm của hoàn cảnh chiến đấu và thách thức cả sự hung hãm bạo tàn của giặc ngoại xâm.chữ “chờ” đã thể hiện rõ nét tư thế chủ động của các anh bộ đội cụ Hồ.
c) “Đầu súng trăng treo”là hình ảnh biểu tượng có nhiều liên tưởng sâu sắc:
-Súng là biểu tượng của chiến tranh ,trăng là biểu tượng cho hòa bình. “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp người lính cầm súng bảo vệ hòa bình.
-Súng là biểu thị cho hiện thực gian khổ khốc liệt của chiến tranh .Trăng là biểu thị hình ảnh đẹp,lãng mạn của thiện nhiên. èNhư vậy trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt như vậy người lính vẫn thả hồn mình để chiêm ngưỡng vẻ đẹp chiến tranh.Điều đó cho thấy họ là những con người có tâm hồn lãng mạn,vượt lên khó khăn oàn cảnh sống.
-Từ trước đến nay,trăng luôn được chon là hình ảnh đẹp-minh chứng cho tình cảm cao cả.Khép lại bài thơ đồng chí nhà thơ Chính Hữu cũng lựa chọn ánh trăng như một minh chứng cho tình cảm đẹp đẽ, vững chắc giữa người đồng chí, đồng đội.
4.Vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.
-giới thiệu là họ đều xuất thân từ nông dân ra đi từ miền quê nghèo.
-Họ có ý chí ,lí tưởng đấu tranh vì độc lập dân tộc.
-Tình đồng chí đồng đội sâu sắc.
-Họ có tinh thần lạc quan ,tâm hồn lãng mạn vượt lên trên hoàn cảnh gian khổ nguy hiểm của chiến tranh.
B,BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI
XE KHÔNG KÍNH
I)TÁC GIẢ:
-Phạm Tiến Duật(1941-2007)quê ở Thanh Ba-Phú Thọ.
-Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
-Đi ra chiến trường từ cánh cổng trường đại học thơ ông vừa thể hiện sự tinh nghịch vừa thể hiện trí tuệ của một người tri thức trẻ.
II)TÁC PHẨM:
1,Hoàn cảnh sáng tác:1969,Thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra gay go và ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử và tác giả là chiến sĩ lái trên tuyến đường ấy.
2,Ý nghĩa nhan đề:
-Nêu ra đối tượng biểu thị bài thơ hình ảnh những chiếc xe không kính.
-Thể hiện cách nhìn khai thác hiện thực của tác giả _ muốn nói về chất thơ hiện thực khốc liệt chiến tranh,câu thơ của tuổi trẻ hiên ngang dũng cả vượt lên trên hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ nguy hiểm của thời chiến.
3,Xuất xứ:In trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
III)KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1,Hình ảnh những chiếc xe không kính:
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước”
a)Trong hai câu thơ mở đầu :
-Được tác giả sử dụng để lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện trạng của những chiếc xe không kính.Đó không phải là hình ảnh nguyên bản mà là hậu quả sự tàn phá của bom đạn chiến tranh
èSự khốc liệt của chiến tranh
b)Hai câu thơ khổ cuối:
-Liệt kê:đã tái hiện hình ảnh méo mó biến dạng mà ngày ngày người chiến sĩ vẫn lái để sẻ dãy Trường Sơn đi cứu nước.
-Hì nh ảnh những chiếc xe đã phản ánh những sự gian khổ hiểm nguy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ người lính.Gian khổ hiểm nguy càng cao bao nhiêu thì ý chí của người lính lái xe càng vững vàng bấy nhiêu.
àBiểu tượng cho sự khốc liệt,gian khổ hiểm nguy của chiến tranh.
àNền tảng tô đậm cho vẻ đẹp của hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mĩ.
2,Hình ảnh người chiến lái xe:
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”
-Đảo ngữ:đảo từ “ung dung”lên đầu câu thơ để nhấn mạnh và làm nổi bật ung dung lạc quan tinh thần tự tại làm chủ hoàn cảnh.
-Từ “ta”vừa nói được tinh thần làm chủ hoàn cảnh vừa nói được đây là phong thái tinh thần chung của tất cả người lính lái xe Trường Sơn.
-Điệp:động từ “nhìn” + hình ảnh liệt kê:đất,trời,nhìn thẳng để thể hiện sự tập trung thực hiện nhiệm vụ vượt mọi khó khăn gian khổ.
b) “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái. ”
-Nhân hóa: “gió vào xoa mắt đắng”_thể hiện lạc quan, tinh thần lãng mạn vượt lên trên những gian khổ của chiến tranh.
-Ẩn dụ: “con đường chạy thẳng vào tim”_đây chính là con đường lí tưởng kết nối giữa hai miền Nam-Bắc,con đường của tự do thống nhất nước nhà.
èTô đậm ý chí quyết tâm vững vàng của những người lính lính lái xe.
-Các hình ảnh:sao trời,cánh chim ,như sa như ùa vào buồng lái _chính là sự phản chiếu vẻ đẹp tầm hồn lãng mạn của người lính bước ra chiến trường từ cánh cổng Đại Học Sư Phạm –khoa ngữ văn.
c)“Không có kính ừ thì có bụi Không có kính ừ thì ướt áo Bụi phun tóc trắng như người già Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Chưa cần thay,lái trăm cây số
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi
-Sử dụng một loạt từ ngữ thuộc ngôn ngữ sinh hoạt .Kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác nhau thể hiện sự chấp nhận hiện thực gian khổ với tinh thần tự nguyện .
d)“Những chiếc xe từ trong bom rơi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Đã về đây họp thành tiểu đội Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Lại đi lại đi trời xanh thêm.”
-Tình đồng chí đồng đội vượt lên trên những gian khổ chiến tranh.Do đặc thù của nhiệm vụ,họ không được gắn bó với nhau trong từng bữa cơm,giấc ngủ nhưng chỉ cần ăn chung với nhau một bữa trên đường thực hiện nhiệm vụ thì họ đã trở thành gia đình của nhau .Vì họ cùng mang trong mình dòng máu đỏ tươi như màu cờ của tổ quốc Việt Nam.
-Việc ăn,việc ngủ là hai việc có vai trò quyết định đối với sức khỏe của con người.Mặc dù những người lính lái xe Trường Sơn Phải ăn tạm bợ ngủ tạm thời nhưng họ vẵn vững tay lái đưa những chiếc xe ra chiến trường.
-Cụm từ “lại đi”được lặp lại hai lần đã tái hiện được tư thế hiên ngang của những người lính lái xe.Họ đang đưa những chiến xe của mình đi vào khói lửa chiến tranh.Mặc dù đường ra tiền tuyến còn tiềm ẩn nhiều gian nan nguy hiểm nhưng nó sẽ đưa người lính tiến gần hơn đến mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. “trời xanh thêm”là bầu trời hi vọng của niềm tin tất thắng.
e) “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
-Hình ảnh trái tim :-Hoán dụ chỉ người lính.
-Ẩn dụ chỉ ý chí lí tưởng cho bầu nhiệt huyết người lính.
èVẻ đẹp ý chí,lí tưởng,quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
3.Hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mĩ:
-Phong thái ung dung,lạc quan vượt lên trên những gian khổ,chiến tranh
-Tình đồng chí,đồng đội của người lính.
-Ý chí lí tưởng đấu tranh giải phóng miền Nam tất thắng.
C:ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
-HUY CẬN-
I,TÁC GIẢ:
-CÙ HUY CẬN(1919-2007)quê Hà Tĩnh.
-Cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới.Sau cách mạng ông tiếp tục sáng tác và giữ chức vụ quan trọng trong hội thơ ca Việt Nam.
II,TÁC PHẨM:
1,HCST:1958,sau chuyến thực tế dài ngày của tg ở vùng mỏ Quảng Ninh.
2,Mạch cảm xúc:Xuôi thời gian
-Đoàn thuyền ra khơi.
-Đoàn thuyền đánh cá trên biển ban đêm.
-Đoàn thuyền về bến.
III,KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1,Đoàn thuyền ra khơi :
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa Hát rằng:cá bạc biển Đông lặng
Sóng đã cài then đêm sập cửa Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Câu hát căng buồm cùng gió khơi Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”
-So sánh:mặt trời-hòn lửa_tái hiện khung cảnh hoàng hôn kì vĩ mặt trời chìm xuống biển đỏ rực như một quả cầu lửa khổng lồ.
-Nhân hóa:Sóng cài then-đêm sập cửa_thiên nhiên cũng đã đến lúc phải nghỉ ngơi.
èHoàn cảnh ra khơi của đoàn thuyền lúc hoàng hôn xuống .Trong thời điểm mà thiên nhiên cũng phải nghỉ ngơi thì con người phải vươn khơi bám biển hoàn cảnh ấy cho chúng ta thấy được phần nào gian khổ vật vã của con người dân làng chài.
-Phó từ “lại”cho thấy hoạt động ra khơi của con người đều đặn và nhịp nhàng.
-Ẩn dụ: “câu hát”thể hiện tinh thần lạc quan của những người dân lao động làng chài.
-Nội dung câu hát:+Ca ngợi sự giàu có của biển Đông.
+Gọi cá vào nặng lưới thể hiện niềm mong ước về một chuyến bội thu .
èLà hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với vẻ đẹp đầy tinh thần lạc quan tình yêu và sự hăng say lao động của người dân làng chài.
2,Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển ban đêm:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
-“Ta”:+Phù hợp với tư tưởng chủ đề văn bản,hình ảnh đoàn thuyền ra khơi
+Làm nổi bật lên tư thế làm chủ hoàn cảnh của những người dân lao động làng chài.
-Ẩn dụ:Lái gió-buồm trăng_con thuyền ra khơi có gió làm bánh lái có ánh trăng làm buồmàTâm hồn lãng mạn thơ mộng của những người dân lao động làng chài.
-Khai khoáng và phóng đại:lướt giữa mây cao biển bằngàmạnh mẽ,hăng hái.
-Chuyển đổi trường từ vựng: “dặm,dò,dàn,thế trận,vây giăng”Trường từ vựng chỉ quân sự sang trường từ vựng chỉ chỉ lao động:
+Công việc đánh cá của những người dân làng chài gian khổ nguy hiểm như các chiến sĩ chiến đấu trên chiến trường.
+Đánh cá của những người dân làng chài cũng cần bày binh bố trận như những người lính đánh giặc trên chiến trường.
à Vẻ đẹp trí tuệ,thành thục của những người dân lao động.
è Hiện lên vẻ đẹp về tâm hồn,sức mạnh,trí tuệ
èLà những điển hình tiêu biểu cho vẻ đẹp của những người dân lao động thời kì mới.
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
-Liệt kê:cá nhụ,cá chim,cá đé,cá song
àCa ngợi sự giàu có của biển khơi.
àThể hiện sự am hiểu của những người dân làng chài.
-Nhân hóa:Hình ảnh Cái đuôi em quẫy/Đêm thở.
àSự gần gũi thân thương của những người lao động làng chài với biển cả quê hương.
èCa ngợi sự giàu có của biển cả thẻ hiện sự am hiểu gần gũi của những người dân lao động làng chài với quê hương.
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
-Ẩn dụ: “Bài hát”bài ca thể hiện tình yêu tinh thần hăng say lao động không mệt mỏi của những người dân.
-Nhân hóa: “trăng gõ thuyền”_biến ánh trăng từ một phách thể vô hồn trở thành một sinh thể biết tham gia vào lao động cùng con người.
àTình yêu thiên nhiên và tâm hồn lãng mạn của những người dân lao động làng chài.
-So Sánh:Biển-mẹ
+thể hiện công lao to lớn của bà mẹ biển khơi với những người dân lao động làng chài.
+Thể hiện vẻ đẹp của lòng biết ơn của những người dân lao động với bà mẹ biển cả.
èThể hiện vẻ đẹp về mặt tâm hồn của những người dân lao động làng chài.
+ tình yêu / tình yêu thiên nhiên/lòng biết ơn .
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
=>khổ thơ khép lại hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển ban đêm.Công việc hoàn thành đúng lúc trời vừa sáng
3.3 Cảnh đoàn thuyền về bến.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 12 Anh trang_12298142.docx