Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và đề xuất hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

 

Lời mở đầu 1

Phần I 3

Cơ sở lý luận hiệu quả sản xuất kinh doanh 3

I. Khái niệm về hiệu quả phân biệt hiệu quả với kết quả và các loại hiệu quả. 3

I.1 Khái niệm. 3

I.2 Phân biệt hiệu quả với kết quả. 3

I.3. Phân biệt các loại hiệu quả. 3

a. Hiệu quả xã hội. 3

b. Hiệu quả kinh tế. 4

c. Hiệu quả kinh tế- xã hội. 4

d. Hiệu quả kinh doanh. 4

II. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh và ý nghĩa. 4

II.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 4

II.1.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp. 5

II.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận. 5

II.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH. 8

III. THỰC CHẤT PHẠM VI ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ. 9

III.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH : 9

III.2 Phương pháp loại trừ : 10

III.3 Phương pháp liên hệ 10

III.4 Phương pháp hồi qui và tương quan. 12

IV. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. 12

IV.1 Các nhân tố bên trong. 13

1.1. Lực lượng lao động: 13

1.2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. 15

1.3 Nhân tố quản trị doanh nghiệp 15

1.4 Hệ thống trao đổi và xử lí thông tin. 16

1.5 Nhân tố tính toán kinh tế 16

2.Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp. 17

2.1.Môi trường pháp lý. 17

2.2 Môi trường kinh tế 18

2.3 Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. 18

V. Hướng biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 19

V.1. Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh. 19

V.2 Lựa chọn quyết đinh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 20

V.2.1 Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào. 20

V.2.2 Xác định và phân tích điểm hoà vốn. 21

Với : QHV là mức sản lượng hoà vốn 22

V.3 Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động. 22

V.4 Công tác quản trị 23

V.5 Phát triển công nghệ kỹ thuật. 24

V.6 Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội. 25

PHẦN II: 26

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 26

I.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 26

I.2 Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của công ty. 27

II.3 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp. 30

PHẦN III 34

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT 8/3 34

III.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8/3 34

III.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt 8/3. 34

III.1.1 Doanh thu 34

III.1.1.2 Lợi nhuận 36

III.2 Phân tích trình độ sử dụng các nguồn lực 38

III.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận. 39

a) hiệu quả sử dụng tài sản 39

b) Hiệu quả sử dụng lao động. 40

c) Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. 41

III.5 Phân tích tình hình tài chính của công ty Dệt 8/3 47

Phần II : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC: 49

III.3:Đánh giá nhận xét về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8/3 56

III.3.1 Điểm mạnh 57

III312. Điểm yếu 57

Phần IV: Đề xuất hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8/3. 58

LỜI KẾT 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và đề xuất hướng biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h khoa học, phải thể hiện tính linh hoạt cao. Đó không phải là bản thuyết trình chung chung mà phải thể hiện qua các mục tiêu cụ thể trên cơ sở chủ động tận dụng các cơ hội và tấn công làm hạn chế các đe doạ của thị trường. Trong quá trình hoạch định chiến lược phải thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa chiến lược tổng quát và các chiến bộ phận. Một vấn đề quan trọng nữa là phải chú ý đến chất lượng khâu triển khai thực hiện chiến lược, biến chiến lược kinh doanh thành các chương trình, các kế hoạch và chính sách kinh doanh phù hợp. V.2 Lựa chọn quyết đinh sản xuất kinh doanh có hiệu quả. V.2.1 Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào. Mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Xét trên phương diện lý thuyết thì để đạt được mục tiêu này, trong mọi thời kỳ kinh doanh doanh nghiệp phải quyết định mức sản xuất của mình thoả mãn điều kiện doanh thu biên thu được từ đơn vị sản phẩm thứ i phải bằng với chi phí kinh doanh biên để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ i đó : MC=MR. Mặt khác, để sử dụng các nguồn lực đầu vào có hiệu quả nhất doanh nghiệp quyết định sử dụng khối lượng mỗi nguồn lực sao cho mức chi phí kinh doanh để có đơn vị yếu tố đầu vào thứ j nào đó phải bằng với sản phẩm doanh thu biên mà yếu tố đầu vào đó tạo ra : MRPj = MCj. Để vận dụng lý thuyết tối ưu vào quyết định mức sản lượng sản xuất cũng như việc sử dụng các yếu tố đầu vào vấn đề là ở chỗ doanh nghiệp phải triển khai quản trị chi phí kinh doanh. Việc tính toán chi phí kinh doanh và từ đó là tính chi phí kinh doanh cận biên phải được tiến hành liên tục và đảm bảo tính chính xác cần thiết nhằm cung cấp thường xuyên những thông tin về chi phí kinh doanh theo yêu cầu của bộ máy quản trị doanh nghiệp. V.2.2 Xác định và phân tích điểm hoà vốn. Kinh doanh trong cơ chế thị trường, mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Để quyết định sản xuất một loại sản phẩm doanh nghiệp phải tính toán để biết được phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm với mức giá đầu vào cụ thể nào và bán với giá nào thì đảm bảo hoà vốn và bắt đầu có lãi. Điều này đặt ra yêu cầu xác định và phân tích điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn là điểm mà ở tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra. Tại điểm hoà vốn, kết quả kinh doanh của loại sản phẩm đó bằng không. Đây chính là ranh giới giữa ân hoặc dương của mức doanh lợi. Phân tích điểm hoà vốn chính là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí kinh doanh, doanh thu, sản lượng và giá cả. Điểm mấu chốt để xác định chính xác điểm hoà vốn là phải phân chia chi phí kinh doanh thành chi phí kinh doanh cố định và chi phí kinh doanh biến đổi và xác định được chi phí kinh doanh cố định cho từng loại sản phẩm theo công thức : Với : QHV là mức sản lượng hoà vốn FCKD là chí phí kinh doanh cố định gắn với loại sản phẩm đang nghiên cứu AVCKD là chi phí kinh doanh biến đổi bình quân để sản xuất một đơn vị sản phẩm P là giá bán sản phẩm đó. V.3 Phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động. Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức đòi hỏi đội ngũ lao động phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động là nhiệm vụ mà doanh nghiệp phải hết sức quan tâm. Đặc biệt, đội ngũ lao động quản trị phải có khả năng hoạch định chiến lược, bổ xung có hiệu quả các nguồn lực, chủ động ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu lao động tối ưu, đảm bảo đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí lao động hợp lí phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người. Khi giao việc phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi người. Phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết của quá trình sản xuất, đảm bảo sự cân đối thường xuyên trong sự biến động của môi trường kinh doanh. Phải chú trọng công tác vệ sinh công nghiệp và các điều kiện về an toàn lao động. Động lực tập thể và cá nhân là yếu tố quyết định khả năng sáng tạo, là yếu tố tập hợp, liên kết giữa các thành viên lại với nhau. Tạo động lực cho tập thể, cá nhân là vấn đề đặc biệt quan trọng. Yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới việc tạo động lực là việc thực hiên trả lương, khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với người lao động. Không thể tạo ra động khi trả lương, thưởng không theo nguyên tắc công bằng. Mặt khác nhu cầu tinh thần của người lao động ngày càng cao đòi hỏi phải chuyển sang quản trị dân chủ, tạo ra bầu không khí hữu nghị, thân thiện giữa các thành viên. Phải ngày càng đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho người lao động. Đồng thời phải đặc biệt chú trọng phát triển nhân cách của đội ngũ những người lao động. V.4 Công tác quản trị Bộ máy quản trị doanh nghiệp gọn, nhẹ, năng động, linh hoạt trước biến đổi thị trường luôn là đòi hỏi bức thiết đối với công tác quản trị doanh nghiệp. Muốn vậy, phải chú ý đến ngay từ khâu tuyển dụng theo nguyên tác tuyển người theo yêu cầu của công việc chứ không được phép ngược lại. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh. Phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong bộ máy quản trị doanh nghiệp và phải phải được qui định rõ ràng trong điều lệ cũng như hệ thống nội qui của doanh nghiệp. Những qui định này phải quán triệt nguyên tắc phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản trị. Thiết lập hệ thống thông tin hợp lí là nhiệm vụ không kém phần quan trọng của công tác tổ chức doanh nghiệp. Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau : - Phải đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin đảm bảo thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết đến đúng các địa chỉ nhận tin. - Phải tăng cường chất lượng công tác thu nhận xử lý thông tin, đảm bảo thường xuyên cập nhật bổ xung thông tin. - Phải phù hợp với khả năng sử dụng, khai thác thông tin của doanh nghiệp. - Phải đảm bảo chi phí kinh doanh thu thập, xử lí và khai thác, sử dụng thông tin là cao nhất. - Phải phù hợp với trình độ phát triển công nghệ tin học, từng bước hội nhập với hệ thống thông tin quốc tế. V.5 Phát triển công nghệ kỹ thuật. Nhiều doanh nghiệp nước ta hiện nay có trình độ công nghệ kĩ thuật rất lạc hậu, máy móc thiết bị quá cũ kỹ làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không đảm bảo và kết cục là hiệu quả kinh tế thấp hoặc kinh doanh không có hiệu quả. Nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ là rất chính đáng song phát triển kỹ thuật công nghệ luôn đòi hỏi phải đầu tư lớn ; đầu tư đúng hay sai sẽ tác động tới hiệu quả lâu dài trong tương lai. Vì vậy, để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ phải giải quyết tốt 3 vấn đề : Thứ nhất, phải dự đoán đúng cung- cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết đến loại sản phẩm ( dịch vụ ) doanh nghiệp sẽ đầu tư phát triển. Thứ hai, phải phân tích, đánh giá và lựa chọn công nghệ phù hợp. Các trường hợp nhập công nghệ lỗi thời, thiết bị bãi rác, gây ô nhiễm môi trường... đều đã ẩn chứa nguy cơ sử dụng không có hiệu quả chúng trong tương lai. Thứ ba, phải có giải pháp huy động vốn đúng đắn. Nếu dự án đổi mới thiết bị không được đảm bảo bởi các điều kiện huy động và sử dụng vốn đúng đắn cũng đều chứa đựng nguy cơ thất bại, không đem lại hiệu quả. Trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay, các hướng chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghệ là : - Nâng cao chất lượng quản trị công nghệ kỹ thuật, từng bước hoàn thiện quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. - Nghiên cứu, đánh giá để co thể chuyển giao công nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ và có khả năng sáng công nghệ mới. - Nghiên cứu, đánh giá và nhập các loại thiết bị máy móc phù hợp với trình độ kỹ thuật, các điều kiện tài chính ; từng bước quản trị và sử dụng có hiệu quả thiết bị máy móc hiện có. - Nghiên cứu sử dụng vật liệu mới và vật liệu thay thế theo nguyên tắc nguồn lực dễ kiếm hơn, rẻ tiền hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực quản trị kĩ thuật và quản trị các hoạt động kinh doanh khác. V.6 Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội. Cùng với sự phát triển và mở rông thị trường, sự phụ thuộc giữa các doanh nghiệp với thị trường cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết khai thác tốt thị trường cũng như các quan hệ bạn hàng doanh nghiệp đó có co hội phát triển kinh doanh. Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp phải biết tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn tránh các cạm bẫy... Muốn vậy doanh nghiệp phải : - Giải quyết tốt các mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng là đối tượng duy nhất mà doanh nghiệp phải tận tuỵ phục vụ và thông qua đó, doanh nghiệp mới có cơ hội thu được lợi nhuận. - Tạo sự tín nhiệm, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Chính uy tín, danh tiếng là cái “ không ai có thể mua được ’’ nhưng lại là điều kiện đảm bảo hiệu quả lâu dài cho mọi doanh nghiệp. - Giải quyết tốt các mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, cung ứng, các đơn vị kinh doanh có liên quan khác... Đây là điều kiện để doanh nghiệp có thể giảm được chi phí kinh doanh sử dụng các yếu tố đầu vào. - Giải quyết tốt các mối quan hệ với các cơ quan quản lý vĩ mô vì chỉ trên cơ sở này mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể diễn ra thuận lợi, hiệu quả kinh doanh mới gắn chặt với hiệu quả xã hội. Thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh doanh bền vững. PHẦN II: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP I.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Công ty dệt 8/3 nằm ở phía đông nam Hà Nội, địa chỉ 460 Minh Khai quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội. Năm 1960 chính thức bắt đầu xây dựng nhà máy. Ngày 8/3 năm 1965 nhà máy dệt 8/3 được cắt băng khánh thành và để chào mừng ngày quốc tế phụ nữ, toàn bộ dây chuyền sản xuất được đi vào hoạt động đồng bộ. Ngày 13/2 năm 1991 theo quyết định của bộ công nghiệp nhẹ, nhà my Dệt 8/3 được đổi tên thành nhà máy liên hợp Dệt 8/3 Ngày 26/7 năm 1994 nhà máy liên hiệp Dệt 8/3 lại đổi tên thành công ty Dệt 8/3 theo quyết định số 830/QD-TCKĐ của bộ công nghiệp nhẹ. Việc đổi tên thành công ty Dệt 8/3 không phải là sự chuyển đổi hình thức mà là sự đổi mới thực chất tư duy kinh tế chức năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động của một doanh nghiệp nhà nước. Trong công ty chức năng sản xuất kinh doanh được gắn bó mật thiết với nhau. Năm 1989-1991 nhà máy đầu tư thêm một số thiết bị và cải tạo xí nghiệp sợi B bằng nguồn vốn ẤN ĐỘ (20.000.000), 20 máy dệt CTS của Liên Xô, 30 máy dệt kiếm của Hàn Quốc, cải tạo máy dệt 1511 M khổ hẹp cũ của Trung Quốc, dua khổ vải từ 0,9m lên thành 1,25m. Đến năm 2000 công ty đầu tư câng cấp và mỏ rộng 19 máy dệt hiện đại của Thuỵ Sĩ, máy mài vải của Đài Loan nâng năng lực xí nghiệp may lên 3 lần (xấp xỉ 500 máy may). Quy mô hiện tại của công ty diện tích toàn bộ 24 ha. Là một nhà máy dệt vải hoàn tất từ khâu kéo sợi đến khâu dệt, nhuộm, in công suất thiết kế ban đầu là hơn 35 triệu mét vải thành phẩm một năm. Năm 1990 vốn cố định từ 18,3 tỷ đồng lên 30,8 tỷ đông (năm 1991) công ty dệt 8/33 là một doanh nghiệp lớn. Số công nhân năm 1999 là 3500 công nhân. Tổng tài sản của năm 2001 là 321690 tỷ đồng có 7 xí nghiệp thành viên. I.2 Cơ cấu tổ chức quản lý bộ máy của công ty. Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào đều có bộ máy tổ chức quản lý với chức năng điều hành chung các hoạt động. Vì vn công ty đã thành lập bộ máy quản lý và sản xuất như sau: + Ban giám đốc: gồm 1 TGĐ và 3 phó TGĐ. TGĐ: là người đứng đầu bộ máy quản lý có quyền hành cao nhất của công ty và có trách nhiệm chủ huy toàn bộ bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TGĐ chỉ huy các hoạt động thông qua các trưởng phòng hoặc uỷ quyền cho các phó tổng giám đốc. Phó TGĐ kỹ thuật: có nhiệm vụ chỉ huy theo sự phân công của TGĐ về mặt kỹ thuật kế hoạch, công nghệ sản xuất hoặc cố vấn cho TGĐ trong việc đưa ra quyết định có liên quan đến kỹ thuật máy móc thiết bị. Phó TGĐ điều hành sản xuất kinh doanh: là người có quyền hành điều hành tương đương phó TGĐ kỹ thuật, chịu trách nhiệm trong các khâu sản xuất kế hoạch và thực hiện. Phó TGĐ điều hành TC-LĐ : là người có quyền tương đương với 2 phó TGĐ trên, chịu trách nhiệm về các mặt chế độ lao động đối với toàn bộ lao động trong công ty và an ninh trật tự trong công ty. + Các phòng chức năng: Phòng kỹ thuật: với chức năng tham mưu giúp việc cho TGD và toàn bộ công tác kỹ thuật trong công ty bao gồm bảo dưỡng, bảo trì máy móc thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất của công ty và thiết kế các mặt hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường. Trung tâm thí nghiệm và KCS: với chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ. Đồng thời là nơi thí nghiệm chất lượng sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Phòng kế toán-tài chính: với chức năng tham mưu giúp việc cho TGĐ về công tác tài chính trong công ty, đồng thời theo dõi tình hình hoạt động của công ty trong kỳ, đến cuối kỳ hoạch toán và xác định kết quả hoạt động của công ty lãi hay lỗ. Số liệu được tập hợp từ các xí nghiệp nên phòng thông qua các báo cáo hàng tháng, quý. Phòng kế hoạch tiêu thụ: với chức năng xây dựng triển khai kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng xuất nhập khẩu: phụ trách xuất khẩu sang các nước khác sản phẩm của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm nhập dây chuyền công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới bao gồm máy móc thiết bị, phụ tùng và nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho sản xuất cũng như các hoạt động khác của công ty. Phòng bảo vệ: do yêu cầu thực tiễn của công ty về mặt quy mô cũng như thời gian làm việc ( 24 giờ trong một ngày đêm) phòng có chức năng đảm bảo an ninh cho công ty, phòng chống cháy nổ. Phòng tổ chức hành chính: với chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho lãnh đạo công ty trên các lĩnh vực tổ chức lao động chế độ tiền lương và các công việc hành chính, văn thư phục vụ khác. Các xí nghiệp sợi A,B và sợi II: với chức năng nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng sợi để cung cấp sợi cho xí nghiệp dệt và bán ra thị trường. Xí nghiệp dệt: có chức năng trực tiếp dệt các loại vải theo đơn đặt hàng. Cung cấp vải mộc cho xí nghiệp nhuộm và các đơn vị thi công. Xí nghiệp nhuộm: đây là khâu hoàn tất các sản phẩm vải như làm bóng, nhuộm màu, in hoa, để cung cấp cho dây chuyền may, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Xí nghiệp may: có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng may mặc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, gia công theo đơn đặt hàng về may. Xí nghiệp cơ điện: chịu trách nhiệm điện sinh hoạt và sản xuất, sản xuất các chi tiết phụ tùng cơ khí phục vụ cho việc sửa chữa thiết bị máy móc trong công ty. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY DỆT 8/3 TỔNG GIÁM ĐỐC Phó TGĐ kỹ thuật Phó TGĐ điều hành sản xuất kinh doanh Phó TGĐ điều hành TC-LĐ Phòng kỹ thụât TTâm TN&KTCL (KCS) Phòng kế hoạch tiêu thụ Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng bảo vệ Xí nghiệp sợi A Xí nghiệp sợi B Xí nghiệp sợi II Xí nghiệp dệt Xí nghiệp nhuộm Xí nghiệp may Xí nghiệp cơ điện II.3 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra bình thường phải có đầy đủ ba yếu tố lao động. Lao động Công cụ lao động Nguyên liệu lao động Và ta có một số bảng cơ cấu lao động của công ty dệt 8/3 Năm Tổng số cán bộ CNV Tuổi bình quân LĐ gián tiếp LĐ trực tiếp Nam Nữ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1999 3233 33.5 35.5 10.9 2878 89.1 930 28.8 2303 71.2 2000 3225 32 345 10.6 2880 89.4 1007 31.2 2218 68.8 2001 3150 30 320 10.1 2830 98.9 952 30.2 2198 69.8 Bảng II.1 cơ cấu lao động của công ty dệt 8/3 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lao động của công ty liên tục giảm trong những năm vừa qua. Tuổi bình quân của nhân viên trong toàn công ty ngày càng giảm. công nhân của công ty chủ yếu là công nhân nữ, tuổi bình quân thuộc diện cao do vậy không tránh khỏi việc nghỉ ốm tuy nhiên lao động phù hợp với ngành dệt may bởi họ có tính cần cù và khéo léo. Công ty thường xuyên tuyển dụng và kết hợp với trường dạy nghề để đào tạo công nhân. Do vậy chất lượng công nhân có tay nghề cao và phát huy hiệu quả ngay trong quá trình sản xuất hàng năm, có tổ chức đào tạo và thi nâng cao tay nghề cho công nhân và bảo vệ quyền lợi cho họ. Cán bộ nghiệp vụ quản lý được đào tạo quản lý bổ xung nâng cao trường xuyên, bố trí đúng khả năng nên phát huy hiệu quả rất tốt. Ngoài việc sử dụng cán bộ hiện có, công ty còn vạch ra công tác đào tạo kế cận, cán bộ từng cấp đến năm 2005. Năm Tổng số CBCNC Bậc thợ BQ LĐ có trình độ CĐ,ĐH LĐ có trình độ phổ thông Trình độ trên ĐH(kinh tế, kỹ thuật) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1999 3233 2.8 151 4.6 3082 95.3 1 0.00030 2000 3225 3.0 145 4.5 3080 95.6 1 0.00031 2001 3150 3.1 144 4.5 3006 95.4 1 0.00032 bảng II.2 Cơ cấu trình độ lao động. Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy công ty còn thiếu nhiều những người có trình độ cao. Năm 2001 công ty có 4,5% số người có trình độ đại học và cao đẳng 0,00032% số người có trình độ sau đại học. Trong những năm gần đây công ty tuyển nhiều nhân viên trẻ, vì vậy tỷ lệ cấp bậc bình quân lao động của công ty còn ở mức thấp 3,1 năm 2001. Cùng với sự cố gắng của họ chắc chắn họ sẽ đạt được trình độ tay nghề cao trong những năm tới. Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 a, Lao đổng sử dụng bình quân năm Trong đó: - Trình độ trên ĐH (kinh tế, kỹ thuật) - Trình độ ĐH,CĐ (kinh tế, kỹ thuật) - Công nhân b, Thu nhập bình quân đầu người/ tháng c, Tuyển mới trong năm - cho nghỉ thôi việc, hưu trí, mất sức - cho kỷ luật d, Tổng quỹ lương trong năm Người Người Người Người 1000đ/người Người Người Người Triệu đồng 3225 1 145 3071 650 20 28 25155 3105 1 144 3024 700 45 26 26460 Bảng II.3 Báo cáo về tình hình sử dụng lao động năm 2000-2001. Để có số lượng lao động tồn tại và làm việc thì tiền lương là một phần mà xã hội biểu hiện bằng tiền được trích ra để bù đắp lao động đã hao phí dựa trên chất lượng lao động và số lượng lao động, tiền lương này bao gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp hay tiền thưởng khác như tiết kiềm vật tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Tập hợp các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty được gọi là quỹ lương. (Bảng II.4) Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Mã số 1999 2000 2001 1 2 3 4 5 6 7 Tổng doanh thu Xuất khẩu Các khoản giả trừ(04+05+06+07) Doanh thu thuần ( 01-03) Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp (10-11) Chi phí bán hàng Chi phí quản lí doanh nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (30=20-21-22) Lợi nhuận sau thuế 01 02 02 10 11 20 21 22 30 80 181476 8525 8755 172721 152235 20486 639 20375 -528 0 192242 8.222 8180 184032 163.532 20500 1585 18835 +77 24 233.000 20.111 225. 232775 312.575 20200 1400 18500 +300 96 Bảng II5: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 1999-2001 Để có được kết quả đó công ty đã vận dụng đường lối chính sách đổi mới, nắm bắt được nhu cầu, xác định đúng hướng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, mở rộng thị trường công ty Dệt 8/3 ở khấp mọi nơi, huy động nguồn vốn trên cơ sở chịu trách nhiệm, từ đó tạo ra cho công ty khả năng phát huy nhanh tốc độ phát triển. Công tác quản lý của công ty Dệt 8/3 đã có bước cải tiến và tăng cường sản xuất đạt yêu cầu của khách hàng. Công ty luôn bám sát mục tiêu và biện phát điều hành của nhà nước đồng thời giao kế hoạch cho các đơn vị và có công tác kế hoạch cho các đơn vị và có công tác chỉ đạo thúc đẩy sản xuất phát triển, ban hành quy định mới về công tác kế hoạch của công ty cho phù hợp với quy định mới về quản lý của kế hoạch, tài chính và lai động tiền lương. Công ty theo dõi nắm bắt vướng mắc trong sản xuất kinh doanh để có biện pháp tháo gỡ. Việc nghiên cứu xác định doanh thu thực của từng đơn vị trong khối phụ thuộc để đánh giá được chính xác hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của dừng đơn vị để tiến hành đổi mới cơ chế quản lý theo hướng năng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên. ****************** PHẦN III PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT 8/3 III.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty dệt 8/3 Để thấy được một cách toàn diện và đánh giá chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta đi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản để làm cơ sở cho việc đánh giá một cách chính xác. III.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Dệt 8/3. Công ty Dệt 8/3 là một doanh nghiệp nhà nước ra đời trong lúc nền kinh tế hoạch toán bao cấp của những năm 1960. Hiện nay công ty đang đứng trước những thử thách của cơ chế thị trường. Chịu tác động của nhiều yếu tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Do đổi mới bộ máy quản lí và đầu tư một số dây chuyền nên sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường. Những kết quả trên được thể hiện thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng trưởng. Được thể hiện qua 2 bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2001 1. Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 154500 190462 2. Tổng doanh thu Triệu đồng 192242 233000 Nguồn trích : từ báo cáo tổng hợp hàng năm Bảng III.1 Trích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây III.1.1 Doanh thu Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Mức biến động so với năm 2000 Số tiền (Triệu đồng) % Tổng doanh thu(triệu đồng) 40758 21,2 Nguồn trích : từ báo cáo tổng hợp Bảng III.2 Doanh thu của công ty năm 2000-2001 Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty trong những năm qua, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 doanh thu của công ty 192242 triệu đồng. Nhưng đến năm 2001 thì công ty có doanh thu 233000 triệu đồng năm 2001 so với năm 2000 tăng 40758 triệu đồng tăng 21,2%. Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 KH TH KH TH - Tổng doanh thu 182761 192242 201482 233000 - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 100 105,18 100 115,64 Nguồn : trích từ báo cáo tổng hợp của công ty Bảng III.3 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty năm 2000 và 2001 Năm 2000 công ty đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 105,18% tăng 5,18% so với mức kế hoạch vượt tuyệt đối là 9481 triệu đồng. Năm 2001 chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 201.482 triệu đồng. Kỳ thực hiện công ty đã đạt 233000 triệu đồng, tăng 15,64% so với kế hoạch tương ứng với số tăng tuyệt đối là 31518 triệu đồng. Sở dĩ công ty đã đạt được kết quả như vậy trong hai năm vừa là nhờ vào sự cố gắng lớn lao của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. III.1.1.2 Lợi nhuận Phân tích chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp ta không chỉ đơn thuần dựa vào chỉ tiêu tổng doanh thu vì đôi khi chỉ tiêu tổng doanh thu đạt được so với dự kiến nhưng các chỉ tiêu quan trọng khác thì không đạt được. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tổng doanh thu thì kết quả thu được sẽ không chính xác. Mặt khác hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Trong khi đó chỉ tiêu lợi nhuận lại phản ánh tốt mối quan hệ này. Trong điều kiện hiện nay để tồn tại và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải đạt hiệu quả và được thể hiện thông qua lợi nhuận trên chi phí. Ta đi phân tích lợi nhuận của công ty Dệt 8/3 là để ta có cái nhìn tổng quan nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 2000/2001 Tuyệt đối % 1 Doanh thu thuần 184032 232775 48743 126,4 2 Lợi nhuận gộp 20500 20200 300 98,5 3 Lợi nhuận từ HĐSXKD 77 300 223 389,6 Nguồn : trích từ báo cáo kết quả sản xuất KD của công ty Bảng III.4.2.1 Tình hình thu nhập của công ty từ năm 2000-2001. Qua số liệu trên ta thấy trong năm 2000 công ty đã thu về một khoản lợi nhuận là 77 triệu đồng. Năm 2001 thu được khoản lợi nhuận 300 triệu đồng tăng 223 triệu đồng, tăng 389,6%. Kết quả của năm 2001 tăng mạnh chủ yếu trong công ty đã kiểm soát được chi phí và một số máy móc công ty đầu tư những năm 1991 đã phất huy hiệu quả. Do sự đổi mới trong cơ chế quản lý. Một số công nhân được đào tạo mới. Bảng các chỉ tiêu HQ tổng quát STT Tên chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 So sánh 2001 với 2000 1 1,004 1,0012 +0,0008 2 0,00014 0,00050 +0,00036 3 0,00041 0,00128 +0,00087 Qua bảng chỉ tiêu hiệu quả tổng quát * Chỉ tiêu doanh thu thuần trên tổng chi phí kinh doanh Công ty bỏ ra 1 đồng tổng chi phí thì trong năm 2000 t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0159.doc