Tổng Công ty Muối là một Doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập đã trải qua quá trình hình thành và cho đến nay đã hoàn thiện và ngày càng phát triển hơn.
Song so với sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành Muối nói riêng, chiến lược về đào tạo con người và trình độ cán bộ đã được chú trọng và ngày một nâng cao.
Chính vì vậy, trong mấy năm gần đây, kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ngày một tăng, góp phần ổn định cuộc sống của cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và bảo toàn được nguồn vốn Công ty.
Với chính sách mở cửa của Nhà nước, Tổng Công ty cần chú trọng hơn việc tìm thêm nhiều nguồn hàng, mở rộng đại lý bán hàng và uỷ thác xuất khẩu để đạt được mục tiêu đã đề ra của Tổng Công ty vào năm nay và những năm sau là không ngừng phát triển kinh doanh, tăng doanh thu và thu nhập. Có như vậy, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty mới được nâng cao, đảm bảo cho họ có mức thu nhập ổn định.
35 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động kinh tế tại văn phòng tổng công ty Muối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước.
Á Ban Giám đốc: Gồm 1 Tổng giám đốc và 2 Phó Tổng giám đốc. Ban Giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
 Các phòng ban chức năng: Giúp việc điều hành quản lý hoạt động của Tổng Công ty theo từng chức năng quy định:
- Phòng Tổ chức Hành chính.
- Phòng Kế hoạch - Kinh doanh.
- Phòng Tài chính Kế toán.
- Phòng Khoa học kỹ thuật.
- Phòng Xây dựng cơ bản.
- Phòng Dự trữ Quốc gia.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
của Tổng Công ty Muối
Ban kiểm soát
Các phòng ban
Chức năng
Các Công ty hạch
Toán độc lập
Xí nghiệp và
Trạm trực thuộc
Ban Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
- Tổng công ty Muối gồm có 15 đơn vị trực thuộc (12 Công ty, 3 trạm). Trong đó Văn phòng Tổng Công ty Muối là 1 Doanh nghiệp hạch toán độc lập.
- Văn phòng Tổng Công ty thực hiện các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra, cân đối kế hoạch cung - cầu, theo dõi những biến động ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ Tổng Công ty. Trực tiếp giám sát việc quản lý vốn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả của các đơn vị trực thuộc. Trực tiếp thực hiện tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, các hợp đồng xuất nhập khẩu. Hỗ trợ các đơn vị trực thuộc trong quá trình sản xuất kinh doanh, nghiên cứu đề xuất các dự án phát triển ngành và chịu trách nhiệm điều hành việc bình ổn giá cả, đảm bảo dự trữ Quốc gia theo nhiệm vụ và chính sách quy định của Nhà nước.
* Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của phòng kế toán (thuộc Văn phòng Tổng Công ty) gồm:
1/ Kế toán trưởng (Trưởng phòng): Là người quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế toán.
2/ Phó trưởng phòng kế toán: Là người thay thế khi kế toán trưởng vắng mặt.
3/ Kế toán tài sản cố định, tổng hợp.
4/ Kế toán Dự trữ Quốc gia.
5/ Kế toán Ngân hàng.
6/ Kế toán thanh toán, công nợ.
7/ Kế toán hàng mua.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Phó phòng kế toán
Kế toán
Hàng mua
Kế toán
Thanh toán,
Công nợ
Kế toán
Ngân
hàng -
Thủ quỹ
Kế toán
Dự trữ
Quốc
gia
Kế toán
TSCĐ
Tổng
Hợp
Kế toán trưởng
(trưởng phòng)
* Hình thức tổ chức công tác kế toán - tài chính:
- Hạch toán kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý, kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của Doanh nghiệp. Vì vậy với vai trò của mình, kế toán đã thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc sử dụng và quản lý nguồn vốn của Doanh nghiệp, chấp hành kế toán thống kê của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hình thức kế toán sử dụng: áp dụng hình thức nhật ký chứng từ với phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên (theo chế độ kế toán hiện hành có 71 tài khoản chia làm 9 loại).
Loại 1 và loại 2: Tài khoản phản ánh tài sản của Doanh nghiệp.
Loại 3 và 4: Tài khoản phản ánh nguồn vốn của Doanh nghiệp.
Loại 5 đến 9: Tài khoản phản ánh quá trình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh.
IV/ Một số kết quả chủ yếu trong 2 năm gần nhất (Năm 1999 và năm 2000).
Số
TT
Tên chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
1
Tổng doanh thu
43.432.026.393
54.476.982.816
2
Tổng chi phí KD
40.248.107.715
57.105.559.139
3
Tổng vốn KD B.quân
7.900.129.340
11.471.060.798
4
Lợi nhuận (trước thuế)
76.588.192
69.215.580
5
Lợi nhuận sau thuế
43.233.506
38.068.569
Phần II
Tổ chức công tác tài chính của doanh nghiệp
I/ Phân cấp quản lý tài chính Doanh nghiệp:
Tổng công ty Muối có 15 đơn vị trực thuộc, trong đó gồm:
+ 12 Công ty hạch toán độc lập.
+ 3 trạm hàng tháng báo chứng từ, sổ sách về phòng kế toán của Văn phòng Tổng Công ty.
- Văn phòng Tổng Công ty cũng là 1 đơn vị hạch toán độc lập.
- Các đơn vị hạch toán độc lập đều có:
+ Hệ thống báo cáo kế toán - tài chính riêng.
+ Có số vốn đầu tư.
+ Có tư cách pháp nhân.
- Các đơn vị hạch toán độc lập này phải thực hiện việc bảo toàn và tăng trưởng vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Cuối kỳ quyết toán và nộp báo cáo kế toán 6 tháng một lần cho Tổng Công ty.
II/ Công tác kế hoạch hoá tài chính Doanh nghiệp:
- Công tác xây dựng kế hoạch: xây dựng kế hoạch hoá tài chính là xây dựng chiến lược về công tác quản lý - kinh doanh thương mại nhằm thực hiện các chỉ tiêu sau:
+ Đạt doanh thu theo kế hoạch.
+ Tăng lợi nhuận.
+ Bảo toàn và tăng trưởng vốn.
+ Các kế hoạch tài chính khác: đầu tư dài hạn, khấu hao tài sản cố định.v.v..
- Tổ chức thực hiện kế hoạch: Đến quý 3 của năm (hiện tại), Tổng Công ty đã phải xây dựng kế hoạch cho năm sau. Việc xây dựng kế hoạch phải được tập hợp và nghiên cứu từ các phòng chức năng. Kế hoạch này chỉ là số liệu dự thảo và được gửi lên Bộ chủ quản để xem xét, nghiên cứu. Kế hoạch đề ra có tính ưu việt thì sẽ được Bộ chủ quản quyết định cho xây dựng kế hoạch. Đến cuối năm đó, Bộ sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch chính thức cho năm sau.
- Cuối năm, tổng hợp và đánh giá (trên tài liệu quyết toán) sẽ đánh giá chính xác việc thực hiện kế hoạch đạt bao nhiêu % và từ đó rút ra kinh nghiệm.
III/ Tình hình nguồn vốn và tài sản của Doanh nghiệp (Văn phòng Tổng Công ty Muối ).
1/ Nguồn hình thành của vốn:
Tổng Công ty Muối là 1 doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Nhà nước cấp vốn Ngân sách để phục vụ cho quá trình sản xuất - kinh doanh - thực hiện hoạt động công ích cho xã hội.
- Vấn để huy động và sử dụng vốn 1 cách hợp lý, có hiệu quả nguồn vốn tiềm năng là nhiệm vụ quan trọng trong hoạch định kinh tế của doanh nghiệp.
- Trong những năm gần đây, chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu Iốt được Nhà nước quan tâm, cho nên nhu cầu muối Iốt tăng nhanh (chủ yếu phục vụ cho các tỉnh miền núi). Vì vậy, nhu cầu về vốn của Doanh nghiệp cũng đòi hỏi cấp bách để đáp ứng các yêu cầu như quy mô sản xuất - kinh doanh (xây dựng các nhà máy trộn muối trộn muối Iốt, xây kho tàng dự trữ hàng hoá, các công trình thuỷ lợi phục vụ cơ sở hạ tầng tại các đồng muối).
Xuất phát từ những yêu cầu trên, doanh nghiệp đã phải huy động vốn từ các nguồn: vay Ngân hàng, vay các thành phần kinh tế khác, huy động nguồn vốn của CBCNV (có trả lãi), vốn tự bổ sung (hầu như là không có) vì ngành muối có giá trị thấp, lợi nhuận không cao.
Tuy vậy, được sự quan tâm của Nhà nước (hàng năm Nhà nước bổ sung thêm vốn) cho nên số vốn của Tổng Công ty đã được tăng lên.
Số vốn được Nhà nước bổ sung thêm là:
+ Năm 1998: 1 tỷ
+ Năm 1999: 500 triệu.
+ Năm 2000: 500 triệu.
2/ Bảng cơ cấu nguồn vốn của Văn phòng Tổng Công ty Muối (năm 1999 và 2000)
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
TT
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
I
S nguồn vốn
24.362.473.194
100
29.761.396.200
100
5.398.923.026
22,16
1
Nguồn vốn chủ sở hữu
7.974.012.086
32,73
11.508.747.644
38,67
3.534.735.458
44,30
2
Nguồn vốn kinh doanh
7.900.129.340
34,42
11.471.060.798
38,54
3.570.931.458
45,20
3
Quỹ phát triển K.doanh
34.990.096
0,15
35.445.095
0,12
454.999
1,30
4
Quỹ K.thưởng Phúc lợi
38.982.750
0,16
2.241.751
0,0075
-36.740.999
9,90
II
Nợ phải trả
16.388.461.008
67,26
18.252.648.576
61,32
1.864.187.568
11,37
1
Nợ ngắn hạn
16.385.562.768
66,92
18.252.648.576
61,32
1.867.085.908
-13,26
2
Vay ngắn hạn
1.230.456.304
13,25
3.713.000.000
12,47
-428.543.696
7,56
3
Phải trả cho người bán
404.797.680
1,64
3.465.763.185
11,64
3.060.965.505
-10,3
4
Thuế và các khoản phải
49.706.428
0,38
57.762.433
0,28
-9.568.519
Nộp cho Nhà nước
-15,12
5
Phải trả các đơn vị nội bộ
304.582.922
1,25
258.520.713
0,87
-46.062.209
13,12
6
Các khoản phải trả, phải
12.353.194.555
50,70
10.732.401.890
36,10
-1.620.792.655
Nộp khác
III
Nợ dài hạn
0
100
0
IV
Nợ khác
2.898.240
100
0
Chi phí phải trả
2.898.240
0
* Qua số liệu ở bảng trên cho ta thấy:
- Nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp: ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp còn có nguồn vốn chủ yếu từ nguồn vốn nợ ngắn hạn, vay ngắn hạn. Tổng các khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán cuối kỳ:
Tổng nguồn vốn DN
+ Năm 1999: 67,26%
+ Năm 2000: 61,32%
- Nguồn vốn của DN năm 2000 so với năm 1999 tăng 5.398.923.026đ, tốc độ tăng là 22,16% và nguồn vốn chủ sở hữu tăng 3.534.735.458đ với tốc độ tăng 44,3%.
- Sở dĩ nguồn vốn và nguồn vốn chủ sở hữu của DN tăng mạnh như vậy là do DN sử dụng năng động và hiệu quả nguồn vốn đi vay. Và đặc biệt là nguồn vốn trong kinh doanh, nguồn vốn trong thanh toán. Để mượn đồng vốn đó luân chuyển quay vòng vốn (nhằm thực hiện tốt khâu lưu thông hàng hoá). Điều đó biểu hiện sự phấn đấu mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.
Bên cạnh đó Văn phòng Tổng Công ty đã giảm được các khoản tiền tín dụng, vay ngân hàng bằng phương pháp linh hoạt từ nguồn vốn tạm thời chưa thanh toán để giải quyết tất toán các khoản nợ có tính chất phát sih chi phí bất thường từ các hoạt động tài chính khác.
Do vậy mà không có nợ dài hạn và tỷ trọng nợ ngắn hạn rất thấp chỉ có 13,25% tương đương với 8.230.456.304đồng và năm 2000 còn 3.713.000.000 đồng giảm còn 12,47%.Bảng cơ cấu tài sản của Tổng Công ty
3/ Bảng cơ cấu nguồn vốn của Văn phòng Tổng Công ty Muối (năm 1999 và 2000)
Năm 1999
Năm 2000
Chênh lệch
TT
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Tổng giá trị (A + B)
24.362.473.194
29.761.396.220
A
TSLĐ và ĐT ngắn hạn
21.786.968.092
100
26.382.541.485
100
4.959.544.583
21,10
1
Tiền mặt
556.946.989
2,55
487.668.287
1,85
-69.278.741
-12,40
2
Tiền gửi Ngân hàng
2.230.627.408
10,20
683.009.669
2,60
-1.547.617.709
-69,38
3
Các khoản phải thu
7.847.004.051
36,00
13.265.795.232
50,28
5.418.791.181
69,05
- Phải thu của khách hàng
6.459.569.935
29,60
7.137.522.230
26,05
677.592.295
10,50
- Phải thu nội bộ
582.452.838
2,67
243.150.199
0,92
-339.302.639
-58,25
- Các khoản thu khác
804.981.278
3,70
5.154.410.475
19,54
4.349.429.197
450,30
4
Hàng tồn kho
11.041.001.168
50,70
11.790.219.255
44,68
749.218.087
6,78
- Nguyên liệu, vật liệu
2.380.400
0,011
10.000.000
0,04
7.619.600
3,20
- Công cụ, dụng cụ
724.077.088
3,32
1.095.302.965
4,15
31.225.877
51,26
- Thành phẩm
4.565.300
0,021
3.099.300
0,11
-1.466.000
32,10
- Hàng tồn kho
10.309.978.380
47,32
10.681.816.990
40,48
371.836.610
3,60
5
Tài sản lưu động khác
101.388.476
0,465
155.755.627
0,59
54.370.151
53,65
B
TSCĐ và đầu tư dài hạn
2.575.505.102
11,82
3.378.854.762
100
803.349.660
31,19
- TSCĐ hữu hình
2.575.505.102
11,82
3.378.854.762
100
803.349.660
31,19
- Nguyên giá
3.451.865.302
15,80
5.844.498.183
2.392.632.881
69,30
- Trị giá hao mòn luỹ kế
867.360.200
4,02
2.465.643.421
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Tổng Công ty thì thực tế bản thân Văn phòng Tổng Công ty nguồn vốn tự có hay tự bổ xung là rất ít. Song Văn phòng Tổng Công ty đã thực hiện tốt khâu khai thác và sử dụng nguồn vốn lưu động rất linh hoạt.
- Khi xét về nguồn vốn trong thanh toán:
Ta thấy các khoản nợ ngắn hạn phải trả rất lớn chủ yếu là nợ ngắn hạn (thường là hàng mua về chưa thanh toán cho người bán). Năm 1999 nợ ngắn hạn phải trả là : 16.385.562.786 đồng, tỷ trọng là 66,92% và năm 2000 nợ ngắn hạn phải trả là 18.252.648.576 đồng, tỷ trọng 61,32%/ tổng vốn.
Trong khi đó nguồn vốn kinh doanh là: 11.471.060.798đồng, tỷ trọng 38,67% cho năm 2000.
- Thông qua bảng cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy: hầu hết tiền kinh doanh cũng nợ những khoản nợ ngắn hạn phải trả đều nằm trong hàng tồn kho hay ỏ các khoản phải thu của khách hàng.
+ Năm 1999 hàng tồn kho: 11.041.001.168đồng
chiếm tỷ trọng là 50,7%.
+ Năm 2000 hàng tồn kho: 11.790.210.255đồng
chiếm tỷ trọng 40,48%.
- Các khoản nợ phải thu của khách hàng:
+ Năm 1999: 6.459.569.935 đồng, chiếm tỷ trọng 29,60%.
+ Năm 2000: 7.137.522.230 đồng, chiếm tỷ trọng 27.50%.
- Nói chung năm 2000 thực hiện tốt hơn trong khâu thu tiền làm giảm tiền chi khách hàng nợ xuống 2,10% trên tổng số vốn hiện có so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời thực hiện tốt hơn khâu lưu thông hàng hoá, so với năm 1999 thì lượng hàng tồn kho giảm 6,02%.
- Qua tình hình dự trữ tài sản lưu động của Doanh nghiệp ta thấy hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng, đây chính là nguyên nhân ứ đọng vốn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.
- Tình trạng khách hàng lạm dụng đồng vốn trong khâu lưu thông hàng hoá được giải quyết phần nào, song vẫn ảnh hưởng rất lớn đén hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy khi ký kết các hợp đồng mua, bán DN phải xác định rõ phương hướng, hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán để có thể ra những phương án đối phó với mọi rủi ro xấu nhất xảy ra. Đồng thời thanh toán các khoản nợ với khách hàng đúng hạn sẽ đảm bảo cho DN giữ được tín nhiệm với đối tác, đảm bảo được quan hệ lâu dài trong vay vốn, có như vậy DN mới đảm bảo được nguồn vốn trong kinh doanh ổn định.
4/ Đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Năm 2000 tăng thêm 2.183.318.481đồng trong việc mua máy móc thiết bị phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư vào TSCĐ chủ yếu lấy từ nguồn vốn Nhà nước cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dùng nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái đầu tư, mua sắm thiết bị mới.
Hệ số phục vụ S Doanh thu 43.432.026.393
của vốn KD = = =
(năm 1999) Vốn KD bình quân 7.900.129.340
Hệ số phục vụ S Doanh thu 54.476.982.816
của vốn KD = = = 5,1
(năm 2000) Vốn KD bình quân 11.471.060.798
Hệ số S Lợi nhuận (trước thuế) 76.588.192
Sinh lợi = = = 0,0096
(1999) S Vốn KD bình quân 7.900.129.340
Hệ số S Lợi nhuận (trước thuế) 69.215.580
Sinh lợi = = = 0,006
(2000) S Vốn KD bình quân 11.471.060.798
5/ Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính.
- Ban kiểm soát của Văn phòng Tổng Công ty thuộc thành viên của Hội đồng quản trị. Trong Ban kiểm soát gồm 2 người : Trưởng ban và kiểm soát viên. Hàng quý, Ban kiểm soát cùng với phòng Kế toán tổ chức đi kiểm tra hoạt động tài chính của các đơn vị thành viên.
- Hoạt động của cơ quan cấp trên:
+ Bộ Tài chính: định kỳ có sự kiểm tra quyết toán toàn Tổng Công ty và tình hình tài chính của Doanh nghiệp.
+ Cơ quan chủ quản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát qua báo cáo kế hoạch tài chính quyết toán quý, năm.
+ Cục thuế thành phố Hà Nội quản lý việc nộp thuế.
Phần III
Tình hình tổ chức công tác hạch toán kế toán.
1/ Kế toán hàng mua:
- Do đặc thù của ngành sản xuất và kinh doanh muối là không áp dụng thuế suất VAT đầu ra của sản phẩm nên không hạch toán khấu trừ VAT đầu ra và đầu vào. Toàn bộ thuế VAT đầu vào đưa vào giá thành sản phẩm.
- Quá trình thu mua: DN mua trực tiếp của xưởng sản xuất hoặc mua của các HTX tư thương.
- Căn cứ vào chứng từ hợp đồng, phiếu nhập kho, hoá đơn tài chính hợp lệ, kế toán làm thủ tục nhập kho với nguyên vật liệu và cả bao bì. Tại Văn phòng Tổng Công ty muối sử dụng tài khoản 156(1561, 1562) theo phương pháp kê khai thường xuyên. Khi thanh toán tiền sử dụng tài khoản 111, 112.
- Trình tự kế toán mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu, bao bì được hạch toán như sau:
Nợ TK 152 (156): Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá.
Có TK 331: Phải trả cho người bán.
Có TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
- Trong quá trình kinh doanh, để xác định được kết quả kinh doanh và trị giá vốn của hàng hoá còn lại cuối kỳ, kế toán cần phải xác định được trị giá hàng xuất kho trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ ở Văn phòng thuộc Tổng Công ty được tính theo đơn giá bình quân gia quyền.
Đơn giá Trị giá hàng còn đầu kỳ + Trị giá hàng mua trong kỳ.
bình quân =
Số lượng hàng còn đầu kỳ + Số lg hàng mua trong kỳ.
Trị giá hàng xuất = Đơn giá bình quân x Số lượng hàng xuất
trong kỳ. trong kỳ.
Trị giá hàng còn = Đơn giá bình quân x Số lượng hàng còn
Cuối kỳ.
Muối nguyên liệu, bao bì được mua về để đưa vào quá trình chế biến: trộn, nghiền rửa, xay, rang, đóng gói... Từ đây cho ra các sản phẩm bao gồm các loại: muối tinh, muối Iốt. Các loại sản phẩm này được kế toán theo dõi từng loại. Căn cứ vào chứng từ, số liệu của các mặt hàng để mở sổ nhập - xuất - tồn hàng hoá và tổng hợp vào bảng kê số 8 "Nhập - xuất - tồn kho thành phẩm hàng hoá".
Kho hàng dự trữ muối của Doanh nghiệp chủ yếu nằm rải rác trên các địa phương. Do đặc điểm của muối là một sản phẩm dễ bị hao hụt trong điều kiện ẩm ướt, nhất là khí hậu của nước ta, cho nên trong quá trình vận chuyển hàng hoá hoặc để trong kho, lượng muối bị hao hụt là không thể tránh khỏi.
Hao hụt định mức = Khối lượng sản phẩm x Định mức hao hụt
(Từ 1 ữ 5%).
2/ Kế toán hàng bán:
- Mặt hàng bán chủ yếu của Văn phòng thuộc Tổng Công ty là các loại muôi từ đồng bằng đến miền núi, từ miền ngược đến miền xuôi. Bán hàng thường được bán với số lượng lớn và được thực hiện theo 2 phương thức bán:
+ Bán hàng thu tiền trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 111 (112): Tiền mặt (tiền gửi Ngân hàng)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng.
Đồng thời phản ánh trị giá thành phẩm xuất kho tiêu thụ:
Trị giá hàng xuất kho
Nợ TK 632:
Có TK 155:
+ Bán hàng trả chậm: khách hàng thoả thuận giá cả nhưng chưa thanh toán tiền hàng ngay, kế toán ghi
Nợ TK 131 : Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng.
+ Khi cung cấp hàng hoá, sản phẩm giữa các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty phản ánh doanh thu tiêu thụ nội bộ, kế toán ghi:
Nợ TK 111 (112): Tiền mặt (tiền gửi Ngân hàng)
Nợ TK 136: Phải thu nội bộ.
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ.
3/ Kế toán tài sản cố định:
- Tài sản cố định là cơ sở vật chất có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản cố định dùng trong Văn phòng thuộc Tổng Công ty chủ yếu là TSCĐ hữu hình. Tài sản cố định hữu hình tăng, giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như mua sắm trực tiếp, xây dựng cơ bản. Tất cả các trường hợp tăng TSCĐ hữu hình đều phải tập hợp đầy đủ chứng từ, hồ sơ về tài sản cố điịnh (biên bản giao nhận, biên bản đánh giá lại TSCĐ...).
+ Khi TSCĐ hữu hình tăng, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình.
Có TK 111(112): Mua TSCĐ bằng tiền mặt (tiền gửi NH)
Có TK 411:
+ TSCĐ giảm: căn cứ vào chứng từ có liên quan, kế toán ghi
Nợ TK 152 (153): Giá trị phế liệu thu hồi.
Nợ TK 111 (112): Tiền mặt (tiền gửi NH)
Có TK 721: Các khoản thu nhập bất thường.
- Trong quá triình sử dụng TSCĐ (như đất đai) và do bị tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau sẽ bị hao mòn.
Giá trị hao mòn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ. Theo quyết định số 1062 của Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại Doanh nghiệp ký ngày 14/11/1996 quy định đối với Tổng Công ty Muối được đăng ký khấu hao liên tục trong 3 năm. Hàng tháng (hoặc hàng năm) kế toán tính trích khấu hao TSCĐ, phân bổ vào các đối tượng sử dụng. Căn cứ vào mức khấu hao kế toán theo dõi ghi:
Nợ TK 627, 641, 642: Mức khấu hao hàng tháng.
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ.
Đồng thời ghi Nợ TK 009.
+ Khi sửa chữa TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 214: Khấu hao TSCĐ
Có TK 111 (112): Tiền mặt (tiền gửi NH)
Có TK 331: Phải trả cho nhà cung cấp.
4/ Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm.
Phương pháp tính lương:
Hệ số lương x Lương cơ bản
(của từng cá nhân)
Phương pháp trích lập các khoản bảo hiểm (người lao động phải nộp).
+ Bảo hiểm Xã hội: trích 5%.
+ Bảo hiểm Ytế: trích 1%.
+ Kinh phí Công đoàn: trích 1%.
Phương pháp kế toán:
+ Trích BHXH, KPCĐ, BHYT:
Nợ TK 641 (642):
Có TK 338 (3382, 3383, 3384):
+ Tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý.
Nợ TK 642: Lương nhân viên quản lý.
Có TK 334: Tiền lương và phụ cấp phải trả.
+ Tiền thưởng phải trả cho CNV
Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Có TK 334: Phải trả công nhân viên.
+ Thanh toán các khoản phải trả cho CNV.
Nợ TK 334: Phải trả CNV
Có TK 111: Tiền mặt.
5/ Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp.
- Căn cứ vào bảng phân bổ và bảng kê nhật ký chứng từ của các bộ phận (thanh toán, bán hàng, vận chuyển, bốc xếp, vật tư tiền lương... và hạch toán hàng tồn kho) theo phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Chi tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý và nhân viên bán hàng
Nợ TK 641 (642): Chi phí bán hàng.
Có TK 334: Phải trả cho công nhân viên.
+ Xuất vật liệu dùng cho quản lý, bán hàng:
Nợ TK 641 (642): Chi phí bán hàng
Có TK 152: Nguyên vật liệu xuất dùng.
+ Chi tiền điện, nước...
Nợ TK 642:
Có TK 111, 112: Tiền mặt (tiền gửi Ngân hàng).
+ Trích khấu hao TSCĐ:
Nợ TK 641 (642):
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ.
+ Trích BHXH, KPCĐ, BHYT:
Nợ TK 641 (642):
Có TK 338 (3382, 3383, 3384):
+ Nộp thuế môn bài, thuế đất phải nộp cho nhà nước:
Nợ TK 642 (5): Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp.
+ Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí.
Nợ TK 642:
Có TK 111, 112: Tiền mặt (tiền gửi Ngân hàng).
+ Lãi vay vốn dùng cho sản xuất, kinh doanh phải trả hoặc đã trả.
Nợ TK 642 (9) :
Có TK 111, 112: Tiền mặt (tiền gửi Ngân hàng).
+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng vào tài khoản 911.
Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh.
Có TK 641: Chi phí bán hàng.
Có TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh.
6/ Kế toán tài sản bằng tiền:
Tiền mặt 111.
Là số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ thực tế xuất nhập quỹ tiền mặt. Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao... Thủ quỹ là người chịu trách nhiệm quản lý nhập, xuất quỹ tiền mặt. Cuối ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tiền mặt.
Thu tiền mặt:
+ Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
+ Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá bằng tiền mặt.
Nợ TK 111: Tiền mặt
Có TK 131: Phải thu của khách hàng.
Có TK 136: Phải thu nội bộ
Có TK 141: Tạm ứng.
Chi tiền mặt:
+ Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng.
Nợ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
Có TK 111: Tiền mặt.
+ Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213: TSCĐ vô hình.
Có TK 111: Tiền mặt.
+ Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư, hàng hoá về nhập kho.
Nợ TK 152, 153, 156: Nguyên vật liệu; công cụ dụng cụ; Hàng hóa.
Có TK 111: Tiền mặt.
+ Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả.
Nợ TK 311: Vay ngắn hạn
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp
Nợ TK 334: Phải trả CNV.
Nợ TK 336: Phải trả nội bộ
Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác.
Có TK 111: Tiền mặt.
+ Các khoản chi phí bằng tiền mặt.
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng.
Nợ TK 642: Chi phí quản lý DN.
Có TK 111: Tiền mặt.
Kế toán tiền gửi Ngân hàng "112"
Tiền gửi Ngân hàng là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu...). Kế toán của Doanh nghiệp khi nhận được chứng từ của Ngân hàng phải kiểm kê, đối chiếu với chứng từ gốc để xác minh và xử lý kịp thời.
Thu tiền gửi Ngân hàng:
+ Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng:
Nợ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
Có TK 111: Tiền mặt.
+ Nhận được tiền do khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản (giấy báo có của Ngân hàng):
Nợ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
Có TK 131: Phải thu của khách hàng.
+ Thu tiền bán hàng bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng.
Chi tiền gửi Ngân hàng
+ Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ:
Nợ TK 111: Tiền mặt.
Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
+ Trả tiền mua vật tư, hàng hoá đã nhập kho chuyển uỷ nhiệm chi, séc, séc thanh toán:
Nợ TK 152,153,156:
Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
+ Thanh toán các khoản nợ bằng chuyển khoản ghi:
Nợ TK 311: Vay ngắn hạn.
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán.
Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp
Nợ TK 336: Phải trả nội bộ.
Nợ TK 338: Phải trả, phải nộp khác
Có TK 112: Tiền gửi Ngân hàng.
7/ Kế toán xác định kết quả và phân phối kết quả tài chính.
- Xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập với chi phí. Đối với kết quả bán hàng chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá trị vốn của hàng bán ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh.
Nợ TK 911: Xác định kết quả.
Có TK 632: Trị giá vốn hàng bán.
Có TK 641, 642: Chi phí (bán hàng và quản lý)
Có TK 811: Chi phí hoạt động tài chính.
Có TK 821: Chi phí bất thường.
+ Cuối kỳ hạch toán thực hiện việc kiểm kê doanh thu bán hàng thuần, thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập bất thường:
Nợ TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính
Nợ TK 721: Các khoản thu nhập bất thường.
Có TK 911: Xác định kết quả.
+ Căn cứ vào kết quả kinh doanh (lợi tức thuần trước thuế):
Nợ TK 911: Xác định kết quả.
Có TK 421: Lãi chưa phân phối.
+ Nếu lỗ, kế toán ghi:
Nợ TK 421: Lãi chưa phân phối.
Có TK 911: Xác định kết quả.
+ Hàng tháng xác định số thuế lợi tức phải nộp:
Nợ TK 421: Lãi chưa phân phối.
Có TK 333: Thuế và các khoản kinh doanh.
Khi phân bổ vào lãi để lại nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 421: Lãi chưa phân phối.
Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh.
Nguyên tắc phân phối của Doanh nghiệp:
- Lãi trước thuế: Nộp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC841.doc