Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, từ năm 2005 công ty đã chủ động chuyển từ khoán sản lượng hàng năm cho công nhân sang khoán ổn định diện tích, sản lượng 3 năm. Bằng cách đánh giá sản lượng theo từng nhóm vườn cây, từng năm trồng cụ thể, đồng thời tiến hành phân chia lại vườn cây, dân chủ, công khai đến người nhận khoán, sau đó gắp thăm và tiến hành ký khoán đến từng công nhân khai thác. Trong hợp đồng giao khoán có nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên( bên giao là giám đốc công ty, bên nhận là giám đốc nông trường khai thác và người trực tiếp nhận vườn cây). Trong giao khoán có chế độ thưởng phạt công minh, nếu vượt sản lượng công ty sẽ mua sát với giá thị trường và nếu hụt thì phạt tương tự, điều này đã góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm của người lao động, việc chăm sóc, bón phân, kỹ thuật cạo được công nhân thực hiện rất nghiêm túc. Nhiều công nhân đã đầu tư thêm phân bón vào vườn cây cao su khai thác để vượt sản lượng giao khoán. Trong công tác giao khoán, việc kiểm tra tay nghề của công nhân, việc chấp hành quy trình khai thác mủ cao su được công ty quản lý rất nghiêm ngặt, thông qua các phòng ban chức năng, cán bộ công nhân gián tiếp ở các nông trường, tổ, đội. Trước khi bước vào vụ khai thác mới công ty chủ động mở lớp ôn luyện cho đội ngũ thợ cạo cũ có tay nghề trung bình và đào tạo thợ nhận vườn cây mở mới, lấy kết quả đã đào tạo, ôn luyện đạt loại khá, giỏi thì bố trí khoán vườn cây, sản lượng. Cứ một tháng các nông trường, xí nghiệp kiểm tra kỹ thuật 1 lần và cứ 3 tháng công ty kiểm tra 1 lần để đảm bảo yêu cầu sản phẩm theo đúng quy trình và phẩm cấp kỹ thuật. Do vậy, trong những năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng được Tổng công ty giao, tay nghề của công nhân không ngừng đựợc tăng lên. Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn TCVN 3769 – 1995 và đang thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
67 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2820 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao su CHƯPRÔNG - GIA LAI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu sản xuất, xây dựng không ngừng của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong những năm qua.
3.1.6 Tình hình hoạt động xã hội của công ty
Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng. Lãnh đạo Tập đoàn đánh giá cao những cố gắng và những thành quả của Công ty trong lĩnh vực này. Địa bàn Công ty nằm giáp với biên giới Campuchia, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dân tộc, tôn giáo và an ninh quốc phòng rất phức tạp. Công ty đã xác định đây là vấn đề then chốt nhất bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy trong những năm qua Công ty đã thực hiện tốt việc phối hợp với các lực lượng quân sự, bộ đội biên phòng thực hiện học tập chiến thuật tổ chức hội thao, xây dựng phương án phòng chống bạo loạn. Chính vì thế Công ty là đơn vị có đông công nhân là đồng bào dân tộc nhưng vẫn duy trì được tình hình sản xuất, an ninh trật tự, xã hội ổn định.
Ngay từ đầu mới thành lập các đơn vị tại Tây Nguyên, nhiệm vụ tạo công ăn việc làm cho bà con người dân tộc ở địa phương đã được tổng Công ty quán triệt và xác định là yếu tố trên hết. Công ty cao su Chưprông cũng là đơn vị đi đầu với những kết quả đáng biểu dương trong nhiệm vụ này.
Qua thời gian, lực lượng công nhân đồng bào dân tộc trở thành công nhân cao su ngày càng nhiều và cũng từng làng, buôn dần phát triển đi lên. Trong 10 năm qua Công ty đã vận động, giúp đỡ hơn 1.000 đồng bào dân tộc Gia Rai vào làm công nhân cao su và đây cũng là lực lượng lao động chính của công ty. Không những tạo dựng công ăn việc làm cho đồng bào, Công ty còn phối hợp với chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển địa phương: trường học, đường xá, trung tâm y tế…Đặc biệt là hỗ trợ cho bà con xây dựng nhà cửa giúp định canh định cư, có cuộc sống ổn định lâu dài. Ngoài ra Công ty thường xuyên trao tặng nhà tình nghĩa, tình thương cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách và nhận phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập số liệu thông qua báo cáo tài chính, các chứng từ, hóa đơn của công ty cao su Chưprông – Gia Lai trong 3 năm 2005 – 2006 – 2007
3.2.2 Phương pháp ma trận SWOT
- Nội dung: Ma trận SWOT được xây dựng bằng cách liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Sau đó sẽ so sánh những cặp danh sách có liên quan để tìm ra những chiến lược khác nhau. SWOT gọi tắt của điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, là sự tóm lược các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích chiến lược.
Những điểm mạnh - S
Những điểm yếu – W
Các cơ hội – O
Các chiến lược – SO
Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội
Các chiến lược – WO
Vượt qua điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội
Các thách thức – T
Các chiến lược – ST
Dùng điểm mạnh để đối mặt thách thức
Các chiến lược – WT
Tối thiểu hóa chi phí và đối mặt thách thức
- Mục đích: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và bản thân công ty để từ đó đưa ra một số chiến lược và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Phân loại số liệu thành các nhóm chỉ tiêu : diện tích, năng suất, sản lượng,chi phí, doanh thu, lợi nhuận…
- Dùng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh: Trong luận văn dùng hai phương pháp so sánh:
+ Phương pháp số tuyệt đối (+/-): Trong luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh mức độ tăng, giảm các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận giữa 2 năm 2006/2005 và 2007/2006.
+ Phương pháp số tương đối (%): Trong luận văn sử dụng phương pháp này là chủ yếu để so sánh mức độ tăng, giảm của các chỉ tiêu phân tích giữa 2007/2006, 2006/2005, Bình quân/Năm (BQ/Năm).
- Phương pháp thay thế liên hoàn: Trong luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích:
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng sản phẩm, giá bán, giá thành sản phẩm ( trong đó có nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) đến lợi nhuận của công ty.
+ Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổng giá trị sản lượng, hệ số sản xuất hàng hoá, hệ số tiêu thụ hàng hóa đến doanh thu bán hàng của công ty.
- Phương pháp số chênh lệch: Là một dạng khác – dạng đơn giản hơn của phương pháp thay thế liên hoàn.
- Phương pháp chỉ số: nghiên cứu biến động và các yếu tố năng suất và diện tích ảnh hưởng tới sản lượng sản phẩm mủ cao su.
3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1 Nhóm các chỉ tiêu sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Năng suất
=
Sản lượng
Diện tích
- Giá thành
=
Chi phí sản xuất
+
Chi phí bán hàng
+
Chi phí QLDN
- Tổng chi phí = Chi phí sản xuất + Chi phí tiêu thụ sản phẩm
- Chi phí sản xuất = CP NVL trực tiếp + CP nhân công trực tiếp + CP SX chung
- Chi phí tiêu thụ = CP bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Tổng doanh thu:
D =
Di: Doanh thu của từng loại hoạt động kinh doanh
D: Tổng doanh thu
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Lợi nhuận gộp
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán (giá thành SX)
Lợi nhuận thuần
=
Lợi nhuận gộp
-
CPBH và CP QLDN
- Khối lượng tiêu thụ trong năm
=
Khối lượng tồn kho đầu năm
+
Khối lượng sản xuất trong năm
-
Khối lượng tồn kho cuối kỳ
- Hệ số sản xuất hàng hoá
=
Giá trị hàng hoá sản xuất
Tổng giá trị sản lượng
- Giá trị hàng hoá sản xuất
=
Tổng giá trị sản lượng
x
Hệ số sản xuất hàng hoá
- Hệ số tiêu thụ hàng hoá
=
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Giá trị sản phẩm sản xuất
Nhóm các chỉ số hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD):
Doanh thu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Doanh thu
Lợi nhuận
Chi phí
- Nhóm các chỉ tiêu tính điểm hòa vốn như sau:
- Số dư đảm phí = Giá bán – Chi phí biến đổi đơn vị
- Sản lượng hòa vốn
=
Chi phí bất biến
Giá bán – Chi phí khả biến
- Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn × Giá bán
- Thời gian hòa vốn
=
Doanh thu hòa vốn
Doanh thu bình quân 1 ngày
- Doanh thu BQ 1 ngày
=
Doanh thu trong kỳ
360 ngày
- Doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hòa vốn
3.3.2 Nhóm các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng
* Nhân tố năng suất, diện tích ảnh hưởng đến sản lượng mủ khai thác:
- Số tương đối: IND =
=
- Số tuyệt đối:
-=(-)+(-)
Trong đó:
IND: Biến động năng suất và diện tích.
N0, N1: Năng suất kỳ gốc và kỳ phân tích.
D0, D1: Diện tích cao su khai thác kỳ gốc và kỳ phân tích.
* Chỉ tiêu nhân tố sản lượng, giá bán, giá thành ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Ta sử dụng chỉ tiêu : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
L = PiQi - ZiQi
Trong đó:
L: lợi nhuận của công ty.
Pi: Giá bán của sản phẩm kỳ thứ i
Zi: Giá thành kỳ thứ i
Qi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i
* Chỉ tiêu nhân tố tổng giá trị sản lượng, hệ số sản xuất hàng hóa, hệ số tiêu thụ hàng hóa ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng:
Doanh thu
Bán hàng
Tổng giá trị
Sản lượng
Hệ số sản xuất
Hàng hóa
Hệ số tiêu thụ
Hàng hóa
═
×
×
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty
4.1.1 Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh mủ cao su tại Công ty.
4.1.1.1 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm của Công ty cao su Chưprông là mủ khối nguyên liệu, mủ cốm các loại VC, SVR L, SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20 là nguyên liệu chủ yếu cho các ngành công nghiệp chế biến ra sản phẩm có nguyên liệu là cao su như săm lốp xe các loại, dụng cụ bằng cao su…
4.1.1.2 Quy trình sản xuất kinh doanh
Quy trình sản xuất kinh doanh mủ cao su là quy trình phức tạp, được chia thành ba giai đoạn là: giai đoạn khai thác, giai đoạn chế biến, giai đoạn tiêu thụ
* Giai đoạn khai thác
Từ vườn cây, mủ được cạo cho chảy xuống chén hứng mủ. Sau một thời gian nhất định công nhân sẽ trút mủ vào thùng đựng mủ để cân, đo rồi đổ mủ vào xe bồn chở về nhà máy chế biến. Giai đoạn khai thác được thể hiện qua sơ đồ sau:
VƯỜN CÂY KHAI THÁC
KHAI THÁC MỦ
ĐỔ MỦ
CÂN, ĐO
VẬN CHUYỂN VỀ NHÀ MÁY
Sơ đồ 4.1: Quy trình khai thác mủ cao su
* Giai đoạn chế biến
Mủ được vận chuyển từ vườn cây về nhà máy, sau khi qua lưới lọc 40 inch được chế biến qua các công đoạn sau:
+ Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu:
Tiếp nhận mủ từ hồ quậy mủ, sau đó đưa qua máng dẫn mủ, pha acid loãng 1% cho chảy qua từng mương đánh đông với DRC 25%, độ pH 4,5 – 5.
+ Công đoạn 2: Gia công cơ học:
Từ mương đánh đông, sau 6 – 8 giờ mủ trong mương đông, xả nước vào cho mủ đông trong mương nổi lên mặt mương – mủ được đưa qua máy cán kéo di động trên mương dẫn qua băng tải đến 3 máy cân Crêp, rồi đến máy cán cắt và tạo hạt Sredder. Tiếp theo bơm chuyền cốm lên sàn rung để tách nước, sau đó mủ được cho vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.
+ Công đoạn 3: Gia công nhiệt:
Mủ cốm được đưa vào lò sấy, sau 13 – 17 phút với nhiệt độ từ 100 – 112 0C (tùy thuộc vào chất lượng mủ đánh đông) mủ được đưa qua hệ thống hút làm nguội.
+ Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm:
Ép kiện, đóng gói PE, đóng palette đưa vào kho thành phẩm.
Quy trình chế biến mủ cao su được thể hiện qua sơ đồ sau:
Mủ nước khai thác từ vườn cây
Tiếp nhận mủ từ nhà máy
Thành phẩm
Ép kiện đóng gói
Lò xông
Làm đồng đều mủ
Đánh đông mủ
Máy cán kéo
Máy Crêp 1,2,3
Máy cán cắt và tạo hạt Sredder
Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su
* Giai đoạn tiêu thụ
Với đặc điểm nổi bật của Công ty là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến cho nên đặc thù của các công ty sản xuất nông nghiệp là quy trình khép kín của 2 khâu: Khai thác và chế biến. Sản phẩm cuối cùng của Công ty là mủ khối sơ chế nguyên liệu là thành phẩm của Công ty. Sản phẩm của Công ty có thể bán cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến thành phẩm tiêu dùng như săm lốp xe các loại, vật dụng bằng cao su khác…Quy trình tiêu thụ sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
KHÁCH HÀNG
ĐÀM PHÁN
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
SẢN XUẤT
GIAO HÀNG
THANH TOÁN, THANH LÝ
Sơ đồ 4.3: Quy trình tiêu thụ mủ cao su
4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất của công ty
Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, từ năm 2005 công ty đã chủ động chuyển từ khoán sản lượng hàng năm cho công nhân sang khoán ổn định diện tích, sản lượng 3 năm. Bằng cách đánh giá sản lượng theo từng nhóm vườn cây, từng năm trồng cụ thể, đồng thời tiến hành phân chia lại vườn cây, dân chủ, công khai đến người nhận khoán, sau đó gắp thăm và tiến hành ký khoán đến từng công nhân khai thác. Trong hợp đồng giao khoán có nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên( bên giao là giám đốc công ty, bên nhận là giám đốc nông trường khai thác và người trực tiếp nhận vườn cây). Trong giao khoán có chế độ thưởng phạt công minh, nếu vượt sản lượng công ty sẽ mua sát với giá thị trường và nếu hụt thì phạt tương tự, điều này đã góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm của người lao động, việc chăm sóc, bón phân, kỹ thuật cạo được công nhân thực hiện rất nghiêm túc. Nhiều công nhân đã đầu tư thêm phân bón vào vườn cây cao su khai thác để vượt sản lượng giao khoán. Trong công tác giao khoán, việc kiểm tra tay nghề của công nhân, việc chấp hành quy trình khai thác mủ cao su được công ty quản lý rất nghiêm ngặt, thông qua các phòng ban chức năng, cán bộ công nhân gián tiếp ở các nông trường, tổ, đội. Trước khi bước vào vụ khai thác mới công ty chủ động mở lớp ôn luyện cho đội ngũ thợ cạo cũ có tay nghề trung bình và đào tạo thợ nhận vườn cây mở mới, lấy kết quả đã đào tạo, ôn luyện đạt loại khá, giỏi thì bố trí khoán vườn cây, sản lượng. Cứ một tháng các nông trường, xí nghiệp kiểm tra kỹ thuật 1 lần và cứ 3 tháng công ty kiểm tra 1 lần để đảm bảo yêu cầu sản phẩm theo đúng quy trình và phẩm cấp kỹ thuật. Do vậy, trong những năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng được Tổng công ty giao, tay nghề của công nhân không ngừng đựợc tăng lên. Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn TCVN 3769 – 1995 và đang thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
4.1.3 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm.
Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của công ty là những chỉ tiêu quan trọng, nó cho phép đánh giá được quy mô, biểu hiện kết quả sản xuất, kết quả thâm canh của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy việc nắm vững năng suất, sản lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác lãnh đạo của doanh nghiệp.
Bảng 4.1 Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng cao su của công ty trong 3 năm 2005 - 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm (%)
06/05
07/06
BQ/Năm
1. Tổng diện tích cao su
Ha
6495,8
6501,63
6557,54
0,09
0,86
0,47
2. Tổng diện tích cao su kinh doanh
Ha
4132,2
4584,89
5516,74
10,96
20,32
15,54
3. Sản lượng cao su khai thác
Tấn
5585,4
6840,7
7053,69
22,47
3,11
12,38
4.Sản lượng cao su thu mua
Tấn
108,9
400
222,15
267,31
-44,46
42,83
5.Năng suất cao su khai thác
Tấn/ha
1,35
1,49
1,28
10,37
-14,09
-2,63
6. Sản lượng cao su chế biến nhập kho
Tấn
5694,4
6500
7275,84
14,15
11,94
13,04
6.1 Cao su tự khai thác
Tấn
5585,4
6100
7053,69
9,21
15,63
12,38
6.2 Cao su thu mua
Tấn
108,9
400
222,15
267,31
-44,46
56,67
7. Sản lượng cao su tiêu thụ
Tấn
5633
6664,7
7207
18,32
8,14
13,11
8. Sản lượng cao su thành phẩm tồn kho
Tấn
899,4
899
1333,53
-0,04
48,33
21,77
9. Diện tích cao su thanh lý
Ha
141,80
80,1
121
-43,51
51,25
7,62
Nguồn:Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Qua bảng 4.1 ta nhận thấy rằng diện tích cao su kinh doanh của công ty chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng diện tích cao su toàn công ty, cụ thể là chiếm 63,61% năm 2005, 70,52% năm 2006, 84,13% năm 2007. Như vậy nhìn chung diện tích cao su kinh doanh của công ty đang trong thời kỳ kinh doanh lớn, cho năng suất cao cho nên công ty cần chú ý đầu tư, chăm sóc nhằm khai thác được tối đa năng suất, sản lượng vườn cây. Ta cũng thấy rằng diện tích cao su thanh lý của công ty trong 3 năm qua cũng tương đối lớn tới 342,9 ha ( trong đó năm 2005 là 141,80 ha, 2006 là 80,1 ha, 2007 là 121 ha) làm sản lượng cũng sụt giảm đáng kể.
Nhìn chung nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu là do tự sản xuất ra, sản lượng thu mua không lớn, chủ yếu là của cao su tiểu điền xung quanh công ty và từ các điểm thu mua nhỏ. Sản lượng cao su khai thác, chế biến và tiêu thụ tăng đều qua các năm cụ thể : sản lượng cao su khai thác tăng bình quân 12,38%/năm, sản lượng cao su chế biến nhập kho tăng bình quân 13,04%/năm, sản lượng cao su tiêu thụ tăng bình quân 13,11%/năm.
Biểu đồ 4.1: Sản lượng cao su khai thác, chế biến, tiêu thụ của công ty trong 3 năm 2005 - 2007
Riêng về năng suất cao su khai thác năm 2007 giảm 14,09% so với năm 2006 là do bắt đầu vào vụ cạo , vườn cây cao su bị bệnh phấn trắng rất nặng (trong đó cao su kinh doanh là 5.123,5 ha, chiếm 92,87% diện tích khai thác) , thậm chí có những diện tích bị rụng lá đến lần thứ 3 nên mùa cạo mới bị chậm so với kế hoạch hơn 1 tháng. Một số diện tích phải đến đầu tháng 6 mới bắt đầu cạo được, hơn nữa thời tiết trong quý III, IV vẫn còn mưa khá nhiều nên cũng ảnh hưởng không tốt đến sản lượng và năng suất của vườn cây.
Để đánh giá biến động năng suất và diện tích đến sản lượng mủ khai thác của công ty ta áp dụng chỉ số phân tích sau:
IND: Biến động năng suất và diện tích.
N05,N06,N07: Năng suất năm 2005, 2006, 2007
D05,D06,D07: Diện tích cao su khai thác năm 2005, 2006, 2007
* So sánh năm 2006 với năm 2005:
- Số tương đối: IND =
=
=
1,225 = 1,105 1,109
- Số tuyệt đối:
-=(-)+(- )
6840,7 – 5585,4 = (6840,7 – 6189,60) + (6189,60 – 5585,4)
1255,3 = 651,1 + 604,2
Nhận xét:
- Sản lượng mủ quy khô toàn công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng 1255,3 tấn vì các nguyên nhân sau:
+ Do năng suất năm 2006 so với năm 2005 tăng 10,37% tức 0,14 tấn/ha làm sản lượng tăng 10,5% hay 651,1 tấn.
+ Do diện tích năm 2006 so với năm 2005 tăng 10,96% tức 452,69 ha làm sản lượng tăng 10,9% hay 604,2 tấn.
* So sánh năm 2007 với 2006:
- Số tương đối: : IND =
=
=
1,031 = 0,858 1,202
- Số tuyệt đối:
-=(-)+(-)
(7053,69 – 6840,7) = (7053,69 – 8219,94) + (8219,94 - 6840,7)
212,99 = -1116,25 + 1379,24
Nhận xét:
- Sản lượng mủ quy khô toàn công ty năm 2007 so với 2006 tăng 212,99 tấn hay 3,1% là do:
+ Diện tích năm 2007 so với năm 2006 tăng 20,32% tức 931,85 ha làm cho sản lượng tăng 20,2% hay 1379,24 tấn.
+ Năng suất năm 2007 so với năm 2006 giảm 14,09% tức 0,21 tấn/ha làm cho sản lượng giảm 0,142% hay 1116,25 tấn. Công ty cần có chiến lược đẩy mạnh năng suất mủ trong thời gian tới.
4.1.4 Tình hình đầu tư thâm canh
4.1.4.1 Cao su kiến thiết cơ bản
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh tế cao cần phải đầu tư một cách hợp lý sao cho tiết kiệm được chi phí tối đa, hạ thấp được giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong sản xuất kinh doanh cây cao su thì việc đầu tư trong thời kỳ KTCB là cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất của vườn cây trong suốt quá trình kinh doanh.
Bảng 4.2 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su KTCB
(Trung bình cho 1 ha cao su KTCB)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm (%)
06/05
07/06
BQ/Năm
Diện tích ĐT(ha)
2262,3
1822,7
879,9
-19,43
-51,73
-37,63
1.Chi phí NVL
2,63
2,70
3,23
2,66
19,63
10,82
Phân bón
2,61
2,98
3,45
14,18
15,77
14,97
CCDC,BHLĐ
0,14
0,15
0,17
7,14
13,33
10,19
Chi phí máy
0,07
0,08
0,11
14,29
37,50
25,36
2.Chi phí nhân công
3,45
3,78
4,56
9,57
20,63
14,97
3.Chi phí quản lý
0,91
0,90
0,88
-1,10
-2,22
-1,66
Tổng chi phí
6,99
7,42
8,91
6,15
20,08
12,90
Nguồn:Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Qua bảng 4.2 trên ta thấy mức đầu tư tăng đều tăng qua các năm, bình quân chi phí tăng 12,90% trong 3 năm. Điều này được giải thích là do chi phí các yếu tố đầu vào đều tăng, đặc biệt trong tình hình kinh tế đang nóng lên, giá cả biến động thất thường như hiện nay. Trong đó chi phí máy tăng khá cao, nếu như năm 2006 tăng 14,29% so với năm 2005 thì đến năm 2007 chí phí đó đã tăng lên tới 2,6 lần tức là tăng lên 37,50% so với năm 2006, điều này chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng mạnh trong những năm gần đây, phần lớn máy móc thiết bị được sử dụng trong thời kỳ KTCB nhằm mục đích xới đất, bón phân, phun thuốc phòng và trị bệnh cho cây cao su. Về diện tích cao su KTCB giảm do đã được chuyển sang thời kỳ cao su kinh doanh, như vậy là đến năm 2007 hiện cao su KTCB của công ty chỉ còn 879,9 ha, giảm 51,73% so với năm 2006. Hiện công ty cũng đang tiếp tục mở rộng diện tích trên những diện tích cao su thanh lý và dự định đầu tư mở rộng diện tích thêm sang Lào, Campuchia.
Qua bảng 4.2 cũng cho ta thấy công ty đã thực hiện được việc cắt giảm chi phí quản lý bình quân trên 1 ha cao su KTCB, năm 2006 công ty giảm được 1,10% so với năm 2005 và đến năm 2007 giảm tới 2,22% so với năm 2006, bình quân 3 năm công ty đã cắt giảm được 1,66%, đây là kết quả của những cố gắng của công ty trong việc cắt giảm chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Công tác đầu tư thâm canh cũng được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm, ta thấy trong tổng chi phí NVL thì chi phí phân bón chiếm tỷ lệ tương đối cao bởi có đến 1/3 vườn cao su KTCB được trồng chủ yếu trên vùng đất hạng 3, độ đốc lớn, độ dinh dưỡng hạn chế nên cần phải tích cực đầu tư nhằm bảo đảm chất lượng vườn cây. Nhìn chung trong tổng chi phí đầu tư thì chi phí nhân công chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng từ 49 – 51%, trong thời gian này chủ yếu là làm cỏ, bón phân…Trên vườn cây này chủ yếu là người địa phương nhận khoán nên công ty đã thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn quy trình chăm sóc, bón phân, tủ gốc, bảo vệ thực vật…do đó đã hạn chế được tối đa những chi phí phát sinh và tăng hiệu quả làm việc của công nhân.
4.1.4.2 Cao su kinh doanh
Xác định chi phí trong sản xuất là căn cứ để tính giá thành cho sản phẩm, qua đó mới thấy rõ được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong 3 năm qua công ty đã tích cực đầu tư về mọi mặt về phân bón, vật tư kỹ thuật, công chăm sóc nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây, tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích kinh doanh. Cụ thể tình hình đầu tư được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
Tốc độ tăng (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
06/
05
07/
06
BQ/
Năm
Diện tích ĐT (ha)
4132,2
-
4584,89
-
5516,74
-
10,96
20,32
14,92
1.Chi phí NVL
4,52
36,36
5,64
36,50
6,12
37,41
24,78
8,51
14,52
2.Chi phí nhân công
6,35
51,09
7,78
50,36
8,01
48,6
22,52
2,96
8,16
3.Chi phí SXC
1,56
12,55
2,03
13,14
2,23
13,63
30,13
9,85
17,23
Chi phí BQ/ha
12,43
100
15,45
100
16,36
100
24,30
5,89
11,96
Nguồn:Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Qua bảng 4.3 trên ta thấy chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí đầu tư, qua các năm thì tỷ trọng đó đã giảm dần từ 51,09% năm 2005 giảm xuống còn 48,96% trong năm 2007, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu tăng từ 36,36% năm 2005 lên 37,41% năm 2006, chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng bằng việc tổ chức, ứng dụng và chuyển giao các biện pháp khoa học kỹ thuật vào vườn cây, đồng thời áp dụng phương pháp khoán mới nên người công nhân có trách nhiệm hơn với vườn cây.
4.1.5 Phân tích mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với sử dụng các yếu tố sản xuất.
Chi phí sản xuất là sự kết tinh của việc sử dụng các yếu tố thuộc quá trình sản xuất vào sản xuất sản phẩm. Biến động tăng hoặc giảm chi phí sản xuất sản phẩm phản ánh trình độ điều hành, khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán và phân tích chi phí sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp biết chắc chắn rằng: phải sản xuất và phải bán với mức giá bao nhiêu mới đảm bảo bù đắp được chi phí. Và cũng có thể biết rằng, với tình trạng chi phí hiện tại doanh nghiệp có thể bán ra ở mức sản lượng nào để đạt được mức lợi nhuận tối đa. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho các nhà quản lý hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra.
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất của công ty trong 3 năm 2005 – 2007
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
Tốc độ tăng, giảm (%)
06/05
07/06
BQ/Năm
1.Tổng lượng sản phẩm
Tấn
5633
6664,70
7207,00
18,32
8,14
13,11
2.Giá bán BQ 1 tấn sản phẩm
Trđ
22,39
29,81
33,22
33,13
11,44
21,81
3.Giá thành sản xuất BQ1 tấn sản phẩm.
Trđ
13,56
17,34
21,15
27,95
21,93
24,89
3.1 Chi phí NVL trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm
Trđ
3,37
3,41
3,52
43,61
28,75
2,20
3.2 Chi phí nhân công trực tiếp cho 1 tấn sản phẩm
Trđ
7,75
11,13
14,33
1,19
3,23
35,98
3.3 Chi phí sản xuất chung cho 1 tấn sản phẩm
Trđ
2.43
2,81
3,3
15,64
17,44
16,53
6. Lãi gộp cho 1 tấn sản phẩm
Trđ
7,94
12,46
12,07
68,38
3,13
15,47
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Như vậy, qua bảng 4.4 tình hình chi phí sản phẩm của công ty dưới đây ta có thể phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận gộp của công ty như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
L = PiQi - ZiQi
Trong đó:
L: lợi nhuận của công ty.
rL: Mức chênh lệch tuyệt đối về lợi nhuận giữa kỳ thực tế với kỳ so sánh
Pi: Giá bán của sản phẩm kỳ thứ i
Zi: Giá thành kỳ thứ i
Qi: Sản lượng sản phẩm kỳ thứ i
NVLi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kỳ thứ i
NCi: Chi phí nhân công trực tiếp kỳ thứ i
Ci: Chi phí sản xuất chung kỳ thứ i
Mức chênh lệch tuyệt đối vê lợi nhuận giữa năm 2007 so với năm 2006:
rL = L07 – L06 = (P07-Z07)×Q07 - (P06-Z06)×Q06
= (33,22 – 21,15) × 7207 – (29,81 – 17,34) × 6664,7
= 3.879,68 (Tr.đ)
Như vậy tổng mức lãi kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 3.879,68 triệu đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản phẩm:
rL(Q) = (Q07 - Q06 ) × (P06-Z06) = (7207 – 6664,7) × (29,81 – 17,34)
= 6.762,481 (Tr.đ)
- Ảnh hưởng của nhân tố giá bán:
rL(P) = (P07 - P06 ) × Q07 = ( 33,22 – 29,81) × 7207 = 24.575,87 (Tr.đ)
- Ảnh hưởng của nhân tố hạ giá thành sản phẩm:
rL(Z) = (Z06 - Z07 ) × Q07 = ( 17,34 – 21,15) × 7207 = - 27.458,67 (Tr.đ)
Trong đó:
+ Ảnh hưởng của nhân tố chi phí NVL trực tiếp:
(NVL06 - NVL07 ) × Q07 = ( 3,41 – 3,52) × 7207 = - 797,77 (Tr.đ)
+ Ảnh hưởng của nhân tố nhân công trực tiếp:
(NC06 - NC07 ) × Q07 = ( 11,13 – 14,33) × 7207 = -23.089,42 (Tr.đ)
+ Ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất chung:
(C06 - C07 ) × Q07 = ( 2,81 – 3,3) × 7207 = -3.571,48 (Tr.đ)
Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu mức lợi nhuận:
rL = 6.762,481 + 24.575,87 - 797,77 -23.089,42 -3.571,48 = 3.879,68 (Tr.đ)
Kết quả phân tích trên cho thấy rằng lợi nhuận của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 3.879,68 Tr.đ là do sản lượng sản xuất tăng 542,3 tấn làm cho lợi nhuận của công ty tăng 6.762,481 Tr.đ, và giá bán tăng 3,41 Tr.đ/tấn làm cho lợi nhuận tăng 24.575,87 Tr.đ. Nhưng đồng thời giá thành của sản phẩm cũng tăng 3,81 Tr.đ/t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao su CHƯPRÔNG - GIA LAI.doc