MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. Đặt vấn đềnghiên cứu: . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 1
1.2.1. Mục tiêu chung. 1
1.2.2. Mục tiêu cụthể . 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2
1.3.1. Phạm vi không gian . 2
1.3.2. Phạm vi thời gian. 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1. Cơsởlý luận vềtín dụng: . 3
2.1.1. Các khái niệm cơbản . 3
2.1.2. Phương pháp phân tích được sửdụng trong đềtài.15
2.1.3. Các chỉtiêu phản ánh hiệu quảtín dụng.17
2.2. Phương pháp nghiên cứu.18
2.2.1. Phương pháp thu nhập sốliệu .18
2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu .18
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀQUỸTÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI
NHÁNH KIÊN GIANG .19
3.1. Lịch sửhình thành và phát triển của quỹtín dụng trung ương chi nhánh Kiên
Giang:.19
3.1.1. Thuận lợi .20
3.1.2. Khó khăn .21
3.2. Cơcấu tổchức của quỹtín dụng trung ương chi nhánh Kiên Giang: .22
3.2.1. Sơ đồcơcấu tổchức.22
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụcủa từng phòng ban .22
3.3. Khái quát kết quảhoạt động kinh doanh của Quỹtín dụng Trung ương chi
nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2006 – 2008 .24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸTÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI
NHÁNH KIÊN GIANG 2006-2008 .26
4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của chi nhánh:.26
4.2. Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh .28
4.2.1. Tình hình huy động vốn theo thời hạn.28
4.2.2. Tình hình huy động vốtheo thành phần kinh tế .31
4.3. Phân tích doanh sốcho vay của chi nhánh: .32
4.3.1. Doanh sốcho vay theo thời hạn .32
4.3.2. Doanh sốcho vay theo thành phần kinh tế .34
4.3.3. Doanh sốcho vay theo ngành nghề .35
4.4. Phân tích tình hình thu nợcủa chi nhánh:.37
4.4.1. Tình hình thu nợtheo thời hạn .38
4.4.2. Tình hình thu nợtheo thành phần kinh tế .40
4.4.3. Tình hình thu nợtheo ngành nghề .41
4.5. Phân tích tình hình dưnợcủa chi nhánh:.43
4.5.1. Tình hình dưnợtheo thời hạn .43
4.5.2. Tình hình dưnợtheo thành phần kinh tế .45
4.5.3. Tình hình dưnợtheo ngành nghề.46
4.6. Phân tích tình hình nợquá hạn của chi nhánh: .48
4.6.1. Tình hình nợquá hạn theo thời hạn.48
4.6.2. Tình hình nợquá hạn theo thành phần kinh tế .49
4.7. Một sốchỉtiêu phản ánh hiệu quảtín dụng tại quỹtín dụng trung ương chi
nhánh Kiên Giang:.51
4.7.1. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn .52
4.7.2. Doanh sốcho vay/Tổng nguồn vốn.52
4.7.3. Tỷlệtổng dưnợ/ Tổng vốn huy động .53
4.7.4. Tỷlệnợquá hạn/Tổng dưnợ .53
4.7.5. Vòng quay vốn tín dụng.53
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢTÍN DỤNG .54
5.1. Thuận lợi, khó khăn của quỹtín dụng trung ương chi nhánh Kiên Giang .54
5.1.1. Thuận lợi của chi nhánh.54
5.1.2. Khó khăn của chi nhánh.55
5.2. Những vấn đềcòn tồn đọng ởchi nhánh trong hoạt động tín dụng: .55
5.2.1. Vềvấn đềhuy động vốn .55
5.2.2. Vềvấn đềcho vay .56
5.2.3. Vềvấn đềthu nợ.57
5.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảtín dụng tại quỹtín dụng: .57
5.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao công tác huy động vốn .57
5.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảvà hạn chếrủi ro trong công tác cho
vay .59
5.3.3. Giải pháp đối với công tác thu nợ, xửlý nợquá hạn .63
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.66
6.1. Kết luận: .66
6.2. Kiến nghị: .66
6.2.1. Đối với ngân hàng nhà nước .66
6.2.2. Đối với Bộtài chính.67
6.2.3. Đối với chính quyền địa phương .67
6.2.4. Đối với Quỹtín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang.67
6.2.5. Đối với Hệthống Quỹtín dụng Trung ương .68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .69
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1893 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 năm. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận
là 2.212 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận đạt 3.313 triệu đồng tức là tăng 1.101
triệu đồng hay tăng 49,8% so với năm 2006. Lợi nhuận tăng là do tốc độ tăng của
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 25 SVTH: Võ Minh Dương
doanh thu (6,9%) lớn hơn tốc độ tăng của chi phí (1,7%). Nếu chỉ nhìn vào số
tương đối thì ta thấy tốc độ tăng không đáng kể. Tuy nhiên khi nhìn vào số tuyệt
đối thì ta thấy tốc độ tăng khá mạnh. Có được kết quả đó là do năm 2007 Quỹ đã
có những biện pháp để tăng nguồn vốn huy động. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt
5.067 triệu đồng tăng 1.754 triệu đồng tương đương 52,9% so với năm 2007.
Đây là mức tăng trưởng khá cao, có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của Quỹ
trong hoạt động tín dụng.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Quỹ:
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu Đồng
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
Hình 3: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ qua 3 năm 2006 –
2008
Dựa vào đồ thị ta có thể thấy, doanh thu chi phí lợi nhuận của Quỹ tăng qua
các năm. Nhưng tốc độ của doanh thu đều lớn hơn tốc độ của chi phí do đó lợi
nhuận đều tăng. Điều đáng quan tâm là làm sao cho lợi nhuận tăng đến mức tối
đa trong khi chi phí ở mức nhỏ nhất mà vẫn không sảy ra rủi ro tín dụng.
Nhìn chung, lợi nhuận của Quỹ đều tăng qua các năm đó là điều đáng mừng,
điều đó thể hiện hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của quỹ.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 26 SVTH: Võ Minh Dương
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG
CHI NHÁNH KIÊN GIANG 2006-2008
4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của chi nhánh.
Trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng thì nguồn vốn nói chung không
những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh
doanh. Muốn hoạt động có hiệu quả Quỹ tín dụng phải biết tự chăm lo về nguồn
vốn. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng chủ yếu từ 2 nguồn: vốn điều
chuyển từ Hội sở chính và vốn huy động tại chỗ.
Đối với nguồn vốn điều chuyển, do hoạt động của Quỹ tín dụng chủ yếu là
huy động và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu
quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ Quỹ tín dụng nào. Hơn nữa,
nguồn vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, đôi khi có những biến
động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của chi nhánh, nếu
không có sự hỗ trợ bên ngoài, chi nhánh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn trong
thanh toán, dẫn đến gây mất lòng tin nơi khách hàng và đưa các ngân hàng đến
bờ vực thẳm của sự phá sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn hệ thống
hoặc chi nhánh phải tìm biện pháp vay ngoài với lãi suất cao, điều đó sẽ ảnh
hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Quỹ tín dụng. Với sự có mặt
của ngân hàng Trung Ương, trong trường hợp thừa vốn hay thiếu vốn, chi nhánh
luôn nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng Trung Ương với vai trò điều hoà vốn
nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho toàn hệ thống, giữ vững uy tín trước
khách hàng gửi tiền. Chính vì vậy, nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng Trung
Ương đến các chi nhánh là rất cần thiết, nó góp phần giúp cho hoạt động của chi
nhánh ngày càng ổn định và phát triển.
Bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nguồn vốn huy động
được xem là nguồn vốn chủ yếu của Quỹ tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần tích
cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nhằm
đầu tư có hiệu quả góp phần phát triển mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 27 SVTH: Võ Minh Dương
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA QUỸ NĂM 2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
So sánh
2006 2007 2008 2007 so với
2006
2008 so với
2007 Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Vốn huy động 59.311 46,1 87.630 45,1168.357 64,2 28.319 47,7 80.727 92,1
Vốn điều chuyển 69.369 53,9106.616 54,9 94.005 35,8 37.247 53,7 -12.611 -11,8
Tổng 128.680 100194.246 100,0262.362 100,0 65.566 51,0 68.116 35,1
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh tăng qua
các năm. Cụ thể là năm 2007 so với năm 2006 tăng 51%, số tuyệt đối là 65.566
triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 tăng 35,1%, số tuyệt đối là 68.116 triệu
đồng. Điều đó cho thấy rằng hoạt động của chi nhánh ngày càng mạnh lên, tăng
trưởng liên tục. Khách hàng tìm đến chi nhánh ngày càng nhiều, hoạt động tín
dụng của chi nhánh cũng vì thế mà tăng cao, đòi hỏi ngân hàng phải gia tăng
nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Trong tổng nguồn vốn ta thấy nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Năm
2007 tăng so với 2006 là 47,7% số tuyệt đối là 28.319 triệu đồng. Năm 2008 tăng
so với năm 2007 là 92,1% số tuyệt đối là 80.727 triệu đồng. Điều đó cho thấy chi
nhánh ngày càng chủ động được nguồn vốn cho vay hơn. Lượng vốn ngày càng
được đảm bảo hỗ trợ kịp thời vốn cho cá nhân và các tổ chức kinh tế, tạo dựng
được vị thế trên địa bàn.
Bên cạnh nguồn vốn huy động, chi nhánh vẫn cần những nguồn vốn điều
chuyển từ Trung Ương để đảm bảo cho khả năng chi trả và thanh toán của chi
nhánh trong những điều kiện cấp thiết. Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng vốn
điều chuyển của chi nhánh có su hướng giảm năm 2007 so với năm 2006 tăng
53.7% tương đương 37.247 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 giảm 11.8%
tương đương 12.610 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ chi nhánh ngày càng chủ động
được nguồn vốn hơn. Hạn chế vay từ Trung ương góp phần làm tăng lợi nhuận
của chi nhánh do lãi suất điều chuyển từ trung ương cao hơn lãi suất huy động
của chi nhánh.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 28 SVTH: Võ Minh Dương
Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của chi nhánh rất khả quan. Điều đó đã nói
lên công tác tạo lập nguồn vốn của chi nhánh đủ mạnh và ngày càng phát triển,
làm tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín đối với khách
hàng.
4.2. Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh.
Với phương châm hoạt động của Quỹ là “đi vay để cho vay”, hoạt động huy
động vốn và tín dụng được xem là hai hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng.
Thông qua hoạt động huy động vốn, Quỹ tín dụng tạo được nguồn vốn để phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng đồng thời thực hiện chức năng
trung gian thu hút mọi khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi tiền vào Quỹ tín
dụng để tiết kiệm và kiếm lời, chính nguồn vốn này cũng hỗ trợ cho nền kinh tế
phát triển.
Để hoạt động huy động vốn ngày càng phát triển mạnh, Quỹ tín dụng đã có
những biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn và mở rộng đầu tư bằng những chính
sách huy động vốn hấp dẫn như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng… Bên
cạnh đó, các hình thức trả lãi trước, trả lãi sau với các mức lãi suất khác nhau tạo
nên mức lãi suất bình quân đầu vào có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên khi cần
thiết Quỹ tín dụng phải điều chỉnh mức lãi suất phù hợp theo mặt bằng lãi suất
của thị trường để giữ được nguồn vốn ổn định.
4.2.1. Tình hình huy động vốn theo thời hạn.
Như đã trình bày ở trên và theo bảng số liệu về tình hình huy động vốn theo
thời hạn, chi nhánh đã thu được những kết quả rất khả quan, số dư huy động vốn
tăng qua các năm: năm 2007 vốn huy động tăng 28.319 triệu đồng tương đương
với 47,7% so với năm 2006 và năm 2008 tiếp tục tăng cao 87.567 triệu đồng so
với năm 2007 tương đương 99.9%.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 29 SVTH: Võ Minh Dương
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN CỦA QUỸ
NĂM 2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
So sánh
2006 2007 2008 2007 so với
2006
2008 so với
2007 Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Không kỳ hạn 3.561 6,0 1.655 1,9 2.271 1,3 -1.906 -53,5 616 37,2
Ngắn hạn 15.366 25,9 22.206 25,3 15.280 8,7 6.840 44,5 -6.926 -31,2
Trung-dài hạn 40.384 68,1 63.769 72,8 157.646 90,0 23.385 57,9 93.877 147,2
Tổng 59.311 100 87.630 100 175.197 100 28.319 47,7 87.567 99,9
Nguồn: Phòng Kinh doanh
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
200.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
Không kỳ hạn
Ngắn hạn
Trung-dài hạn
Tổng
Hình 4 : Đồ thị tình hình huy động vốn theo thời hạn
Với kết quả đạt được ở trên là do ngoài những chính sách lãi suất huy động
cạnh tranh, chính sách khuyến mãi của chi nhánh còn có sự đóng góp đáng kể
của cán bộ công nhân viên. Đó là cung cách phục vụ tận tình, nhanh chóng và
chính xác nên không những khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái mà còn tạo
được lòng tin nơi khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nhận được nhiều
tiện ích mà Quỹ tín dụng cung cấp nên số lượng khách hàng đến với Quỹ tín
dụng ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, với tình hình phát triển của tỉnh nhà ngày
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 30 SVTH: Võ Minh Dương
càng thu hút các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến đầu tư. Điều này cũng đã tạo
những cơ hội không nhỏ cho hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng. Sự ổn
định của tỉ giá ngoại tệ cũng góp phần trong việc thu hút khách hàng gửi tiền vào
Quỹ.
* Đối với huy động vốn không kỳ hạn.
Tình hình huy động vốn đối với Quỹ tín dụng cơ sở, tổ chức kinh tế và dân
cư, năm 2007 so với năm 2006 giảm 53,5% số tuyệt đối 1.906 triệu đồng, số dư
giảm như vậy là do năm 2007 tình hình lạm phát diễn biến bất thường, lòng tin
của khách hàng vào ngân hàng nói chung và Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh
Kiên Giang nói chung thấp, khách hàng không dám gửi tiền nhiều vào Quỹ tín
dụng. Đến năm 2008, tình hình ổn định trở lại khách hàng dần gửi tiền vào Quỹ
tín dụng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 37,2% tương đương 616 triệu đồng.
* Đối với huy động vốn ngắn hạn.
Đối với tình hình huy động vốn ngắn hạn, năm 2007 tăng so với năm 2006
là 44,5% số tuyệt đối là 6.840 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008, lượng vốn huy
động ngắn hạn giảm 31,2% so với năm 2004, số tuyệt đối là 6.926 triệu đồng.
Điều này cho thấy khách hàng đang chuyển dần tiền gửi vào các ngân hàng.
* Đối với huy động vốn trung – dài hạn.
Đặc biệt, tình hình huy động vốn trung và dài hạn tương đối ổn định và tăng
qua các năm: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 23.385 triệu đồng và tăng cao
vào năm 2008 với số chênh lệch so với 2007 là 93.877 triệu đồng. Điều này thể
hiện sự ổn định trong vấn đề huy động vốn của chi nhánh. Thêm vào đó, nguồn
huy động vốn trung và dài hạn càng tăng chứng tỏ việc huy động vốn của chi
nhánh có hiệu quả cao, khả năng thanh khoản càng lớn và đảm bảo được nguồn
vốn phục vụ cho tín dụng càng nhiều. Đó là do chi nhánh đã có những chính sách
về lãi suất phù hợp, lãi suất có sức thu hút cạnh tranh trên thị trường, linh hoạt và
luôn bằng hoặc cao hơn lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn, nên đã tạo được
sự ổn định về lãi suất, làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng và an tâm khi gửi
tiền, đồng thời những khách hàng thân thuộc này cũng góp phần giới thiệu đến
những khách hàng tiềm năng khác làm cho số lượng khách hàng đến với ngân
hàng ngày càng nhiều.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 31 SVTH: Võ Minh Dương
4.2.2. Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế.
Bất cứ một ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển
thì nguồn vốn huy động là một phần không thể thiếu trong cơ cấu nguồn vốn của
ngân hàng và tổ chức tín dụng. Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
cũng vậy. Dưới đây là cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của
Quỹ.
Bảng 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ CỦA QUỸ NĂM 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
2006 2007 2008 2007 so với
2006
2008 so với
2007 Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Cá nhân và TCKT 45.782 77,2 70.358 80,3 164.620 94,0 24.576 53,7 94.262 134,0
QTDCS 13.529 22,8 17.272 19,7 10.577 6,0 3.743 27,7 -6.695 -38,8
Tổng 59.311 100,0 87.630 100,0 175.197 100,0 28.319 47,7 87.567 99,9
Nguồn: phòng kinh doanh
Ghi chú: - TCKT: Tổ chức kinh tế
- QTDCS: Quỹ tín dụng cơ sở
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
200.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
Cá Nhân và TCKT
QTDCS
Tổng
Hình 5: Đồ thị tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 32 SVTH: Võ Minh Dương
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tình hình huy động vốn của Quỹ chủ yếu là từ cá
nhân và tổ chức kinh tế (chiếm khoảng 80%). Cụ thể như sau:
+ Đối với các cá nhân và tổ chức kinh tế: Năm 2006 là 45.782 triệu đồng
chiếm 77,2% tỷ trọng, năm 2007 là 70.358 triệu đồng tăng 24.576 triệu đồng,
năm 2008 nguồn vốn huy động đạt 164.620 triệu đồng tăng so với năm 2007 là
94.262 triệu đồng.
+ Đối với Quỹ tín dụng cơ sở: nguồn vốn huy động có xu hướng giảm. Năm
2006 nguồn vốn huy động là 13.529 triệu đồng. Năm 2007 nguồn vốn huy động
đạt 17.272 triệu đồng. Tuy nhiên năm 2008 vốn huy động giảm xuống chỉ còn
10.577 triệu đồng.
4.3. Phân tích doanh số cho vay của chi nhánh.
4.3.1. Doanh số cho vay theo thời hạn.
Nền kinh tế Kiên Giang trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 gặp rất nhiều khó
khăn: Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp trong khi giá các mặt
hàng lương thực, nông thuỷ hải sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu
nhập và đời sống của người dân, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo
dài, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng,
dầu, thép phân bón… tiếp tục tăng cao. Thêm vào đó các doanh nghiệp nhà nước
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đang trong quá trình sắp xếp lại, sáp nhập, cổ phần
hoá hoặc giải thể nên chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh… Tuy
nhiên, với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã nỗ
lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát
triển kinh tế địa phương, doanh số cho vay của chi nhánh được thể hiện thông
qua kết quả theo bảng tổng hợp dưới đây.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 33 SVTH: Võ Minh Dương
Bảng 5: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA
QUỸ NĂM 2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
So sánh
2006 2007 2008 2007 so với
2006
2008 so với
2007 Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Ngắn hạn 100.823 81,5 162.973 78,8 213.062 72,9 62.150 61,6 50.089 30,7
Trung - dài hạn 22.794 18,5 45.884 21,2 79.208 27,1 23.090 101,3 33.324 72,6
Tổng 123.715 100 206.857 100 292.270 100 83.142 67,2 85.413 41,3
Nguồn: Phòng kinh doanh
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Tổng
Hình 6: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo thời hạn
Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 67,2%, số tuyệt đối là 83.142 triệu đồng và
đến năm 2008 doanh số tiếp tục tăng 41,3%, số tuyệt đối là 85.413 triệu đồng so
với năm 2007. Số liệu trên đã nói lên hiệu quả hoạt động tín dụng tại Quỹ tín
dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang và cũng phản ánh lượng khách hàng đến
ngân hàng vay vốn ngày càng tăng.
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng
rất cao khoảng trên 70% trên tổng doanh số cho vay qua 3 năm. Đồng thời doanh
số cho vay ngắn hạn liên tục tăng cao, từ năm 2006 con số cho vay là 100.823
triệu đồng thì đến năm 2007 con số lên đến 162.973 triệu đồng (tăng 62.150 triệu
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 34 SVTH: Võ Minh Dương
đồng so với năm 2006) và năm 2008 thì tăng vào khoảng 50.089 triệu đồng so
với năm 2007. Điều đó cho thấy Quỹ tín dụng đã rất chú trọng vào doanh số cho
vay ngắn hạn. Bởi vì cho vay ngắn hạn có khả năng sinh lời nhiều do vòng quay
vốn nhiều mà rủi ro lại thấp hơn so với cho vay trung dài hạn. Cùng với sự phát
triển của tỉnh nhà, Phú Quốc ngày càng thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư
cũng đã mở ra một thị trường lớn cho Quỹ tín dụng, góp phần không nhỏ trong
việc làm tăng doanh số cho vay của Quỹ tín dụng. Ngoài ra, Quỹ tín dụng cũng
tích cực trong việc thu hồi nợ ngắn hạn để cho vay với nhiều biện pháp xử lý nợ
hiệu quả nên vòng quay vốn tăng làm cho doanh số nợ ngắn hạn tăng. Bên cạnh
đó, sự cố gắng hết mình của các cán bộ tín dụng trong công tác tiếp thị, tìm thị
trường, sự quyết đoán của ban lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách khách
hàng đã đóng góp không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh tín dụng của Quỹ tín dụng.
Đối với cho vay trung và dài hạn, mặc dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong
tổng doanh số cho vay nhưng cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay. Cụ
thể năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng hơn năm 2006 là 23.090
triệu đồng (tương đương 101,3%). Năm 2008 doanh số cho vay trung và dài hạn
tăng hơn so với năm 2007 là 33.324 triệu đồng. Bởi vì một số doanh nghiệp nằm
trong thành phố và một số khu công nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư nhà
xưởng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp.
4.3.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.
Trong những năm qua, tình hình cho vay của Quỹ đều tăng qua các năm. Điều
đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ CỦA QUỸ NĂM 2006 - 2008
ĐVT: Trệu đồng
So sánh
2006 2007 2008 2007 so với
2006
2008 so với
2007 Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Cá nhân và TCKT 67.297 54,4 112.826 54,5 148.148 50,7 45.529 67,7 35.322 31,3
QTDCS 56.418 45,6 94.031 45,5 144.122 49,3 37.613 66,7 50.091 53,3
Tổng 123.715 100,0 206.857 100,0 292.270 100,0 83.142 67,2 85.413 41,3
Nguồn: phòng kinh doanh
Ghi chú: - TCKT: Tổ chức kinh tế
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 35 SVTH: Võ Minh Dương
- QTDCS: Quỹ tín dụng cơ sở
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
2006 2007 2008 Năm
Triệu đồng
Cá nhân và TCKT
QTDCS
Tổng
Hình 7: Đồ thị tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Trong thời gian qua doanh số cho vay đối với Quỹ tín dụng cơ sở và đối với
các cá nhân và tổ chức kinh tế đều tăng. Điều đó đã được thể hiện trên bảng số
liệu như sau: doanh số cho vay ở Quỹ tín dụng cơ sở năm 2007 tăng 37.613 triệu
đồng (tương đương với 66,7%) so với năm 2006 và năm 2008 tăng hơn năm
2007 là 35.322 triệu đồng. Doanh số cho vay đối với các cá nhân và tổ chức tín
dụng : năm 2006 đạt 67.297 triệu đồng thì năm 2007 đạt 112.826 triệu đồng, năm
2008 đạt 148.148 triệu đồng. Điều này cho thấy được xu hướng phát triển của
Quỹ trong những năm gần đây chú trọng mở rộng cho vay đối với các thành viên
trong Quỹ. Theo bảng số liệu trên ta thấy cho vay giữa cá nhân và tổ chức kinh
tế với cho vay đối với Quỹ tín dụng cơ sở luôn chiếm tỷ lệ xấp xỉ ngang bằng
nhau và luôn tăng qua các năm. Điều này cho thấy đã có nhiều khách hàng đến
Quỹ vay hơn. Bên cạnh đó cho vay đối với Quỹ tín dụng cơ sở cũng đã có những
bước tiến cao hơn.
4.3.3. Doanh số cho vay theo ngành nghề.
Theo chủ trương hoạt động của Quỹ là tập trung cho vay đối với các doanh
nghiệp trên địa bàn TP. Rạch Giá đồng thời cho vay đối với các thành viên của
Quỹ. Trong những năm qua Quỹ đã cho vay với các thành viên và doanh nghiệp
ngày càng nhiều. Cụ thể như sau:
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 36 SVTH: Võ Minh Dương
Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ
CỦA QUỸ NĂM 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
2006 2007 2008 2007so với
2006
2008 so với
2007
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng,
giảm
(%)
Số tiền
Tốc độ
tăng,
giảm
(%)
NN 19.795 16,0 43.441 21,0 52.610 18,0 23.646 119,5 9.169 21,1
KDDV 94.023 76,0 138.594 67,0 189.975 65,0 44.571 47,4 51.381 37,1
Khác 9.897 8,0 24.822 12,0 49.685 17,0 14.925 150,8 24.863 100,2
Tổng 123.715 100,0 206.857 100,0 292.270 100,0 83.142 67,2 85.413 41,3
Nguồn: phòng kinh doanh
Ghi chú: - NN: Cho vay nông nghiệp
- KDDV: Cho vay kinh doanh dịch vụ
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
300.000
350.000
2006 2007 2008
Năm
T
ri
ệ
u
đ
ồ
n
g NN
KDDV
Khác
Tổng
Hình 8: Đồ thị doanh số cho vay theo ngành nghề
Dựa vào bảng số liệu thấy, cho vay đối với các cá nhân và tổ chức kinh tế
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Quỹ . Năm 2007 doanh số
cho vay kinh doanh là 138.594 triệu đồng tăng 44.571 triệu đồng tương đương
47.4%, năm 2008 doanh số cho vay là 189.975 triệu tăng 51.381 triệu đồng
tương đương 37,1%. Với đặc điểm trụ sở của quỹ đặt tại TP. Rạch Giá nên chủ
yếu người đi vay là các công ty và cá nhân hoạt động trên địa bàn thành phố.
Doanh số cho vay kinh doanh tăng liên tục tăng lên qua các năm là do trên địa
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 37 SVTH: Võ Minh Dương
bàn TP. Rạch Giá ngày càng có nhiều công ty được thành lập những công ty này
cần vay vốn để duy trì hoạt động của mình. Đồng thời một số Quỹ tín dụng cơ sở
hoạt động ngày càng mạnh, nhu cầu về vốn càng cao.
Kế đến cho vay nông nghiệp cũng liên tục tăng qua các năm: năm 2007 doanh
số cho vay là 43.441 triệu đồng tăng 23.646 triệu đồng tương đương 119,5%,
năm 2008 doanh số cho vay là 52.610 triệu đồng tăng 9.169 triệu đồng tương
đương 21% so với năm 2007. Doanh số cho vay nông nghiệp tăng là do trong 2
năm 2007, 2008 (đặc biệt là năm 2007) một số dịch bệnh như vàng lùn, lùn xoắn
lá, dịch rầy nâu làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, trong chăn nuôi bệnh lở mồm
long móng, bệnh heo tai xanh, dịch cúm gia cầm ngày càng phát triển cao, giá vật
tư nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi tăng cao. Vì vậy, nông dân cần vay vốn để
chuẩn bị đầu tư cho vụ mùa sau, và chăn nuôi trở lại. Tuy nhiên, như đã nêu ở
trên do địa bàn hoạt động chủ yếu của Quỹ là TP. Rạch Giá nên doanh số cho
vay đối với nông nghiệp không cao chỉ khoảng 16-21%.
Doanh số cho vay khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh số cho vay,
cho vay khác chủ yếu tập trung vào cán bộ, công nhân viên chức. Đối tượng này
vay để tiêu dùng, xây dựng nhà cửa…doanh số cho vay năm 2007 là 24.822 tăng
14.925 triệu đồng tương đương 150,8%, năm 2008 doanh số cho vay là 49.685
triệu đồng tăng 24.863 triệu đồng tương đương 100,2% so với năm 2007. Doanh
số cho vay tăng mạnh là do trong hai năm vừa qua là do giá vật tư xây dựng, xe
máy… giảm, người dân vì xây dựng nhà cửa và mua xe máy nhiều hơn.
4.4. Phân tích tình hình thu nợ của chi nhánh.
Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ thể hiện ở doanh số cho
vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Một
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho ngân hàng không
chỉ thể hiện rằng ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ kịp thời cơ hội
cho khách hàng, tính toán chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách
chính xác. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều hơn, tạo
ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử
dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả,
khả năng trả nợ cho ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh
Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
GVHD: Trương Đông Lộc 38 SVTH: Võ Minh Dương
doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là vấn đề mà chi nhánh đặc biệt quan tâm
bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính
xác và đầy đủ không, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Vì vậy, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến
doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ
ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả
cao.
4.4.1. Tình hình thu nợ theo thời hạn
X
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang.pdf