2. Thân bài:
a) Ông luôn tự hào về làng, đi đâu ông cũng khoe về làng của mình:
- Phòng thông tin sáng sủa nhất.
- Loa to nhất, chiều chiều phát thanh là cả xã nghe thấy.
- Cái chòi gác cao nhất.
- Đường làng lát toàn lá xanh.
⇒ Ông rất yêu làng của mình.
b) Ông luôn nhớ về làng trong những ngày tháng đi tản cư:
- Nhớ những ngày tháng cùng anh em xẻ hào, đắp ụ, đào đường khuân đá.
- “Ồ, độ ấy sao mà vui thế!”, “Ông thấy mình như trẻ ra”.
⇒ Nỗi nhớ làng rất riêng của ông Hai: Khi người ta nhớ về làng, người ta thường nhớ về ngôi nhà, người thân nhưng ông lại nhỡ về những việc làm để phục vụ kháng chiến.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích Làng - Kim Lân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làng
- Kim Lân -
A. KHÁI QUÁT:
1. Tác giả:
- Kim Lân.
- Chuyên viết truyện ngắn về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cánh sáng tác: Sáng tác năm 1948, là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Đề tài: Viết về nét mới trong tình yêu làng của người nông dân trong thời kì chống Pháp: yêu làng gắn liền với yêu nước, trung thành với kháng chiến.
B. PHÂN TÍCH TÌNH YÊU LÀNG CỦA NHÂN VẬT ÔNG HAI:
I. Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nói về lên tình yêu làng của những người nông dân nói chung và của ông Hai nói riêng.
2. Thân bài:
a) Ông luôn tự hào về làng, đi đâu ông cũng khoe về làng của mình:
- Phòng thông tin sáng sủa nhất.
- Loa to nhất, chiều chiều phát thanh là cả xã nghe thấy.
- Cái chòi gác cao nhất.
- Đường làng lát toàn lá xanh.
⇒ Ông rất yêu làng của mình.
b) Ông luôn nhớ về làng trong những ngày tháng đi tản cư:
- Nhớ những ngày tháng cùng anh em xẻ hào, đắp ụ, đào đường khuân đá.
- “Ồ, độ ấy sao mà vui thế!”, “Ông thấy mình như trẻ ra”.
⇒ Nỗi nhớ làng rất riêng của ông Hai: Khi người ta nhớ về làng, người ta thường nhớ về ngôi nhà, người thân nhưng ông lại nhỡ về những việc làm để phục vụ kháng chiến.
c) Ông luôn quan tâm đến cuộc kháng chiến của dân tộc:
- Dù bận trăm công nghìn việc nhưng ông vẫn dành thời gian ra phòng thông tin, đứng nghe lỏm người ta đọc báo.
⇒ Cách nghe thông tin rất riêng.
+ Một em nhỏ bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm, cắm lá cờ lên trên Tháp Rùa.
+ Một anh trung đội trưởng sau khi giết bảy tên địch đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng.
+ Một nhóm nữ thanh niên bắt được một tên quan hai bốt thao ngay giữa chợ.
⇒ Quan tâm đến cuộc kháng chiến của dân tộc.
d) Khi nghe tin làng Dầu theo Tây:
- Khi vừa nghe tin:
+ Cổ họng nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân, tưởng như đến không thở được → Bất ngờ
+ Mãi một lúc sau mới cất tiếng hỏi lại → Không tin
- Trên đường về nhà: Đầu cúi gằm xuống, khác hẳn với khi ông chưa nghe tin → Sự xấu hổ, lo sợ
- Khi về đến nhà:
+ Nằm vật ra giường → Cái tin làng Dầu theo Tây đã lấy đi mọi sức lực của ông
+ Thương cho danh dự của lũ con → Tình thương rất riêng của ông Hai, ông không thương con lúc con bị ốm đau, bệnh tật mà thương con vì con mang tiếng là người của làng Việt gian
+ Nắm tay lại mà rít lên → Sự căm phẫn
- Khi trò chuyện với bà Hai:
+ Nói những câu cộc lốc, nhát gừng.
+ Cáu giận. Vợ chồng thường tức giận với nhau về chuyện riêng của gia đình những vợ chồng ông Hai lại giận nhau vì chuyện làng, chuyện nước.
⇒ Tin làng Dầu theo Tây đã ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của ông Hai.
- Ba bốn ngày sau:
+ Không dám bước chân ra đến ngoài.
+ Thấy một nhóm người đứng tụ tập nói chuyện với nhau là ông lại chột dạ, tưởng như người ta đang nói đến “cái chuyện ấy”.
+ Thoáng nghe tiếng “Việt gian”, “cam-nhông” là ông lủi ra một góc nhà.
⇒ Tủi nhục.
+ Nghe cuộc trò chuyện của bà Hai với mụ chủ nhà.
⇒ Xót thương cho số phận của chính mình.
+ Nghĩ “Hay là quay về làng?”, nhưng ông lập tức phản đối: “Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
⇒ Quyết định dứt khoát nhưng đau đớn.
⇒ Đặt nghĩa nước lên trên tình làng.
- Khi trò chuyện với con: Gợi cho con nhắc đến tên làng, nhắc đến chuyện muốn được về làng, và nhắc đến việc ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh.
⇒ Trò chuyện với đứa con như là trò chuyện với chính mình.
⇒ Đối thoại mà như độc thoại.
e) Niềm vui, niềm hạnh phúc của ông Hai khi nghe tin cải chính:
- Ngoại hình: Mặt vui tươi, mắt hung hung đỏ, hấp háy, mồm bỏm bẻm nhai trầu.
- Hành động: Chia bánh rán đường cho các con.
- Ngôn ngữ: Sôi nổi: “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt nhẵn”, “Toàn là sai sự mục đích cả”.
⇒ Ngôi nhà là thứ vô cùng quan trọng đối với người nông dân nhưng ông Hai lại vui khi nhà bị đốt vì chứng tỏ làng ông không phải làng Việt gian theo Tây.
⇒ Trong cái cháy của ngôi nhà ông Hai có sự hồi sinh của làng Dầu.
g) Đánh giá:
- Nghệ thuật:
+ Đặt nhân vật trong tình huống: Một người yêu làng nhưng phải rời xa làng đi tản cư và trong thời gian tản cư lại nghe phải tin làng mình là làng Việt gian theo Tây.
+ Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Khắc hoạ nhân vật: Chủ yếu qua ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Nội dung:
+ Đặc điểm nhân vật: Khắc hoạ thành công nhân vật ông Hai, một người rất yêu làng, yêu nước.
+ Nhân vật ấy tiêu biểu cho lớp người: Nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Tư tưởng của tác giả: Phát hiện, đề cao nét mới trong đời sống tình cảm của những người nông dân trong thời kì chống Pháp.
3. Kết bài:
- Nhân vật ông Hai cho em cảm xúc gì?
- Liên hệ mở rộng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 13 Lang_12522266.docx