MỤC LỤC
CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 1
1.2.1. Mục tiêu chung . 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2
1.3.1. Vềkhông gian . . 2
1.3.2. Vềthời gian . 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu . 2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . . 2
CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU . 3
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN . . 3
2.1.1. Một số nội dung cơ bản về thẻ . . 3
2.1.2 . Khái quát về sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ . 7
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 8
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 8
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu . . 8
CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP . 12
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP . 12
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển . 12
3.1.2. Cơ cấu tổ chức. . . 12
3.1.3 . Các sản phẩm thẻ ghi nợnội địa do Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn chi nhánh Đồng Tháp phát hành. . 15
3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦYẾU CỦA SCB ĐỒNG
THÁP . . 16
3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG
3 NĂM 2008 –2010 . 18
3.2.1. Phân tích khoản mục doanh thu . 20
3.2.2. Phân tích khoản mục chi phí. 22
3.2.3. Phân tích khoản mục lợi nhuận . 24
CHƯƠNG 4THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH ĐỒNG
THÁP . 26
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
THANH TOÁN TẠI SCB CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP . 26
4.1.1. Tình hình phát hành thẻ thanh toá n tại SCB Đồng Tháp giai đoạn
2008 –2010 . . 27
4.1.2. Tình hình sử dụng thẻ thanh toán tại SCB Đồng Tháp giai đoạn
2008 –2010 . . 29
4.1.3 . Thực trạ ng của hệ thống máy ATM của ngân hàng. 30
4.2. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ THẺ CỦA SCB CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP . 31
4.2.1. Khái quát những thông tin của khách hàng . . 31
4.2.2. Nguồn thông tin về thẻ của khách hàng . 35
4.2.3 . Lýdo khách hàng sử dụng thẻ . 37
4.2.4. Sản phẩm của SCB khách hàng đang sửdụng . 38
4.2.5 . Mức độ sửdụng thẻ của khách hàng . 40
4.2.6 . Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với d ịch vụthẻ . 42
4.2.7 . Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng thẻ . 44
4.2.8. Sốlượng khách hàng sửdụng thẻthanh toán của SCB cùng với th ẻ
thanh toán của Ngân hàng khác . . 45
4.2.9. Lý do khách hàng sửdụng thẻthanh toán của ngân hàng khác . 46
4.2.10. Những khó khăn của khách hàng khi giao dịch tạ i các máy rút tiền . 47
4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA
KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤTHẺCỦA SCB CHI NHÁNH ĐỒNG
THÁP . . 49
4.3.1. Mối tương quan giữa giới tính với mức độhài lòng của khách hàng đối
với dịch vụth ẻcủa SCB chi nhánh Đồng Tháp . 49
4.3.2. Mối tương quan giữa thu nhập với mức độhài lòng của khách hàng đối
với dịch vụth ẻcủa SCB chi nhánh Đồng Tháp . 51
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ THẺATM TẠI HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP. 53
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN . 53
5.2. MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH
VỤTHẺTHANH TOÁN TẠI SCB ĐỒNG THÁP . 55
5.2.1. Tăng cường hoạt động marketing. . 55
5.2.2. Đào tạo nguồn nhân lực . . 56
5.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, nâng cao tiện ích trên thẻ . 57
5.2.4. Tăng sốlượng máy và nâng cao chất lượng máy ATM/POS, mở
rộng đơn vịchấp nhận thẻ . . 57
CHƯƠNG 6KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 59
6.1. Kết luận . 59
6.2. Kiến nghị . . 59
6.2.1. Đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn . 59
6.2.2. Đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. 60
6.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam . 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 61
PHỤLỤC . 62
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống Smartlink.
Năm 2010 doanh thu ngoài lãi tăng mạnh, do sự tận tình phục vụ cũng như
các dịch vụ hiện đại. Bên cạnh đó, sự biến động của giá cả trên thị trường vàng
và ngoại tệ trong năm cũng đã mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng do chênh
lệch giá và tỷ giá. Ngoài ra, sau khi chi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng về tín
dụng nên tập trung vào hoạt động kinh doanh dịch vụ, không những làm tăng
khoản thu ngoài lãi mà còn hạn chế được rủi ro so với nguồn thu từ hoạt động
cho vay. Thu ngoài lãi chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng
là do nghiêp vụ kinh doanh của chi nhánh chưa thực sự đa dạng và phong phú
còn hạn chế ở một số nghiệp vụ như mua bán chứng khoán và góp vốn cổ phần…
3.2.2. Phân tích khoản mục chi phí
Để có cái nhìn xác thực hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng chúng ta cần phải xem xét một chỉ tiêu không kém phần quan trọng đó là
chi phí. Nếu lấy năm 2009 làm cột mốc chuẩn để đánh giá hai năm còn lại, ta
thấy chi phí của chi nhánh biến động liên tục theo tình hình biến động của nền
kinh tế. Cụ thể năm 2009 chi phí giảm 14.347 triệu đồng tương đương 28,45%,
năm 2010 chi phí tăng lên 12.696 triệu đồng tương đương 35,19%. Năm 2008 do
chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN để đảm bảo tính thanh khoản ngân hàng
phải tăng lãi suất huy động vốn nên chi phí tăng lên. Và cũng trong năm này chi
nhánh mới bắt đầu đi vào hoạt động phải trang bị cơ sơ vật chất kỹ thuật, nên chi
phí của năm 2008 tương đối cao.
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 23 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
Bảng 3. CHI PHÍ CỦA SCB ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2008 - 2010
NĂM CHÊNH LỆCH
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
CHỈ TIÊU
Số tiền
(trđ)
Số tiền
(trđ)
Số tiền
(trđ)
Tuyệt
đối
(trđ)
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
(trđ)
Tương
đối
(%)
Chi phí 50.423 36.076 48.772 -14.347 -28,45 12.696 35,19
Chi cho lãi 42.087 29.401 38.278 -12.686 -30,14 8.877 30,19
Chi ngoài lãi 8.336 6.675 10.494 -1.661 -19,93 3.819 57,21
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
a) Phân tích khoản mục chi cho lãi
Là các khoản chi cho tiền gửi, các khoản nợ phải trả khác… chi cho lãi
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của chi nhánh, tăng giảm đều qua các năm.
Năm 2009 giảm 12.686 triệu đồng tương đương 30,14% so với năm 2008, năm
2010 tăng nhẹ với 8.877 triệu đồng tương đương 30,19% so với năm 2009. Năm
2009 chi phí lãi giảm xuống là do còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
và việc hạ thấp lãi suất của chính phủ, do đó chi phí huy động vốn giảm.
Năm 2010 chi cho lãi tăng lên là do nền kinh tế tuy có những chuyển biến
tích cực nhưng những vấn đề kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất thị trường và sự
biến động mạnh của thị trường vàng - ngoại tệ đã gây nên những ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống
người dân. Thêm vào đó, khách hàng dễ dàng thay đổi sự lựa chọn của mình đối
với các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng do các định chế tài chính khác
nhau cung cấp (bao gồm ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài
chính,…). Do đó, hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của các ngân hàng
thương mại gặp không ít khó khăn và với việc đưa ra mức lãi suất cạnh tranh để
tăng cường khả năng huy động vốn đã làm tăng khoản mục chi cho lãi. Ngoài ra,
để giữ chân khách hàng chi nhánh còn thực hiện các chương trình khuyến mãi
tặng lãi suất cho khách hàng… và có những chính sách lãi suất ưu đãi cho các
khách hàng lớn.
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 24 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
b) Phân tích khoản mục chi ngoài lãi
Chi ngoài lãi bao gồm chi dự phòng rủi ro tín dụng, tiền lương, chi phí hoạt
động, chi phí quản lý, quảng cáo, bảo hiểm…
Chi ngoài lãi chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu chi phí, cao nhất là
năm 2010 chiếm 21,52%, còn thấp nhất là năm 2008 với 16,53%. Chi ngoài lãi
năm 2009 giảm 19,93% tương đương 6.675 triệu đồng, năm 2010 chi ngoài lãi
tăng lên 57,21% tương đương 3.819 triệu đồng. Khoản giảm xuống đáng kể này
của năm 2009 so với năm 2008 là do sự kiểm soát quản lý tốt về chi phí của chi
nhánh, cán bộ tín dụng đã hoàn thành khá tốt công tác thu hồi nợ do đó việc trích
dự phòng rủi ro tín dụng thấp làm giảm chi ngoài lãi trong năm này. Bên cạnh đó
do chi nhánh mới đi vào hoạt động gần hai năm nên ít tốn kém về khoản chi mua
trang thiết bị, tài sản. Sang năm 2010 khoản mục này tăng lên đáng kể so với
năm 2009 là do trong năm 2010 nền kinh tế còn nhiều biến động, vật giá tăng cao
do lạm phát làm cho những chi phí khác của chi nhánh tăng lên như chi phí thuê
văn phòng hay chi cho điện nước, công cụ dụng cụ đều tăng lên đáng kể. Bên
cạnh đó trong năm này chi nhánh ngân hàng ngoài việc tăng đãi ngộ cho nhân
viên còn có sự gia tăng về nhân sự mới nên chi cho tiền lương tăng lên và việc
đào tạo nhân viên cả về chất lẫn về lượng để mở rộng hoạt động kinh doanh của
đơn vị, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn.
3.2.3. Phân tích khoản mục lợi nhuận
1265
18790
23223
0
5000
10000
15000
20000
25000
2008 2009 2010Năm
Hình 3. Biểu đồ lợi nhuận của SCB Đồng Tháp (2008 – 2010)
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 25 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
Lợi nhuận là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh, là tiêu chí đánh
giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bất kể doanh nghiệp hay là
ngân hàng mục đích cuối cùng vẫn là tối đa hoá lợi nhuận. Qua biểu đồ ta thấy
lợi nhuận của ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm, chứng tỏ chi nhánh
hoạt động ngày càng có hiệu quả. Năm 2009 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc
về doanh thu của chi nhánh là 17.525 triệu đồng tương đương 1.385,38% trong
khi năm 2008 lợi nhuận chỉ đạt 1.265 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2009
tổng thu nhập tăng nhẹ trong khi chi phí giảm đáng kể.
Năm 2010 lợi nhuận chi nhánh tăng nhẹ so với năm 2009 là 23,59% tương
đương 4.433 triệu đồng do thu nhập trong năm này tăng đáng kể nhưng chi phí
cũng tăng lên một khoảng tương đương. Nguyên nhân là do chênh lệch lãi suất
đầu vào, đầu ra thấp do phải sử dụng hết biên độ cho phép để thương lượng lãi
suất. Ngoài ra còn phải chi thêm các khoản ngoài lãi suất để thu hút được vốn.
Đạt được kết quả kinh doanh khả quan như vậy là nhờ vào sự cố gắng và nổ
lực hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng cùng với sự chỉ đạo chiến
lược kinh doanh đúng đắn của Ban lãnh đạo ngân hàng sau ảnh hưởng khủng
hoảng kinh tế.
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 26 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN ĐỒNG THÁP
4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
THANH TOÁN TẠI SCB CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP.
Chi nhánh đi vào hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh
dịch vụ thẻ nói riêng từ năm 2008, đến nay không phải là một khoảng thời gian
quá dài cho chặng đường phát triển, nhưng ngân hàng đã đạt được những thành
tựu nhất định như việc tham gia là thành viên của liên minh thẻ Smartlink.
Không dừng lại ở đó, ngân hàng còn kết nối thành công vào hệ thống Banknetvn,
VNBC. Do đó khách hàng có thể sử dụng thẻ SCB tại mạng lưới máy ATM rộng
khắp các tỉnh thành trong cả nước bao gồm trên 10 ngàn máy ATM của 37 ngân
hàng trong hệ thống liên minh của Smartlink, Banknetvn, VNBC. Hiện nay chi
nhánh cung cấp các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa: Thẻ Rose Card, bộ sản phẩm
Tài Lộc Phú Quý và các dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ chi lương qua thẻ, dịch
vụ eBanking.... Do tiềm lực chưa thật sự mạnh và hạn chế về tài chính với việc
còn non trẻ khi mới gia nhập vào thị trường thẻ, chi nhánh chọn cho mình chiến
lược kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa với sự đa dạng hóa, và những tính năng vượt
trội, bộ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa của SCB đã đem đến cho khách hàng nhiều
tiện ích.
Với phương châm luôn hoàn thiện vì khách hàng, SCB đã không ngừng
phát triển các tiện ích và nâng cao chất lượng dịch vụ của thẻ, nhằm đem lại sự
thỏa mãn cao nhất cho khách hàng như: khách hàng không trực tiếp đến ngân
hàng nhưng vẫn dễ dàng quản lý được các giao dịch phát sinh trên tài khoản
thông qua tin nhắn từ điện thoại di động, hoặc có thể cập nhật các thông tin về tỷ
giá, lãi suất, số dư tài khoản… tại bất kỳ nơi đâu, vào bất cứ thời gian nào với các
dịch vụ SMS Banking, Phone Banking, Internet Banking miễn phí. Đặc biệt, với
nguồn tiền nhàn rỗi trong tài khoản, khách hàng có thể hưởng được lãi suất cạnh
tranh khi thực hiện mở/tất toán tài khoản tiết kiệm Online trên Internet Banking.
Do chi nhánh miễn phí phát hành thẻ và miễn hoàn toàn các loại phí khi
khách hàng thực hiện giao dịch tại ATM của SCB và ngân hàng liên minh nên
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 27 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
doanh thu của đơn vị về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng doanh thu của ngân hàng. Trong giai đoạn hiện tại chi nhánh quan tâm
đến mục tiêu doanh số thẻ phát hành hơn là doanh thu. Do vậy ở đây chỉ đề cập
đến số lượng thẻ phát hành và doanh số giao dịch qua các năm của chi nhánh.
4.1.1. Tình hình phát hành thẻ thanh toán tại SCB Đồng Tháp giai đoạn
2008 – 2010.
Thẻ ghi nợ cho phép khách hàng tiêu dùng dựa vào số tiền trong tài khoản
của mình, có bao nhiêu xài bấy nhiêu. Mặc dù, thẻ ghi nợ ra đời với rất nhiều tiện
ích nhưng số lượng phát hành thẻ tại SCB Đồng Tháp là không lớn và không đều
qua các năm. Đó là do công tác quảng cáo của Ngân hàng chưa thu hút được
nhiều người tham gia. Trong tương lai cần phải tập trung hơn nữa vào hoạt động
Marketing để thẻ thanh toán phát huy vai trò là loại hình thanh toán hiện đại
trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, thẻ ghi nợ nội địa của SCB vẫn được khách
hàng ưa chuộng vì đa phần chủ thẻ không có nhu cầu ra nước ngoài học tập vui
chơi, làm việc, hay mua hàng trên mạng ... do vậy với chiếc thẻ nội địa này đã có
thể đáp ứng tốt nhu cầu của phần lớn khách hàng sử dụng trong nước.
Hình 4. Tình hình phát hành thẻ ghi nợ nội địa tại SCB Đồng Tháp giai
đoạn 2008 – 2010
Qua biểu đồ ta thấy tình hình phát hành thẻ ở chi nhánh có mức tăng trưởng
không ổn định qua các năm. Năm 2009 doanh số phát hành thẻ tăng 105 thẻ
tương đương 33,44% so với năm 2008 là do người dân đã biết đến và quen dần
với hình thức thanh toán bằng thẻ Ngân hàng, ý thức được việc sử dụng thẻ đem
314
419
295
0
100
200
300
400
500
Đ
V
T:
T
hẻ
2008 2009 2010Năm
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 28 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
lại nhiều lợi ích cho họ như thế nào, thẻ nhỏ gọn dễ mang theo bên mình thay vì
phải mang một lượng lớn tiền mặt và có thể gặp nhiều rủi ro, khi sử dụng thẻ
không những giao dịch nhanh chóng mà còn là phương tiện cất giữ tiền an toàn
và bảo mật do có mã PIN và một phần do Chi nhánh không thu phí phát hành thẻ
nên thu hút nhiều khách hàng tham gia sử dụng thẻ nội địa của SCB.
Sang năm 2010 doanh số phát hành thẻ giảm 124 thẻ tương đương 29,59% .
Nguyên nhân là do có nhiều ngân hàng trên địa bàn cùng kinh doanh dịch vụ thẻ,
ngân hàng phải đối mặt với sự canh tranh gay gắt, khâu marketing của ngân hàng
chưa mạnh để có thể đưa sản phẩm thẻ của SCB đến gần với khách hàng hơn. Cụ
thể qua kết quả phỏng vấn khách hàng có nhiều người ở gần chi nhánh (các tiểu
thương trong chợ Cao Lãnh) vẫn chưa biết đến ngân hàng thì làm sao họ có thể
sử dụng thẻ dù cho ngân hàng có những chương trình ưu đãi cho khách hàng khi
khách hàng mở và sử dụng thẻ SCB. Qua phỏng vấn ta thấy đa số các tiểu thương
ở đây sử dụng thẻ của Sacombank, vì hàng tháng ngân hàng này cho nhân viên
xuống tận nơi để làm thẻ cho khách hàng mà không cần khách hàng phải tìm đến
họ. Tuy vậy, đối với những khách hàng đã từng sử dụng thẻ của ngân hàng thì đa
số bảo rằng họ hài lòng với chất lượng và dịch vụ của ngân hàng. Nếu chi nhánh
có những chính sách marketing hợp lý để quảng bá thương hiệu của mình thì sẽ
thu hút được lượng lớn khách hàng đến với chi nhánh. Qua đó cho thấy công cụ
marketing đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào của
doanh nghiệp.
Hiện ngân hàng đang có nhiều chương trình khuyến mãi như “thay lời cảm
ơn” nhân dịp lễ 30/4, 1/5, mừng sinh nhật ngân hàng, chi nhánh đã có nhiều ưu
đãi như tặng quà, tiền mặt cho khách hàng mở thẻ tại ngân hàng, đồng thời đẩy
mạnh hoạt động chi lương qua tài khoản thông qua việc chủ động áp dụng nhiều
hình thức tiếp thị đến tận các doanh nghiệp để mời hợp tác thanh toán thẻ nên
trong năm 2011 này số lượng phát hành tại chi nhánh sẽ gia tăng đáng kể.
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 29 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
4.1.2. Tình hình sử dụng thẻ thanh toán tại SCB Đồng Tháp giai đoạn
2008 – 2010.
Bảng 4. DOANH SỐ GIAO DỊCH TẠI ATM CỦA SCB ĐỒNG THÁP
ĐVT: Triệu đồng
NĂM CHÊNH LỆCH
2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU
2008 2009 2010 Số
tiền
Tỷ
lệ %
Số tiền
Tỷ
lệ %
Thẻ SCB 2.192 3.147 8.759 955 43,57 5.612 178,33
- Tại ATM của CN 1.976 3.015 6.413 1.039 52,58 3.398 112,70
- Tại ATM của CN khác 216 132 2.346 -84 -38,89 2.214 167,73
Thẻ tín dụng và thẻ liên
minh tại CN khác
519 1.672 2.315 1.153 222,16 643 38,46
Tổng 2.711 4.819 11.074 2.108 77,76 6.255 129,80
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Số lượng thẻ phát hành chỉ phản ánh sự phổ biến của một loại thẻ, nhưng để
đánh giá hiệu quả sử dụng thẻ thì doanh số giao dịch lại là chỉ tiêu phản ánh rõ
vấn đề này. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số giao dịch của thẻ SCB tăng liên
tục và ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng 955 triệu tương đương
43,57%, năm 2010 tăng đến 178,33% tương đương 5.612 tỷ đồng. Trong đó thì
doanh số giao dịch tại ATM chi nhánh phát hành thẻ SCB Đồng Tháp tăng liên
tục và tăng đáng kể qua các năm, năm 2009 doanh số giao dịch chỉ tăng 52,58%,
sang năm 2010 tăng lên 112,70%. Với những số liệu khả quan trên, ta thấy thẻ
thanh toán đang ngày càng được sử dụng phổ biến và người dân đang tiếp cận
với chiếc thẻ nhiều hơn. Doanh số giao dịch tại các máy ATM của chi nhánh
khác của SCB cũng tăng qua các năm, tuy vậy năm 2009 doanh số này giảm nhẹ
xuống 38,89% là do khách hàng sử dụng thẻ của chi nhánh không thường xuyên
công tác qua các địa phương khác. Với mạng lưới chi nhánh bao phủ khắp các
tỉnh thành từ Bắc vô Nam, từ miền ngược tới miền xuôi, việc sử dụng thẻ ATM
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 30 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
của SCB đã đem lại nhiều thuận tiện cho khách hàng trong việc thực hiện giao
dịch tại các địa phương khác.
Doanh số giao dịch thẻ tín dụng và thẻ liên minh tại chi nhánh khác cũng
tăng lên tới 222,16% (gần gấp 4 lần) so với năm 2008, năm 2010 tăng 38,46% so
với năm 2009 là do mạng lưới chấp nhận thẻ của SCB được mở rộng, với thẻ
SCB khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại hơn 10.000 máy ATM của hệ
thống ngân hàng liên minh thẻ Smartlink và Banknetvn gồm 35 ngân hàng thành
viên: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Vietcombank, Phương Đông, Phương
Nam, Quân đội, Quốc tế, Techcombank, Shinhan Vina, Việt Á, Indovina, Hàng
Hải, Bắc Á, An Bình, Sài Gòn-Hà Nội, ACB, BIDV, Agribank...
Năm 2010 số lượng thẻ phát hành đạt 28,5 triệu thẻ với hơn 11.000 máy
ATM , nhưng số lượng thẻ hoạt động thực sự chỉ có khoảng 14,2 triệu thẻ.
Nguyên nhân là do các ngân hàng có những chương trình khuyến mãi, rút thăm
trúng thưởng cho khách hàng mở thẻ, nên mỗi khách hàng sở hữu nhiều thẻ của
nhiều ngân hàng khác nhau do đó có những thẻ khách hàng không sử dụng làm
gia tăng lượng thẻ ảo trên thị trường thẻ. Chi nhánh SCB tuy doanh số phát hành
thẻ không cao so với các đơn vị khác trên địa bàn thậm chí tăng trưởng có phần
không ổn định, năm 2010 doanh số phát hành giảm so với năm 2009. Tuy nhiên
doanh số giao dịch của chi nhánh tăng trưởng mạnh qua các năm, doanh số giao
dịch năm sau lúc nào cũng cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2010 lượng phát
hành thẻ giảm nhưng tổng doanh số giao dịch tăng 6.255 triệu đồng tương đương
129,8% (tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009). Điều này chứng tỏ, thẻ của SCB
khi phát hành ra đều được khách hàng sử dụng với số lượng nhiều, nó là tín hiệu
đáng mừng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ của chi nhánh.
4.1.3. Thực trạng của hệ thống máy ATM/POS của ngân hàng.
Số lượng máy ATM/POS của chi nhánh rất hạn chế, chỉ có một máy đặt tại
trung tâm TP. Cao Lãnh và một máy đặt tại PGD Sa Đéc, máy chỉ được đặt tại
các điểm giao dịch của ngân hàng, không thuận lợi giao dịch cho khách hàng ở
xa. Ngân hàng nên lắp đặt thêm hệ thống máy ATM nhằm tạo sự thuận tiện cho
khách hàng sử dụng, và gia tăng lượng thẻ phát hành. Nên lắp đặt máy ATM tại
các trường học, bệnh viện hay khu tập trung đông dân cư, sẽ thu hút được một
lượng lớn khách hàng làm tăng doanh số phát hành thẻ của chi nhánh. Bên cạnh
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 31 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
đó, việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ cũng rất quan trọng, tạo nhiều thuận
lợi cho khách hàng trong việc thanh toán. Trong năm 2011, ngân hàng có nhiều
chương trình khuyến mãi, chi chiết khấu cho các đơn vị chấp nhận thẻ nhằm mở
rộng mạng lưới này tạo thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng thẻ.
Tóm lại, tuy doanh số phát hành thẻ của chi nhánh không tăng trưởng ổn
định qua các năm, không đem lại doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
dịch vụ thẻ, nhưng doanh số giao dịch liên tục tăng qua các năm chứng tỏ chiếc
thẻ của chi nhánh đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có
không ít khó khăn mà chi nhánh phải đối mặt khi mà lượng thẻ phát hành chỉ ở
mức khiêm tốn với việc thương hiệu của ngân hàng chưa được nhiều người dân
trên địa bàn biết đến sẽ là một cản trở không nhỏ đối với chi nhánh trong việc
hoạt động kinh doanh nói chung và với riêng hoạt động kinh doanh thẻ, khi hoạt
động kinh doanh thẻ không phải là thế mạnh của chi nhánh.
4.2. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ THẺ CỦA SCB CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP.
4.2.1. Khái quát những thông tin của khách hàng
4.2.1.1. Giới tính và độ tuổi của khách hàng
- Căn cứ để xác định độ tuổi của khách hàng
Theo kết quả khảo thì độ tuổi của khách hàng là từ 18 – 50 tuổi, ta muốn
chia làm 3 nhóm tuổi do vậy 113
1850d
Các tổ được hình thành như sau:
1. Từ 18 – 28 tuổi
2. Từ 29 – 39 tuổi
3. Từ 40 – 50 tuổi
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 32 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
Bảng 5. GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI CỦA KHÁCH HÀNG
GIỚI TÍNH
TUỔI từ
18 - 28
TUỔI từ
29 - 39
TUỔI từ
40 - 50
TỔNG
TỶ TRỌNG
(%)
Nam 18 5 2 25 50
Nữ 14 8 3 25 50
Tổng 32 13 5 50 100
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Với những độ tuổi khác nhau sẽ có sự khác biệt rất lớn về mối quan tâm,
thái độ, sở thích và thói quen mua sắm, tiêu dùng sản phẩm ở mỗi độ tuổi sẽ khác
nhau. Qua việc hiểu được những thay đổi này có thể giúp chi nhánh xây dựng
được những chiến dịch tiếp thị hiệu quả đối với từng phân khúc khác nhau trong
thị trường thẻ. Việc phân chia khách hàng theo độ tuổi, thu nhập… có điểm thuận
lợi là dễ dàng tiếp cận họ và sản phẩm của chúng ta cũng đến gần họ hơn.
Độ tuổi từ 18- 28 tuổi là những người có xu hướng thay đổi phù hợp theo
trào lưu văn hóa và có nhu cầu được khẳng định cái tôi của bản thân. Để đáp ứng
nhóm khách hàng này những sản phẩm có thiết kế màu sắc ấn tượng, sáng tạo sẽ
dễ thu hút nhóm khách hàng này.
Nhóm khách hàng trong độ tuổi từ 29 – 39 tuổi họ sống chậm lại và suy
nghĩ kỹ hơn về sản phẩm mà họ tiêu dùng và đặc biệt quan tâm nhiều hơn đối với
công dụng, giá trị tiện ích của sản phẩm đem lại.
Khách hàng trong nhóm tuổi từ 40- 50 tuổi hiện nay là nhóm có khả năng
tài chính khá ổn định, độc lập và năng động hơn. Họ nhanh chóng cập nhật với
sự phát triển của xã hội để luôn cảm thấy mình không bị già đi. Họ khá khó tính
và thường đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao nhưng thường rất trung thành với nhãn
hiệu họ yêu thích. Do vậy, chi nhánh có thể dựa vào những đặc điểm này để chọn
lựa các chiến lược tiếp thị phù hợp và đạt hiệu quả cao, nhằm giữ chân họ.
Ta khảo sát 50 khách hàng với tỷ lệ nam = tỷ lệ nữ, khách hàng được khảo
sát nằm trong độ tuổi từ 18 – 50 tuổi. Qua kết quả khảo sát ta thấy khách hàng sử
dụng thẻ thanh toán của SCB nằm trong độ tuổi 18 – 28 tuổi chiếm 64% trong
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 33 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
tổng số mẫu, đây là nhóm khách hàng trẻ, năng động, họ sẵn sàng tiếp nhận, sử
dụng những cái mới, dễ dàng tiếp cận với những phương tiện hiên đại nên đối
tượng khách hàng sử dụng thẻ ở nhóm tuổi này là chủ yếu. Tiếp đến là khách
hàng nằm trong nhóm tuổi từ 29 – 39 tuổi chiếm 26% đây là nhóm khách hàng
đã có thu nhập và nghề nghiệp ổn định, họ có nhu cầu sử dụng thẻ một phần vì
công việc và một phần vì những tiện ích mà nó đem lại. Cuối cùng là nhóm tuổi
từ 40 – 50 tuổi chỉ chiếm 10% trong tổng mẫu, khách hàng trong nhóm tuổi này
có đặc điểm chung là khá thận trọng, ít chịu rủi ro, và có thói quen sử dụng tiền
mặt trong thanh toán.
Nhóm khách hàng sử dụng thẻ SCB đa số là những người trẻ tuổi năng
động nên chi nhánh càng đa dạng hóa và phát hành nhiều loại thẻ với những tính
năng khác nhau như dựa vào đối tượng phát hành thẻ dành cho sinh viên, hay thẻ
dành cho công nhân viên chức hoạt động trong từng lĩnh vực khác nhau như thị
trường chứng khoán hay trong lĩnh vực giáo dục. Việc sử dụng thẻ như một tấm
vé để tham gia các hoạt động giải trí chắc chắn sẽ thu hút được giới trẻ sử dụng
thẻ của SCB.
4.2.1.2. Nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng
Bảng 6. NGHỀ NGHIỆP VÀ THU NHẬP CỦA KHÁCH HÀNG
NGHỀ NGHIỆP
THU NHẬP
HS-SV CBCNV
Chủ
doanh
nghiệp
Tiểu
thương
Khác
TỔNG
Dưới 1,5 triệu 0 0 0 0 1 1
1,5 triệu–2.5triệu 4 0 0 0 1 5
2,5 triệu–3,5 triệu 0 5 0 2 2 9
3,5 triệu–4,5 triệu 1 8 0 10 0 19
Trên 4,5 triệu 0 11 2 3 0 16
Tổng 5 24 2 15 4 50
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Phân tích mức độ hài lòng của KH đối với dịch vụ thẻ thanh toán của SCB
GVHD: Huỳnh Thị Đan Xuân 34 SVTH: Mai Thị Hồng Nhung
Theo báo cáo kinh tế xã hội năm 2010 của thành phố Cao Lãnh thì thu nhập
bình quân người dân trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh đạt 27,7 triệu
đồng/người/năm. Thu nhập bình quân người dân trên địa bàn là 2,3 triệu
đồng/tháng. Tuy nhiên thành phố có sự chênh lệch tương đối cao về mức sống và
thu nhập bình quân giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn. Những người có mức
thu nhập thấp chỉ chiếm tỷ lệ tương đối khiêm tốn, còn lại đa số người dân được
phỏng vấn có mức thu nhập trung bình và cao so với thu nhập chung của người
dân trên địa bàn. Thu nhập từ 3,5 – 4,5 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất là 38%, kế đến
là trên 4,5 triệu chiếm 32%. Thu nhập người dân trên địa bàn có sự chênh lệch
quá rõ rệt, sự phân hóa giàu nghèo ở mức cao. Đa số người có thu nhập cao sống
ở thành thị là cán bộ công nhân viên và những người kinh doanh buôn bán.
Qua kết quả phỏng vấn thì khách hàng sử dụng thẻ đa số là cán bộ công
nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất là 48%, tiếp đến là tiểu thương chiếm 30%, học
sinh - sinh viên chiếm 10%, ngành nghề khác chiếm 8%, cuối cùng là chủ doanh
nghiệp chiếm 4%. Sở dĩ khách hàng sử dụng thẻ đa số là CBCNV là do đa số các
doanh nghiệp chi lương qua tài khoản, và họ có thể sử dụng thẻ để thanh toán,
chi trả cho các dịch vụ phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Họ cũng là nhóm
khách hàng chiếm tỷ lệ cao nhất có thu nhập trên 4,5 triệu đồng/tháng, là nhóm
khách hàng chủ yếu của ngân hàng. Do ngân hàng nằm ở trung tâm thành phố,
với những khu buôn bán sầm uất, nhóm khách hàng là tiểu thương với mức thu
nhập tương đối cao từ 3,5 – 4,5 triệu đồng/tháng góp phần làm tăng doanh số
phát hành thẻ của chi nhánh. Tuy chỉ buôn bán nhỏ, nhưng khi mua hàng đối tác
cũng đòi hỏi họ chuyển khoản thanh toán do vậy nhu cầu sử dụng thẻ của họ
tương đối nhiều. Nhóm khách hàng là HSSV tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng mẫu
phỏng vấn với mức thu nhập từ 1,5 – 2,5 triệu đồng/tháng, nhưng đây là nhóm
khách hàng tiềm năng trong tương lai. Chủ doanh nghiệp là những người có mức
thu nhập cao, ổn định, họ sử dụng thẻ tương đối nhiều vì thuận tiện trong giao
dịch với đối tác. Cuối cùng, nhóm khách hàng có ngành nghề khác chiếm tỷ lệ
thấp nhất là 4%. Việc kết hợp nghề nghiệp và thu nhập của khách hàng để phân
tích ta thấy tùy v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Đồng Tháp.pdf