Phần mở đầu: . Trang1
Nội dung: .Trang 2
Chương I Trang2
Một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần
Khái niệm cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .
Chương II . Trang3
Thực trạng và vai trò của Công ty cổ phần đối với nền kinh tế Việt nam.
1. Tính tất yếu khách quan của việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam.
2. Vai trò của công ty cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam hiện nay.
3. Thực trạng về quá trình cổ phần hoá Doanh ngiệp Nhà nước ở Việt nam.
a. Thực trạng các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam trước khi cổ phần hoá.
b. Quá trình thực hiện cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở việt nam.
c. Những kết quả bước đầu sau khi cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước.
Chương III . Trang 8
Một số giải pháp để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá .
1. Mục tiêu, phương hướng cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .
2. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .
Kết luận: .Trang 10
11 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
TTrong xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, thì Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là một hình thức kinh tế mới xuất hiện ở nước ta khi mà Nhà nước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Chính sách cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua đã hoàn thành cơ bản một phần mục tiêu đã đề ra : Vừa tăng thêm góp phần cho ngân sách Nhà nước , tăng thu nhập cho người lao động, tăng Doanh thu và lợi nhuận, đồng thời thu hút thêm vốn đầu tư và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Sự tồn tại phát triển của các công ty cổ phần trong những năm qua đã chứng minh rằng sự hình thành các công ty cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam là một yếu tố khách quan, phù hợp với xu hướng thời đại mới. Là sinh viên thì việc nghiên cứu về công ty cổ phần và quá trình cổ phần hoá ở Việt nam là sự thật cấp thiết. Vì thế em chọn đề tài :
“Phân tích quá trình cổ phần hoá DNNN ở VN”
Đã mở ra cho em cơ hội hiểu rõ những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần trong nền kinh tế Việt nam hiện nay. Công ty cổ phần hình thành và phát triển ở Việt Nam là một vấn đề thời sự trong thời gian đã thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam .
Nội dung chính
Chương 1:
Một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần DNNN
Khái niệm cổ phần DNNN:
Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư và cùng góp vốn của nhiều nhười tham gia dưới nhiều hình thức. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức, thành lập, quản lý và phát triển trên cơ sở hỗn hợp, từ Nhà nước làm chủ sở hữu vốn chuyển sang hình thức nhiều người sở hữu vốn trong phạm vi một công ty. Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là sản phẩm tất yếu của quá trình xã hội hoá nền kinh tế và cũng là quá trình tích tụ và tập trung hoá sản phẩm .
Trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần là một hình thức kinh Doanh có tư cách pháp nhân. Vì vậy công ty cổ phần có đủ tư cách pháp lý để huy động một lượng vốn lớn nằm rải rác ở các cá nhân trong xã hội. Công ty cổ phần , ngoài việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn, còn có thể đi vay nợ, phát hành hối phiếu, tín phiếu ... Hình thức công ty cổ phần có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác không thể thay thế được .
Như vậy, việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện được chỉ có Nhà nước có sở hữu kinh Doanh nay đã chia đều cho các cổ đông cùng sở hữu kinh Doanh. Từ đó tạo nên một mô hình quản lý giữa một bên là đông đảo quần chúng với một bên là tầng lớp các Nhà quản trị kinh Doanh chuyên nghiệp. Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiếp đứng ra kinh Doanh mà uỷ thác cho bộ máy quản lý của công ty. Trong đó là, Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị, giám đốc về bộ máy giúp việc đại diện cho quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty .
Chương 2
Thực trạng và vai trò của công ty cổ phần đối với nền kinh tế Việt Nam
1.Tính tất yếu khách quan của việc cổ phần hoá DNNN ở VN :
Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là hình thức kinh tế mới ở Việt Nam. Khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Vấn đề cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước được đặt ra từ năm 1991 và đến năm 2002 đã có nhiều công ty cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ra đời ở mọi thành phần kinh tế. Điều này cho thấy việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở
Việt nam là một thực tế khách quan , một xu hướng tất yếu, nó không bị phụ thuộc vào ý trí chủ quan của bất cứ một tổ chức nào .
Thật vậy, cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là do đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá phát triển và là cần thiết để hội tụ đủ những điều kiện phát triển tốt nhất .
Hiện nay, khu vực Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 70% tổng số vốn của các Doanh nghiệp trong nền kinh tế, thu hút phần lớn lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật , cán bộ quản lý. Nhưng cho đến cuối năm 1997 nước ta có khoảng 6000 Doanh nghiệp Nhà nước thì có 50% Doanh nghiệp là có lãi. Những điều kiện trên cho thấy rằng khu vực kinh tế Nhà nước kinh Doanh kém hiệu quả .
Tình trạng sở hữu chung chung, vô chủ, duy trì cơ chế quản lý hành chính bao cấp là những cản trở lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế. Do đó, cổ phần hoá Doanh nghiệp theo hướng đa dạng hoá, cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm cấp bách. Việc này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về vốn và thời gian. Cổ phần hoá là một giải pháp tốt, vừa là cơ sở để tiếp cận công nghệ mới trong thời gian ngắn nhất vừa thu hút được đầu tư với quy mô lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác là để học tập được phương thức quản lý tiên tiến từ những nền kinh tế phát triển trên thế giới thì việc cổ phần hoá Doanh nghiệp là phù hợp nhất.
2.Vai trò của công ty cổ phần hoá DNNN ở Việt nam hiện nay.
Cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước đã đóng vai trò không nhỏ trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế ở Việt nam. Cổ phần hoá đã đáp ứng phần nào những yêu cầu cấp bách của công cuộc cải cách Doanh nghiệp Nhà nước đòi hỏi, giải toả những khó khăn trong ngân sách chính phủ , khuyến khích người lao động đóng góp sức lực , trí tuệ của họ cho hoạt động sản xuất kinh Doanh .
Công ty cổ phần hoá ra đời và phát triển đã tháo gỡ những khó khăn cho ngân sách Nhà nước , đòng thời huy động được nguồn vốn nhàn dỗi trong xã hội. Ngân sách Nhà nước không chỉ cần được phân bổ hợp lý , có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế mà tài sản của Nhà nước cũng được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả tối đa. Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước đã giúp chính phủ giải quyết phần nào những đòi hỏi trên. Chính phủ không những có thể điều tiết hoạt động sản xuất kinh Doanh của Doanh nghiệp bằng cách khống chế số cổ phiếu mà còn được hưởng cổ tức từ kết quả kinh Doanh của công ty .
Hơn nữa , các công ty cổ phần dưới quyền điều hành của chủ nhân mới , với động lực mới trong quản lý , phương hướng hoạt động thay đổi theo hướng lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu sẽ không ngừng củng cố sức cạnh tranh. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều này .
Ví dụ : vốn kinh Doanh của công ty cổ phần cơ điện lạnh , năm 2000 tổng Doanh thu đạt 299 tỷ đồng , tăng 17% so với năm 1999 .
Mặt khác , phía các Doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hoá cũng giải quyết được tình trạng vô chủ của Doanh nghiệp. Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý , tổ chức trong công ty đã đẩy lùi ý thức của người lao động cho rằng tài sản của Doanh nghiệp Nhà nước là “Tài sản chung” mọi người đều có thể sử dụng mà không phải lo nghĩ. Cổ phần hoá thì Doanh nghiệp sẽ trở lên năng động hơn , hoạt động có hiểu quả nhờ phương pháp và kinh nghiệm quản lý mới. Quyền lợi của người điều hành và lao động gắn liền với sự thành bại của Doanh nghiệp , vì thế mọi thành viên trong công ty cũng đều rất quan tâm đến công việc của mình với tinh thần trách nhiệm cao và óc sáng tạo phong phú. Công ty cũng luôn phải thực hiện hoạch toán kinh Doanh một cách nghiêm túc , đồng thời sẽ quan sát kỹ những biến động của thị trường.
3. Thực trạng về quá trình cổ phần hoá DNNN ở Việt nam.
a.Thực trạng các DNNN ở Việt nam trước khi cổ phần hoá :
Sau khi chiến tranh kết thúc , đất nước hoà bình độc lập , các Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ở Việt nam. Do hậu quả của chiến tranh và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm khác nên các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam có những đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trên thế giới .
Các Doanh nghiệp Nhà nước phần lớn có quy mô nhỏ bé , cơ cấu phân tán, biểu hiện ở số lượng lao động trong Doanh nghiệp Nhà nước chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội .
Do đã được thành lập quá lâu nên trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu nhưng chậm đổi mới , cho nên phần lớn các Doanh nghiệp Nhà nước sử dụng công nghệ lạc hậu so với các nước. Có những Doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ được trang bị từ năm 1939. Mãi đến năm 1986 - 1991 thì một số Doanh nghiệp Nhà nước tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn phía Bắc và phía Nam của đất nước.
Đi đôi với sản xuất kinh Doanh kém hiệu quả là phương pháp quản lý lạc hậu và trình độ tổ chức thấp. Giám đốc trong Doanh nghiệp Nhà nước trước đây giữ vai trò chức năng chủ sở hữu, vừa là người điều hành và họ giống quan chức hành hơn là một Nhà kinh Doanh thực thụ. Nên khi chuyển sang nền kinh tế thị trường các Doanh nghiệp Nhà nước hầu như không có khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Ngân sách hạn hẹp, các ngân hàng cho vay cũng phải có những điều kiện đảm bảo nhờ tài sản thế chấp, khả năng kinh Doanh để tính khả năng thu hồi vốn vì thế các Doanh nghiệp Nhà nước ở trong vòng luẩn quẩn, không có vốn cũng chẳng còn cách nào huy động.
b. Quá trình thực hiện cổ phần hoá DNNN ở Việt nam:
Vấn đề cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước lần đầu tiên được nêu tại Hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung Ương khoá 7 (tháng 11/1991) và được cụ thể hoá dần trong các nghị quyết, nghị định và thông báo tiếp theo của các hội nghị sau. Đây là một giải phap đúng đắn đổ huy động vốn lâu dài cho các Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư chiều sau. Quá trình cổ phần hoá được chia thành hai giai đoạn chính.
Giai đoạn thí điểm .
Giai đoạn mở rộng từ năm 1996 đến nay .
Ngày 7/5/1996 chính phủ đã ban hành nghị định số 28/cp xác định rõ giá trị Doanh nghiệp và thủ tướng đã chỉ đạo công tác cổ phần hoá Doanh nghiệp
Nhà nước, đồng thời giao nhiệm cho cán bộ, các địa phương hướng dẫn tổ chức công tác thực hiện. Đến tháng 9/1998 nước đã có 33 Doanh nghiệp Nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần. ngoài ra năm 1998 còn hơn 170 Doanh nghiệp Nhà nước đang chuẩn bị triển khai cổ phần hoá .
Trong hai năm1996-1997 thì số Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá tăng lên rất nhiều so với những năm trước.
Tuy vậy , tiến trình cổ phần hoá diễn ra chậm. Do đó , ngày 29/6/1998 , chính phủ đã ban hành nghị định 44/1998/NĐ-CP về chuyển một số Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1998 có tới 12 Doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành cổ phần hoá. Đến ngày 1/9/1998 cả nước có 38 Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá. ngoài ra còn có hơn 90 Doanh nghiệp khác đang tiến hành cổ phần hoá.
c. Những kết quả bước đầu sau khi cổ phần hoá DNNN :
Nói chung , các Doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hoá đã huy động được vốn để đầu tư chiều sâu , công nghệ nên năng suất kinh Doanh đạt hiệu quả và lợi nhuận cao hơn trước .
Quyền lợi của người lao động trong công ty , đồng thời là các cổ đông gắn liền với quyền lợi của công ty. Số lao động làm việc tại công ty cổ phần tăng 30% năm , thu nhập của người lao động tăng bình quân 14,3%.
Phương pháp quản lý , điều hành công ty thay đổi , do đó trách nhiệm của hội đồng quản trị và giám đốc điều hành cao hơn , hoạt động của công ty có hiệu quả và cụ thể hơn.
Tóm lại các Doanh nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần đều cho thấy hiệu quả hoạt động kinh Doanh tăng rõ rệt. Nhờ hiệu quả được cải thiện nên tăng thêm được việc làm , tăng thu nhập cho cổ đông vừa hưởng mức cổ tức cao, vừa tăng giá trị vốn góp tại công ty.
4. Những vấn đề còn tồn tại :
Tính khả thi vô hiệu quả của việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước đã được thực tế chứng minh. Nhưng việc cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước vẫn đang dừng lại ở mức độ thử nghiệm mặc dù Nhà nước có khuyến khích động viên các Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá thông qua một số ưu đãi về thuế và các điều kiện tài chính khác nhằm làm cho việc cổ phần hoá mang tính chất tự nguyện nhưng các cấp , ngành địa phương chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm về cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước, nên việc cổ phần hoá các Doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn.
Nhà nước chưa có những văn bản đủ tầm cỡ về mặt pháp lý, các văn bản Nhà nước chỉ là những nghị định, nghị quyết ,thông báo chứ chưa có những văn bản tầm cỡ luật,pháp lệnh về cổ phần hoá. một số nội dung trong văn bản chỉ đạo chưa rõ ràng , thiếu cụ thể , nhiều vấn đề chưađược khẳng định dứt khoát .
Cho đến năm 1998 , nước ta chưa có cơ quan chuyên trách về cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhànước. Bộ phận chỉ đạo cổ phần hoá ở cả trung ương lẫn địa phương đều chưa tập trung dẫn đến việc cổ phần hoá bị chậm trễ , kéo dài. Ban chỉ đạo cổ phần hoá trung không đủ thẩm quyền quyết định trực tiếp các đề án ngoài ra ngoài còn có một số chính sách cụ thể chưa hấp dẫn đối với Doanh nghiệp Nhà nước hăng hái cổ phần hoá .
Chính vì những ý kiến trên mà tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua còn có quá chậm so với thực tế nền kinh tế , do đó các Doanh nghiệp Nhà nước được được cổ phần hoá không nhiều .
Chương 3:
Một số giải pháp để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá
1. Mục tiêu, phương hướng cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước
Muốn cổ phần hoá thì chúng ta cần phai chỉ rõ những mục tiêu của việc cổ phần hoá. Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Mục tiêu của việc chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần là góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của Doanh nghiệp, tạo ra loại hình Doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, cơ chế quản lý năng động cho Doanh nghiệp để sử dụng vốn có hiệu quả .
Huy động vốn của toàn xã hội bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế, trong và ngoài nước để đổi mới công nghệ phát triển Doanh nghiệp.
Tạo điều kiện để người lao động trong Doanh nghiệp có cổ phần và làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy Doanh nghiệp kinh Doanh có hiệu quả. Để huy động được vốn, Doanh nghiệp phải đảm bảo những điều kiện trong đó khả năng kinh Doanh là điều kiện đầu kiên quyết. Hiện nay, việc nâng cao hiệu quả kinh Doanh nằm ở sự gắn bó mật thiết với quyền quản lý và sử dụng tài sản của Doanh nghiệp. Nếu không có sự quản lý tốt, vốn huy động cũng không mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn.
Một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước
Đánh giá cụ thể năng lực hoạt động và hiệu quả kinh tế của từng Doanh nghiệp để có biện pháp chấn chỉnh, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh Doanh.
Nước ta cần thành lập một cơ quan chuyên trách về công tác cổ phần hoá được tổ chức thống nhất từ Trung Ương đến địa phương để quản lý và theo dõi các Doanh nghiệp. Cơ quan này có trách nhiệm thúc đẩy các Doanh nghiệp nhanh chóng cổ phần hoá cho đến khi các Doanh nghiệp tiến hành đại hội cổ đông lần thứ nhất .
Để đảm bảo cho công việc phát hành cổ phiếu an toàn, bảo vệ quyền lợi các Nhà đầu tư , cần phải có các tổ chức tài chính mạnh đứng ra bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán của Doanh nghiệp. Có cơ chế tài chính bắt buộc khi phát hành chứng khoán, các công ty phải được bảo lãnh, bảo đảm cho việc thanh toán.
Tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật và bổ xung sửa đổi, tiếp tục ban hành các luật cần thiết , lợi ích trách nhiệm của công nhân, các tổ chứckinh tế xã hội đối với tài sản và sở hữu của mình. Ưu tiên bán cổ phần cho người lao động làm việc trong Doanh nghiệp đã được cổ phần hoá.
kết luận
Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam mới có hơn 10 năm phát triển tuy nhiên, nó đã thể hiện được rằng đây là hình thức tổ chức Doanh nghiệp phù hợp cho nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần cùng hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước.
Cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp đúng đắn của đảng và chính phủ, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh Doanh của Doanh nghiệp. Vì từ đó Doanh nghiệp Nhà nước có thể vươn lên nắm vai trò chủ đạo nền kinh tế, phát triển bền vững, hướng tới các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa .
Công ty cổ phần sẽ huy động vốn từ mọi tầng lớp xã hội, với việc tách quyền sở hữu với việc quản lý điều hành quá trình sản xuất kinh Doanh là sự thủ tiêu tư bản, báo hiệu một phương thức sản xuất mới. Xong trong giới hạn của chủ nghĩa tư bản thì sự xã hội hoá hình thức công ty cổ phần dưới hình thức cổ phiếu là việc cần làm. Trong cơ chế thị trường ở Việt nam hiện nay, sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu trở thành yếu tố tất yếu để thực hiện những nguyên tắc kinh tế, nâng cao quyền tự chủ tài chính và khả năng sản xuất kinh Doanh nâng cao tinh thần trách nhiệm và óc sáng tạo của con người lao đông và người lãnh đạo trong Doanh nghiệp. Nước ta cần nhanh chóng đưa ra những biện pháp để nâng cao và đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước để rút ngắn khoảng cách về kinh tế và đuổi kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới .
Mục lục:
Phần mở đầu:………………………………………...…Trang1
Nội dung:……………………………………………………………..Trang 2
Chương I………………………………………………………………Trang2
Một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần
Khái niệm cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .
Chương II…………………………………………………………..…Trang3
Thực trạng và vai trò của Công ty cổ phần đối với nền kinh tế Việt nam.
Tính tất yếu khách quan của việc cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam.
Vai trò của công ty cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam hiện nay.
Thực trạng về quá trình cổ phần hoá Doanh ngiệp Nhà nước ở Việt nam.
a. Thực trạng các Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam trước khi cổ phần hoá.
b. Quá trình thực hiện cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước ở việt nam.
c. Những kết quả bước đầu sau khi cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước.
Chương III………………………………………………………...…Trang 8
Một số giải pháp để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá .
Mục tiêu, phương hướng cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .
Một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá Doanh nghiệp Nhà nước .
Kết luận:…………………………………………………………….Trang 10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0826.doc