Bên cạnh những thuận lợi trên, trong năm 2010 công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn cũng gặp không ít những khó khăn như:
• Giá cả các loại hàng hoá, xăng dầu tăng cao, thị trường cạnh tranh
gay gắt. Bên cạnh đó, năm 2010 là năm có nhiều biến động về giá cả trên thị trường quốc tế và nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn đang ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới, lĩnh vực xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng thức uống ở nước ta cũng chịu nhiều tác động mạnh trong đó có công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.
• Chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước khuyến khích xuất khẩu
hạn chế nhập khẩu gây khó khăn cho công ty.
• Trong năm vừa qua, Công ty có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán tiền hàng cho phía nước ngoài nhưng việc mua rất khó khăn, vì lượng ngoại tệ không đủ để cho các doanh nghiệp mua để thanh toán. Đặc biệt là vào thời điểm cuối năm, nhu cầu thanh toán cao do lượng hàng nhập về nhiều.
126 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i khi NHNN không cho phép nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính).
NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu.
Năm 2009:
Tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18.000 đồng/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là tăng trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự găm giữ ngoại tệ.
Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD năm 2008-2009
Diễn biến tỷ giá
Nguyên nhân
Ảnh hưởng tới nền kinh tế
Giai đoạn 1 (từ 01/01 –24/11/2009): tỷ giá liên tục tăng.
Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường tự do.Cụ thể:
-Từ tháng 1 đến tháng 3: tỷ giá LNH dao động trong khoảng 17.450 - 17.700 đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200đồng,còn TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng
-Từ tháng 4 đến tháng 9 :tỷ giá trên 2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 đồng/USD.
-Từ tháng 10 đến 25/11/2009: Biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên TTTD và 19.750 đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng.
+ Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân
+Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ.
+Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng, do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ trương của chính phủ nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không mong muốn khi triển khai gói kích cầu.
+Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như: thâm hụt cán cân thương mại lớn các tháng cuối năm 2008, yếu tố tin đồn ,…
Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết năm 2009)
Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500 đồng /USD
Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc biệt có sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy biến động.
Năm 2010:
Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD. Hình 3 cho thấy về cuối năm tỷ giá càng biến động và mất giá mạnh, thị trường ngoại hối luôn có biểu hiện căng thẳng. Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh. Trong bối cảnh lạm phát có xu hướng gia tăng và tính không ổn định trên thị trường tiền tệ, đòi hỏi cần phải có sự lựa chọn linh hoạt cơ chế điều hành tỷ giá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ.
Trong mấy năm trước, tỷ giá giữa USD và VND khá ổn định, biến động thấp, nhưng trong năm 2010 tỷ giá tăng liên tục, biến động mạnh. Dưới đây là số liệu thống kê tỷ giá qua các năm từ năm 2006 đến 2011.
Đây là Biểu đồ tỷ giá USD/VND
Biểu đồ tỷ giá USD/VND trong 5 năm trở lại đây (2006-2011), nguồn: TVSI
Hình IV.1.2. Biểu đổ thể hiện tỷ giá USD/VND từ 2006 đến 2011
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được sự biến động của tỷ giá giữa USD và VND qua các năm từ năm 2006 đến đầu năm 2011. Nhìn chung, từ năm 2006 đến 2007, tỷ giá tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ từ 15.928 VND ở quí 1/2006 lên 16.174 VND vào quí 3/2007 và giảm xuống còn 16.060 VND vào quí 4/2007 và tiếp tục giảm đến 15.950 VND vào quí 1/2008, nhưng sau đó tỷ giá giữa USD và VND lại đổi chiều, tăng mạnh cho đến đầu năm 2011 và tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 11/04/2011 là 1 Đô la Mỹ = 20.723 Việt Nam Đồng.
Từ 2006 đến 2007, tỷ giá giữa VND và USD tương đối ổn định, chỉ từ năm 2008 tỷ giá mới bắt đầu tăng liên lục trong thời gian dài là do một số những nguyên nhân sau:
IV.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế
Nếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010 đã có sự cải thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn. Tuy nhiên, dự báo cán cân thanh toán năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD do phần “lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt trong cán cân thanh toán trong năm 2010. Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng.
Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 25,09% so với năm 2009. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy... Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 82,6 tỷ USD, tăng 20,06% so với năm 2009. Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm.
IV.1.2. Lạm phát
Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được.
Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng... Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.
Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với đồng VND bị mất giá so với đồng USD và dẫn đến tỷ giá giữa USD và VND tăng lên.
IV.1.3. Lãi suất
Năm 2008
16,00%
14,00%
12,00%
Lãi suất
10,00% VND
8,00%
USD
6,00%
4,00%
2,00%
0,00%
1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08
Tháng
Hình IV.1.3. Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008
Từ đầu năm 2008 lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD. Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ 4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày 30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm và xuống 2,0%/năm trong tháng 3/2008, từ đầu tháng 10/2008 xuống 1,5%/năm. Ngày 30/10/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD xuống còn 1,0%/năm, lần thứ 8 kể từ tháng 9/2007 và mức thấp nhất kể từ năm 2004. Từ ngày 16/12/2008, FED điều chỉnh lãi suất chủ đạo đồng USD xuống còn 0 – 0,25%/năm.
Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến tháng 7/2008 các NHTM thường xuyên thực hiện tới 2 – 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, từ tháng 9/2008 mới điều chỉnh giảm nhẹ, đến tháng 10- 2008 lãi suất huy động vốn USD cao nhất còn 6,5%/năm và lãi suất cho vay USD bình quân còn 9%/năm. Đến cuối tháng 10/2008, lãi suất USD tiếp tục được các NHTM điều chỉnh giảm nhẹ hơn nữa, lãi suất huy động USD cao nhất xoay quanh mức 6%/năm và lãi suất cho vay USD xoay quanh mức 8,5%/năm. Đến tháng 12/2008, lãi suất huy động USD giảm xuống chỉ còn phổ biến ở mức 4,5% đến 5,0% đối với kỳ hạn 12 tháng và lãi suất cho vay USD cũng phổ biến ở mức 6,5% - 7,0%/năm.
NĂM 2010
Cơ chế điều hành lãi suất của NHNN và bến động lãi suất:
Quý I năm 2010:
Năm 2010, trong xu thế phục hồi chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Điều đáng nói là những chuyển biến này chủ yếu bắt nguồn từ các chính sách vĩ mô nới lỏng của Chính phủ, trong đó có chính sách tiền tệ.
Từ tháng 6/2002, NHNN đã cho phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong cả huy động và cho vay vốn. Song, từ năm 2008, khi kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, NHNN đã khống chế trần lãi suất cho vay và sau đó khống chế cả trần LSHĐ. Những vướng mắc trong việc áp dụng cơ chế trần lãi suất đã xuất hiện. Đó là hiện tượng các NHTM rất e ngại trong việc cho vay trung và dài hạn vì các khoản vay này được thực hiện trong thời gian dài, chi phí đầu vào cao mà lãi suất cũng không thể cao hơn lãi suất các khoản vay ngắn hạn, cao nhất chỉ bằng 150% lãi suất cơ bản.
Cụ thể Quyết định 134/QĐ-NHNN ngày 25/01/2010 của Thống đốc NHNN về việc tiếp tục áp dụng mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 8%/năm đã làm cho các NHTM tiếp tục rơi vào trạng thái khó khăn. Hầu hết người gửi tiền cả đáo hạn và gửi mới đều chọn gửi kỳ hạn ngắn trong khi đó việc huy động vốn trung dài hạn rất khó khăn khi LSHĐ các kỳ hạn đều ở cùng một mức trong khoản từ 10 - 11%/năm, điều này làm nguồn vốn trung dài hạn của các ngân hàng giảm dần trong khi tỷ lệ lấy vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn cũng bị giảm từ 40% xuống còn 30%.
Hiện tại, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động đã quá sít lại gần nhau, đồng nghĩa với lợi nhuận của các NHTM bị thu hẹp đáng kể. Bởi khoảng chênh lệch 1,5% không thể bù đắp cho những chi phí phát sinh trong hoạt động ngân hàng. Các NHTM phải tìm mọi biện pháp để tăng thu lợi nhuận, mà tín dụng lại chiếm từ 65 - 70% lợi nhuận cho ngân hàng. Do hạn chế về lãi suất đầu ra nên các ngân hàng hoặc là đã cộng thêm các loại phí để nâng lãi suất của các món vay trung dài hạn, hoặc là hạn chế cho vay. Áp dụng các hình thức khuyến mãi để huy động vốn là vấn đề bình thường nhưng hiện tại giá trị khuyến mãi tính ra chiếm đến 30 - 40% lãi suất đang niêm yết là vấn đề không bình thường nữa.
Việc duy trì trần lãi suất 12%/năm khiến ngân hàng không thể phân loại khách hàng trong việc cho vay theo mức rủi ro đồng thời việc đánh đồng lãi suất cho vay sẽ khuyến khích những khách hàng có độ rủi ro cao đi vay nhiều hơn, điều này rất dễ gây mất an toàn thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, việc mà huy động vốn và cho vay với mức lãi suất gần bằng nhau khiến cho bản thân các ngân hàng dùng nhiều thủ thuật để có thể cho vay với lãi suất cao hơn, điều này làm mất tính minh bạch trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Lúc này cầu đã vượt quá mức cung trong khi lãi suất đầu ra vẫn bị hạn chế ở mức trần lãi suất. Điều đó làm “méo mó” đi đường cong của lãi suất.
Nếu điều này kéo dài trong những tháng đầu năm 2010 sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho hệ thống các ngân hàng vì kinh doanh không có hiệu quả mà xa hơn nó còn ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế vĩ mô; đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp khó tiếp cập vốn vay ngân hàng để phát triển sản xuất – kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Để giải quyết vấn đề này, ngày 26/2/2010, NHNN đã ban hành thông tư 07/2010/TT - NHNN, chính thức quy định về cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa thuận của các TCTD đối với khách hàng. Theo đó, các TCTD được cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về việc cho vay của TCTD đối với khách hàng trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay.
Quy định này áp dụng cho vay trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp phục vụ đời sống của cá nhân, hộ gia đình của khách hàng vay, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Nhóm đối tượng cho vay cá nhân bao gồm: cho vay để sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương của khách hàng vay; cho vay để mua phương tiện đi lại; cho vay để trả chi phí học tập và chữa bệnh; cho vay để mua đồ dùng và thiết bị gia đình; cho vay để chi cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản cá nhân; cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Như vậy, hiện tại việc thực hiện cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận đã giải quyết được những vướng mắc của ngân hàng về cơ chế trần lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhanh hơn. Cho vay theo lãi suất thỏa thuận đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể thỏa thuận với khách hàng để cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất trần. Đây cũng là một quyết định cần thiết trong việc tiến tới tự do hóa lãi suất. Tự do hóa lãi suất sẽ giúp cân bằng cung - cầu vốn, không còn bị “méo mó’’ như đã phân tích ở trên; cung - cầu vốn về một mức lãi suất hợp lý và phản ánh đúng diễn biến của thị trường tiền tệ.
Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế này một cách đầy đủ và linh hoạt đòi hỏi Việt Nam phải có một nền tảng về kinh tế vĩ mô ổn định và cơ chế quản lý - giám sát hiệu quả. Nếu không làm được điều này, tình trạng cho vay “nặng lãi” ngay trong hệ thống ngân hàng rất dễ xảy ra và các rủi ro liên quan đến vấn đề tín dụng có thể sẽ tăng lên đáng kể. Bởi lẽ việc cho vay theo thỏa thuận sẽ không tránh khỏi trường hợp doanh nghiệp phải vay với lãi suất cao và mỗi doanh nghiệp có mức lãi suất khác nhau do ngân hàng sẽ dựa trên mối quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng thế nào và tiềm năng phát triển ra sao để đưa ra mức lãi suất phù hợp. Ngoài ra, đối tượng thực hiện lãi suất cho vay mở rộng thì việc kiểm soát mục đích các khoản vay phải hết sức nghiêm ngặt để tránh trường hợp dòng vốn chảy ồ ạt vào các thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán chứ không được đưa vào sản xuất kinh doanh.
Vì cơ chế lãi suất thỏa thuận vẫn chưa được thực hiện với các khoản vay ngắn hạn nên việc cho vay của các ngân hàng vẫn chưa thực sự thông thoáng, vẫn phải “luồn lách” để nâng lãi suất khi cho vay các khoản vay ngắn hạn mà trần lãi suất vẫn là 12%/năm. Lý do là lãi suất đầu vào của ngân hàng bị chặn ở mức cao nhất là 10.5% cộng với các hình thức khuyến mãi thì đã tăng đến xung quanh mức 12%/năm nên không thể cho vay ngang với mức huy động này mà phải cộng thêm rất nhiều loại phí để nâng lãi suất này lên cao. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các NHTM trong hai tháng đầu năm.
Bước sang tháng 3, khi mà cơ chế lãi suất thỏa thuận chính thức được áp dụng, điều này góp phần đảm bảo cho lợi nhuận của các ngân hàng đồng thời giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn, tiếp tục đầu tư mở rộng sản suất. Tuy nhiên một vướng mắc lúc này đã dần xuất hiện:
Đối với các NHTM: là việc huy động vốn trong dân chúng rất khó khăn. Hiện tại, ngân hàng chỉ còn cách chạy đua về mặt sản phẩm, khuyến mãi… để thu hút nguồn tiền từ trong dân.
Trong năm nay, ngân hàng nào cũng đều đặt mục tiêu phải tăng trưởng nguồn vốn huy động cao ít nhất cũng là 30 - 40%. Tuy nhiên, lãi suất thì không thể cạnh tranh được với nhau vì ngân hàng nào cũng đã đưa lãi suất kỳ hạn từ 1 - 12 tháng ở mức 10,49%/năm. Vì thế, các ngân hàng gần đây liên tục tung ra những sản phẩm tiết kiệm với đủ loại tên để thu hút khách.
Chẳng hạn NHTM cổ phần Sài Gòn (SCB) từ đầu tháng 2 đến giờ đã đưa ra đến tám chương trình chăm sóc khách hàng, như tăng lãi suất, tung ra sản phẩm mới với nhiều ưu đãi... Trong tháng 3, SCB đã cho ra mắt chương trình khuyến mãi “Rước lộc quà tặng” từ 15/3 đến 29/4 áp dụng đối với khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm bằng tiền đồng hoặc đô la Mỹ kỳ hạn từ 1 đến 60 tháng. Tham gia chương trình, khách hàng có thể nhận đến ba ưu đãi tặng thêm tiền mặt, bao gồm: tặng ngay tiền mặt với tỷ lệ lên đến 0,6%/năm (trên số dư bằng tiền đồng) và 0,24%/năm (trên số dư bằng đô la), tặng tiền mặt cho khách hàng đã giao dịch ít nhất một lần ở SCB, và tặng tiền mặt khi khách hàng duy trì đúng hạn.
Ngoài các ưu đãi tặng tiền mặt nêu trên, khi gửi 2 tỉ đồng hoặc 120.000 đô la Mỹ với kỳ hạn từ ba tháng trở lên, khách hàng còn được tặng ngay một chỉ vàng SJC. Ngân hàng cũng mua vàng với giá cao hơn giá niêm yết cho các khách hàng muốn bán vàng lấy tiền đồng để gửi tiết kiệm và còn rất nhiều các NHTM vẫn áp dụng “chiêu bài khuyến mãi” để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng. Bên cạnh huy động tiền đồng, các ngân hàng còn chạy đua tăng LSHĐ đô la Mỹ lên để hút tiền gửi đô la Mỹ và khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang vay đô la Mỹ với lãi suất thấp hơn, phần nào giảm bớt áp lực vay tiền đồng. Lãi suất vay đô la Mỹ hiện chỉ khoảng 6 - 7%/năm. Vì thế, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng trong quý I tăng mạnh đến 7,2% so với cuối năm 2009, trong khi cho vay bằng đồng Việt Nam lại giảm 1,81%.
Để giải quyết các nhu cầu thanh khoản của một số NHTM trong ngắn hạn nên các NHTM cũng tập trung vào thu hút các nguồn vốn ngắn hạn. Trong khi lãi suất cho vay đã từng bước được tự do hóa thì trần LSHĐ vẫn chưa được tháo gỡ. Với trần LSHĐ 10,5% thì hiện tại các khách hàng gửi tiền cá nhân sẽ không mấy mặn mà với việc gửi tiền vào ngân hàng, nguyên nhân là do tâm lý lo lắng lạm phát của người gửi tiền nên tập trung vốn vào các kênh đầu tư khác. Do đó, tăng trưởng huy động vốn tính cho tới thời điểm này vẫn còn chậm, đây cũng là nguyên nhân giải thích cho xu hướng biến động lình xình trong thời gian qua của thị trường chứng khoán. Theo NHNN sang quý I/2010, tổng phương tiện thanh toán và tín dụng có xu hướng tăng dần, tín dụng tăng 3,34%. Huy động vốn đến cuối tháng 3 tăng 3,8% so với cuối năm 2009.
Đối với các doanh nghiệp: Các NHTM cổ phần gặp khó khăn trong việc huy động vốn ngắn hạn kéo theo các doanh nghiệp cũng rất khó tiếp cận được vốn ngân hàng và kể cả các NHTM nhà nước cũng đang hạn chế cho vay. Hiện tại, nhiều ngân hàng đã đưa lãi suất cho vay trung dài hạn lên đến mức 18 - 19%/năm, trong khi cho vay ngắn hạn với lãi suất 12% thì rất nhỏ giọt, làm cho khó có doanh nghiệp nào chấp nhận được và điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp không muốn vay. Tình hình lúc này là các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng rất khó khăn, vay ngân hàng không được các doanh nghiệp chỉ còn phải huy động hết nguồn vốn bên ngoài như người thân, bạn bè… để chống đỡ, nhưng nếu Chính phủ không làm gì để cải thiện tình trạng lãi suất hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên điêu đứng.
Các ngân hàng hiện đang chờ đợi NHNN cho phép thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam, nhưng như vậy chắc chắn lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ tăng cao, phần nào ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 7% của Chính phủ. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 vừa được công bố tăng 0,75% so với tháng 2, và là tháng tăng thứ ba liên tiếp của chỉ số này, kéo chỉ số CPI của cả quý 1 tăng 4,12% so với tháng 12/2009 và tăng 9,46% so với cùng kỳ năm 2009.
Do đó trong thời gian tới NHNN cần có những thay đổi trong cơ chế quản lý về lãi suất, đưa nó về đúng với mức kỳ vọng của thị trường, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất nhiều hơn. Trong thời gian tới có thể đưa hai kịch bản về quản lý như sau: Thứ nhất, lợi suất trái phiếu kỳ hạn dài giảm có thể sẽ khiến các cá nhân gửi tiền chấp nhận mức lãi suất thấp và sẽ gửi tiền vào ngân hàng. Thứ hai, NHNN có thể nâng trần LSHĐ hoặc bãi bỏ mà không cần nâng lãi suất cơ bản để từ đó giúp giải quyết vấn đề tăng trưởng huy động vốn. Và kịch bản như thế nào chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong quý II của năm 2010.
Bảng lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý I năm 2010)
Lãi suất huy động
Loại tiền
Không kỳ hạn
1 tuần – 1 tháng
3 tháng
6 tháng
12 tháng
Trên 12 tháng
Nhóm
NHTMNN
VND
2,4–3,0
8,0-9,0
10-10,2
10-10,3
10,4-10,49
10,4-10,49
USD
(áp dụng đối với TCKT)
0,2-0,3
1,0
1,0
1,0
1,0
USD
(áp dụng đ/v cá nhân)
0,2-0,3
2,3-2,8
2,6-3,2
3,0-4,0
3,4-4,0
Nhóm
NHTMCP
VND
2,4-4,2
10,0-10,49
10,3-10,499
10,3-10,499
10,4-10,499
10,4-10,499
USD
(áp dụng đối với TCKT)
0,2-0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
USD
(áp dụng đ/v cá nhân)
0,25-1,0
3,3-4,0
3,5-4,2
3,6-4,5
3,8-4,8
Lãi suất cho vay
Loại tiền
Ngắn hạn
Trung,dài hạn
Nhóm
NHTMNN
VND
12,0
14,0-15,0
USD
5,5-6,0
6,0-7,0
Nhóm
NHTMCP
VND
12,0
15,0-17,0
USD
6,0-8,0
6,5-8,0
(Nguồn: Thông cáo báo chí - Thông tin hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước)
Quý II năm 2010:
Những tuần đầu tháng 4 mặt bằng lãi suất trên thị trường vẫn chưa có nhiều thay đổi đáng kể, bình quân LSHĐ của các ngân hàng là 13 - 14%/năm cho nên lãi suất cho vay của ngân hàng đa số là 18%, cá biệt có ngân hàng 20%, còn 16%/năm thì rất ít ngân hàng cho vay. Muốn trả được lãi suất trên thì doanh nghiệp phải có lợi nhuận từ 25%/năm trở lên, và ngành sản xuất thì không thể đảm bảo được mức lợi nhuận đó. Trong buổi họp ngày 10/4/2010 giữa Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cùng một số ngân hàng lớn đã đồng thuận giảm lãi suất xuống phổ biến chỉ còn 14 - 15%/năm, tương đương mức lãi suất năm 2007. Mức trên dù vẫn còn cao nhưng đã phần nào thấp hơn so với mức lãi suất từ 16% - 18% mà doanh nghiệp đang gánh hiện nay.
Một số ngân hàng và các mức lãi suất cam kết cho vay đã báo cáo với NHNN:
Ngân hàng
Mức lãi suất cho vay
Tối đa
Nông dân
Xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn.doc